Hoàn thành việc nâng cấp sân bay Phú Quốc hiện có; khởi công xây dựng các công trình hạ tầng chính (đường ô tô xuyên Đảo và cảng biển cho tàu khách), công trình cấp nước và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu trước mắt cho xây dựng Đảo.
Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển; các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc, quy hoạch các khu du lịch và các quy hoạch chuyên ngành. Lập các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư.
Tập trung đầu tư (cả vốn ngân sách và ngoài ngân sách) để hình thành những đường nét chủ yếu của một đảo du lịch. Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, các công trình dịch vụ tài chính, tàu biển, hàng hải, hải quan, xuất nhập cảnh. Nghiên cứu lập xong Dự án xây dựng sân bay Quốc tế mới, cảng, đường cao tốc.
92 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá môi trường Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả du lịch sinh thái, mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng kể với cộng đồng dân cư đã từng dựa vào nguồn tài nguyên biển để sinh kế, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài của khu vực, chẳng hạn sản lượng tôm, cá sẽ giảm, số lượng rùa biển cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng
Một điều đặc biệt không kém quan trọng là sự đa dạng sinh học của đảo Phú Quốc nằm gần khu vực các sân golf, nhất là tại 3 khu sân golf lớn tại Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Cửa Cạn. Các hoạt động chăm sóc cỏ tại các sân golf đòi hỏi phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Các hóa chất này chỉ được cỏ hấp thụ khoảng 10%, lượng còn lại được phát tán vào không khí hoặc theo dòng nước cuốn trôi xuống môi trường nước. Các hóa chất bón cho cỏ thường chứa hàm lượng N, K, P cao, nhất là hàm lượng đạm rất cao. Những chất này theo nước đi vào môi trường sẽ làm cho môi trường nước bị nhiễm Nitrate, môi trường nước mặt bị hiện tượng phú dưỡng hóa, xuất hiện nhiều tảo gây mùi hôi thối và tình trạng thiếu oxi cho các loài thủy sinh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ hủy diệt trứng và ấu trùng của các loài thủy sinh làm mất cân đối của hệ sinh thái.
2.2.5. Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất
Theo quy hoạch diện tích đất sẽ phân chia theo từng đơn vị không gian, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần và thế vào đó là đất dành cho công nghiệp, xây dựng nên cũng dẫn đến suy giảm về đa dạng sinh học các loài trong đất, ngoài ra còn ảnh hưởng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.6. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Chỉ tiêu rác thải 0.7 Kg/người.ngày kết hợp với quy mô dân số thì Phú Quốc tương lai sẽ có lượng rác rất lớn, nếu không xử lý, thu gom hợp lý triệt để sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, gây khó khăn cho giao thông thủy nếu lượng rác được vứt xuống sông, kêng rạch. Ngoài ra còn lượng chất thải rắn từ thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ô nhiễm cho nước, đất.
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Cơ sở pháp lý đối sánh
Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Nghị quyết số 41/2004/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Nghị quyết Đại Hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-25/04/2006) xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, ban hành ngày 18 tháng 1 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phát triển và Bảo vệ rừng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2004.
Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện triển khai Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị.
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 79/2007/QD-TTg 31/5/2007 phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2007.
3.1.2. Kết quả đối sánh và đánh giá tổng hợp
Các đối sánh về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đưa ra trong bảng sau:
Đối sánh
Nghị quyết Đại hội X
Dự án quy hoạch của huyện
1. Quan điểm, mục tiêu
- Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt Chương trình nghị sự 21.
- Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt tập trung khắc phục ô nhiễm ở các lưu vực sông, các đô thị và khu công nghiệp, các làng nghề, nơi có đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế.
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái.
- Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới chính sách để thu hút đầu tư của xã hội vào lĩnh vực môi trường; trước hết là các hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường.
- Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.
- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn; chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
- Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường: Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Cải thiện môi trường: Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để tiến tới xử lý triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tập trung đầu tư hệ thống xử lý thu gom rác, nước thải, các công trình cấp thoát nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp xử lý bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên: đất, nước, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học:Thực hiện tốt kết hợp bảo tồn và phát triển tại các trọng điểm khu dự trữ sinh quyển được
Bảo vệ phát triển rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ độ che phủ rừng., loại bỏ phương thức khai thác hủy diệt, nhất là trong khai thác thủy sản.
Tăng cường năng lực quản lý môi trường:
- Đến năm 2010, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã (trừ các xã cù lao), 85 - 90% số hộ được sử dụng điện, 95% dân số được xem truyền hình.
- Đến năm 2010 toàn bộ các xã trong vùng có đường ôtô đến trung tâm xã (trừ các xã cù lao), tỷ lệ đường được trải mặt cứng đạt 70%.
- Đến năm 2010 có khoảng 90% số hộ trong Vùng được sử dụng điện và đạt 100% trước năm 2015. Triển khai xây dựng tuyến cáp ngầm đưa lưới điện quốc gia từ đất liền ra đảo Phú Quốc, để có thể đưa vào sử dụng sau năm 2010.
2. Các chỉ tiêu về môi trường
- Đưa tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2010 lên 42 – 43%.
- Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 80 - 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Năm 2010, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 20 - 21% bảo đảm yêu cầu phòng hộ ven biển kết hợp với phát triển du lịch
- Tỉ lệ các khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải đạt 40% vào năm 2015 và 100% năm 2020.
- Tỉ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
-100% dân số đô thị trong Vùng được dùng nước sạch, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Nâng cao tỉ lệ thu gom chất thải rắn so với 60% hiện nay đối với đô thị và đối với nông thôn
Bảng7: Đối sánh về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X.
* Nhận xét
Qua kết quả đối chiếu so sánh tại bảng trên ta nhận thấy: các quan điểm, mục tiêu tổng quát về nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của huyện Phú Quốc nhìn chung có sự phù hợp nhất định về những định hướng chung so với các quan điểm, mục tiêu về phát triển bền vững đất nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Chỉ tiêu về cấp điện, nước của vùng được quy hoạch hầu như phù hợp với nghị quyết đề ra.
Chỉ tiêu về độ che phủ rừng của Huyện đặt ra thấp hơn (20-21% ) so với chỉ tiêu chung của cả nước (42 – 43%) và cao hơn chỉ tiêu của Tỉnh (13,5 – 14%.) tuy không đảm bảo phát triển bền vững nhưng vẫn đảm cho tìm năng du lịch sinh thái của huyện, bảo vệ môi trường huyện.
3.2. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT
- Kết thúc 2010:
Hoàn thành việc nâng cấp sân bay Phú Quốc hiện có; khởi công xây dựng các công trình hạ tầng chính (đường ô tô xuyên Đảo và cảng biển cho tàu khách), công trình cấp nước và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu trước mắt cho xây dựng Đảo.
Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển; các quy hoạch xây dựng thành phố Phú Quốc, quy hoạch các khu du lịch và các quy hoạch chuyên ngành. Lập các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư.
Tập trung đầu tư (cả vốn ngân sách và ngoài ngân sách) để hình thành những đường nét chủ yếu của một đảo du lịch. Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại, các công trình dịch vụ tài chính, tàu biển, hàng hải, hải quan, xuất nhập cảnh. Nghiên cứu lập xong Dự án xây dựng sân bay Quốc tế mới, cảng, đường cao tốc.
- Giai đoạn 2011- 2020:
Hoàn thiện phát triển Đảo theo quy hoạch, bảo đảm yêu cầu du lịch chất lượng cao, đồng thời phát triển các loại dịch vụ và sản xuất khác để đưa kinh tế - xã hội của Đảo lên trình độ phát triển mới.
Xây dựng xong những hạng mục quan trọng của thành phố Phú Quốc.
Hoàn thành các cảng biển, các công trình cấp nước và các công trình dịch vụ công cộng cao cấp khác.
Hoàn thành các khu du lịch chất lượng cao, các trung tâm thương mại, giao dịch quốc tế...
3.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN.
3.3.1. Xác định thành phần dự án gây tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan
Các thành phần dự án có tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan được trình bày trong bảng dưới:
STT
Thành phần dự án
Yếu tố tác động
1
Các nguồn tác động hiện hữu: Khu đô thị, khu dân cư, KCN – CCN, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Khí thải công nghiệp, giao thông.
Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón), nước do nuôi trồng thủy sản.
Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải nguy hại: bệnh viện, bao bì của hóa chất trong nông nghiệp.
Bệnh tật do môi trường.
2
Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập trung.
Khí thải giao thông, bụi xây dựng, đun nấu.
Tiếng ồn giao thông, xây dựng.
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ.
Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện.
Phá hủy hệ sinh thái (dưới nước, trên cạn).
Thay đổi mục đích sử dụng đất.
Thay đổi cảnh quan.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, giáo dục
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
Bệnh tật do quá trình đô thị hóa.
3
Quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng.
Tiếng ồn công nghiệp, giao thông, xây dựng.
Nước thải công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp.
Thay đổi mục đích sử dụng đất
Thay đổi cảnh quan
Phá hủy hệ sinh thái.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
_ Bệnh tật do môi trường công nghiệp.
4
Quy hoạch phát triển Nông lâm thủy sản
Khí thải do sử dụng thuốc BVTV, dọn đồng ruộng.
Chất thải rắn nông nghiệp, làm thủy lợi nội đồng.
Nước thải nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Chất thải nguy hại: hóa chất nông nghiệp.
Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật (làm thủy lợi, hồ chứa…)
Bệnh tật do sản xuất nông nghiệp (ngộ độc thuốc BVTV,…).
5
Quy hoạch phát triển dịch vụ (bao gồm cả thương mại, du lịch)
Khí thải, tiếng ồn: giao thông.
Chất thải rắn sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ.
Thay đổi mục đích sử dụng đất.
Thay đổi cảnh quan.
Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, văn hóa và giáo dục ở địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
6
Khai thác tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản
Khí thải, nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động khai thác.
Phá vỡ cảnh quan.
Phá hủy hệ sinh thái.
Suy giảm tài nguyên nước ngầm.
Suy giảm tài nguyên biển.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm ở địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
_ Bệnh tật do các hoạt động khai thác tài nguyên.
7
Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Phá hủy kết cấu đất.
Phá hủy hệ sinh thái.
Phá hủy cảnh quan.
Thay đổi vi khí hậu.
Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hóa, lối sống.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
8
Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (GTVT, thuỷ lợi, xử lý môi trường, viển thông, cấp và thoát nước, cấp điện)
Khí thải từ hoạt động giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi.
Tiếng ồn từ quá trình xây dựng giao thông, thủy lợi.
Chất thải rắn xây dựng giao thông, thủy lợi.
Môi trường nước do cải tạo, xây dựng thủy lợi.
Thay đổi canh quan.
Phá hủy hệ sinh thải.
Thay đổi điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009
Bảng 8: Các thành phần dự án gây tác động đáng kể
3.3.2. Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan
3.3.2.1. Đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian, thời gian, đặc tính của tác động
Quy hoạch tổng thể phts triển kinh tế xã hội huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020 được thực hiện trong không gian bao trùm toàn tỉnh và thực hiện trong thời gian dài. Quy hoạch này sẽ tác động với quy mô khác nhau, mức độ khác nhau tới các yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét đánh giá tác động từng thành phần của dự án đến vấn đề môi trường liên quan như sau.
Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập chung.
Theo quy hoạch dự án, đến năm 2015 tỉ lệ đô thị hóa đạt 40%, năm 2020 đạt 45-50%. Đến năm 2020 huyện đảo Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính kinh tế trực thuộc TW và có bảy khu đô thị, trong đó có ba độ thị trung tâm chính bao gồm:
Khu đô thị trung tâm Dương Đông.
Khu đô thị cảng An Thới.
Khu đô thị khoa học.
Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập chung huyện đảo Phú Quốc có tác động rất lớn đến tài nguyên môi trường vùng, đặc biệt môi trường đất, nước, không khí bị tác động mạnh nhất. dự kiến theo quy hoạch, các đối tượng chịu tác động của dự án với quy mô, phạm vi, mức độ được trình bày trong bảng dưới:
STT
Đối tượng chịu tác động
Quy mô tác động
Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn hoạt động
Mức độ
Phạm vi
Thời gian
Mức độ
Phạm vi
Thời gian
1
Các yếu tố vi khí hậu
-
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
2
Chế độ thủy văn
-
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
3
MT không khí
- - -
Cục bộ
Ngắn
- -
Rộng
Dài
4
MT Nước mặt
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
5
MT Nước biển
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
6
MT Nước ngầm
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
7
MT Đất
- - -
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
8
HST trên cạn
- -
Cục bộ
Ngắn
-
Cục bộ
Dài
9
HST dưới nước
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
10
Hiệu ứng nhà kính
- -
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
11
Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa
- -
Cục bộ
Ngắn
+
Cục bộ
Dài
12
Phát triển kinh tế
+ + +
Rộng
Dài
13
An ninh – xã hội
- -
Cục bộ
Ngắn
-
Rộng
Dài
14
Đời sống dân cư
- -
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
15
Việc làm
+ +
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
16
Văn hóa – giáo dục
-
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
17
Sức khỏe cộng đồng
- -
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009
Bảng 9: Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động
Chú thích:
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
+ + +
Mạnh
- - -
Mạnh
+ +
Vừa
- -
Vừa
+
Nhỏ
-
Nhỏ
Không rõ
Không rõ
Tác động của quy hoạch đô thị đến các vấn đề môi trường liên quan chủ yếu bao gồm: ô nhiễm do nước thải đô thị, ô nhiễm do không khí đô thị và ô nhiễm do chất thải rắn đô thị:
Ô nhiễm do nước thải đô thị
Theo kết quả quy hoạch của dự án, đến năm 2015 tổng dân số khu vực đô thị tỉnh Kiên Giang là 120.000 người, đến năm 2020 là 240.000 người, theo chỉ tiêu cấp nước tại các đô thị thì đến năm 2015, 2020 tổng nhu cầu cấp nước cho hoạt động đô thị có thể thấy diễn biến ô nhiễm do nước thải đô thị như trong bảng dưới:
Năm dựbáo
Dân số đôthị(người)
Tỷ lệ cấp(l/người/ngày)
Tổng lượngnước cấp( m3/ngày)
Lượng nước thải sinh hoạt( m3/ngày)
2008
30.000
100
3.000
2.400
2015
120.000
150
18.000
14.400
2020
240.000
150
36.000
28.800
Bảng 10: Tổng lượng nước thải đô thị phú Phú Quốc đến năm 2020
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễmtrung bình(g/người/ngày)
Tải lượng ô nhiễm (Kg/ngày)
2008
2015
2020
chất rắn lơ lửng(ss)
107,5
3.225
12.900
25.800
BOD5
49,5
1.485
5.940
11.800
COD
93,5
2.805
11.220
22.440
Amoni (N-NH4)
5,4
162
648
1.296
Tổng Nito (N)
9
270
1.080
2.160
Tổng phospho
2,5
75
300
600
Dầu mỡ phi khoáng
20
600
2.400
4.800
Bảng 11: Tải lượng ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt đô thị đến năm 2020 ở Phú Quốc
Kết quả trên cho thấy rằng, đến năm 2015 lưu lượng nước thải hàng ngày từ các đô thị dự kiến là khoảng 14.400 m3 và được thải ra các nguồn tiếp nhận chính là : sông Dương Đông... Trong đó, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị sẽ thải ra các nguồn tiếp nhận khoảng : 12,9 tấn SS; 5,94 tấn BOD5; 11,22 tấn COD; 1,08 tấn tổng N và 0,3 tấn tổng P. Đến năm 2020, dự báo lưu lượng nước thải đô thị hàng ngày sẽ tăng lên 2 lần so với mức phát thải của năm 2015, bằng khoảng 28.800 m3 và thải lượng ô nhiễm hàng ngày do nước thải sinh hoạt đô thị vào năm 2020 như sau : 25,8 tấn SS; 11,8 tấn BOD5; 22,44 tấn COD; 2,16 tấn tổng N và 0,6 tấn tổng P. Như vậy, tổng cộng so sánh với mức phát thải của năm 2008 (2.400 m3), thì đến năm 2020 tổng lưu lượng và thải lượng ô nhiễm nước thải đô thị dự kiến sẽ tăng lên gấp khoảng 12 lần.
Đây sẽ là một trong những áp lực chính gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước mặt tại các đô thị (các sông, hồ, kênh, rạch chảy qua các đô thị), ảnh hưởng tới khả năng sử dụng các nguồn nước mặt để cấp nước cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.
Ô nhiễm không khí do sinh hoạt đô thị.
Tổng dân số các đô thị tại Phú Quốc được dự báo vào năm 2015 là 120.000 người và năm 2020 là 240.000người (tăng gấp 4 lần và 8 lần so với năm 2008), có thể gây phát thải thải lượng khí thải sinh hoạt đáng kể vào môi trường không khí đô thị.
Dựa trên các cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO về việc sử dụng các loại nhiên liệu chất đốt như : củi, than, gas, dầu,… có thể tính tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt các đô thị tại tỉnh Kiên Giang vào năm 2015 như trình bày trong bảng dưới đây:
Chỉ tiêu đánh giá
Hệsốônhiễm Kg/người/ngày
Tải lượng ô nhiễm (Kg/ngày)
2008
2015
2020
Bụi
0,0317
0,951
3,804
7,608
SO2
0,0869
2,607
10,428
20,856
NOx
0,0517
1,551
6,204
12,408
CO
0,122
3,660
14,640
29,280
THC
0,0607
1,821
7,284
14,568
Bảng 12: Tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt tại các đô thị ở Phú Quốc đến năm 2020
Kết quả tính toán tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt tại các đô thị ở Phú Quốc cho thấy đến năm 2015 tăng gấp 4 lần và đến năm 2020 tăng gấp 8 lần. nhìn chung, so với thải lượng khí thải giao thông vận tải, thì tác động của khí thải sinh hoạt là ít song vẫn phải kiễm soát chặt chẽ và cải biền bằng cách tiếp tục thay đổi cơ cấu sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn( năng lượng mặt chời, năng lượng gió….)
Ô nhiễm do chất thải rắn đô thị.
Theo kết quả nghiên cứu của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (Nguồn : Việt Nam : môi trường và cuộc sống, năm 2004), thì hệ số phát thải rác thải sinh hoạt tại các đô thị lớn là 0,8 – 1,2 kg/người/ngày và nhỏ là khoảng 0,5 – 0,7 kg/người/ngày. Như vậy, có thể xác định hệ số phát thải rác thải sinh hoạt trung bình tại các đô thị Kiên Giang hiện nay là 0,6 kg/người/ngày. Theo dự báo hệ số phát sinh rác thải sinh hoạt tại Phú Quốc đến năm 2015 thì hệ số phát thải rác thải sinh hoạt của dân cư đô thị sẽ là khoảng 0,8 kg/người /ngày. Đến năm 2020 có thể đạt 1 kg/người/ngày.
Do đó, có tính toán lượng rác thải sinh hoạt đô thị vào năm 2015 sẽ là 96 tấn/ngày và và 35.040 tấn/năm; 240 tấn/ngày và 87.000 tấn/năm vào năm 2020. Trong đó, mức phát thải rác thải nguy hại chiếm 2% tổng khối lượng rác thải sinh hoạt, do đó lượng rác thải nguy hại vào năm 2015 là 1,92 tấn/ngày và năm 2020 là 4,8 tấn/ngày, mức tăng rác thải nguy hại tương ứng theo mức tăng của rác thải sinh hoạt. Kết quả dự báo về ô nhiễm chất thải rắn đô thị đưa trong bảng dưới:
Năm
Dân số đô thị (người)
Định mức sử dụng (kg/người)
Khối lượng CTR (kg/ngày)
Khối lượng CTR nguy hại (2%) (kg/ngày)
2008
30.000
0.6
18.000
360
2015
120.000
0.8
96.000
1.920
2020
240.000
1
240.000
4.800
Bảng 13: Tải lượng các chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu đô thị ở Phú Quốc
Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Định hướng phát triển ngành công nghiệp huyện đảo Phú Quốc trong thời gian tới là tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao cho những ngành có lợi thế của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ dịch vụ, năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ...
Dự kiến theo quy hoạch, các đối tượng chịu tác động của quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với quy mô, phạm vi, mức độ được trình bày trong bảng dưới:
STT
Đối tượng chịu tác động
Quy mô tác động
Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn hoạt động
Mức độ
Phạm vi
Thời gian
Mức độ
Phạm vi
Thời gian
1
Các yếu tố vi khí hậu
-
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
2
Chế độ thủy văn
-
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
3
MT không khí
- - -
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
4
MT Nước mặt
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
5
MT Nước biển
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
6
MT Nước ngầm
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
7
MT Đất
- -
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
8
HST trên cạn
- -
Cục bộ
Ngắn
-
Cục bộ
Dài
9
HST dưới nước
-
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
10
Hiệu ứng nhà kính
- -
Cục bộ
Ngắn
- - -
Rộng
Dài
11
Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa
- -
Cục bộ
Ngắn
-
Cục bộ
Dài
12
Phát triển kinh tế
+ + +
Rộng
Dài
13
An ninh – xã hội
- -
Cục bộ
Ngắn
-
Rộng
Dài
14
Đời sống dân cư
-
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
15
Việc làm
+ +
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
16
Văn hóa – giáo dục
-
Cục bộ
Ngắn
+ + +
Rộng
Dài
17
Sức khỏe cộng đồng
- -
Cục bộ
Ngắn
- -
Cục bộ
Dài
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009
Bảng 14: Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động
Chú thích:
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
+ + +
Mạnh
- - -
Mạnh
+ +
Vừa
- -
Vừa
+
Nhỏ
-
Nhỏ
Không rõ
Không rõ
Tác động của quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến các vấn đề môi trường liên quan chủ yếu bao gồm: ô nhiễm do nước thải công nghiệp, ô nhiễm do khí thải công nghiệp và ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp:
Tác động do nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) tập trung
Theo quy hoạch dự án đến năm 2020, diện tích đất dành cho các khu công nghiệp và cụm công nghiệp (KCN-CCN) trên địa bàn được mô tả như sau:
STT
Cụm công nghiệp
Diện tích(ha)
1
Cụm công nghiệp Dương Đông
100
2
Cụm công nghiệp Vịnh Đầm
50
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, năm 2009
Bảng 15: Diện tích đất dự kiến tại các cụm công nghiệp đến
năm 2020 ở Phú Quốc
Nếu nhu cầu cấp nước cho 1 ha đất công nghiệp là 40 m3/ngày đêm, lưu lượng nước thải công nghiệp thải ra môi trường là 32 m3/ngày đêm (tương đương với 80% lưu lượng nước cấp) thì lượng nước cấp và nước thải tại các KCN - CCN tỉnh Kiên Giang như sau:
Năm dự báo
Diện tích(ha)
Tiêu chuyển cấp(m3/ha/ngày)
Lưu lượng nướccấp (m3/ngày)
Lưu lượng nướcthải (m3/ngày)
2008
20
40
800
640
2015
70
40
2800
2240
2020
150
40
6000
4800
Bảng 16: Dự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá môi trường chiến lược Phú Quốc.doc