Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Chương I - MỞ ĐẦU 4

I.1. Nội dung báo cáo 7

I.2. Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo 7

I.3. Các tài liệu, số liệu làm căn cứ báo cáo 8

I.4. Phương pháp xây dựng báo cáo 8

I.5. Tổ chức thực hiện báo cáo 9

Chương II - MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 10

II.1. Tên dự án 10

II.2. Tên cơ quan chủ đầu tư 10

II.3. Mục tiêu thực hiện dự án 10

II.4. Nội dung cơ bản của dự án 11

II.4.1. Vị trí Dự án 11

II.4.2. Diện tích mặt bằng 11

II.4.3. Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp nước, điện tại khu vực dự án 12

II.4.4. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm 13

II.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của Dự án 13

II.4.6. Công suất hoạt động 14

II.4.7. Dây chuyền công nghệ sản xuất 14

II.4.8. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 22

II.4.9. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng 24

II.4.10. Phương thức vận chuyển, cung cấp nhiên nguyên liệu và sản phẩm 24

II.4.11. Lợi ích kinh tế - xã hội mà Dự án đem lại 24

II.5. Tiến độ thực hiện dự án 25

II.6. Chi phí cho dự án 25

II.7. Bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty 26

Chương III - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 28

III.1. Điều kiện khí tượng - thuỷ văn tại khu vực dự án 28

III.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án 34

III.2.1. Vị trí địa lý 34

III.2.2. Về dân số - lao động 34

III.2.3. Về tình hình kinh tế và cơ sở hạ tầng 35

III.2.4. Về tình hình văn hoá - xã hội 36

III.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực 37

Chương IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 41

III.1. Giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt 42

IV.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 48

IV.2.1. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí 48

IV.2.2. Tiếng ồn và vi khí hậu 52

IV.2.3. Các tác động của khí thải đến môi trường 53

IV.2.4. Môi trường nước 56

IV.2.5. Chất thải rắn 59

IV.2.6. Các sự cố có khả năng xảy ra từ hoạt động của Dự án 60

IV.3. Dự báo diễn biến các điều kiện môi trường khi dự án thực hiện 60

Chương V - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 62

V.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị 62

IV.1.1. Biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động 62

IV.1.2. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động 63

V.2. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 64

V.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 64

V.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động của các phương tiện giao thông 66

V.2.3. Khống chế các chất làm suy giảm tầng ôzôn 66

V.3. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 66

V.3.1. Nước thải sản xuất 66

V.3.2. Nước thải sinh hoạt 69

V.3.3. Nước mưa chảy tràn 71

V.4. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn 72

V.4.1. Chất thải rắn sản xuất 72

V.4.2. Chất thải rắn sinh hoạt 73

V.5. Vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống sự cố 73

Chương VI - CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76

VI.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 76

VI.2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 76

Chương VII - KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 78

Chương VIII - THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 79

Chương IX - NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 81

IX.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính 81

IX.2. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá ĐTM 82

IX.3 Nhận xét về độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ PHIẾU KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHU VỰC LIÊN QUAN DỰ ÁN 94

PHỤ LỤC 2: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 95

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM HIỆN HÀNH ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN 96

PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ BẢNG VẼ, THUYẾT MINH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 97

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện sẽ không tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương, làm giảm đi nguồn nộp vào ngân sách thành phố và không góp phần cải thiện kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho người dân. Chương 4: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG IV.1. Giai đoạn cải tạo mặt bằng và xây dựng lắp đặt nhà xưởng Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội nhất định: tạo thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu mới có giá trị gia tăng, mở rộng mạng lưới khách hàng, thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, chủ động trong công tác bảo quản hàng hoá sau sản xuất, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, tạo môi trường sản xuất thuận lợi và thích hợp để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thi công và đi vào hoạt động sẽ gây ra một số yếu tố bất lợi về môi trường. Do đó, cần phải đánh giá được các nguồn tác động xấu đến môi trường để đề ra các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu kịp thời. Các tác động đến môi trường của dự án được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1: Lược duyệt các tác động môi trường do dự án gây ra Các hoạt động Dự báo các tác nhân ô nhiễm(các tác động) Đối tượng bị tác động Quy mô tác động Mức độ tác động Biện pháp giải quyết Giảm thiểu, ngăn ngừa Xử lý Giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình Bụi, tiếng ồn, khí thải -Môi trường KK. -Công nhân. - Người dân. Tại khu vực dự án Vừa x Xây dựng và hoàn chỉnh nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật. -Bụi, ồn, khí thải, -Tai nạn lao động. -Sự cố cháy nổ. - MTKK. - Công nhân - Chủ dự án. Tại khu vực dự án Trung bình (nếu xảy ra) x Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc,… - Bụi, tiếng ồn, khí thải - Cản trở giao thông. - MTKK. - Công nhân -Người dân. -Trên đường xe vận chuyển và tại khu vực dự án. -Bán kính tác động hẹp Nhỏ. x Lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất,… - Tai nạn lao động -Sự cố cháy nổ - Công nhân - Chủ dự án Tại khu vực dự án Trung bình (nếu xảy ra) x Sinh hoạt của công nhân - Nước thải - CTR - MTN. -MTKK. - Công nhân Tại khu vực dự án Nhỏ x Hầu hết các tác động đến môi trường về cơ bản không có sự thay đổi so với những tác động đã được trình bày trong Bản đăng ký bảo vệ môi trường Dự án đầu tư Xí nghiệp chế biến mặt hàng mới cũng do Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung làm chủ đầu tư đã được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Đà Nẵng phê chuẩn tại Phiếu xác nhận số 16/PXN ngày 29/09/2000. Tuy nhiên, qui mô và mức độ tác động của dự án sẽ có sự thay đổi so với trước đây do sự thay đổi về các nguyên vật liệu thô, máy móc thiết bị đưa vào sản xuất. Giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt bao gồm các hạng mục sau: San lấp, cải tạo mặt bằng: Mặt bằng do khu công nghiệp bàn giao chưa đáp ứng yêu cầu về độ đồng đều, cao trình thiết kế cần san ủi và cải tạo. Xây dựng nhà xưởng Lắp đặt máy móc, thiết bị: Toàn bộ các thiết bị, dây chuyền sản xuất. Xây dựng sân, vườn, hệ thống thoát nước và các hạng mục công trình khác. IV.1.1. Bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng, sắt thép...) đều sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, trong quá trình hoạt động của động cơ sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx,… góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực dự án và trên đường xe vận chuyển đi qua. Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vận tốc xe chạy, phân phối động cơ, chất lượng động cơ, lượng nhiên liệu tiêu thụ, quãng đường đi… Theo số liệu thống kê của Tổ chức Environmental Careers Organization (ECO) thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải tải trọng 1,6-15 tấn chạy bằng nhiên liệu dầu Diezel ở các chế độ vận hành khác nhau như bảng sau: Bảng 12 - Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm với chế độ vận hành khác nhau Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Theo dự án, để đáp ứng tiến độ thi công của công trình, hàng ngày cần khoảng 5 xe (tải trọng 10 tấn) để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng. Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), 1993 thì thải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy bằng nhiên liệu dầu Diezel (hàm lượng S = 1%), tốc độ trung bình 8-10 km được xác định như sau: Bảng 13 - Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 05 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0.009 0.045 SO2 0.043 0.215 NOx 0.118 0.59 CO 0.06 0.30 Bảng 14 - Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán trong không khí khi có gió thổi Chất ô nhiễm Khoảng cách (m) Nồng độ (mg/m3) TCVN 5937-2005 Z = 0 Z = 1 Z = 2 Z = 3 Z = 4 SOx 0 0,0067 0,0062 0,0050 0,0034 0,0020 0,35 2 0,0042 0,004 0,0037 0,0032 0,0026 4 0,0035 0,0034 0,0032 0,0029 0,0027 6 0,0031 0,0030 0,0029 0,0027 0,0024 8 0,0029 0,0028 0,0027 0,0025 0,0023 NOx 0 0,0190 0,017 0,0140 0,0090 0,0050 0,2 2 0,0120 0,0110 0,0100 0,0080 0,0070 4 0,0097 0,0095 0,0089 0,0080 0,0069 6 0,0086 0,0084 0,0080 0,0074 0,0066 8 0,0078 0,0077 0,0074 0,0069 0,0063 CO 0 0,0094 0,0087 0,0069 0,0057 0,0054 0,3 2 0,0058 0,0057 0,0052 0,0049 0,0036 4 0,0049 0,0048 0,0057 0,0052 0,0049 6 0,0044 0,0043 0,0041 0,0038 0,0036 8 0,0040 0,0039 0,0037 0,0035 0,0032 THC 0 0,0040 0,0038 0,003 0,0002 0,0012 - 2 0,0025 0,0024 0,0022 0,0019 0,0015 4 0,0022 0,0021 0,0019 0,0017 0,0015 6 0,0019 0,0017 0,0016 0,0015 0,0014 8 0,0017 0,0017 0,0016 0,0015 0,0014 Bụi 0 0,0014 0,0013 0,0010 0,0007 0,0004 0,3 2 0,0008 0,0008 0,0007 0,0006 0,0005 4 0,0007 0,0007 0,0006 0,0005 0,0005 6 0,0006 0,0006 0,0006 0,0005 0,0005 8 0,0006 0,0006 0,0005 0,0005 0,0004 (TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên ta thấy, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải có nồng độ thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. IV.1.2. Tiếng ồn từ do các máy móc, thiết bị thi công xây dựng và phương tiện vận chuyển Tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị thi công xây dựng Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động đập phá, tháo dỡ của công nhân, hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới. Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể tính toán bằng công thức sau: Lp (X) = Lp (X0) + 20 log10 (X0/X) Trong đó: + Lp(X0) : mức ồn cách nguồn 1m (dBA), X0 = 1m + Lp(X) : mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) + X: vị trí cần tính toán (m) Theo tác giả Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản – NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999 thì mức ồn cách nguồn ở khoảng cách 15m của các thiết bị thi công cơ giới được trình bày trong bảng sau. Bảng 15 - Mức ồn tối đa do hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng TT Phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới Mức ồn cách nguồn 15 m (dBA) TCVN 5949:1998 1 Máy ủi 93 50 dBA (8 – 18h) 2 Máy khoan đá 87 3 Máy đập bê tông 85 4 Máy cưa tay 82 5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 80 6 Máy đóng búa 1,5 tấn 75 7 Máy trộn bê tông chạy bằng dầu Diezel 75 Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và nguồn phát sinh gấp đôi thì sẽ giảm hoặc tăng độ ồn tương ứng là 6 dBA. - Theo tài liệu “Môi trường đại cương” – PGS.TS Trần Cát, 1999 thì mức ồn phát sinh từ máy trộn bê tông và các xe đổ nguyên vật liệu như sau: + Máy trộn bê tông dùng dầu diezel: Mức ồn ở khoảng cách 7,5m có giá trị trung bình là 81 dBA. + Xe đổ vật liệu 1,5T: Mức ồn ở khoảng cách 7,5m có giá trị trung bình là 81 dBA. Nhận xét: Qua các số liệu thống kê ở trên cho thấy, mức ồn tối đa từ hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 7,5 m và 15m lớn hơn rất nhiều so với giá trị cho phép của TCVN 5949-1998 đối với khu vực xung quanh. Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển: Theo tài liệu “Môi trường không khí” – GS. TS Phạm Ngọc Đăng, 1997 thì mức ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải hạng nặng gây ra như sau: + Ô tô động cơ xăng: mức gây ồn ở khoảng cách 7m có giá trị tối thiểu là 74 dBA, trung bình là 90 dBA, tối đa là 106 dBA. + Ô tô động cơ Diezel: mức gây ồn ở khoảng cách 7m có giá trị tối thiểu là 90dBA, trung bình là 95 dBA, tối đa là 108 dBA. Như vậy, so với tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 (Mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư – giá trị cho phép là 75 dBA từ 6-18h) thì mức gây ồn của các phương tiện vận tải nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, do đặc điểm của nguồn gây ồn có tính chất gián đoạn nên các tác động đến các thành phần môi trường không liên tục và gián đoạn. IV.1.3. Chất thải rắn Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm: Cát, sạn,... rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. Lượng chất thải rắn dạng này không đáng kể và có thể hạn chế, kiểm soát bằng các biện pháp thích hợp. Bao bì, túi nilon, thức ăn thừa, tàn thuốc,… từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong các lán trại. Đối với loại chất thải rắn dạng này, có thể ước tính sơ bộ được tải lượng trung bình trong một ngày như sau: + Định mức chất thải rắn: 0,3 kg/công nhân/ngày. + Số lượng công nhân thi công trên công trường: khoảng 30 người/ngày. + Tổng lượng chất thải rắn ước tính: 9 kg/ngày. Lượng rác này được tính trong trường hợp công nhân được phép ăn uống tại công trường. Trong trường hợp chủ dự án không tổ chức bếp ăn tập thể bên trong khu vực thì lượng rác phát sinh thực tế sẽ ít hơn rất nhiều. IV.1.4. Chất thải lỏng Chất thải lỏng phát sinh ra trong giai đoạn này gồm có nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường và dầu mỡ rơi vãi từ các máy móc, thiết bị thi công trong quá trình làm việc. Nước thải sinh hoạt của công nhân Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng 2,4 m3/ngày (trong trường hợp tất cả các công nhân xây dựng sử dụng nước tại công trường với định mức 80 lít/người/ngày). Theo kinh nghiệm của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP), nếu không có các biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 2,4 kg COD/ngày (80g COD/ngày/người). Tuy nhiên, chủ dự án sẽ có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác đông này (sẽ được trình bày ở chương IV). Dầu mỡ Dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi. Lượng dầu mỡ thải ra tại khu vực dự án cao nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Theo các số liệu tham khảo từ các dự án xây dựng tương tự thì lượng dầu mỡ rơi vãi ra ngoài khoảng 0,9-1,1 lít/ngày. Tuy nhiên, do mặt bằng thi công không lớn, do vậy số lượng máy thi công tại chỗ rất thấp và lượng dầu mỡ thải phát sinh trên thực tế thấp hơn từ 2¸3 lần. Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại thì dầu mỡ thải được phân loại là chất thải nguy hại, do đó nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua phạm vi công trường đang triển khai xây dựng sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm như: dầu mỡ, bụi đất, bụi xi măng, cát,… chảy vào mương thoát nước chung sẽ góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm trong nước mưa. Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án (chủ yếu vào mùa mưa) được tính theo công thức: Q = 0,278.K.I.F Trong đó: K - Hệ số dòng chảy (k = 0,6). I - Cường độ mưa (mm/tháng),lượng mưa trung bình là 214 mm/tháng. F - Diện tích khu vực (m2), 3.716m2. Q = 0,278 x 0,6 x 214.10-3 x 3.716 = 132,65 m3/tháng Bảng 16 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tổng Nitơ 0,5 - 1,5 Photpho 0,004 - 0,03 Nhu cầu ôxy hoá học (COD) 10 - 20 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 - 20 Tuy hàm lượng các chất bẩn trong nước mưa chảy tràn không cao nhưng nếu chúng chảy thẳng vào nguồn tiếp nhận thì cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, Dự án sẽ đề xuất biện pháp làm giảm bớt lượng đất cát, rác trong nước mưa khi chảy qua khu vực dự án. Trong giai đoạn này các nguồn ô nhiễm mang tính chất tạm thời, không liên tục và sẽ mất đi khi hoàn thành giai đoạn lắp đặt và xây dựng. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng trên tới môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng, Nhà máy sẽ có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (xem chương IV). IV.2. GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG IV.2.1. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí Nguồn gốc phát sinh: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí do các nguồn phát sinh sau đây: - Mùi tanh của nguyên liệu tươi. - Mùi hôi bốc lên từ sân phơi nguyên liệu. - Mùi hôi do quá trình phân hủy chất thải rắn, nước thải sinh ra các loại khí như: Clorin khử trùng, NH3, H2S, mercaptan, axit hữu cơ... - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ tạo ra bụi và khí thải có chứa NOx, CO, SO2… - Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống lạnh (nhiệt lạnh). - Khí thải từ lò hơi ở công đoạn luộc hấp, nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO (khí thải từ lò nấu gas với lượng sử dụng không đáng kể, ít gây ô nhiễm nên không tính toán tại báo cáo này) . Tải lượng: Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC sinh ra từ lò hơi đốt dầu DO: Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, 1993, tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO được định mức như sau: Bảng17 - Tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO VOC Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) 0,28 20xS 2,84 0,71 0,035 Lò hơi sử dụng tại Nhà máy cho mục đích luộc, hấp hàng chín. Nhiên liệu đốt là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu là (1,0%). Lượng dầu DO sử dụng tại Nhà máy cho mục đích đốt lò khoảng 12,2 tấn/năm (61kg/ngày). Như vậy, theo hệ số ô nhiễm của WHO, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò hơi đốt dầu DO được tính như sau: Bảng 10: Tải lượng các chất ô nhiễm từ lò hơi đốt dầu DO Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) (g/s) Bụi 0,017 0,0002 SO2 1,220 0,0141 NOx 0,173 0,002 CO 0,043 0,0005 VOC 2,135.10-3 2,47x10-5 Theo lý thuyết, khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO với nhiệt độ khí thải là 130oC, hệ số thừa không khí a = 0,3 thì lưu lượng khí thải sinh ra là 22,5m3, có thể tính được lưu lượng khí thải sinh ra từ lò hơi đốt dầu DO trong một ngày đêm sản xuất là 1372,5m3/ngày. Từ đó, có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm thải ra từ lò hơi đốt dầu DO như sau: Thành phần nhiên liệu. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO có thành phần: Cacbon : 85,55% Hyđro : 11,5% Oxi : 0,2% Nitơ : 0,2% Lưu huỳnh : 0,4% Độ tro : 1,5% Độ ẩm chứa trong nhiên liệu : 2% Thông số vật lý: - Nhiệt độ, độ ẩm kk mùa hè: t =34,5oC, độ ẩm =75% => d= 25,2 - Nhiệt độ, độ ẩm kk mùa đông: t =18,5oC, độ ẩm =85% => d= 11,3 Lượng nhiên liệu tiêu thụ. B = 61 kg/ngày = 2,54 kg/h TÍNH TOÁN SẢN PHẨM CHÁY MÙA HÈ I. TÍNH TOÁN SẢN PHẨM CHÁY Ở ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN (Bảng 1) TT Đại lượng tính toán Đơn vị Kí hiệu, công thức tính toán, Kết quả 1 Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình cháy = 10,6566 2 Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy ở t0 = 300C, j = 65%, d = 17 g/kg = 11,0863 3 Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí a = 1,2 ÷ 1,6 = 15,5208 (α = 1,4) 4 Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy = 0,00273 5 Lượng khí CO trong sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hoá học và cơ học h = 0,01÷ 0,05 = 0,04786 6 Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy = 1,5377 7 Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy = 1,857 8 Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy = 12,212 9 Lượng khí O2 trong không khí thừa = 0.9312 10 Lượng sản phẩm cháy tổng cộng (hay lượng khói thải bằng tổng số các mục từ 4 ÷ 9) = 16,585 11 Lượng khói (SPC) ở điều kiện tiêu chuẩn. = 0.0138 12 Lượng SPC (khói) ở điều kiện thực tế = 0,0204 13 Lượng khí SO2 với rSO2 = 2,926 kg/m3 chuẩn = 0,0066 14 Lượng khí CO với rCO= 1,25 kg/m3 chuẩn = 0,0498 15 Lượng khí CO2 với rCO2 = 1,977 kg/m3 chuẩn = 2,533 16 Lượng tro bụi với hệ số tro baytheo khói a = 0,8 ÷ 0,85 = 0,000625 II. TÍNH TOÁN NỒNG ĐỘ PHÁT THẢI (Bảng 2) TT Đại lượng tính toán Đơn vị Kí hiệu, công thức tính toán, Kết quả 1 Nồng độ phát thải khí SO2 = 0,3265 2 Nồng độ phát thải khí CO = 2,4438 3 Nồng độ phát thải khí CO2 = 124,17 4 Nồng độ phát thải bụi = 0,0306 TÍNH TOÁN SẢN PHẨM CHÁY MÙA ĐÔNG I. TÍNH TOÁN SẢN PHẨM CHÁY Ở ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN (Bảng 1) TT Đại lượng tính toán Đơn vị Kí hiệu, công thức tính toán, Kết quả 1 Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình cháy = 10,6566 2 Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy ở t0 = 300C, j = 65%, d = 17 g/kg = 10,8493 3 Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí a = 1,2 ÷ 1,6 = 15,189 (α = 1,4) 4 Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy = 0,02732 5 Lượng khí CO trong sản phẩm cháy với hệ số cháy không hoàn toàn về hoá học và cơ học h = 0,01÷ 0,05 = 0,04786 6 Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy = 1,53768 7 Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy = 1,57592 8 Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy = 12 9 Lượng khí O2 trong không khí thừa = 0.91134 10 Lượng sản phẩm cháy tổng cộng (hay lượng khói thải bằng tổng số các mục từ 4 ÷ 9) = 16,085 11 Lượng khói (SPC) ở điều kiện tiêu chuẩn. = 0,0134 12 Lượng SPC (khói) ở điều kiện thực tế = 0,02 13 Lượng khí SO2 với rSO2 = 2,926 kg/m3 chuẩn = 0,0066 14 Lượng khí CO với rCO= 1,25 kg/m3 chuẩn = 0,05 15 Lượng khí CO2 với rCO2 = 1,977 kg/m3 chuẩn = 2,533 16 Lượng tro bụi với hệ số tro baytheo khói a = 0,8 ÷ 0,85 = 0,0006 II. TÍNH TOÁN NỒNG ĐỘ PHÁT THẢI (Bảng 2) TT Đại lượng tính toán Đơn vị Kí hiệu, công thức tính toán, Kết quả 1 Nồng độ phát thải khí SO2 = 0,3366 2 Nồng độ phát thải khí CO = 2,5198 3 Nồng độ phát thải khí CO2 = 128,03 4 Nồng độ phát thải bụi = 0,0315 So với TCVN 5939-2005 thì chỉ có hàm lượng CO là vượt tiêu chuẩn, để xử lí hàm lượng ô nhiễm này công ty sẽ cải tiến công nghệ đốt. Bảng 11: Nồng độ các chất ô nhiễm từ lò hơi đốt dầu DO Các chất ô nhiễm TCVN 5939-2005 Bụi 200 SO2 500 NOx 850 CO 1000 VOC - Chiều cao ống khói 10m và đường kính ống khói 0,3m như dự kiến của nhà máy đủ để phát tán các chất ô nhiễm không khí ra môi trường xung quanh. Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC từ các phương tiện giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm ra vào khu vực Nhà máy cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CO2, CxHy. Theo kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, dự kiến hàng ngày có từ 2-4 xe loại trọng tải từ 3,5-16 tấn ra vào nhà máy. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau: Bảng 12: Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993, thải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5-16 tấn, với xe chạy dầu Diezen (S=1%), và tốc độ trung bình 8 - 10 km được xác định như sau: Bảng 13: Thải lượng bụi và các chất ô nhiễm của xe chạy dầu Diezen Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 04 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0,009 0,0360 SO2 0,0429 0,1716 NOx 0,118 0,4720 CO 0,06 0,2400 VOC 0,026 0,1040 Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy lưu thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của Nhà máy đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. Do đó, Nhà máy sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp vấn đề này nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trong khu vực. Đối với hệ thống lạnh dùng Freon (F22): lượng F22 sinh ra từ hệ thống lạnh chủ yếu là do bị rò rỉ. Nhà máy sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. IV.2.2. Tiếng ồn và vi khí hậu: Tiếng ồn từ hoạt động của Nhà máy có khả năng sinh ra từ các nguồn: Tiếng ồn tại máy nén của hệ thống lạnh, mức độ ồn phát ra tại các máy nén ở một số cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như Nhà máy Thủy đặc sản Nam Ô, Thủy sản F86... trung bình khoảng từ 70-75 dBA. Tiếng ồn giao thông chủ yếu từ các xe chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm. Các nguồn này có tính chất không liên tục và cường độ âm thanh thường ở mức trung bình khoảng 45-65dBA. Về điều kiện vi khí hậu: Là một ngành chế biến hàng thực phẩm nên tại các phân xưởng chế biến, tiếp nhận nguyên liệu,... thường ẩm ướt, đòi hỏi phải thông thoáng, thường xuyên phải được khử trùng đảm bảo vệ sinh trước khi vào và ra khỏi phân xưởng. Vì vậy, độ ẩm ở các phân xưởng này khá cao, nếu không có biện pháp thông thoáng hợp lý về lâu dài có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. IV.2.3. Các tác động của khí thải đến môi trường Tác hại của mùi hôi và các khí độc hại: Mùi hôi chủ yếu phát sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn và mùi tanh của nguyên liệu tươi. Mùi hôi là một đặc trưng cơ bản của các Nhà máy chế biến thủy sản. Khi xâm nhập vào cơ thể (qua phổi) các hợp chất này nhanh chóng bị oxy hóa tạo thành các sulphat, các hợp chất có độc tính thấp. Không có hiện tượng tích lũy trong cơ thể, 6% lượng hấp thụ được thải ra qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được thải ra qua nước tiểu. Chỉ khi hít thở một lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, amoniac...thì mới có thể gây độc tính, gây thiếu oxy đột ngột có thể dẫn đến tử vong do ngạt. Bệnh nhân nhiểm độc có các dấu hiệu thường gặp là buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu và giảm thị lực. Cơ chế nhiểm độc như sau: các khí này ức chế men hô hấp Warburg (men Chytochrome oxydazase) bằng cách kết hợp với sắt và quá trình oxy hóa - khử bị phong bế. Các sunfua được tạo thành có thể xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng cảm giác - mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh và thần kinh Hering. Do mùi đặc trưng dễ nhận biết nên việc phát hiện ô nhiễm các chất khí sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trở nên dễ dàng và có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với sunfuahydro ở nồng độ dưới mức gây độc tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể xuất hiện là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính... Tác hại của bụi: Bụi là tập hợp nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ tồn tại ở dạng lơ lửng, bụi lắng và các hệ gồm hơi, khói, mù,... Khi tiếp xúc với bụi, phần lớn bụi có kích thước lớn hơn 5µm bị các dịch nhầy ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại, các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn có thể theo không khí vào đến tận phế nang, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây kích thích hệ cơ học, xơ hóa phổi gây tổn thương chức năng phổi cấp tính hoặc mãn tính. Tác hại của khí acid và hydrocacbon: Khí acid: SOx, NOx tiếp xúc với oxy không khí, hơi nước sẽ biến thành các hơi acid gây kích thích với niêm mạc. Hơi acid vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi qua đường tiêu hóa sau đó phân tán vào tuần hoàn máu. Hơi acid kết hợp với bụi tạo thành các bụi acid lơ lửng, với kích thước nhỏ khoảng 1 - 2m sẽ xâm nhập vào phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến bạch huyết. Khí acid kết hợp với nước mưa tạo thành mưa acid gây ảnh hưởng đến cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ hơi acid trong không khí cao sẽ gây chấn thương lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Sự có mặt của các khí acid trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy các công trình xây dựng nhà cửa và vật liệu,... Cơ thể người đề kháng với CO rất thấp, khi vào cơ thể do có ái lực hóa học mạnh với hemoglobin so với oxy do kết hợp tạo thành carboxyhemoglobin khá bền làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin đến các tổ chức tế bào. Hydrocarbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi... Khi hít thở hơi hydrocacbon ở nồng độ 40.000mg/m3 có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng: t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường cho Dự án xây dựng nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản TCM - Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan