Báo cáo Đánh giá những yếu tố tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thủy sản tỉnh An Giang

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

MỤC LỤC CÁC HÌNH, BẢNG, HỘP 5

MỤC LỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 10

TÓM TẮT TỔNG QUAN 11

1. Đặc điểm lao động thủy sản tỉnh An Giang 11

2. Kiến thức về HIV/AIDS 13

3. Nguồn thông tin, từ đó ngư dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS 15

4. Thái độ đối với HIV/AIDS 16

5. Hành vi tình dục an toàn 17

6. Các hoạt động vui chơi giải trí và những yếu tố tác động tới sự lây truyền HIV/AIDS. 18

7. Nhu cầu của người dân về các chương trình can thiệp phòng chống HIV/ADIS 21

PHẦN I. TỔNG QUAN CHUNG 28

1.1. Bối cảnh 28

1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 29

1.3. Phương pháp nghiên cứu 29

1.3.1. Phương pháp tiếp cận 29

1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 30

1.4. Đối tượng, địa bàn, thời gian và cỡ mẫu thực hiện tại địa bàn nghiên cứu 31

1.4.1. Đối tượng khảo sát 31

1.4.2. Địa bàn, phạm vi thực hiện 31

1.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 32

1.4.4. Thời gian nghiên cứu 32

1.5. Những thuận lợi và khó khăn 32

1.5.1. Thuận lợi 32

1.5.2. Khó khăn 32

1.6. Các khái niệm làm việc 34

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36

1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội 36

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên 36

1.1.2. Tài nguyên đất 37

1.1.3. Tài nguyên rừng và Tài nguyên khoáng sản 37

1.1.4. Tài nguyên thủy sản 37

1.1.5. Dân số và nguồn lao động 37

1.2. Tình hình thủy sản tại An Giang 38

1.3. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở An Giang 39

1.4. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại An Giang. 41

CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG THỦY SẢN TẠI AN GIANG 44

2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44

2.2. Đặc điểm vê tình di động của các nhóm nghề 49

2.3. Vai trò giới trong gia đình người làm nghề thủy sản 54

CHƯƠNG III. KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI VỀ BỆNH LTQĐTD VÀ HIV/AIDS 59

3.1. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục 59

3.2. Đánh giá kiến thức về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 67

3.2.1. Các con đường lây nhiễm HIV 67

3.2.2. Nhận thức về các con đường không bị lây nhiễm 68

3.3. Kiến thức về triệu chứng của người bị nhiễm HIV/AIDS 73

3.4. Nguồn thông tin, từ đó ngư dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS 76

3.4.1. Nguồn truyền thông đại chúng. 76

3.4.2. Nguồn từ truyền thông trực tiếp: các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn 78

3.4.3.Nguồn truyền thông liên cá nhân 80

3.5. Xét nghiệm HIV và hoạt động tư vấn 81

CHƯƠNG IV. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HIV/AIDS 84

4.1. Quan niệm của lao động thủy sản về thái độ cần có đối với người có HIV 84

4.2. Thái độ của cộng đồng với NCH tại dịa phương 89

4.3. Thái độ của chính bản thân NCH: Tự kỳ thị 90

CHƯƠNG V. HÀNH VI TÌNH DỤC VÀ TÌNH DỤC AN TOÀN 95

5.1. Hành vi quan hệ tình dục 95

5.1.1. Đặc điểm nhóm người quan hệ tình dục 95

5.1.2. Hình thức quan hệ tình dục 97

5.1.3. Địa điểm quan hệ tình dục 98

5.2. Hành vi sử dụng BCS 101

5.2.1.Thực trạng sử dụng bao cao su 101

5.2.2. Lí do không sử dụng bao cao su 103

5.2.3. Mục đích sử dụng BCS 106

CHƯƠNG VI. CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ LÂY TRUYỀN HIV/AIDS 110

6.1. Các hoạt động trong thời gian gian rảnh rỗi của những người lao động thủy sản tại An Giang 110

6.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi giải trí của các nhóm nghề 112

6.1.2. Đặc điểm về hoạt động giải trí của những người đi công tác xa 118

6.2. Việc sử dụng chất kích thích và mối liên hệ của chúng đối với hành vi tình dục 122

CHƯƠNG VII. HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG HIV/ AIDS VÀ NHU CẦU CÚA NGƯỜI DÂN 130

7.1. Các chương trình đã thực hiện tại địa phương 130

7.2. Sự hưởng ứng và Nhu cầu của người dân 131

7.2.1. Sự hưởng ứng của người dân đối với các hoạt động can thiệp phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS tại địa phương 131

7.2.2. Nhu cầu về cung ứng bao cao su 132

7.3. Nhu cầu và sở thích của lao động thủy sản đối với các hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS trong tương lai 133

7.3.1. Các hình thức truyền thông 133

7.3.2. Địa điểm truyền thông 138

7.3.3. Thời điểm truyền thông 139

7.4. Nhu cầu về các giải pháp giúp đỡ những ngư nhân bị nhiễm HIV/ AIDS 140

 

 

doc144 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá những yếu tố tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thủy sản tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang con, tiêm chích. Vết thương đụng máu cũng lây. Còn trường hợp muỗi đốt, ăn uống, mặc chung quần áo...thì không, không lây”. (TLNTT Nhóm Hậu Cần, Thị Xã Châu Đốc). Tương tự như vậy, hầu hết các thành viên trong các cuộc thảo luận nhóm đều nêu những ví dụ cụ thể về những nguyên nhân lây nhiễm cơ bản của HIV. « HIV thì khi nào hút chích thôi chị ơi hay là chơi bời này kia, hút chích thì chích chung cây kim này. Chích chung cây kim này, rồi. Còn đường tình dục, lây qua từ mẹ sang con, khi nào người mắc bệnh sanh con ra bị nhiễm. Cái đó mình không biết người ta bị bệnh như thế nào, nghe nói kiểu như bệnh Sida vậy thôi, nào từ giờ chưa biết thế nào đâu, chưa biết…Nó kiểu như qua đương máu, mình bị đứt tay đứt chân cũng lây, chứ đâu phải chỉ qua đường tình dục… Đường máu đó. Kiểu như buổi sáng dùng bàn chải này nọ, nếu người ta có bị nếu mình dùng chung bàn chải cũng bị. Tôi chỉ biết là lây qua đường máu, tình dục ra máu là mình bị. Từ mẹ sang con cũng có. Từ mẹ sang con là mẹ bị bệnh rồi truyền sang con là vậy (TLNTT Nhóm khai thác, xã Phú Bình) Đây là những thông tin được nhắc đến nhiều trong các chiến dịch truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tại cộng đồng. 3.2.2. Nhận thức về các con đường không bị lây nhiễm Tương tự như nhận thức về đường lây, đa số người trả lời đều xác định đúng về những con đường không lây. Đối với những phương án giao tiếp khác không lây trong thực tế như muỗi, côn trùng đốt hoặc dùng chung đồ dùng trong sinh hoạt đời thường hay bắt tay, ôm hôn…, tỷ lệ những người quan niệm không đúng không đáng kể. Cụ thể, chỉ có 5% cho rằng “muỗi côn trùng đốt” làm lây nhiễm HIV; 8,7% cho rằng “dùng chung dụng cụ với người có HIV” bị lây nhiễm; 5% cho rằng “ôm hôn” và 4,3% cho rằng bắt tay cũng bị lây HIV. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác ít được trực tiếp chứng kiến, lao động trong các nhóm nghề đã có tỷ lệ khá lớn những người quan niệm sai. Khi đề cập tới việc “giao hợp qua đường miệng không dùng BCS”, chỉ có 40,3% người cho rằng có thể bị nhiễm HIV; Tỷ lệ đồng ý có khả năng nhiễm nếu “QHTD đồng giới nam” là 54,7%,; tương tự như vậy, chỉ có 48,7% quan niệm nếu “giao hợp hậu môn không dùng BCS” sẽ có khả năng lây nhiễm, 3,3% “giao hợp qua đường âm đạo không dùng BCS” (Xem bảng 10). Như vậy về cơ bản sự hiểu biết về HIV nói chung và về con đường lây nhiễm của loại vi-rút này của lao động thủy sản ở An Giang khá cao. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm nghiên cứu vẫn còn một bộ phận lao động trong ngành thuỷ sản còn chưa hiểu biết về HIV một cách thấu đáo. Bảng 11. Nhận thức của các nhóm nghề trong ngành thuỷ sản về con đường lây nhiễm HIV/AIDS Nhận thức của các nhóm nghề về con đường lây nhiễm HIV/ AIDS Khai thác (%) Chế biến (%) Nuôi trồng (%) Dịch vụ, hậu cần (%) Tổng (%) Dùng chung dụng cụ ăn uống 8,1 5,9 13,9 3,8 8,7 Muỗi/côn trùng đốt 6,5 3,9 4,6 5,1 5,0 Dùng chung bơm kim tiêm 90,3 84,3 86,1 88,6 87,3 Mẹ sang con 98,4 98,0 90,7 96,2 95,0 Giao hợp qua đường âm đạo không Dùng BCS 83,9 76,5 81,5 88,6 83,0 Giao hợp hậu môn không dùng BCS 30,6 52,9 53,7 53,2 48,7 Giao hợp đường miệng không dùng BCS 27,4 41,2 44,4 44,3 40,3 QHTD đồng giới nam 38,7 47,1 60,2 64,6 54,7 QHTD với mại dâm không dùng BCS 96,8 84,3 83,3 96,2 89,7 Truyền máu không được kiểm dịch 90,3 80,4 81,5 89,9 85,3 Ôm hôn 3,2 9,8 5,6 2,5 5,0 Bắt tay 1,6 9,8 3,7 3,8 4,3 Kiến thức về HIV không hoàn toàn giống nhau giữa các nhóm nghề, những người làm nghề khai thác và chế biến có tỷ lệ không hiểu rõ về kiến thức HIV trong quan niệm về đường lây cao hơn cả. Khi trả lời về khả năng lây do “giao hợp qua hậu môn không dùng BCS”, chỉ có 30,6% số người nhóm khai thác và 52,9 % số người của nhóm chế biến - dịch vụ trả lời có khả năng nhiễm HIV, tương tự như vậy, đối với trường hợp “giao hợp bằng đường miệng không dùng BCS”, chỉ có 27,4% từ nhóm khai thác và 41,2 % từ nhóm chế biến - dịch vụ khẳng định có thể lây nhiễm căn bệnh này. Đối với trường hợp “quan hệ đồng giới nam”, trong khi các nhóm khai thác có tỷ lệ người hiểu biết cao hơn (trên 60% đối với cả nhóm) thì cũng chỉ có 38,7% số người trả lời của nhóm khai thác và 47,1% số người trả lời từ nhóm chế biến cho rằng có khả năng lây nhiễm HIV bằng cách này. Những thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, cho thấy người dân từ các nhóm nghề thường không tự mình đưa ra những thông tin về các trường hợp cụ thể như: giao hợp bằng đường miệng không dùng BCS, giao hợp qua hậu môn không dùng BCS , hoặc quan hệ đồng giới nam…nếu được gợi ý, họ cũng trả lời rất dè dặt. “cái này không biết đâu à nghe, ….cái này ai biết thì nói đi…”. Những thông tin này gợi ra những câu hỏi cho những người thiết kế và thực hiện cá dự án can thiệp cộng đồng về nội dung và phương pháp truyền thông. Liệu việc nhấn mạnh tới HIV/AIDS và những hệ quả của nó nhưng lại không cung cấp rõ hoặc chưa tới nơi tới chốn những thông tin có liên quan trên các phương tiện truyền thông đại chúng có đem lại hiệu quả mong muốn hay không? Chưa nói tới khả năng tạo ra sự kỳ thị cộng đồng mà chúng tôi sẽ phân tích ở những chương sau. Nhận thức về các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS Để hiểu rõ hơn mức độ hiểu biết của lao động thủy sản tại An Giang về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS chúng tôi đã đưa ra 9 phương án tương quan với 9 giải pháp, trong đó có một số phương án được coi là yếu tố gây nhiễu. Việc xác nhận các phương án trả lời sẽ cho thấy mức độ hiểu biết của những người trả lời. Về cơ bản, những người làm nghề thủy sản tại An Giang có mức độ hiểu biết tương đối tốt về các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. Các phương án tương ứng với biện pháp cần thiết để phòng chống HIV/AIDS được nhiều người xác nhận hơn so với các phương án gây nhiễu. Chẳng hạn, “Chung thuỷ một vợ, một chồng”, “Luôn sử dụng bao cao su”, “Chỉ truyền máu khi máu đó đã được kiểm tra”, là những phương án được nhiều người trả lời tán đồng hơn cả. (tỷ lệ tương ứng là: 97,7% , 90,7% , 92,7% ). “Dùng riêng bơm kim tiêm” là phương án nói lên biện pháp cần thiết, mang tính bắt buộc lại có tỷ lệ đồng ý tương đối thấp so với các phương án trên. “Không quan hệ tình dục” là cách phòng tránh không thực tế. Tỷ lệ người không đồng ý với phương án này không cao. Mặc dù vậy, vẫn có tới 64,3% người chấp nhận phương án này. Đối với phương án về con đường không lây, vẫn còn một tỉ lệ nhất định người trả lời bị nhầm lẫn. Có 15,7% số người trả lời rằng cần tránh muỗi đốt và 23,7% từ tổng số cho rằng không nên tiếp xúc với người nhiễm. Nếu xét theo nhóm nghề, tỷ lệ những người hiểu rõ về các biện pháp phòng tránh HIV?AIDS cũng có sự khác biệt và nhóm chế biến, nhóm dịch vụ hậu cần hiểu rõ về các con đường lây nhiễm hơn nhóm nuôi trồng và nhóm khai thác. Về mặt giới tính, lao động nữ nắm rõ kiến thức về phòng chống HIV/AIDS hơn so với lao động nam giới. Đối với những phương án đề cập tới các biện pháp cần thiết, những người làm nghề dịch vụ- hậu cần là những người đưa ra các phương án trả lời hợp lý hơn cả so với các nhóm còn lại, chẳng hạn các phương án như: “Luôn sử dụng bao cao su” (96,2%), “Chung thuỷ một vợ, một chồng” (100,0%), “Chỉ truyền máu khi máu đó đã được kiểm tra” (98,7%), “Dùng riêng bơm kim tiêm” (92,4%), luôn có tỷ lệ đồng ý cao hơn hẳn các nhóm khác. Tuy nhiên, cũng chính nhóm này lại có nhiều người đưa ra những nhận định không chính xác với những yếu tố “nhiễu” như: cần phải “tránh muỗi đốt” (chiếm 16,5%, cao hơn tỷ lệ của tổng số những người trả lời-15,7%) hoặc phương án “không tiếp xúc với người nhiễm” (32,9%), cao hơn hẳn các nhóm còn lại. Nhóm nuôi trồng có tỷ lệ xác nhận các phương án đúng thấp nhất (“Luôn sử dụng bao cao su”-86,1%; “Chung thuỷ một vợ, một chồng”-94,4, “Chỉ truyền máu khi máu đó đã được kiểm tra”-89,8%, “Dùng riêng bơm kim tiêm”-88,9%). Cũng còn đến 23,1% và 16,7% số người từ nhóm nuôi trồng hiểu sai về phương án “tránh bị muỗi đốt” và phương án “tránh không tiếp xúc với người đã nhiễm”. Họ cho rằng, nếu tránh được hai cách này thì cũng sẽ có khả năng không bị lây nhiễm HIV. (Xem bảng 12) Bảng 12. Biện pháp có thể phòng, tránh HIV/AIDS Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS Khai thác (%) Chế biến (%) Nuôi trồng (%) Dịch vụ- hậu cần (%) Tổng (%) Không quan hệ tình dục 62,9 56,9 65,7 68,4 64,3 Luôn sử dụng bao cao su 90,3 92,2 86,1 96,2 90,7 Chung thuỷ một vợ, một chồng 100,0 98,0 94,4 100,0 97,7 Chỉ truyền máu khi máu đó đã được kiểm tra 88,7 94,1 89,8 98,7 92,7 Dùng riêng bơm kim tiêm 83,9 88,2 88,9 92,4 88,7 Không quan hệ tình dục với người nghiện ma tuý 75,8 76,5 83,3 82,3 80,3 Sử dụng BCS trong QHTD với MDN 88,7 80,4 85,2 87,3 85,7 Tránh muỗi đốt 17,7 9,8 16,7 16,5 15,7 Không tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS 16,1 19,6 23,1 32,9 23,7 Nhận định về thuốc điều trị HIV/AIDS Hiện nay, chưa có thuốc điều trị HIV nhưng do có thông tin về thuốc cho người có HIV nhằm kìm hãm sự phát triển của virut HIV, kéo dài sự sống cho người bệnh nên có một số người nhầm tưởng là đã có thuốc điều trị (1,7%) và một số khác không tự tin khi trả lời (8,4% từ tổng xác nhận rằng không biết hoặc khó trả lời). Mặc dù vậy, tỷ lệ người khẳng định chưa có thuốc là khá cao (90%). Trong đó, tỷ lệ từ nhóm nam giới cao hơn (91,8%) so với nhóm nữ (85%). (Bảng 13). “Trường hợp như tụi em biết đó thì nhiễm cái bệnh đó thì vô phương cứu. Không, cái đó chỉ nghe trong đài là có cầm lại được thôi. Coi báo thì có đề vầy Có phải chăng cái thuốc mà chữa bệnh Sida ấy có phải nằm dưới đấy đại dương không là biết cái đó là không có thuốc mà chữa, là người ta mới đoán mò vậy thôi, từ hồi xưa đến giờ hình như không có nghe thấy nói thuốc chữa. Không nghe, không bao giờ nghe thấy có thuốc chữa”. (TLNTT khai thác, xã Phú Bình). (có thuốc gì chữa căn bệnh này chưa?) M7: Chưa nghe….. M6: Nghe trên đài truyền thông có thuốc ngừa, làm cho bệnh chậm phát triển…. M4: là bệnh không có thuốc chữa chứ không rành. …..Nghe trên đài truyền thông có thuốc ngừa, làm cho bệnh chậm phát triển. (TLN Hậu cần, Xã Quốc Thái) Mình nghe nói HIV là bệnh rất nguy hiểm, hiện nay cũng đã có thuốc chữa nhưng không được hoàn toàn mà chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài thêm thời gian sống và giá cả rất đắt. (PVS nữ Khai thác) Đến thời điểm này, chưa có bất kỳ bài thuốc nào chữa hết HIV/AIDS, chỉ có thuốc làm hạn chế sự phát triển của virus HIV trên thế giới hay sao đó, mà Việt Nam mình thì hình như là không có đâu. (PVS Nam Khai thác) …thuốc không chữa được chỉ làm hạn chế quá trình phát bệnh. (PVS Nam Chế biến) Chưa có thuốc, chỉ thuốc làm cho chậm lại sự phát triển của virút. (PVS Nữ Hậu cần xã Quốc Thái) Bảng 13. Nhận định về thuốc điều trị HIV/AIDS Nhận định về tình trạng có thuốc điều trị HIV/ AIDS hiện nay Giới tính người được hỏi Tổng Nam Nữ (%) (%) (%) NTL xác nhận có thuốc điều trị 1,8 1,3 1,7 NTL xác nhận không có thuốc điều trị 91,8 85,0 90,0 NTL không biết/ Không trả lời 6,4 13,8 8,4 Tổng (%) 100,0 100,0 100,0 Như vậy nhìn chung, lao động thủy sản ở An Giang hiểu được về cơ bản nguyên nhân bị nhiễm HIV, kể cả kiến thức về những con đường có khả năng lây nhiễm và những cách thức trong sinh hoạt không bị lây. Mặc dù vậy, có sự khác biệt về nhận thức giữa nhóm lao động nam và nữ. Nhóm lao động nữ hiểu biết về HIV rõ ràng hơn thông qua những kiến thức về con đường lây truyền, về cách thức phòng chống HIV. 3.3. Kiến thức về triệu chứng của người bị nhiễm HIV/AIDS Nhìn chung, đa phần người tham gia trả lời đề hiểu rằng, nếu nhìn ngoại hình chưa chắc đã biết được người đó đã bị nhiễm HIV hay chưa. Tỷ lệ đồng ý với phương án “Một người nhìn bên ngoài khỏe mạnh vẫn có khả năng đã nhiễm HIV” (86,0%) . Tương tự như vậy, ý kiến cho rằng ai cũng có thể mắc bệnh này cũng được đa số xác nhận (87,9%). (Xem bảng 14) “Căn bệnh này lúc đầu nhìn bằng mắt thường thì không biết đâu, phải đi khám mới biết, thiệt mà...nhất là trong giai đoạn đầu đó... » (TLNTT Nhóm Hậu Cần, Thị Xã Châu Đốc). Bảng 14. Nhận định về khả năng nhiễm bệnh Nhận định về khả năng nhiễm bệnh Đồng ý Không đồng ý Không biết Không trả lời Tổng (%) (%) (%) (%) (%) Ai cũng có thể mắc bệnh HIV/AIDS 87,9 8,7 2,7 0,7 100,0 Một người nhìn bên ngoài khỏe mạnh vẫn có khả năng đã nhiểm HIV/AIDS 86,0 8,4 5,0 0,7 100,0 Nếu nghi ngờ bị bệnh phải đi xét nghiệm 89,9 4,0 5,0 1,0 100,0 Trình độ học vấn có ảnh hưởng tới nhận thức về khả năng nhiễm HIV của con người. Đồng thời qua cách lựa chọn phương án trả lời, có thể thấy mối quan hệ tuyến tính của trình độ học vấn và sự khẳng định về khả năng bị nhiễm bệnh đối với tất cả mọi người. Đối với ý kiến “một người khỏe mạnh cũng có khả năng mắc bệnh”, những người có trình độ học vấn càng cao tỷ lệ đồng ý với ý kiến đó càng nhiều (cấp II chiếm 86,0%, cấp I- 86,9, chưa hết cấp I và mù chữ-74,0% Trình độ học vấn càng thấp, tỷ lệ người hiểu rằng khi nghi ngờ bị nhiễm cần phải đi xét nghiệm càng thấp. (Xem bảng 15). Bảng 15. Quan điểm về khả năng nhiễm bệnh của lao động thủy sản tính theo trình độ học vấn Quan điểm về khả năng nhiễm bệnh Cao đẳng, đại học, trên đại học Trung cấp/ dạy nghề Tốt nghiệp cấp 3 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 1 Chưa học hết cấp I và mù chữ (%) (%) (%) (%) (%) (%) Một người nhìn khỏe mạnh cũng có thể đã nhiễm HIV 100,0 100,0 100,0 86,0 86,9 74,0 Ai cũng có nguy cơ nhiễm HIV 100,0 100,0 100,0 90,7 87,7 76,0 Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm, bạn có thể đi làm xét nghiệm HIV 100,0 100,0 100,0 93,0 85,8 88,0 Hình 5. Tương quan nghề nghiệp và nhận định “Một người khoẻ mạnh cũng có thể lây nhiễm HIV” Các nhóm nghề khác nhau cũng có những nhận định khác nhau về khả năng nhiễm bệnh của một nguuời khỏe mạnh. Nhóm khai thác có tỷ lệ đồng ý với ý kiến này cao hơn cả, sau đó tới nhóm nuôi trồng và nhóm chế biến. Nhóm dich vụ hậu cần có tỷ lệ những người nhận thức đúng về vấn đề này thấp hơn so với các nhóm còn lại. (Xem hình 5) Như vậy, sự nhận biết về nguy cơ lây nhiễm đối với tất cả mọi người của người lao động thủy sản rất đáng ghi nhận. “Cũng như em thấy vậy đó, em thấy mới chết trên Thanh Bình…… cũng như dạng trên Nam Vang về nghe, về bệnh mấy năm rồi, mới chết….. ốm quá …. ….(cười).....cũng như rụng tóc đó chị, rụng tóc, cái họng nổi, cái mặt nghe thấy ghê, giống như con khỉ vậy đó…… ghê lắm. ...cũng như là mình, mình cũng không có trực tiếp ở dưới đó…. mà mình thấy….. lên …. tới thăm, thấy vậy đó…. mình nhận là….. khả nghi là đi Nam Vang về là bịnh đó….. cũng như tiêu chảy đó chị”….“Như là bệnh đó đa số….. mình hỏng biết được. lên trên đó dạng mấy người mà ham tiền…. với người kia người ta cho tiền nhiều…. khoái…”…. “(Người bệnh họ) nổi quằng quằng, ghê lắm….. tóc rụn hết trơn…” “con của Bác sui….tôi có thăm được một lần…. mà thấy ghê quá….. ….(cười)....... cỡ khoảng tháng ngoài là chết à. nhìn thấy ghê quá ….(tiếng xe chạy)…. bởi vì mình cũng ít lại…..mình cũng sợ bệnh truyền nhiểm, mình cũng không dám lại. Nhìn thấy hiện tượng thấy ghê quá…. thấy như nằm đó mà thở, hoi hóp (tiếng xe chạy)…. ỉa chảy tanh…. hôi lắm, nhìn chịu hỏng nổi”. (PVS Nữ hậu cần Bình Thạnh Đông). Nhận biết về triệu chứng bệnh Ngoài những hiểu biết về các con đường lây nhiễm, về biện pháp phòng tránh, chúng tôi còn đánh giá sự hiểu biết của ngư dân về các triệu chứng của người bị mắc bệnh AIDS, kết quả định lượng cho thấy không phải tất cả các triệu chứng của bệnh AIDS đều được người lao động thủy sản nắm rõ: xét về tổng thể, những biểu hiện như  sút cân, ỉa chảy có tỷ lệ người nhận biết cao hơn. (80% số người trả lời nhận biết về biểu hiện sút cân, 73% số người hiểu rằng người bệnh sẽ bị ỉa chảy kéo dài trên một tháng). Chỉ có hơn một nửa hiểu rằng người bệnh sẽ bị sốt kéo dài trên một tháng (59%) những biểu hiện còn lại tỷ lệ người xác nhận là có biết thấp hơn nhiều : biểu hiện bị bệnh lao và mất ngủ có tỷ lệ xác nhận như nhau, bằng 17,3% ; biểu hiện viêm ngứa toàn thân chỉ có 27,7% người biết và ho chỉ có 34 người xác nhận là biết. Nhìn chung, những người không đi làm ăn xa hiểu rõ về các triệu chứng bệnh hơn so với nhóm đi xa. Tỷ lệ những người ở nhà xác nhận có biết về các chứng bệnh luôn cao hơn so với nhóm đi xa. Phụ nữ cũng có tỷ lệ hiểu cao hơn nam giới về phần lớn các chứng bệnh ngoại trừ triệu chứng số kéo dài. (Xem bảng 16). Bảng 16. Nhận định của người trả lời về biểu hiện của bệnh AIDS Những biểu hiện bệnh Có di chuyển hay không Giới tính Tổng Có Không Nam Nữ (%) (%) (%) (%) (%) Sút cân 70,8 89,9 77,2 87,7 80,0 Viêm ngứa toàn than 25,0 30,7 26,5 30,9 27,7 Sốt kéo dài trên 1 tháng 62,5 64,0 58,4 30,9 59,0 Ho kéo dài trên một tháng 37,5 36,8 33,3 60,5 34,0 Ỉa chảy kéo dài trên một tháng 87,5 77,2 72,6 74,1 73,0 Lao 16,7 18,9 17,4 17,3 17,3 Mất ngủ 12,5 20,2 18,6 16 17,3 Nhận thức về những triệu của người bị bệnh HIV/AIDS không đồng đều trong các nhóm tuổi. Những người thuộc nhóm tuổi cao hơn hiểu rõ về các triệu chứng của căn bệnh này hơn nhóm trẻ tuổi trừ chứng tiêu chảy kéo dài. Những người ở độ tuổi 45 tuổi trở lên chỉ có 70% số người xác nhận là tiêu chảy kéo dài là triệu chứng của AIDS, trong khi đó các nhóm tuổi thấp hơn lại có tỷ lệ đồng ý với ý kiến này cao hơn. (Xem bảng 14). Như vậy, về cơ bản người lao động thủy sản có kiến thức khá tốt về các triệu chứng bệnh. Lợi thế để hiểu về các triệu chứng bệnh HIV/AIDS thuộc về nhóm người lớn tuổi, phụ nữ và những người ít đi xa. Bảng 17. Sự hiểu biết về các triệu chứng bệnh tính theo nhóm tuổi Những biểu hiện bệnh Nhóm tuổi 18-25 26-30 31-35 36-40 41-45 Trên 50 Sút cân 75,0% 86,4% 84,4% 90,6% 89,2% 90,0% Viêm ngứa toàn than 25,0% 25,8% 22,2% 43,8% 21,6% 42,5% Sốt kéo dài trên 1 tháng 60,7% 57,6% 64,4% 59,4% 67,6% 72,5% Ho kéo dài trên một tháng 25,0% 40,9% 26,7% 43,8% 35,1% 47,5% Tiêu chảy kéo dài trên một tháng 82,1% 87,9% 73,3% 90,6% 70,3% 70,0% Lao 3,6% 16,7% 15,6% 18,8% 13,5% 40,0% Mất ngủ 14,3% 18,2% 26,7% 18,8% 18,9% 17,5% 3.4. Nguồn thông tin, từ đó ngư dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS Nguồn thông tin mà từ đó ngư dân có được kiến thức và thông tin về HIV/AIDS được xác định rất đa dạng. Phần này báo cáo sẽ trình bày về các nguồn thông tin khác nhau mà từ đó người lao động thủy sản tiếp nhận được kiến thức về HIV/AIDS như: các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, đài, báo…); truyền thông trực tiếp các buổi hội thảo/ tập huấn( hội thảo, các buổi tập huấn…); các nhóm truyền thông (y tế, tổ chức xã hội…) và kênh truyền thông liên cá nhân (trao đổi giữa vợ và chồng, trao đổi thông tin với bạn bè…) An giang là tỉnh kết hợp nhiều biện pháp và hình thức truyền thông khác nhau trong chiến lược phòng chống HIV/AIDS. Để xác định được tính hiệu quả của chúng cần phải kiểm định thông qua đánh giá của chính lao động thủy sản. Những thông tin từ cuộc nghiên cứu cho thấy sự nỗ lực của các cán bộ truyền thông, cán bộ y tế, các ban ngành tổ chức tại tỉnh này. 3.4.1. Nguồn truyền thông đại chúng. Tại An Giang, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đã kết hợp nhiều hình thức của truyền thông đại chúng trong việc tuyền truyền kiến thức về HIV/AIDS. Các hình thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS thông qua CPTTTĐC là : 1-Trên kênh truyền hình địa phương đã thực hiện được 06 lượt chương trình tọa đàm với tổng thời lượng là 360 ph; 216 lượt chương trình quảng cáo với tổng thời lượng là 1.080 ph; 96 lượt chương trình spot truyền hình với tổng thời lượng là 48 ph; 2- Đài truyền thanh huyện cũng đã phát sóng 1.574 lượt với tổng thời lượng là 21.173 ph; 3- Đài truyền thanh xã thì phát sóng 12.777 lượt với tổng thời lượng là 158.514 ph; 4- Có 3.488 lượt chiếu băng đĩa với tổng thời lượng là 58.905 ph; 5- Ngoài ra địa phương cũng đã tổ chức được 100 lượt hình thức truyền thông lưu động; dựng các panô và treo bandron khoảng 1.311 cái.8 “Nghe,… rồi lâu lâu vô quán cà phê có người nói….rồi đi dọc đường cũng thấy cái bảng HIV...Ti vi rồi đó, coi thì thấy…Đi rồi cái bảng vẽ đó, chỗ nào cũng có….” Có cũng thấy treo băng rôn, khẩu hiệu truyền thông . (PVS Nam Nuôi trồng) Đó là điều kiện rất thuận lợi để người dân nói chung và người lao động thủy sản ở An Giang nói riêng, có thể nâng cao kiến thức về lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn thông tin mà từ đó ngư dân có được kiến thức và thông tin về HIV/AIDS được xác định rất đa dạng. Các kênh thông tin được ngư dân xác định cao nhất là những kênh truyền thông đại chúng (đài/ báo nói chung: 62,7%), đặc biệt là các kênh địa phương (truyền hình địa phương: 65,7%, hệ thống loa đài địa phương: 60,3%) Nguồn: báo cáo Đánh giá tình hình họat động mại dâm và ý thức phòng chống HIV/STIs của người dân tỉnh An Giang, HPI, 2008 . Tuy nhiên, kênh truyền hình Trung ương không phải là nguồn chính để ngư dân tiếp cận. Tỷ lệ xác định về nguồn này thấp hơn nhiều trong tương quan với các kênh địa phương. Trong các cuộc thảo luận nhóm, những người tham gia thảo luận cũng xác nhận rằng họ chủ yếu xem các kênh truyền hình và nghe đài địa phương hoặc nghe thông tin từ loa phóng thanh của xã. Nam giới là nhóm tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền hình trung ương nhiều hơn, trong khi đó, phụ nữ chủ yếu lại tiếp nhận thông tin từ các kênh địa phương. Thông tin từ các nhóm nghề nghiệp cũng cho thấy một số khác biệt. Mặc dù các nhóm đều có đặc điểm chung là coi kênh truyền hình địa phương là công cụ tiếp nhận kiến thức HIV/AIDS nhưng những người thuộc nhóm nghề chế biến và dich vụ- hậu cần có xu hướng tiếp nhận thông tin từ truyền hình và hệ thống phát thanh tại địa phương hơn. Còn những người làm nghề khai thác lại thường nghe đài hơn (96%). Những thông tin định tính từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung cũng xác nhận “Nghe suốt, đi đâu cũng nghe suốt, nghe cái giáo dục và Y tế, tùm lum…Mỗi một tuần như vậy thì nó có mục cửa sổ tình yêu, rồi “Alo chúng tôi ngh”e gì đó, đài thành phố đó…Nhiều khi mình nghe đài nào thì mình mở mình nghe….Đài ấy khi nào bắt được mình nghe, đài cũng có “Thầy thuốc nhân tâm” gì đó, khi mà mình nghe rồi mình thấy hay thì tuần sau mình canh mình đoán cái giờ đó nghe nữa” (TLNTT khai thác, xã Phú Bình). Như vậy, các kênh truyền thông đại chúng , đặc biệt các kênh truyền hình địa phương được coi là nguồn chính để tiếp nhận thông tin về HIV. Điều này chưa đủ để đánh giá và so sánh tính hiệu quả của công tác truyền thông trực tiếp tại địa phương và nguồn thông tin từ các kênh TTĐC, nhưng về cơ bản có thể thấy tính phổ cập thông tin từ các kênh truyền thông đại chúng đã phát huy được thế mạnh của chúng. Đối với phụ nữ kênh truyền hình địa phương là nguồn chính, đối với nhóm khai thác, kênh truyền hình trung ương và đài phát thanh là phương tiện chính. 3.4.2. Nguồn từ truyền thông trực tiếp: các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn Như đã trình bày ở phần tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang, hoạt động tư vấn, truyền thông và can thiệp của các dự án quốc tế có huy động sự tham gia của các cán bộ và các tổ chức xã hội tại địa phương được thực hiện khá tốt. Những thông tin thứ cấp tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và lao cho thấy công tác truyền thông trực tiếp đã thực hiện cho các đối tượng khác nhau trên toàn tỉnh, cụ thể như sau : truyền thông trực tiếp cho nhóm đối tượng người bán dâm là 41.208 lượt, 33.806 lượt với đối tượng nghiện chính ma tuý; 30.864 lượt đối với nhóm di biến động, 26.823 cho nhóm phụ nữ mang thai, từ trên 13.000 lượt đến trên 16.000 lượt cho các nhóm người nhiễm, gia đình người nhiễm, nhóm người mắc các bệnh lây qua đường tình dục và nhóm cán bộ chủ chốt, ban ngành đoàn thể; thấp nhất là cho nhóm đối tượng quan hệ tình dục đồng giới nam (134 lượt) (nhóm đồng giới nam vốn cũng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng). Nguồn: báo cáo Đánh giá tình hình họat động mại dâm và ý thức phòng chống HIV/STIs của người dân tỉnh An Giang, HPI, 2008 Như vậy, có thể thấy tính hướng đích qua các dự án phòng chống HIV/AIDS tại An Giang. Sở dĩ các dự án, các chương trình ở địa phương tập trung vào các nhóm đích vì tỉ lệ lây nhiễm HIV quá nhanh trong các nhóm đặc biệt này. Các chương trình truyền thông trong cộng đồng cũng được thực hiện nhiều với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể. Mặc dù vậy, từ những thông tin định lượng, tỷ lệ người xác nhận rằng nguồn thông tin về HIV mà họ tiếp nhận được từ các hoạt động này không cao như từ nguồn truyền thông đại chúng. Các hoạt động của ngành “y tế địa phương” được những người trả lời xác định như một nguồn có hiệu quả hơn cả (54,3%), nguồn thông tin từ “cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ” (20%) cũng được ngư dân đánh giá tương đối cao. Về hình thức truyền thông, thông tin từ các cuộc tập huấn hội thảo diễn ra tại địa phương cũng được ngư dân ghi nhận (nguồn thông tin từ hội thảo chiếm 10% và các buổi tập huấn là 7,7%). Nam giới lấy nguồn tin về HIV từ các cuộc hội thảo, cuộc họp nhiều hơn (12,8%) so với nhóm phụ nữ (3,7%), còn phụ nữ lại tiếp nhận thông tin từ các cuộc tập huấn tại cộng đồng nhiều hơn (11,1%) nhóm nam giới (6,4%) Tương tự như vậy, nhóm phụ nữ tiếp nhận thông tin từ các cán bộ hội LHPN nhiều hơn (53,8%) so vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC An Giang da co ket luan kien nghi.doc
Tài liệu liên quan