MỤC LỤC
Mở đầu .1
CHƯƠNG 1 MÔ TẢTÓM TẮT DỰÁN. 7
1.1 TÊN DỰÁN. 7
1.2 CHỦDỰÁN. 7
1.3 VỊTRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰÁN. 7
1.4 NỘI DUNG CHỦYẾU CỦA DỰÁN. 10
1.4.1 Các công trình chính của nhà máy . 10
1.4.2 Các hạng mục công trình phụtrợ. 11
1.4.2.3. Hệthống cấp thoát nước. 11
1.4.2.4. Hệthống cấp điện. 12
1.4.3 Quy trình sản xuất của nhà máy. 12
1.4.4 Danh mục thiết bị. 15
1.4.5 Nguyên vật liệu cho nhà máy. 15
1.4.6 Tiến độthực hiện dựán . 18
1.4.7 Tổng mức đầu tư. 18
1.4.8 Tổchức sản xuất . 19
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾXÃ HỘI. 20
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. 20
2.1.1 Điều kiện vềtựnhiên . 20
2.1.2 Hiện trạng các thành phần môi trường tựnhiên. 22
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾXÃ HỘI XÃ MỸHẠNH BẮC. 26
2.2.1 Sản xuất nông nghiệp. 26
2.2.2 Chăn nuôi . 26
2.2.3 Vềgiáo dục . 26
2.2.4 Vềy tế. 26
2.2.5 Công tác VHTT-TDTT . 27
2.3 CƠSỞHẠTẦNG KCN XUYÊN Á . 27
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 29
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG. 29
3.1.1 Các tác động trong giai đoạn xây dựng. 30
3.1.1.1. Tác động do bụi. 31
3.1.1.2. Tác động do khí thải. 32
3.1.1.3. Tác động do tiếng ồn và rung. 33
3.1.1.4. Tác động do nước thải. 34
3.1.1.5. Tác động do rác thải. 35
3.1.1.6. Tác động đến môi trường kinh tếxã hội. 36
3.1.2 Các tác động trong giai đoạn vận hành . 36
3.1.3 Các rủi ro và sựcốcó thểxảy ra. 45
3.2 NHẬN XÉT VỀ ĐỘCHI TIẾT, ĐỘTIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ . 47
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG
PHÓ SỰCỐMÔI TRƯỜNG. 48
4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU . 48
4.1.1 Biện pháp giảm thiểu tác động giai đoạn xây dựng . 48
4.1.2 Biện pháp giảm thiểu giai đoạn vận hành . 52
4.2 ĐỐI VỚI SỰCỐMÔI TRƯỜNG . 62
4.2.1 Giảm thiểu sựcốtrong giai đoạn xây dựng . 62
4.2.2 Giảm thiểu sựcốtrong giai đoạn vận hành . 64
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG. 69
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 69
5.1.1 Cơcấu tổchức thực hiện. 69
5.1.2 Quản lý môi trường . 70
5.1.3 Hệthống báo cáo . 70
5.1.4 Chương trình quản lý môi trường . 70
5.1.5 Kinh phí thực hiện các công trình xửlý môi trường. 73
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 74
5.2.1 Giám sát chất thải. 74
5.2.2 Dựtrù kinh phí giám sát, quan trắc môi trường. 74
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG . 78
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊVÀ CAM KẾT . 79
1. KẾT LUẬN . 79
2. KIẾN NGHỊ. 79
3. CAM KẾT . 80
90 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12702 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thoát
nước và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện ngay đầu giai đoạn xây
dựng và đấu nối với hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp Xuyên Á
để tránh việc nước thải không được xử lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 35
trường đất, nước ngầm, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, sức khỏe
con người trong khu vực dự án.
3.1.1.5. Tác động do rác thải
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng sẽ gây ảnh hưởng tới môi
trường đất, bao gồm rác thải xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân xây
dựng.
• Chất thải rắn xây dựng: bao gồm
- Đất đào hố móng để đạt được độ sâu thiết kế, ước tính khoảng 3.000 m3.
Lượng đất này đáp ứng kỹ thuật để sử dụng san lấp xây dựng nhà máy.
- Các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải, rơi vãi như sắt, thép vụn,
gạch, đá, xi măng... Chất thải này không thải ra môi trường mà sẽ được
tái sử dụng để san lấp mặt bằng (gạch, đá, xà bần,...) hoặc tái sử dụng,
bán phế liệu (sắt, thép…)
Nhìn chung, hầu hết các chất thải xây dựng phát sinh đều được thu gom để
tái sử dụng hoặc bán phế liệu nên tác động của chất thải xây dựng là không
đáng kể.
• Chất thải nguy hại: dầu mở thải, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, hóa chất xây dựng
như sơn, chất chống thấm...
Dầu mở thải từ quá trình bảo dưỡng, sữa chữa các phương tiện vận chuyên
và thi công trong khu vực dự án. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực
dự án phụ thuộc vào các yếu tố:
o Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công trên công trường;
o Chu kì thay nhớt và bảo dưỡng máy móc (trung bình khoảng 3-6
tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương
tiện).
o Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần (trung bình 7 lít/lần thay)
Tuy nhiên, việc thay dầu mở này được thực hiện tại các khu vực gara xe
chuyên dụng, tuyệt đối không được thay tại khu vực công trường dự án.
• Chất thải rắn sinh hoạt:
Sự tập trung một lực lượng lao động với số lượng lớn trong một thời gian
dài sẽ phát sinh rác thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 15kg/ngày (trung
bình 0,5kg/người/ngày x 30 công nhân). Thành phần chủ yếu của rác thải
sinh hoạt gồm:
- Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như rau quả, thức ăn dư thừa...
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 36
- Các loại bao bì, gói đựng đồ ăn, thức uống...
- Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, thủy tinh...
- Kim loại như vỏ đồ hộp...
Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom hiện có tại
địa phương, sau đó được đưa đến nơi xử lý hợp vệ sinh nên tác động từ loại
chất thải này được đánh giá là nhỏ.
3.1.1.6. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
Quá trình xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội khu vực do sự
tập trung của một lượng công nhân xây dựng. Công tác xây dựng cũng sẽ cần
huy động một số lượng lớn nguồn lao động tại chỗ và nơi khác đến, góp phần
giải quyết việc làm cho một số người lao động, tạo điều kiện cho các hoạt
động kinh doanh dịch vụ trong khu vực phát triển.
Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực, việc tập trung lao động để xây dựng dự án
còn dẫn đến một số tác động tiêu cực về vấn đề xã hội như: việc lưu trú dài
ngày tại địa phương dễ dẫn đến khả năng xảy ra các xung đột giữa công nhân
lao động và người dân địa phương. Đây là loại mâu thuẫn xã hội khó có thể
tránh khỏi nhưng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất.
3.1.2 Các tác động trong giai đoạn vận hành
3.1.2.1 Tác động do bụi
Như đã nêu trên dệt vải và vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm sẽ sinh ra bụi.
Lượng bụi sinh ra có kích thước khác nhau, đặc biệt gây hại đối với sức khoẻ
công nhân là những bụi có kích thước nhỏ lơ lửng trong không khí, khi hít phải
chúng có khả năng xâm nhập vào sâu trong phổi.
Theo phương pháp tính toán nhanh tải lượng ô nhiễm của Tổ chức y tế Thế giới
và trên cơ sở nguyên liệu sản xuất và sử dụng có thể ước tính tải lượng ô nhiễm
bụi như sau :
Bảng 3.6. Tính toán sơ bộ tải lượng ô nhiễm bụi tại nhà máy
Tải lượng bụi ô nhiễm Phương pháp lọc bụi
kg/năm g/s
Trường hợp không có thiết bị lọc bụi 11.339,6 1,31
Trường hợp có hệ thống lọc bụi 7.257,2 0,84
Ghi chú: Tải lượng bụi ô nhiễm tính cho trường hợp nhà máy sản xuất 4.860
tấn nguyên liệu sợi/năm, thời gian làm việc 8h/ngày, một năm làm việc 300
ngày.
So sánh tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế đối với bụi bông cho thấy rằng lượng bụi bông
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 37
vải thải ra một năm là tương đối nhiều và việc quản lý chúng là rất khó, ít
nhiều chúng đã gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh, đồng
thời vì đặc điểm bụi bông vải là bay lơ lửng nên việc ô nhiễm bụi trong các
phân xưởng sợi là điều khó có thể tránh khỏi.
3.1.2.2 Tác động do khí thải
a. Từ quá trình đốt của nồi hơi, nồi dầu
Để cấp nhiệt cho các công đoạn sấy, nhuộm sản phẩm, nhà máy sử dụng nồi
hơi và nồi dầu để cấp nhiệt. Tính toán khí thải của các thiết bị cấp nhiệt dựa
vào lượng nhiên liệu sử dụng của nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm như sau:
+ Sử dụng than đá: 2 tấn/ngày.
+ Sử dụng than củi: 5 tấn/ngày.
• Ước tính tải lượng ô nhiễm
Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong khí thải nồi hơi, nồi dầu được ước
tính trên cơ sở hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bảng 3.7. Hệ số ô nhiễm do đốt than
STT Khí thải Hệ số phát thải (kg/tấn nhiên liệu)
1 Bụi 3,5
2 SO2 19,5
3 NOx 17
4 CO 0,3
Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993
Kết quả tính toán tải lượng đốt nhiên liệu trong trường hợp không có hệ thống
khống chế ô nhiễm như sau:
Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải
Tải lượng ô nhiễm (g/s) Chất ô nhiễm
Than đá Than củi
Bụi 0,243 0,608
SO2 1,354 3,385
NOx 1,181 2,951
CO 0,021 0,052
• Lưu lượng khí thải.
Nếu khi đốt lượng không khí dư là 30% và nhiệt độ khí thải là 4730K thì lưu
lượng khí thải thực tế sinh ra khi đốt cháy 1 tấn than là 45 m3. Như vậy lưu
lượng khí thải khi đốt than đá là 0,312 m3/s và đốt than củi là 0,78m3/s.
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 38
• Nồng độ khí thải
Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu cho nồi
hơi, nồi dầu được tính toán trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và lưu lượng khí thải.
Kết quả tính toán được chỉ ra như sau:
Bảng 3.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải
STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/Nm3) TCVN 5939-2005 loại B
1 Bụi 779,02 200
2 SO2 4.340,28 500
3 NOx 3.783,83 1.000
4 CO 66,77 1.000
Ghi chú: Tiêu chuẩn để so sánh TCVN 5939-2005 (Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các
chất vô cơ trong khí thải công nghiệp áp dụng cho cơ sở xây dựng mới, với KP và Kv =1).
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu phục vụ nồi
hơi, nồi dầu với TCVN 5939 – 2005 cho thấy nồng độ SO2 trong khí thải vượt
tiêu chuẩn cho phép khoảng 8,6 lần, nồng độ NO2 trong khí thải vượt tiêu
chuẩn cho phép khoảng 3,78 lần, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 3,89
lần, nồng độ CO nằm trong giới hạn cho phép.
b. Mùi hôi trong phân xưởng nhuộm
Trong quá trình nhuộm, hơi nước bay hơi do quá trình gia nhiệt cuốn theo các
hóa chất gây mùi hôi như : Các hóa chất tẩy, thuốc nhuộm, các chất cầm màu,
phụ gia ... Do áp dụng qui trình nhuộm kín tiên tiến của Hàn Quốc, Trung
Quốc nên đã hạn chế mức độ ảnh hưởng do mùi hôi đáng kể.
c. Do các phương tiện giao thông vận tải
Trong quá trình hoạt động, nhà máy luôn phải xuất nhập nguyên vật liệu hàng
hóa gây ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Khí thải sinh ra từ các
phương tiện giao thông vận tải có chứa các chất ô nhiễm chỉ thị điển hình như
bụi, SO2, NOx, CO. Khi thải vào không khí chúng sẽ làm tăng thêm nồng độ
các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh.
3.1.2.3 Tác động do độ ồn và nhiệt độ
Cường độ tiếng ồn, nhiệt độ trung bình trong khu vực sản xuất được đưa ra
trong bảng sau:
Bảng 3.10. Độ ồn và nhiệt độ tại các xưởng sản xuất của nhà máy
STT Khu vực Độ ồn (dBA) Nhiệt độ (0C)
1 Khu vực lò hơi 65 39,1
2 Khu vực kho chứa xăng dầu 63 35,4
3 Trung tâm phân xưởng nhuộm 93 36,1
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 39
4 Phân xưởng dệt kim 88 35,5
5 Phân xưởng sợi 90 31,7
6 Phân xưởng dệt thoi 120 32,9
TCVN-5949-1995 (khu sản xuất) 75
Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT 32
Nguồn: theo số liệu trung bình của các nhà máy đã hoạt động
a. Tiếng ồn
Cường độ tiếng ồn trong khu vực sản xuất đều cao hơn Tiêu chuẩn cho phép
từ 5 đến 45 dBA. Cường độ tiếng ồn tại phân xưởng dệt có giá trị cao nhất là
120 dBA, đây cũng là đặc trưng của ngành dệt nói chung.
Trong các loại ô nhiễm tại nhà máy dệt nhuộm thì ô nhiễm tiếng ồn là một
trong những nguồn ô nhiễm thứ yếu. Tuy nhiên, các tác động từ việc ô nhiễm
tiếng ồn quá mức cho phép có thể gây ra những ảnh hưởng đến con người, đến
năng suất lao động của người lao động làm việc tại nhà máy vì nó làm giảm
sự chú y, mệt mỏi, làm tăng các quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương,
giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trung ương.
Khu vực dân cư cách xa nhà máy (> 500m) và vị trí của nhà máy nằm trong
Khu công nghiệp Xuyên Á, có nhiều cây xanh bao phủ nên có khả năng giảm
thiểu được tiếng ồn. Tuy cường độ ồn vượt giới hạn cho phép của TCVN
nhưng chủ dự án sẽ một số biện pháp hỗ trợ của dự án, góp phần làm giảm
thiểu tác động do ồn đối với khu vực xung quanh.
b. Nhiệt độ
Nhìn chung, nhiệt độ không khí tại các xưởng sản xuất khá cao và đặc biệt
trong phân xưởng nhuộm tại nhà máy đều có nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn cho
phép (điều kiện vi khí hậu theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT). Vì vậy
nhà máy cần phải quan tâm đến việc giảm nhiệt độ trong các phân xưởng sản
xuất, nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Do đó cần đầu tư hệ thống
thông thoáng thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc.
3.1.2.4 Tác động do nước thải
a. Nguồn gốc phát sinh
Trong quá trình hoạt động của nhà máy làm phát sinh một lượng nước thải tác
động tới nguồn nước, bao gồm các nguồn chủ yếu như sau:
- Nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình nhuộm, giặt rửa sau nhuộm, vệ
sinh máy móc, thiết bị và sàn nhà xưởng. Nước thải sản xuất có chứa các
tạp chất rắn lơ lửng, các muối và các hợp chất hữu cơ trong thuốc nhuộm,
các chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường,
tinh bột, men, chất oxy hóa...
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 40
- Nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng và vi sinh vật,
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy cuốn theo đất cát, các chất hữu
cơ, các chất cặn bã...
Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm xây dựng 2 hệ thống cống thu gom, thoát
nước mưa và thoát nước thải riêng biệt nhằm giảm tối đa chi phí xử lý nước
thải trong quá trình hoạt động.
b. Nước thải sản xuất
Lưu lượng nước thải: nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất bằng 80% so với
lượng nước cấp, lưu lượng thải trung bình như sau:
290 m3/ngđ x 80% = 232 m3/ngđ.
Dây chuyền nhuộm của gồm các khâu nấu, tẩy, nhuộm, sấy, được thực hiện
tuần tự. Sau mỗi công đoạn đều phải dùng nước sạch để xả rửa toàn bộ lượng
hóa chất, thuốc nhuộm còn dư, nên lượng nước thải cho khâu nhuộm là tương
đối nhiều. Ngoài ra ở các công đoạn giảm trọng, thiết bị rửa hóa chất, hồ vải...
cũng chứa nhiều chất ô nhiễm có hại cho môi trường.
Trong thành phần nước thải dệt nhuộm có thành phần pH, màu, COD, BOD
rất cao. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất dệt
nhuộm của các nhà máy tương dự được đưa ra trong bảng sau.
Bảng 3.11. Thành phần, tính chất nước thải nhuộm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải TCVN 5945 – 2005, loại C
1 pH 8,4 5 - 9
2 SS mg/l 690 200
3 COD mg/l 2.400 400
4 BOD5 mg/l 1.000 100
5 Độ màu PtCo 450 -
6 SO4 mg/l 65 1
7 PO4 mg/l 1,35 -
Nguồn: Xử lý nước thải, Lâm Minh Triết , 2005.
So sánh kết quả phân tích với Tiêu chuẩn đấu nối cho phép của KCN Xuyên Á
(TCVN 5945 – 2005, giới hạn C), các thông số ô nhiễm trong nước thải cho
thấy :
- Hàm lượng COD trong nước thải sản xuất cao hơn tiêu chuẩn từ 6 lần. Hàm
lượng BOD5 trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn từ 10 lần. Như vậy nước
thải sản xuất có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ khá nặng.
- Chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn 3,5 lần.
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 41
- Nhìn chung, các mẫu nước thải được lấy và phân tích đều có chứa hàm
lượng các chất ô nhiễm ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Tóm lại, nước thải của nhà máy cần được thu gom triệt để và được xử lý cục
bộ tại nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của
KCN Xuỵên Á nhằm hạn chế những tác động ảnh hưởng tới môi trường nước,
đất và sức khỏe của con người.
c. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm được sinh ra từ các
nguồn như :
- Bếp ăn tập thể: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải
để dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy
- Nhà tắm rửa: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để
dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy.
- Nhà vệ sinh: nước thải được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại, cặn được
hút định kỳ và phần nước sau bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước
thải cục bộ của nhà máy.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp (theo nghị
định 88/2007/NĐ-CP) với lưu lượng 3,3 m3/ngđ. Với tiêu chuẩn dùng nước
qtc = 45 - 60 lít/người.ngày (TCXDVN 33:2006) cùng với số lượng lao động
là 55 người.
55 công nhân x 60 lít/người/ngày = 3,3 m3/ngày.
Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, thì hệ số ô nhiễm do mỗi
người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)
như được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước
thải từ họat động sinh hoạt chưa qua xử lý)
STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày)
01 BOD5 45 - 54
02 COD (dicromate) 72 - 102
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145
04 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30
05 Tổng nitơ (N) 6 - 12
06 Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8
07 Tổng photpho (P) 0,8 - 4,0
Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993.
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 42
Dựa vào hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt của Tổ chức Y tế Thế giới như đã
nêu trên, có thể xác định tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh
hoạt của nhà máy. Kết quả được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt (chưa qua
xử lý sơ bộ) của dự án.
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
01 BOD5 6,23 – 7,47
02 COD (dicromate) 9,93 – 14,12
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 9,69 – 20,07
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 9,69 – 20,07
04 Dầu mỡ phi khoáng 1,38 – 4,15
05 Tổng nitơ (N) 0,83 – 1,66
06 Amoni (N-NH4) 0,33 – 0,66
07 Tổng Photpho (P) 0,11 – 0,55
Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 09/2009.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở
lượng nước thải phát sinh và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải. Kết
quả tính toán nồng độ ô nhiễm ban đầu của nước thải sinh hoạt được đưa ra
trong bảng 3.14 dưới đây.
Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong của dự án
Nồng độ (mg/l) Stt Chất ô nhiễm
Không qua xử lý Xử lý bằng bể tự
hoại
TCVN 5945:2005
Cột C
1 BOD5 346 - 416 138 - 166 100
2 COD 552 - 984 220 - 393 400
3 TSS 538 – 1.116 215 - 446 200
4 Dầu mỡ ĐTV 76 - 230 30 - 92 30
5 Tổng nitơ 46 - 92 18 – 37 60
6 Amôni 18 - 36 10,8 – 21,6 15
7 Tổng P 6 - 36 2,4 – 14,4 8
8 Tổng Coliform 106 - 109 103 – 105 -
Ghi chú:
So sánh với tiêu chuẩn có thể thấy rằng, nước thải chưa qua xử lý có nồng độ
các chất ô nhiễm rất cao. Sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn kị khí, vẫn có
hàm lượng chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:
- Hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép: 1,2 – 1,5 lần
- Hàm lượng TSS vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 2 lần
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 43
- Hàm lượng Dầu mỡ động thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 2,8 lần
- Hàm lượng Amôni, tổng Photpho vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 1,35 lần
Vì vậy chủ dự án sẽ có phương án xử lý hiệu quả lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh tại văn phòng, nhà xưởng nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường tại khu vực (phương án chi tiết được đưa ra trong chương 4).
d. Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng nhà máy sẽ kéo
theo đất cát, chất cặn bã và dầu mỡ rơi vãi vào dòng nước. Nếu lượng nước
mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn
nước bề mặt, nước ngầm và hệ thủy sinh trong khu vực. Qua các tài liệu tổng
hợp, có thể ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như
sau:
Bảng 3.16. Thành phần, tính chất nước mưa chảy tràn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Nồng độ
Tổng nitơ mg/l 0,5 - 1,5
Tổng photpho mg/l 0,004 - 0,003
Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 10 - 20
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 10 - 20
So với nước thải, nước mưa khá sạch và hàm lượng các chất ô nhiễm thấp
hơn, vì vậy có thể tách đất cát bằng hệ thống hố ga và hệ thống song chắn rác
để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn, còn nước mưa được đấu nối vào hệ
thống thu gom nước mưa chung của KCN Xuyên Á.
e. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.16
Bảng 3.16. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Stt Thông số Tác động
01 Nhiệt độ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước
(DO);
- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học;
- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
02 Dầu mỡ - Gây ô nhiễm môi trường nước;
- Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thuỷ sinh, không tạo điều kiện tốt
cho ôxy khuếch tán từ không khí vào trong nước;
- Ảnh hưởng đến mục đích cung cấp nước và nuôi trồng thuỷ sản. Gây
chết các động vật nuôi dưới nước như tôm cá, …
- Chuyển hoá thành các hợp chất độc hại khác như Phenol, các dẫn
xuất Clo của Phenol.
03 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước;
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 44
Stt Thông số Tác động
04 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
05 Các chất dinh
dưỡng (N, P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống
thủy sinh.
06 Các vi khuẩn gây
bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh
thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả;
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột;
- E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều
trong phân người.
Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 09/2009.
3.1.2.5 Tác động do rác thải
a. Nguồn gốc phát sinh rác thải
Các nguồn phát sinh chất thải rắn của Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm bao
gồm:
+ Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:
- Chất thải rắn của phân xưởng dệt vải chủ yếu là sợi phế thải với số lượng
không nhiều, được công nhân dệt thu gom hàng ngày tập trung ở cuối
phân xưởng. Sợi bông phế thải được bán dưới dạng phế liệu.
- Chất thải rắn tại phân xưởng kéo sợi bao gồm mùn bông và tạp chất
được nhà máy tận dụng kéo sợi phế phẩm. Phần còn lại được thu gom
vào bãi rác chung của nhà máy.
- Tổng lượng rác thải sản xuất khoảng 50 kg/ngày. Rác thải sản xuất hàng
ngày được tập trung thu gom vào thùng rác thải tạm thời, sau đó được
phân loại các dạng có thể tái sinh và đem bán cho các cơ sở tái chế dưới
dạng phế liệu. Lượng rác còn lại được nhà máy đưa cho các cơ quan thu
gom rác tại địa phương xử lý theo đúng quy định. Do đó, tác động này
được đánh giá là trung bình, có thể kiểm soát và giảm thiểu.
+ Chất thải rắn sản xuất nguy hại: (ước lương khối lương)
- Chất thải rắn tại phân xưởng nhuộm chủ yếu là bao bì, can, thùng đựng
hóa chất, thuốc nhuộm đã dùng hết và các hóa chất dư thừa, khối lượng
khoảng 25 kg/tháng.
- Cặn dầu nhớt, giẻ lau nhiễm dầu nhớt loại bỏ , bóng đèn thải, pin thải với
khối lượng nhỏ khoảng 10 kg/tháng.
- Bùn từ hệ thống xử lý nước thải cục bộ và bùn từ bể tự hoại, ngoài ra
còn có một lượng nhỏ hỗn hợp dầu mỡ thải có chứa dầu và chất béo từ
quá trình phân tách dầu/nước qua bể vớt dầu mỡ kết hợp điều hòa. Khối
lượng khỏang 100 kg/tháng.
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 45
+ Chất thải rắn sinh hoạt: rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
(khoảng 55 người) có chứa chủ yếu là rau cỏ, vỏ trái cây, giấy và nilon bao
gói... Mỗi công nhân một ngày thải ra khoảng 0,3 - 0,5kg rác sinh hoạt, như
vậy một ngày lượng rác sinh hoạt của nhà máy khoảng 16,5 kg - 27,5 kg. Hàm
lượng các chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% khối lượng
chất khô, độ ẩm trong rác thải sinh hoạt dao động trong khoảng 30 - 90%
b. Tác động của chất thải rắn tới môi trường
Như đã trình bày ở mục trên, rác thải của nhà máy bao gồm rác thải sản xuất
và rác thải sinh hoạt, có chứa nhiều hợp chất hữu cơ và có độ ẩm cao. Rác thải
sản xuất được tận dụng lại phần lớn, vì vậy rác thải chủ yếu là rác thải sinh
hoạt. Do đó, nếu không có những biện pháp thu gom và xử lý thích đáng, rác
thải sẽ có các tác động tới môi trường như sau:
- Sự phát tán rác trên mặt đất sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan khu vực.
- Quá trình phân hủy rác do vi sinh vật sẽ sinh ra các chất gây mùi như : H2S,
NH3 ... làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực sản xuất.
- Các quá trình phân hủy và hòa tan các chất ô nhiễm trong rác sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất cũng như nước ngầm.
- Tại các khu vực chứa rác và quá trình phân hủy rác thường có độ ẩm cao sẽ
kích thích một số quá trình hóa học, sinh học gây ăn mòn vật liệu.
- Đặc biệt rác thải sinh hoạt luôn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của các sinh vật truyền bệnh nguy hiểm như ruồi, muỗi...Vì vậy, việc thiết
lập, xây dựng một quy trình thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh là một
việc cần thiết và nên thực hiện.
3.1.3 Các rủi ro và sự cố có thể xảy ra
3.1.3.1 Trong giai đoạn xây dựng
Nguy cơ cháy nổ, tai nạn lao động
Với khối lượng thi công lớn, thời gian thi công kéo dài, vấn đề tai nạn lao
động rất dễ xảy ra, do đó sẽ được quan tâm ngay từ đầu và nghiêm túc thực
hiện trong suốt quá trình thi công. Các rủi ro tai nạn lao động xảy ra nhiều
nhất trong giai đoạn thi công thường liên quan tới công tác lắp đặt thiết bị trên
cao, thiết bị có kích thước lớn, trọng tải cao. Giống như mâu thuẫn giữa công
nhân và người dân địa phương, tai nạn lao động cũng khó có thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, cùng
với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động trong khi thi công
cũng như việc giám sát chặt chẽ và ứng cứu kịp thời sẽ có thể giảm đến mức
thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Các sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng còn tiềm ẩn ở các kho chứa nhiên
Công ty TNHH TM DV SX Dũng Tâm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án “Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm”
Trang 46
liệu. Khả năng rò rỉ và khả năng cháy nổ do có rò rỉ khi có sự cố kết hợp với các
hoạt động xây dựng khác như hàn xì hoặc chạm, chập điện là nguyên nhân
thường gặp gây ra sự cố cháy nổ ở công trình xây dựng. Vì vậy các biện pháp an
toàn cho các kho sẽ được quan tâm thực hiện và được kiểm soát chặt chẽ.
Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
+ Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường đều có những ảnh hưởng nhất định
đến sức khoẻ dân cư khu vực, làm xáo trộn cuộc sống, gây phiền nhiễu đến
các hoạt động xã hội khác.
+ Ngoài ra việc tập trung một số lượng đông công nhân xây dựng cũng có thể
phát sinh các tệ nạn xã hội; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường
không đảm bảo dễ lây lan dịch bệnh.
3.1.3.2 Trong giai đoạn vận hành
Sự cố rò rỉ nguyên liệu
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng (dầu, nhớt…), dạng khí (dung môi,
hóa chất nhuộm) sẽ gây độc cho công nhân lao động, gây cháy nổ… và tác
động nghiêm trọng đến môi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường của dự án dung tam.pdf