Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 1

DANH MỤC BẢNG. 5

DANH MỤC HÌNH. 7

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT. 8

MỞ ĐẦU. 9 U

1. Xuất xứcủa dựán. 9

2. Căn cứpháp luật và kỹthuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. 10

3. Tổchức thực hiện ĐMC. 11

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀMỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY

HOẠCH. 12

1.1. Cơquan lập quy hoạch. 12

1.2. Mục tiêu quy hoạch. 12

1.3. Quy mô quy hoạch. 12

1.3.1. Vịtrí địa lý. 12

1.3.2. Nội dung quy hoạch. 13

1.4. Đặc điểm của dựán có liên quan đến môi trường. 28

Chương 2. MÔ TẢTỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN, KINH TẾ– XÃ

HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰÁN. 31

2.1. Điều kiện tựnhiên và môi trường. 31

2.1.1. Điều kiện địa lý-địa chất. 31

2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷvăn. 32

2.1.3. Các nguồn tài nguyên. 34

2.1.4. Hiện trạng môi trường. 37

2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 43

2.2.1. Tăng trưởng kinh tếvà chuyển dịch cơcấu kinh tế. 43

2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế. 44

2.2.3. Hiện trạng phát triển đô thịvà khu dân cưnông thôn. 47

2.2.4. Hiện trạng phát triển cơsởhạtầng kỹthuật. 48

2.2.5. Hiện trạng phát triển xã hội. 50

2.3. Nhận xét chung. 51

Chương 3. DỰBÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂXẢY

RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT VKTTĐBẮC BỘ. 54

3.1. Xác định nguồn gây tác động. 54

3.2. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động. 57

3.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường. 59

3.4. Phân tích và đánh giá xu thếbiến đổi của các điều kiện tựnhiên, môi trường và

kinh tếxã hội. 61

3.4.1. Biến đổi kết cấu đất. 61

3.4.2. Ô nhiễm đất. 64

3.4.3. Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độthuỷvăn. 65

3.4.4. Suy giảm nguồn nước ngầm. 68

3.4.5. Ô nhiễm không khí. 69

3.4.6. Suy giảm đa dạng sinh học. 70

3.4.7. Thay đổi môi trường biển. 70

3.4.8. Biến đổi khí hậu. 71

3.4.9. Tác động đến sức khoẻcộng đồng. 71

3.4.10. Phát triển kinh tế- xã hội. 72

3.4.11. Rủi ro trong thực hiện quy hoạch sửdụng đất. 72

3.5. Đánh giá sựphù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch sửdụng đất

VKTTĐBắc bộvà các quan điểm, mục tiêu vềbảo vệmôi trường. 73

3.6. Phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn. 75

3.7. Tổng hợp xu thếbiến đổi chung của các điều kiện tựnhiên, môi trường và kinh

tế–xã hội VKTTĐBắc bộkhi thực hiện quy hoạch sửdụng đất. 77

Chương 4. CHỈDẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐLIỆU, DỮLIỆU VÀ PHƯƠNG

PHÁP ĐÁNH GIÁ. 80

4.1. Nguồn cung cấp sốliệu, dữliệu. 80

4.1.1. Nguồn tài liệu vếphát triển kinh tế- xã hội VKTTĐBắc bộvà chính sách

quản lý đất đai. 80

4.1.2. Nguồn tài liệu vềphương pháp luận thực hiện ĐMC. 80

4.1.3. Nguồn tài liệu vềhiện trạng và dựbáo điều kiện tựnhiên, môi trường, kinh

tếxã hội VKTTĐBắc bộ. 81

4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC. 81

4.2.1. Danh mục các phương pháp sửdụng. 81

4.2.2. Đánh giá mức độtin cậy của các phương pháp. 81

4.3. Nhận xét vềmức độchi tiết, độtin cậy của các kết quả đánh giá tác động môi

trường đối với quy hoạch sửdụng đất VKTTĐBắc bộ. 83

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂGIẢI QUYẾT CÁC VẤN

ĐỀMÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬDỤNG

ĐẤT VKTTĐBẮC BỘ. 84

5.1. Phương hướng chung. 84

5.1.1 Lồng ghép quy hoạch sửdụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh

tế. 84

5.1.2. Lồng ghép quy hoạch sửdụng đất với quy hoạch bảo vệmôi trường. 84

5.1.3. Xây dựng cơchếchính sách vềsửdụng hợp lý tài nguyên đất. 86

5.2. Định hướng về ĐTM trong giai đoạn xây dựng các dựán đầu tư. 87

5.3. Giải pháp vềkỹthuật. 89

5.3.1. Giải pháp sửdụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệmôi trường đất. 89

5.3.2. Giải pháp sửdụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệmôi trường nước. 91

5.3.3. Giải pháp bảo vệmôi trường không khí. 93

5.3.4. Giải pháp bảo vệmôi trường nước biển ven bờ. 94

5.3.5. Giải pháp quy hoạch hệthống quản lý và xửlý chất thải rắn. 94

5.3.6. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và rừng. 95

5.4. Giải pháp vềquản lý. 96

5.4.1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch. 97

5.4.2. Giải pháp quản lý một sốloại đất đặc dụng. 97

5.4.3. Giải pháp vềvốn. 100

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 100

5.5.1. Nội dung chương trình quản lý và giám sát môi trường. 100

5.5.2. Tổchức thực hiện. 101

5.5.3. Chương trình giám sát và đánh giá. 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 105

1. Kết luận. 105

2. Kiến nghị. 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 108

pdf109 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rống kết hợp với áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai sẽ hạn chế việc thoái hoá, xói mòn và sạt lở đất; và - Phân bố sử dụng đất hợp lý, dành quỹ đất cho phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật như khu vực cây xanh, hệ thống thoát nước, khu xử lý tập trung nước thải và rác thải… sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp và cải thiện môi trường khu đô thị. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 54 Chương 3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ Như trên đã nêu, mục đích của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ là thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy, về tổng thể, các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất là các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong mối liên quan tới việc phân bổ diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 3.1. Xác định nguồn gây tác động Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân từ hoạt động của các KCN hiện hữu (KCN Nội Bài-Hà Nội, Tiên Sơn-Bắc Ninh, Đình Vũ-Hải Phòng, Phố Nối B-Hưng Yên,…), các khu đô thị hiện nay (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Đông, Vĩnh Yên,…) và các hoạt động nông nghiệp, thuỷ sản…, môi trường của vùng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới, bao gồm: - Xây dựng các KCN mới như KCN Sóc Sơn (Hà Nội), khu dịch vụ hậu cần cảng-khu công nghiệp Đò Nỗng - Chợ Hỗ (Hải Phòng), KCN tàu thuỷ Cái Lân (Quảng Ninh, KCN Khai Quang (Vĩnh Phúc), khu cộng nghệ cao Hoà Lạc (Hà Tây), KCN Yên Phong II (Bắc Ninh), KCN thị xã Hưng Yên (Hưng Yên); - Xây dựng các thành phố như: thành phố Hà Đông, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hải Dương, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Hưng Yên…; - Phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn; xây dựng các bệnh viện, trạm y tế; khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên (than đá ở Quảng Ninh, đá vôi ở Hải Phòng, xi măng ở Hải Phòng và Quảng Ninh, sét ở Bắc Ninh và Hà Tây, tài nguyên biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh, tài nguyên rừng ở phía Tây của vùng); - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: chuyển đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi tôm trên cát, chuyển đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp…; và - Các tác động môi trường tích luỹ từ các vấn đề môi trường riêng biệt nêu trên và các vấn đề môi trường hiện có. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 55 Nguồn và yếu tố tác động dự báo phát sinh từ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được tóm tắt trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động 1 Các nguồn đang hoạt động: KCN, đô thị, làng nghề, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Khí thải công nghiệp, giao thông - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản) - Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (bao bì phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng,…) - Bệnh tật 2 Phát triển công nghiệp, kể cả phát triển các làng nghề - Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt - Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương - Bệnh tật 3 Phát triển đô thị, bao gồm phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý chất thải) - Khí thải giao thông, bụi xây dựng - Nước thải sinh hoạt, dịch vụ - Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 56 TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động giáo dục ở địa phương - Bệnh tật 4 Phát triển du lịch - Khí thải giao thông - Nước thải sinh hoạt, dịch vụ - Chất thải rắn sinh hoạt - Phá huỷ hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ở địa phương 5 Phát triển nông thôn, bao gồm phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu dân cư - Khí thải đun nấu - Nước thải sinh hoạt, bệnh viện - Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt - Phát triển hạ tầng kỹ thuật 6 Khai thác tài nguyên, bao gồm tài nguyên nước, khoáng sản, biển - Phá vỡ cảnh quan - Phá huỷ hệ sinh thái - Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác - Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương - Bệnh tật 7 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất - Phá vỡ cảnh quan - Phá huỷ hệ sinh thái - Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 57 TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động 8 Tác động tích luỹ - Khí thải - Nước thải - Chất thải rắn - Thay đổi các yếu tố vi khí hậu - Phá huỷ hệ sinh thái - Phá huỷ kết cấu đất - Thay đổi cơ cấu việc làm - Thay đổi nền tảng văn hoá, giáo dục, nếp sống - Thay đổi cơ cấu bệnh tật 3.2. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được thực hiện trong một không gian rộng lớn và trong một khoảng thời gian dài, vì vậy có tác động đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Bảng 3.2 chỉ ra đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ Quy mô tác động Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động TT Đối tượng chịu tác động Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian 1 Các yếu tố vi khí hậu - cục bộ ngắn - - cục bộ ngắn 2 Chế độ thuỷ văn - - cục bộ ngắn - - rộng Dài 3 Môi trường không khí - - cục bộ ngắn - - - rộng ngắn Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 58 Quy mô tác động Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động TT Đối tượng chịu tác động Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian 4 Môi trường nước mặt - cục bộ ngắn - - - rộng ngắn 5 Môi trường biển - - - rộng ngắn 6 Nước ngầm - cục bộ ngắn - - - cục bộ dài 7 Môi trường đất - - - cục bộ ngắn - - cục bộ dài 8 Hệ sinh thái trên cạn - - - cục bộ ngắn - - cục bộ ngắn 9 Hệ sinh thái dưới nước - cục bộ ngắn - - - cục bộ ngắn 10 Hiệu ứng nhà kính - - - rộng dài 11 Cảnh quan, di sản thiên nhiên, di tích văn hoá- lịch sử - - cục bộ ngắn + cục bộ dài 12 Phát triển kinh tế xã hội + + + rộng dài 13 Đời sống dân cư - - - cục bộ ngắn + + + rộng dài 14 Việc làm + + cục bộ ngắn + + + rộng dài 15 Văn hoá, giáo dục* - cục bộ ngắn + + rộng dài 16 Sức khoẻ cộng đồng* - - cục bộ ngắn - cục bộ dài** * có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, vì vậy dự báo mức độ mang tính tương đối (bù trừ các tác động) ** sức khoẻ cộng đồng bị ảnh hưởng ở cả quy mô ngắn lẫn quy mô lâu dài Ghi chú: Tác động tích cực Tác động tiêu cực + + + mạnh - - - mạnh Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 59 + + vừa - - vừa + nhỏ - nhỏ không rõ không rõ 3.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường Việc xác định các chỉ số môi trường được sử dụng trong ĐTM (thường được gọi là “tiêu chí đánh giá tác động môi trường”) có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong ĐMC, khi dự án là một chương trình/kế hoạch/quy hoạch bao gồm nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xảy ra trong một không gian rộng lớn và trong một thời gian dài. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cung cấp các câu trả lời cho câu hỏi về những thay đổi môi trường sẽ xảy ra và tính bền vững của dự án; đồng thời sẽ giúp giải thích về những quyết định nào và hậu quả của các quyết định này. Việc xác định đúng các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp thực hiện thành công ĐMC và giúp đề xuất được những khuyến nghị có ích cho việc ra quyết định. Đồng thời những tiêu chí này cũng sẽ được sử dụng trong chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi thực hiện quy hoạch. Dựa trên phân tích nội dung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ và đánh giá hiện trạng môi trường toàn vùng có thể đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tác động như sau: Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ TT Tiêu chí Chỉ số 1 Thay đổi kết cấu đất - Xói mòn, lở đất, hoang hoá (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng N) 2 Ô nhiễm đất - Nhiễm dầu mỡ; tích luỹ kim loại nặng, thuốc BVTV và các chất hữu cơ khó phân huỷ; nhiễm phèn và nhiễm mặn 3 Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ - pH, COD, BOD, SS - Phì dưỡng Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 60 TT Tiêu chí Chỉ số văn - Suy kiệt nguồn nước, nhiễm mặn 4 Suy giảm nguồn nước ngầm - Nitrate, các chất hữu cơ khó phân huỷ, coliform - As và các kim loại khác - Nhiễm mặn - Sụt giảm trữ lượng 5 Ô nhiễm không khí - Bụi, mùi, PM10, SO2, NOx,CO - Độ ồn, rung - Bức xạ nhiệt 6 Suy giảm đa dạng sinh học - Mất thảm thực vật - Giảm số loài và số lượng sinh vật - Xuất hiện sinh vật ngoại lai 7 Ô nhiễm môi trường biển - Trầm tích cửa sông - Chất lượng nước biển ven bờ và hiện tượng “thuỷ triều đỏ 8 Biến đổi khí hậu - Tích luỹ khí thải nhà kính - Tăng tần suất lũ lụt, hạn hán 9 Sức khoẻ cộng đồng - Thay đổi cơ cấu bệnh tật - Xuất hiện dịch bệnh 10 Phát triển kinh tế-xã hội - Chỉ số GDP, chỉ số nghèo đói - Chỉ số thất nghiệp (an ninh việc làm, sự đa dạng công việc) - Chỉ số phát triển giáo dục - Chỉ số phát triển con người (nhà ở, sinh kế, chất lượng cuộc sống) - Chỉ số rủi ro (an toàn VSTP, an toàn GT, an ninh xã hội) Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 61 3.4. Phân tích và đánh giá xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội Xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khi thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ sẽ được phân tích và đánh giá dựa trên các chỉ số đánh giá tác động môi trường đã nêu ở Mục 3.3. Tuy nhiên, theo quy định về ĐMC của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, phần này sẽ chỉ tập trung phân tích và đánh giá các xu thế biến đổi xấu do tác động của việc thực hiện quy hoạch đến các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội Ngoài ra, các nguồn gây tác động đang hiện hữu (các hoạt động công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, làng nghề…) đã được phân tích, đánh giá thông qua số liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường ở Chương 2, vì vậy khi phân tích theo từng chỉ số đánh giá tác động môi trường sẽ chỉ tập trung vào các tác động sẽ xuất hiện khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Tổng hợp phân tích và đánh giá các tác động từ các nguồn hiện hữu và từ các nguồn sẽ xuất hiện khi thực hiện quy hoạch sẽ được thực hiện khi dự báo xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội VKTTĐ Bắc bộ. 3.4.1. Biến đổi kết cấu đất Kết cấu đất hay còn gọi là tính chất vật lý của đất bao gồm các tính chất như: cấu trúc, tỷ trọng, độ xốp và tính chất hút nước. Kết cấu đất bị thay đổi chủ yếu do quá trình khai thác khoáng sản, canh tác nông nghiệp (trồng trọt, bón phân, tưới tiêu cải tạo đất) cũng như do chuyển đổi sử dụng đất cho các mục đích khác. Theo quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng và đất nuôi trồng thuỷ sản; - Đất nuôi trồng thuỷ sản: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất nông nghiệp, đất cát và rừng ngập mặn ven biển; - Đất ở: tăng thêm từ đất nông nghiệp ven đô; - Đất công nghiệp: chủ yếu tăng thêm từ đất gò đồi, đất nông nghiệp bạc màu; và - Đất giao thông và đất thuỷ lợi: tuỳ theo quy hoạch phát triển phục vụ giao thông và tưới tiêu mà lấy thêm đất, không kể là đất loại gì. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 62 Như vậy, cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên sẽ kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ kết cấu đất, gây ra các hậu quả sau đây: Xói mòn và lở đất Trong quá trình thực hiện quy hoạch có thể xuất hiện những tác động đến hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết đứt gãy ở các khu vực nghiên cứu và những vùng lân cận. Những hoạt động này bao gồm: • Hoạt động của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản làm thay đổi địa mạo, gây xói lở đất. Trong VKKTĐ Bắc bô, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu là khai thác than và đá vôi ở Quảng Ninh; đá vôi ở Hải Phòng và Hải Dương; sét chịu lửa ở Hải Dương; cát xây dựng ở hầu khắp các tỉnh; và nước khoáng ở Hải Dương, Hà Tây, Quảng Ninh. Ngoài ra phải kể đến việc khai thác sét làm gạch ngói diễn ra ở tất cả các tỉnh. Tất cả các hoạt động khai thác khoáng sản kể trên đều là hoạt động hiện hữu và trong quy hoạch sử dụng đất cũng không có đề xuất hoạt động mới. • Việc khai thác rừng không hợp lý có thể làm mất lớp che phủ đất, gây xói mòn, rửa trôi. Thực tế trong quy hoạch sử dụng đất, phát triển lâm nghiệp bền vững được nhấn mạnh, đặc biệt quy hoạch đến 2010 chú trọng sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất cát, bãi bồi ven biển vào phát triển rừng. Điều đó có tác dụng cải thiện kết cấu đất, giảm rửa trôi, xói mòn, sụt lở đất. Tuy nhiên, việc khai thác rừng nếu không hợp lý lại cho tác dụng ngược lại, dù chỉ có tính cục bộ và chỉ trong thời gian khi cây trồng mới chưa đạt độ che phủ cần thiết để giữ đất. Tương tự, việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất dốc nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình rửa trôi, xói mòn (theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ khai hoang 56.656 ha từ đất chưa sử dụng để phát triển nông nghiệp). Việc phá rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản dẫn tới nguy cơ sụt lở bờ biển. • Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cáp ngầm điện và bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi) làm thay đổi kết cấu tầng đất mặt, gây sụt lở, xói mòn đất, đặc biệt ở khu vực ven sông. Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật gắn liền với việc phát triển đô thị, công nghiệp và nông thôn. Theo quy hoạch đến năm 2010, sẽ triển khai hệ thống đường cao tốc với 8 trục đường quan trọng; hoàn thiện nâng cấp và mở rộng Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 63 một loạt quốc lộ; nâng cấp và mở rộng mạng lưới đường tỉnh, đường huyện; hoàn thiện hệ thống đường sắt (bao gồm cả xây mới), Việc phát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn sẽ kéo theo phát triển hệ thống cáp ngầm, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống thuỷ lợi. Tất cả các hoạt động này sẽ làm xáo trộn tầng đất bề mặt, phá vỡ kết cấu đất, dẫn tới nguy cơ sạt lở, sụt lún đất. • Khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng là nguyên nhân gây sụt lún, lở và nứt đất. Hoang hoá, bạc màu (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng nitơ) Đi kèm với hiện tượng xói mòn, sạt lở đất là hiện tượng rửa trôi, làm suy thoái chất lượng đất. Ngoài ra đất bị thoái hoá, bạc màu còn do các nguyên nhân sau đây: • Chuyển đổi đất nông nghiệp, đất ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 26.011 ha, trong đó: tăng từ đất trồng lúa là 10.308 ha, đất lâm nghiệp 74 ha, đất làm muối 63 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại 1.637 ha. Sau khi sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, đất sẽ bị thay đổi tính chất hoá lý, suy kiệt các chất hữu cơ và tổng ni tơ. • Phát triển sản xuất nông nghiệp kèm theo tăng sử dụng hoá chất. Hiện nay, canh tác trong nông nghiệp không thể tách rời việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng. Các nghiên cứu thổ nhưỡng đã cảnh báo dấu hiệu suy thoái chất lượng đất do dùng qua mức hoá chất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy hoạch thì VKTTĐ Bắc bộ sẽ theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, vì vậy nguy cơ xuất hiện vấn nạn hoang hoá đất do phát triển nông nghiệp là không lớn, mặc dù vậy vẫn cần kiểm soát chặt chẽ tại các vùng đất nông nghiệp (khoảng 460.000 ha năm 2010 và 413.190 ha năm 2020). • Đất hoàn trả sau khai thác khoáng sản (kể cả làm gạch ngói) và sau các hoạt động công nghiệp khác (kể cả đóng cửa bãi chôn lấp rác thải). Nhìn chung, đất hoàn trả sau khi sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp thường bị phá huỷ tính chất hoá lý, cần nhiều công sức phục hồi và cải tạo cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 64 3.4.2. Ô nhiễm đất Nói đến chất lượng của đất là nói đến tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất, trong đó tính chất hoá học chỉ ra khả năng cung cấp chất dinh dưỡng. Thực tể các nguyên tố hay hợp chất hoá học có trong đất chỉ bị coi là chất ô nhiễm khi vượt quá ngưỡng an toàn cho cây trồng. Đất bị coi là ô nhiễm khi tích tụ quá mức các hoá chất, điều đó sẽ kéo theo sự biến đổi hệ vi sinh vật trong đất, và cả 2 sẽ đồng thời gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Việc thực hiện một loạt hoạt động theo quy hoạch có khả năng dẫn tới nguy cơ ô nhiếm đất như: • Tích tụ các chất hữu cơ khó phân huỷ, kim loại nặng do dùng các hoá chất trong nông nghiệp. Sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt cũng như sử dụng các thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản đều dẫn tới nguy cơ gây tích tụ kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân huỷ. • Rò rỉ các hoá chất, dầu mỡ từ các hoạt động công nghiệp và từ các trạm xử lý nước thải, chất thải rắn. Theo quy hoạch, đến năm 2020 đất dành cho các hoạt động công nghiệp sẽ tăng thêm 40.913 ha so với năm 2005; diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải của vùng sẽ tăng 2.138 ha so với năm 2005. Như vậy có nghĩa là sẽ tăng nguy cơ rò rỉ hoá chất, dầu mỡ, các chất độc hại làm ô nhiễm đất. • Tích tụ, lắng đọng các chất độc hại từ hoạt động giao thông Các số liệu quan trắc môi trường cho thấy đất ven các đường cao tốc, quốc lộ có hàm lượng kim loại và các chất độc hại cao hơn đất ở những nơi xa đường. Lý do được giải thích là do sự sa lắng bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động giao thông. Ngoài ra, cần lưu ý đến nguyên nhân do các sự cố giao thông gây rò rỉ xăng dầu hoặc hoá chất (từ các xe bồn). Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, diện tích đất giao thông của toàn vùng sẽ là 73.840 ha, tăng 10,723 ha so với năm 2005, vì vậy, cấn lưu ý đến nguy cơ gây ô nhiễm đất ở khu vực lân cận hệ thống đường giao thông. • Hoạt động xây dựng mới các KCN, xây dựng mới và bảo trì các công trình giao thông có nạo vét và đổ thải bùn đáy sông làm lan truyền nhiễm phèn và các chất độc hại trong trầm tích. Thực tế, nếu quản lý tốt việc nạo vét và đổ thải bùn đáy sông thì nguồn gây ô nhiễm này có thể kiểm soát và ngăn chặn được. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 65 • Thay đổi chế độ thuỷ văn (do khai thác quá mức nguồn nước phục vụ nhu cầu của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh) sẽ tạo điều kiện để nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, mở rộng diện tích đất nhiễm mặn. Đất bị nhiễm mặn còn xảy ra do sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt ở những khu nuôi tôm trên cát. 3.4.3. Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chế độ thuỷ văn Theo quy hoạch sử dụng đất và đặc điểm địa lý địa hình của VKTTĐ Bắc bộ, việc phát triển các KCN, khu đô thi, khu dân cư nông thôn và làng nghề đều được quy hoạch nằm trong lưu vực sông Hông-sông Thái Bình, sông Cầu, và sông Nhuệ- sông Đáy. Do đó, các dòng sông trong lưu vực vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nơi tiếp nhận nước thải. Việc đấy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề và đô thị dẫn đến tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt do thải nước thải không xử lý; rò rỉ xăng dầu và hoá chất; chảy trôi các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp. Có thể quy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vào 2 nguồn: nguồn xác định và nguồn không xác định. Nguồn xác định là nước thải từ các hoạt động công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, khu dân cư nông thôn, khu xử lý nước thải và rác thải. Nguồn không xác định là nguồn chảy tràn từ mặt đất, đường giao thông, vùng canh tác nông nghiệp – thông thường đây là nguồn khó xác định và đánh giá.đặc biệt, nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn không xác định sẽ tăng trong mùa mưa bão, lũ lụt. Các nghiên cứu hiện trạng môi trường nước đã cho thấy chất lượng nước sông, hồ trong VKTTĐ Bắc bộ hiện nay đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và đời sống. Theo số liệu thống kê của các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày toàn vùng thải khoảng gần 700.000 m3 nước thải (không kể lượng nước thải làm mát từ các nhà máy nhiệt điện), trong đó lượng nước thải sinh hoạt là hơn 500.000 m3, còn lại là lại nước công nghiệp và bệnh viện. Dự báo đến năm 2010, lượng nước thải từ các khu đô thị trong VKTTĐ Bắc bộ sẽ là 755.000 m3/ngày đêm, trong đó tải lượng ô nhiễm theo BOD là 246 tấn/ngày; theo chất lơ lửng là 312 tấn ngày. Đồng thời dự báo lượng nước thải từ các khu công nghiệp trong vùng sẽ là 331.000 m3/ngày đêm với tải lượng ô nhiễm theo BOD là 111 tấn/ngày và theo chất lơ lửng là 204 tấn ngày. /Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, 2004/ Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 66 Bảng 3.4. Dự báo diễn biến lượng nước thải ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Đơn vị: 1000 m3/ngày đêm Năm 2010 TT Tỉnh/TP Đô thị Công nghiệp Cộng 1 Hà Nội 360 150 510 2 Hải Phòng 165 51 216 3 Hải Dương 72 39 111 4 Hưng Yên 31 7 38 5 Bắc Ninh 53 44 97 6 Quảng Ninh 74 40 114 Tổng cộng 755 331 1086 Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004 Bảng 3.5. Dự báo diễn biến tải lượng ô nhiễm BOD ở các đô thị và KCN từ một số tỉnh thuộc VKTTĐ Bắc bộ Đơn vị: Tấn/ngày Năm 2010 TT Tỉnh/TP Đô thị Công nghiệp Cộng 1 Hà Nội 100 44 144 2 Hải Phòng 55 18 73 Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ, 6/2007 67 Năm 2010 TT Tỉnh/TP Đô thị Công nghiệp Cộng 3 Hải Dương 39 16 46 4 Hưng Yên 13 3 16 5 Bắc Ninh 22 18 40 6 Quảng Ninh 26 12 38 Tổng cộng 246 111 357 Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004 (Theo số liệu của Cục Bảo vệ môi trường năm 2006 thì hiện nay lượng nước thải của toàn tỉnh Hà Tây khoảng 25.000 – 30.000 m3/ngày đêm và dự báo đến 2010 tổng lượng nước thải sẽ tăng khoảng 1,9 lần). Những số liệu đưa ra trên đây là chưa đầy đủ: thiếu số liệu từ 2 tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc, đồng thời chưa tính đến tải lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm từ các làng nghề và khu dân cư nông thôn, vì vậy chỉ có ý nghĩa so sánh để phân tích, đánh giá về nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, việc sử dụng chỉ số BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải chỉ vì ý nghĩa phổ biến và dễ xác định của thông số BOD; trên thực tế, hầu hết các hoạt động thực hiện quy hoạch sử dụng đất thải nước thải còn chứa các chất ô nhiễm khác như: tổng N và tổng P; kim loại nặng, dầu mỡ, cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ.pdf