Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú

Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, các nguồn phát thải làm ô nhiễm môi trường không khí là không liên tục do thời gian thi công ngắn. Tuy nhiên, do dự án được thực hiện nằm trong khuôn viên của bệnh viện vì thế ngoài những tác động đến công nhân trực tiếp làm việc trên công trường, nó còn tác động đến khu vực điều trị, khám chữa bệnh hiện có của bệnh viện.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng cơ bản:

- Các hạng mục công trình thi công được che chắn, đảm bảo đúng quy định về xây dựng.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá phải được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở nguyên vật liệu vượt quá khối lượng quy định.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, trong khu vực điều trị bệnh nhân.

- Không sử dụng các xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình, được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung.

- Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ phát tán bụi tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, BQL dự án sẽ chú ý phun nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu hanh khô.

- Ban quản lý dự án dự án phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, rung.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5945-2005 Min TB Max (Cột A) (Cột B) 1 PH 6,2 7,4 8,1 6 - 9 2 NH4+ (mg/l) 8,0 14 25 5 10 3 BOD5 (mg/l) 110 150 250 30 50 4 COD (mg/l) 140 200 300 50 80 5 Cặn lơ lửng (mg/l) 100 160 220 50 100 6 Coliform (MPN/100 ml) 106 107 109 3000 5000 c. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu và đào tạo cán bộ, từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, khách vãng lai và nhân viên y tế. Đặc trưng của chất thải rắn của bệnh viện có chứa một lượng nhất định các vật tư y tế tiêu hoa, vật phẩm y tế cùng với các chất thải khác như rác thải sinh hoạt. Nhiều loại vật phẩm y tế thường mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hoặc là một môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Do vậy, nếu rác thải không được quản lý hoặc xử lý thích hợp sẽ là nguồn lây lan bệnh tật ra môi trường xung quanh. Bảng 19: Định mức rác thải tại bệnh viện [6] TT Tuyến bệnh viện Chất thải trung bình của bệnh viện (kg/giường bệnh/ngày đêm) Chất thải nguy hại (kg/giường bệnh/ngày đêm) 1 Bệnh viện tuyến tỉnh 1,23 0,35 2 Bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố 1,02 0,20 Trung bình 1,13 0,23 Như vậy, với quy mô 700 giường bệnh, lượng rác thải của bệnh viện 71 TW thải ra hằng ngày trung bình khoảng 791 kg/ngày đêm. Trong đó chiếm 23% là rác thải nguy hại tương đương 182 kg/ngày đêm. - Chất thải rắn nguy hại: Theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải độc hại của bệnh viện được chia thành các nhóm như sau: Nhóm A: Bao gồm các loại bông, băng, găng tay, rác thải nhiễm bẩn trong quá trình băng, bó bột có tiếp xúc với vết mổ, có dính máu. Đặc biệt là các chất thải từ các ca bệnh truyền nhiễm như bệnh phẩm sinh thiết, máu, phân, nước tiểu và các mô từ cơ thể bệnh nhân, các chi, rau thai...và các mô từ các phòng xét nghiệm. Nhóm B: Là các chất thải rắn bao gồm: bơm kim tiêm, lọ, ống thuốc, cốc tiêm, thủy tinh, lưỡi dao mổ và các dụng cụ cứng khác. Nhóm C: Các chất thải phát sinh từ các labo xét nghiệm và nhà đại thể (không thuộc nhóm A ). Nhóm D: Các chất thải dược và hóa học (thuốc, vắc xin, các dung môi hữu cơ, hóa chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ...). Nhóm E: Các loại đồ vải như: ga trải giường thanh lý, lọ đựng nước tiểu, túi O2, đệm cũ không sử dụng được... - Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại. Nguồn chất thải này phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn... bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đứng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh. d. Nguồn phát sinh phóng xạ Phát sinh chủ yếu từ hoạt động chuẩn đoán hình ảnh, điều trị tích cực và nghiên cứu. Phát sinh trong quá trình vận hành máy chiếu, chụp X-quang, cắt lớp CT (CT-Scanner), cộng hưởng từ (MRI), chất thải phóng xạ... - Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong khâu xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, điều trị như: ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ... - Chất thải phóng xạ lỏng: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa chất phóng xạ... - Chất thải phóng xạ khí gồm: cỏc chất khớ khụng dựng trong lõm sàng như 133Xe, cỏc khớ thoỏt ra từ cỏc kho chứa chất phúng xạ ... Bảng 20: Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế Hạt nhõn phúng xạ Cỏc hạt phỏt sinh Thời gian bỏn huỷ Ứng dụng 3H Hạt beta 12,3 năm Nghiờn cứu 14C Hạt beta 5730 năm Nghiờn cứu 32P Hạt beta 14,3 ngày Trị liệu 51Cr Tia gamma 27,8 ngày Chẩn đoỏn in vitro 57Co Hạt beta 270 ngày Chẩn đoỏn in vitro 59Fe Hạt beta 45,5 ngày Chẩn đoỏn in vitro 67Ga Tia gamma 72 giờ Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 75Se Tia gamma 120 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 123I Tia gamma 13 giờ Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 125I Tia gamma 60 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 131I Hạt beta 8 ngày Trị liệu, nghiờn cứu 133Xe Hạt beta 5,3 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 3.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra Lượng nước thải phát sinh lớn khi dự án đi vào hoạt động nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả có khả năng gây hiện tượng phú dưỡng tại các khu vực tiếp nhận nước thải gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Đặc biệt tại các khu vực có các nguồn phát sinh ô nhiễm phóng xạ nếu không được quản lý chặt chẽ và xây dựng không đúng quy chuẩn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của y bác sỹ, người bệnh và người dân quanh vùng. Việc khoan thăm dò địa chất trong quá trình khảo sát sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nếu chủ dự án không có biện pháp lấp hố khoan hợp lý và đúng kỹ thuật, thì tại các lỗ khoan này có thể xuất hiện các hiện tượng sụt lún bề mặt, thậm chí có thể làm thay đổi mực nước ngầm. Trong giai đoạn thi công xe vận chuyển nguyên vật liệu ra vào thường xuyên, sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực dự án; có thể gây tai nạn, dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. 3.3. Đối tượng, quy mô bị tác động - Tác động trực tiếp: Các nguồn chất thải phát sinh trong quá trình thi công và hoạt động của dự án nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần môi trường như: + Môi trường không khí xung quanh. + Môi trường nước. + Môi trường đất. + Môi trường kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đưa dự án vào hoạt động sẽ cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Quảng Tâm. - Tác động gián tiếp: Các thành phần môi trường cơ bản khi bị ô nhiễm sẽ gián tiếp tác động xấu tới sức khỏe người dân quanh vùng. ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường chung của người dân. Những tác động tiềm tàng nêu trên có quy mô rộng, thời gian tác động kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường một cách cụ thể, hợp lý và bền vững. 3.4. Đánh giá tác động 3.4.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản a. Tác động đến môi trường không khí - Bụi, đất đá và hơi khí độc Khi thi công dự án, một khối lượng lớn vật liệu xây dựng, máy móc thi công được chuyển đến khu vực dự án để phục vụ cho công tác san nền và xây dựng cơ bản. Kéo theo đó là một lượng lớn bụi thải, đất đá rơi vãi và hơi khí độc. Bụi, đất đá và hơi khí phát sinh trong giai đoạn này nếu không được kiểm soát thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân, y bác sỹ trong bệnh viện và bệnh nhân đang điều trị nội trú. Đặc biệt là những người công nhân thi công trên công trường. Tuy có thời gian tiếp xúc với các tác nhân nêu trên không dài nhưng với nồng độ cao cũng có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, phế quản, khí quản...), các bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…); các bệnh về mắt (viêm mi mắt, viêm giác mạc mắt...), các bệnh về đường tiêu hóa v.v... Bụi ô nhiễm này còn có tác dụng xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ chậm phát triển, lá úa vàng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển và đơm hoa kết trái của cây trồng. - Tiếng ồn: Phát sinh từ hoạt động xây dựng sẽ góp phần ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí xung quanh, môi trường lao động của người công nhân và môi trường làm việc cũng như điều trị của y bác sỹ trong bệnh viện. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhĩ, ù tai, điếc ...). Đối với người bệnh đang điều trị cần sự yên tĩnh tuyệt đối thì tiếng ồn trong giai đoạn này là tác nhân gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình đều trị. - Nước thải: Việc ngập úng do nước mưa, nước thải sinh hoạt trong quá trình này là có thể xảy ra. Tại các khu vực ngập úng lâu ngày sẽ phát sinh các hơi khí không mong muốn như H2S, NH3 làm ô nhiễm môi trường xung quanh. b. Tác động đến môi trường nước - Nước thải: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công và nước mưa chảy tràn. + Nước thải sinh hoạt bình quân khoảng từ 60 - 80 lit/người/ngày đêm [7], tuy nhiên lượng thải này cũng thay đổi theo thời gian trong quá trình thi công. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. + Nước mưa chảy tràn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thời tiết, khí hậu trong khu vực. Nước mưa chảy tràn có hàm lượng chất lơ lửng và bùn đất cao, ngoài ra còn nhiều tạp chất khác như dầu, mỡ... Tác động dễ nhận thấy nhất của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập úng cục bộ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Ngoài ra với thành phần ô nhiễm như trên, nguồn nước thải này khi thải trực tiếp vào môi trường tiếp nhận mà không qua khâu xử lý sơ bộ nào sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm nước mặt khu vực xung quanh. Do đây là vùng đất cát nên tốc độ thấm của nước là rất cao. Khi đó nguồn nước thải này có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng nông do trong quá trình tự thấm chúng kéo theo các hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ, vi sinh vật. - Bụi, đất đá thải và chất thải rắn: Đất đá thải và bụi phát sinh có thể gây tắc các đường ống dẫn nước thải, thoát nước mưa trong bệnh viện. Góp phần lằn tăng khả năng ngập úng cục bộ, đồng thời nước rỉ rác với các thành phần ô nhiễm hữu cơ cao cũng sẽ làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước thải chung này. Đây là nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm tầng nông. c. Tác động tới sức khỏe người công nhân - Ô nhiễm không khí, tiếng ồn là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người công nhân, ảnh hưởng tới khả năng tập trung công việc, giảm hiệu quả sản xuất của công nhân và tăng nguy cơ tai nạn trong lao động. - Chất thải rắn phát sinh nếu không được quản lý và thu gom hiệu quả sẽ là môi trường có nguy cơ cao đối với người công nhân. Lượng chất thải này chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của công nhân (bao bì, vỏ đồ hộp, túi nilon…) và chất thải rắn trong xây dựng (bao bì xi măng, đất đá rơi vãi, thép vật liệu thừa…). Chúng có khối lượng không lớn, tuy nhiên rất khó kiểm soát do không tập trung và thói quen trong sinh hoạt. Việc để rơi vãi các vật liệu thừa như: đinh sét, dây kẽm gỉ, lưỡi cưa... có thể gây ảnh hưởng đến công nhân thi công, cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi dẫm phải. Tuỳ vào mức độ, ảnh hưởng có thể đưa đến bệnh uốn ván, rất nguy hiểm đến tính mạng. 3.4.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động. 3.4.2.1. Tác động đến các thành phần môi trường. a. Tác động đến môi trường không khí. Các hơi khí độc, mùi lạ phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau với sự phân bố nồng độ không đều theo không gian và thời gian làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường không khí. Tại các khu làm việc và khu điều trị, trong điều kiện thông khí kém, các tác nhân này làm giảm chất lượng không khí gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhâ và y bác sỹ. Với khả năng phát tán nhanh trên diện rộng, một số hơi khí độc và mùi lạ, Sol khí và các vi khuẩn gây bệnh đặc biệt trong các khâu khử trùng, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn... góp phần làm giảm chất lượng môi trường không khí dân cư xung quanh. Môi trường không khí bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và vật nuôi. Có thể kể ra đây tác động xấu của một số hợp chất hữu cơ, vô cơ và vi khuẩn gây bệnh khi chúng tồn tại trong không khí. + Bụi: Khi ngửi phải bụi cơ học vào phổi, phổi sẽ bị kích thích và phát sinh những phản ứng gây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về hô hấp. + Khí CO: Khí CO là một loại khí độc do có phản ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu và tạo ra Cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với oxy. Hàm lượng COHb trong máu từ 2-5% bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khi hàm lượng COHb trong máu tăng 10-20% các chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương. Nếu hàm lượng COHb tăng đến hơn 60% có nguy cơ gây tử vong cao. + Khí SO2: Là khí dễ hoà tan trong nước và được hấp thụ rất nhanh khi hít thở bầu không khí nhiễm SO2. Khí SO2 ở nồng độ thấp (1-5 ppm) xuất hiện sự co thắt tạm thời tại các cơ mềm, ở nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiết nước nhầy và viêm tấy thành khí quản, làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp và gây khó thở. + Các khí NOx: Là chất độc hại có tác hại gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính. Về mức độ độc hại thì khí NO2 có tác động cao nhất so với các khí , NO, N2O5. Khí NO2 gây các tác động tới con người tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc [8]. Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian tiếp xúc Hậu quả ≥ 500 48 giờ Tử vong 300-400 2-10 ngày Gây viêm phổi và tử vong 150-200 3-5 tuần Viêm xơ cuống phổi 50-100 6-8 tuần Viêm cuống và màng phổi + Khí HCl: Khi tiếp xúc với cơ thể khí HCl sẽ tạo thành Axit Clohidrit có tính phá huỷ cao. Hít thở khí HCl với nồng độ thấp gây ho, nghẹt thở, viêm mũi, họng và phần phía trên của hệ hô hấp. Khi tiếp xúc với khí HCl ở nồng độ cao gây phù phổi, tê liệt hệ tuần hoàn và dẫn đến tử vong. Khí HCl tiếp xúc với da có thể gây mẩn đỏ, các thương tổn hay bỏng nghiêm trọng và cũng có thể gây mù mắt. + Dioxin: Là tên gọi chung của một nhóm các hợp chất hoá học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Trong nhóm các hợp chất hoá học thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin). Dioxin cú nguy cơ tỏc động toàn cầu, cú đặc tớnh bền vững rất cao và khả năng làm nhiễm bẩn nước ngầm, khụng khớ, lương thực thực phẩm... Thậm chớ ở nồng độ rất thấp, Dioxin cũng cú khả năng gõy rối loạn nội tiết, phỏ hủy cõn bằng miễn dịch, gõy ung thư, quỏi thai, dị dạng, thiểu năng trí tuệ... + Vi khuẩn gây bệnh: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng của bệnh viện là các loại vi khuẩn trong không khí. Sự tồn tại của các loại vi khuẩn phụ thuộc rất lớn vào môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm, không khí… Một số vi khuẩn gây bệnh có thời gian tồn tại rất lâu trong không khí, trong những nơi ẩm ướt, tối tăm và có thể phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ là 370C. Bảng 21: Thời gian tồn tại của một số VK gây bệnh thường có trong không khí [7] STT Loại vi khuẩn Thời gian tồn tại 1 Phế cầu 4 - 5 tháng 2 Liên cầu khuẩn tan huyết 2,5 - 6 tháng 3 Tụ cầu vàng 3 ngày 4 Trực khuẩn dịch hạch 8 ngày 5 Trực khuẩn bạch cầu 30 ngày 6 Trực khuẩn lao Bacillus Koch 70 ngày Các nguồn phát sinh vi khuẩn từ bệnh phẩm, chất thải người bệnh… rất dễ xâm nhập làm ô nhiễm không khí, dẫn đến khả năng lây lan mầm bệnh cho con người do hít phải không khí nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn có khả năng phát tán mạnh trong môi trường không khí như: trực khuẩn lao, siêu vi khuẩn cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh sởi, đậu mùa, quai bị… b. Tác động đến môi trường nước - Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên của bệnh viện sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất hữu cơ và đất cát xuống cống thoát nước. Làm tắc các cống thoát nước từ đó tích tụ các chất bẩn phát sinh mùi hôi thối, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi trùng phát triển. Tác động lớn nhất do nước mưa chảy tràn gây ra là do nồng độ chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao... khi điều kiện vệ sinh công sở không sạch, công tác quản lý chất thải rắn không hợp lý, quá trình vận chyển chất thải lỏng không kín sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mưa chảy tràn. Khi nguồn nước thải này được thải vào môi trường sẽ gây đục nguồn nước mặt, gây bồi lắng vực nước, lâu dài có thể gây hiện tượng phú dưỡng dẫn tới bùn hóa các khu vực nước nông, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của sinh vật thuỷ sinh. - Nước thải bệnh viện + Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khoa lâm sàng, cận lâm sằng (từ các khoa điều trị, phòng phẫu thuật, nhà đại thể, lau rửa phòng mổ, vệ sinh buồng bệnh...) mang lượng lớn vi trùng, chủ yếu là virut đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm. Ngoài ra, trong thành phần của nước thải còn có hoá chất phát sinh từ các loại thuốc, văcxin quá hạn, các dung môi hữu cơ, các hoá chất xét nghiệm... Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp lượng nước thải này ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, lượng kháng sinh tồn dư trong nước thải sẽ làm chết các vi sinh cật chỉ thị trong nước, do đó gây mất cân bằng giữa các hệ sinh vật trong nước. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thuỷ sinh. Sự phân huỷ các chất hữu cơ cũng sinh ra một hàm lượng lớn ion sunfat trong nước. Trong điều kiện hiếm khí, các ion sunfat này sẽ bị phân huỷ sinh học giải phóng khí H2S, sinh ra mùi khó chịu và độc hại cho con người. Ngoài ra do dư thừa các chất dinh dưỡng Nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng kéo theo sự phát triển của các loài tảo không mong muốn tại các vùng tiếp nhận nước thải. Các loài tảo sẽ phát triển rất nhanh trong mùa cạn khi mà lưu lượng nước trao đổi (pha loãng) giảm xuống và khả năng tự làm sạch của nước kém đi. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ cúng sẽ làm giảm nồng độ ô xi hòa tan trong nước. Khi nồng độ ô xi hòa tan trong nước xuống thấp, các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại khu vực có nồng độ ô xi hòa tan xuống quá thấp thì thường sảy ra quá trình phân hủy kị khí lớp bùn đáy, phát sinh mùi hôi thối. Đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước. Ngược lại nấm và vi khuẩn phát triển mạnh nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng NH4+, phát sinh các khí độc hại, có mùi khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống dưới nước và môi trường không khí xung quanh. + Nước thải từ các labo xét nghiệm tuy có lưu lượng ít, tuy nhiên trong nguồn nước thải này có chứa các hoá chất xét nghiệm, chất kháng sinh, các kim loại nặng. Nếu thải chung với các dòng thải hoặc thải trực tiếp và môi trường sẽ gây ức chế quá trình hoạt động của vi sinh vật có lợi, dẫn đến hiệu quả xử lý trong hệ thống xử lý nước thải và quá trình tự làm sạch nước của tự nhiên bị giảm xuống. c. Tác động đến môi trường đất. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất chính yếu là nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nước thải và khí thải có chứa các hợp chất gây ô nhiễm khi đi vào môi trường đất sẽ làm biến đổi tính chất hóa lý, cơ học của đất. Nồng độ các chất ô nhiễm trong đất càng cao thì nồng độ oxi trong đất càng thấp, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của các loài sinh vật trong đất. Môi trường đất là nơi tiếp nhận cuối cùng các dòng thải, đặc biệt là chất thải rắn. Đối với các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án dưới mọi hình thức, dù đã xử lý hay chưa xử lý đều được tiếp nhận bởi môi trường đất (chôn lấp, bề mặt). ở những nơi tập trung nồng độ các chất gây ô nhiễm cao, thành phần các chất ô nhiễm phức tạp sẽ làm thay đổi khả năng tự phục hồi của đất, ảnh hưởng đến các tác động giữa đất - nước - không khí, thay đổi môi trường sống của các loại động thực vật trong khu vực, từ đó làm mất cân bằng sinh thái vùng. Ngoài các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải; khí thải và chất thải rắn, thì các vi sinh vật gây bệnh cũng có tác động làm ô nhiễm môi trường đất. Một số vi sinh vật gây bệnh gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là: + Trực khuẩn lỵ: Trực khuẩn lỵ chết rất nhanh trong phân tươi, nhưng sau khi tẩy uế phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ có chất hữu cơ trong đất. Trực khuẩn lỵ thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt. + Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Đất trồng là môi trường không thuận lợi cho các vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn phát triển. Chúng sẽ chết sau một thời gian tồn tại trong đất. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn và loại đất (nhiệt độ, độ ẩm, dự trữ chất hữu cơ, pH, khuẩn lạc, vi khuẩn đối kháng...) trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn có thể tồn tại khá lâu trong đất. + Phẩy khuẩn tả: Tồn tại trong đất không quá 1 tháng, khả năng sinh tồn của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đất bị nhiễm khuẩn bởi phân tươi, các chất hữu cơ kéo dài, thời gian tồn tại của phẩy khuẩn tả có thể tăng lên từ 5-7 tháng. Khả năng sinh tồn của vi khuẩn này còn bị ảnh hưởng bởi thành phần cơ học của đất, các vi khuẩn đối kháng và các nhân tố sinh học. + Ký sinh trùng (giun sán): Ký sinh trùng được truyền qua đất, nhất là đất bị nhiễm phân, đất mang kén amip. Những vùng đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải nói chung nếu dùng vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hay trồng hoa màu, các chất ô nhiễm sẽ qua động thực vật mà ảnh hưởng tới sức khỏe con người qua chuổi thức ăn bởi quá trình tích tụ sinh học gây độc hại lớn . d. Tác động dịch tễ học của chất thải bệnh viện. Trong chất thải bệnh viện các vi sinh vật rất đa dạng về chủng loại và có nguy cơ gây bệnh cao như: - Các vi khuẩn Salmonella, Shigella, Vbrrio, Coliform, tụ cầu, liên cầu, Preudomonas... thường kháng với nhiều loại kháng sinh, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. - Các vi rút đường tiêu hóa như Echo, Coxsakie, Rotavirut.. có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn... - Trong chất thất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải còn chứa rất nhiều ký sinh trùng như Amip, trứng giun sán, các loại nấm hạ đẳng... virut viêm gan B, C. Chúng có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, viêm gân siêu vi trùng.. tương đối cao. - Ngoài ra, chất thải bệnh viện nếu không được xử lý triệt để còn là cư trú, nguồn cung cấp thức ăn, môi trường thuận lợi cho các vecto truyền bệnh phát triển như: chuột, bọ, rồi muỗi... Do đó, chất thải bệnh viện nhất thiết được kiểm tra, phân loại và xử lý theo một qua trình nghiêm ngặt trước khi thải vào môi trường. e. Một số tác động khác. - Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường như phát sinh mùi hôi, ngăn cản dòng chảy của hệ thống cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, các loài vật gặm nhấm chuột, bọ sinh sôi và phát triển. Đặc trưng của chất thải rắn của bệnh viện là chứa các vật phẩm y tế mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua vết trầy xước trên da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Loại chất thải này mang nhiều yếu tố có tác động trực tiếp làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Ngoài ra, chất thải rắn y tế có khả năng lan truyền bệnh tật, do ruồi muỗi, côn trùng và phát tán các bệnh như: thương hàn, tả lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban, viêm gan A và các bệnh truyền nhiễm khác. Đặc biệt đối với một số chất thải chất thải rắn nguy hại: chất thải rắn nhiễm phóng xạ, các lọ đựng hóa chất gây độc tế bào, các lọ hóa chất nguy hại hết hạn... nếu không có biện pháp xử lý riêng khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm moi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước. Khi tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc qua đường hô hấp chúng có thể gây đột biến gen, ung thu và các bệnh nguy hiểm khác có tính di truyền đối với con người à động thực vật xung quanh. - Tác động của bức xạ Gamma: Bức xạ Gamma phát sinh trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị chiếu, chụp X-quang, máy siêu âm, máy điện tim… ảnh hưởng của bức xạ Gamma tới sức khoẻ của con người dựa trên liều lượng, thời gian tiếp xúc, khoảng cách và phương thức chiếu. Khi bức xạ Gamma đi vào cơ thể chúng sẽ tương tác với các chất trong cơ thể và tạo ra các điện từ thứ cấp. Các điện từ thứ cấp này là các hạt nhân mang điện gây ra hiện tượng ion hoá dẫn đến sự phá huỷ các tế bào sống trong cơ thể có thể là nguyên nhân của các loại bệnh nan y. 3.4.2.2. Tác động đên tình hình kinh tế-xã hội. + Sức khỏe cộng đồng: Dự án nâng cấp và mở rộng bệnh viện 71 Trung ương đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng; góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải bệnh viện gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. + Kinh tế xã hội: Quá trình hình thành và sự hoạt động của dự án có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho xã Quảng Tâm nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo công ăn việc làm, môi trường làm việc hiện đại, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân. Việc đưa dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút (gián tiếp và trực tiếp) lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực. Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbenh vien da khoa.doc
Tài liệu liên quan