Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án bệnh viện phụ sản trung ương Hà Nội

Nước thải bệnh viện được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại bởi các chất hoá học và các chế phẩm phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị. Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa.

doc84 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án bệnh viện phụ sản trung ương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t; Bảng 3.5. Chất lượng đất khu vực dự án TT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích Đ1 Đ2 Đ3 1 Độ ẩm % 24,9 16,0 20,45 2 Mùn % 1,65 2,39 2,02 3 Hàm lượng (SiO2) % 66,0 63,1 64,55 4 Hàm lượng (Fe2O3) % 7,19 5,99 6,59 5 Hàm lượng (MgO) % 1,35 1,40 1,38 6 Hàm lượng (CaO) % 2,45 4,90 3,7 7 Hàm lượng anhydrit sunfuric (SO3) % 0,13 0,26 0,2 Ghi chú: - Mẫu Đ1: Mẫu đất giữa nhà C và nhà D - Mẫu Đ2: Mẫu đất khu trồng cây, cạnh nhà C - Mẫu Đ3: Mẫu đất cạnh nhà B Đất trên khu vực bệnh viện chủ yếu là cho mục đích sử dụng, nhà ở, bồn hoa. Hoạt động của Dự án hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất CHƯƠNG 4 THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG Các chất thải bệnh viện hầu hết là chất thải nguy hại, khả năng lan truyền dịch bệnh và lây nhiễm cao. Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện tương đối khác so với các cơ sở sản xuất kinh doanh và phụ thuộc chủ yếu vào các phòng khoa chức năng. 4.1. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung 4.1.1. Nguồn phát sinh Các nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn và độ rung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong quá trình hoạt động bao gồm: Các bể phốt và hệ thống thoát nước thải của bệnh viện. Khí sinh ra chủ yếu là H2S, CO2, CH2,… do quá ttrình phân hủy các chất hữu cơ. Các chất khí, hơi phát sinh từ các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm. Hơi hóa chất từ các dung môi làm vệ sinh, tẩy rửa sàn. Các phương tiện giao thông ra vào tầng hầm (chủ yếu là ô tô, xe máy). Tác nhân gây ô nhiễm gồm bụi, SOX, NOx, CO, HC, tiếng ồn. Khí thải do hoạt động của máy phát điện dự phòng Tiếng ồn và rung Mùi sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, tẩy trùng Phóng xạ từ hoạt động của các phòng chụp X-quang Tia phóng xạ phát sinh từ các máy chụp phim X –Quang, các thiế bị Laser, các máy scan. a. KhÝ thải do hoạt động của máy phát điện dự phòng Trong quá trình hoạt động, bệnh viện chủ yếu sử dụng điện để thắp sáng và vận hành các thiết bị, máy móc chuyên khoa nên khi có sự cố về điện hoặc mất điện, bệnh viện sẽ sử dụng máy phát điện (công suất 100 KVA) để duy trì hoạt động. Nguồn nhiên liệu cần cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO. Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm bụi, SO2, SO3, NOx, CO, VOCs. Tuy nhiên, máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mất điện nên vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát sinh này không đáng lo ngại. b. Khí thải từ phương tiện giao thông Phương tiện giao thông bao gồm xe cứu thương, xe hơi, xe gắn máy ra vào trong khuôn viên bệnh viện chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các chất ô nhiễm là: bụi, SO2, NO2, CO. Tuy nhiên, lượng xe được phép lưu thông trong bệnh viện rất ít nên tải lượng ô nhiễm từ nguồn này không đáng kể và không có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. c. Tiếng ồn và rung Bệnh viện có thể nói là một trong những môi trường đòi hỏi độ yên tĩnh cao nhất, do đó các hoạt động bên trong bệnh viên luôn hướng tới việc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể, thẩm chí ngay cả việc giao tiếp giữa cán bộ nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, thân nhân thăm nuôi bệnh và giữa các thân nhân thăm nuôi bệnh với nhau. Mặc dù vậy, xét một cách tổng thể, hoạt động của bệnh viện vẫn có một số nguồn gây ra tiếng ồn với các mức ồn khác nhau. Các nguồn gây ồn điển hình nhất trong bệnh viện có thể kể là: Hoạt động của máy phát điện trong những trường hợp điện lưới quốc gia bị mất. Hoạt động của các phương tiện lưu thông được phép lưu hành trong bệnh viện nhưng chỉ ở những khu vực qui định (xe cứu thương, xe chở hàng hóa vào kho, xe ô tô, v.v.). Sự va chạm của các dụng cụ y khoa trên các xe đẩy chuyên dùng trong các khu điều trị bệnh và giữa các hành lang liên kết. Hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm, máy thổi khí cho phục vụ trạm xử lý nước thải tập trung, v.v). Hoạt động của con người trong bệnh viện. Các nguồn gây ồn kể trên, ngoại trừ nguồn từ máy phát điện và máy thổi khí phục vụ trạm xử lý nước thải, các nguồn còn lại đều có mức độ ồn rất thấp và thực tế không gây ảnh hưởng đến môi trường bên trong bệnh viện cũng như môi trường xung quanh. d. Mùi sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, tẩy trùng Mùi, hơi sinh ra từ dung môi khử trùng như Cloramin, cồn, ete, foocmon ở khu vực phòng thanh trùng, phòng xét nghiệm, mùi thuốc kháng sinh, mùi các dịch vị, mùi do sự phân huỷ chất hữu cơ, mùi hôi của nước thải, rác thải bệnh viện, nhà để xác chết bệnh nhân, v.v. Riêng hơi xả từ các lò hấp ở nhiệt độ 250oC đã tiêu diệt các vi trùng gây bệnh. Tuy vậy, hơi xả ra từ lò hấp vẫn còn khả năng gây ảnh hưởng xấu đến nhân viên làm việc tại đây do nóng bức và mùi hôi. e. Phóng xạ từ hoạt động của các phòng chụp X-quang Nguyên lý làm việc của máy X-quang là tạo ra nguồn chiếu xạ là tia Rơ-ghen, tia này có tác dụng chiếu chụp để chuẩn đoán tình trạng cơ thể nhưng đồng thời nó có khả năng phá huỷ tế bào, kích thích một số phản ứng có hại trong cơ thể và ngoài môi trường gây ra những tác động có hại mang tính chất tiềm tàng 4.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Nguồn ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động của Bệnh viện chủ yếu là khí thải máy phát điện dự phòng và các mùi hôi thối bốc ra từ khu tập trung rác, khu xử lý nước thải. Tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí trong trường hợp này là các sản phẩm cháy của dầu DO (hỗn hợp các khí SOx, NOx, CO, CO2, v.v.). Ngoài ra còn có các khí gây mùi như H2S, NH3, CH3SH và các khí khác như CH4, CO2 phóng thích do sự phân huỷ kỵ khí vật chất hữu cơ có trong rác và nước thải. Tất cả các loại khí thải, bụi và các chất gây mùi này đều có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng, mức độ tác động sẽ còn phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong không khí, thời gian tác dụng và đặc điểm vi khí hậu tại khu vực bệnh viện. Xét cụ thể các chất ô nhiễm không khí chính do Bệnh viện thải vào khí quyển, có thể đánh giá được một số tác động chính như sau: a. Tác động đối với sức khoẻ con người Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khoẻ cộng đồng trong vùng chịu ảnh hưởng của các nguồn thải từ bệnh viện, đặc biệt là những đối tượng chịu tác động ở gần khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khoẻ phụ thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể như sau: Khí SOx: là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại lại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiểm tra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn tiêu chuyển hóa protein – đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxy hóa Fe(II) thành Fe(III). Những vùng dân cư xung quanh các nguồn thải khí SOx thường có tỷ lệ dân chúng mắc các bệnh hô hấp cao. Khí NO2: là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong. Oxit cacbon CO: đây là một chất gây ngạt, do có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong. Con người sống trong các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu. b. Tác động đối với động, thực vật và công trình Đối với động vật: nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều có thể khẳng định là các khí SO2, NO2, các axit, kiềm, v.v. đều gây tác hại cho động vật và vật nuôi. Đối với thực vật: các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí đối với thực vật. Cụ thể: SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rung lá và gây chết cây. CO ở nồng độ 100 ppm-10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu. Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây. - Đối với các công trình và tài sản: khói thải chứa các chất NO2, SO2, H2S, v.v. khi gặp khí trời ẩm ướt tạo nên các axit tương ứng gây ăn mòn các kết cấu công trình, thiết bị máy móc, làm giảm tuổi thọ của chúng. Khí CO2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo nên H2CO3 có thể ăn mòn da. c. Tác động đến vi khí hậu Trong số các khí thải nói trên có một số khí có tác động xấu tới khí hậu như SO2, NO2, v.v. có thể tạo nên các đám mưa axit. Khi NOx góp phần làm thủng tầng ozon, CO2 gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ, làm tăng mực nước biển, v.v. Các loại khí, mùi phát tán nhanh trong không khí cùng với vi trùng gây bệnh sẽ tác động trực tiếp đến sức khoẻ bệnh nhân, thân nhân, cán bộ công nhân viên và làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường. Nhận xét: Như đã đề cập ở phần trên, trong số các nguồn thải khí, ồn, rung của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thì các nguồn ô nhiễm khí, bụi chiếm phần rất nhỏ và hầu như không gây tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng khu vực xung quanh bệnh viện. Một số nguồn gây ra ô nhiễm khác như mùi, độ ồn, phóng xạ ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng do bệnh viện đã có những biện pháp giảm thiểu cụ thể xem chương 5 d. Tác động do tia phóng xạ, điện từ trường Tia phóng xạ, điện từ trường có thể phát tán ra từ các thiết bị cộng hưởng từ, điện tử mạch rắn, mạch IC và kỹ thuật vi xử lý, thiết bị chuẩn đoán, thiết bị y tế đo và điều trị chuyên biệt, các thiết bị X-quang như máy X – quang cả sóng, X – quang cao tần, X- quang kỹ thuật số, máy X – quang và thiết bị laser, laser bán dẫn,… Đặc biệt, tia phóng xạ chủ yếu là phát tán ra từ phòng X – Quang được thiết kế sử dụng vật liệu, phủ vật liệu cách điện, biện pháp chống tia phóng xạ. An toàn đối với các khu vực lân cận. Việc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ đã hạn chế sự ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với môi trường và con người. Do vậy, sự ảnh hưởng của tia phóng xạ, sóng điện từ là không gây ảnh hưởng đáng kể 4.2. Đối với nước thải 4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải Nước thải bệnh viện bao gồm 03 nguồn: nước thải y tế, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. a. Nước thải y tế Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ngoài ra, nguồn nước thải y tế còn phát sinh từ phòng thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy, v.v. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm, là nguồn lây lan dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. b. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân và cán bộ, công nhân viên đang điều trị và làm việc tại bệnh viện như tắm rửa, giặt giũ, nước từ các nhà bếp, nhà vệ sinh, v.v. Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), BOD, coliform, vi khuẩn, v.v. c. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng khuôn viên bệnh viện, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, bụi, v.v., tuy nhiên nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ và qui ước sạch cho nên nước được thoát qua hệ thống thoát nước thải của bệnh viện. Nước mưa chảy tràn trên khu vực Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo tính toán khoảng 189m3/tháng, các hạng mục như sân, đường đều được trải bêtông nên hầu như không có đất đá hay rác bị cuốn theo nước mưa vào hệ thống thoát nước mặt của bệnh viện. Do vậy hầu như không có những tác động do nước mưa chảy tràn đối với hệ thống thoát nước mặt của Bệnh viện Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải, v.v. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l, 0,004 – 0,03 mgP/l, 10 – 20 mgCOD/l, 10 – 20 mg TSS/l. 4.2.2. Tác động của nước thải đến môi trường Nước thải bệnh viện được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại bởi các chất hoá học và các chế phẩm phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị. Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa. a. Tác động đến môi trường nước Khi thải ra môi trường nước mặt, chỉ cần một hợp phần gây ô nhiễm có trong nước thải bệnh viện cũng gây ô nhiễm môi trường nước mặt tiếp nhận nó và gián tiếp gây ảnh hưởng đến các thành phần môi trường khác xung quanh như các thuỷ vực lân cận. Đồng thời một phần không nhỏ của nước thải bệnh viện theo con đường mao dẫn thẩm thấu vào nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Các nguồn phát sinh khác nhau sẽ có đặc tính nước thải khác nhau và từ đó có tác động khác nhau đến môi trường nước. b. Tác động do nước thải sinh hoạt Trong thành phần của nước thải sinh hoạt có chứa các hợp chất ô nhiễm rất đặc trưng và điển hình BOD, fecal coliform cao. Dòng này chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh, khi đi vào môi trường nước mặt sẽ gây ra các tác động chủ yếu: Nước thải sinh hoạt đi vào nguồn tiếp nhận gây cạn kiệt nguồn oxy của nguồn nước tại vị trí xả, ảnh hưởng đến thuỷ vực và hệ sinh thái khu vực. Trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng chất rắn lơ lửng làm cho các nguồn sông suối nhận nước thải bị bồi lắng. Các chất dinh dưỡng N, P là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng. Tác động do nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám và điều trị bệnh Nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám và trị bệnh có chứa các vi khuẩn có khả năng gây bệnh từ đờm, dịch tiết từ cơ thể người bệnh, v.v. Các chất này khi phân huỷ sẽ làm tăng BOD của nước, các vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán vào môi trường theo dòng nước mặt chảy đẩy bệnh dịch đi xa hơn và quy mô lớn hơn. Tương tự với các chất độc hại, chất phóng xạ và các yếu tố gây hại khác trong nước thải bệnh viện. Nước thải y tế chứa đựng các loại vi trùng từ máu, nước tiểu, dịch đờm, v.v. của người bệnh, các loại vi trùng nguy hại này có thể tồn tại nhiều tuần trong môi trường bên ngoài. Nếu xả nước thải y tế trực tiếp vào nguồn nước mặt như sông, hồ, ao, v.v. chúng sẽ có đủ thời gian để truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây lan thành bệnh dịch. Một số loại virus nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao như Adenovirus, Poliovirus (gây bệnh bại liệt và nhiều bệnh khác), Echovirus, Hepatitis A virus (bệnh viêm gan siêu vi A), Rotavirus (bệnh tiêu chảy). Nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong chất thải của bệnh nhân có thể gây nên các dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, kiết lị, thương hàn, tiêu chảy, v.v. Nhưng loại bệnh này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây chết người và có tính lây lan nhanh. Các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa nếu xả thẳng ra môi trường nước không qua xử lý sẽ có khả năng tích luỹ, gây biến chứng lâu dài như quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng như công nhân nạo vét cống thoát nước. Tác động do nước thải phát sinh từ các công trình phụ trợ (phòng giặt là, khu tẩy rửa, vệ sinh, v.v.) Xà phòng - chất tẩy rửa - chất hoạt động bề mặt được gọi chung là các chất hoạt tính bề mặt. Khi hoà tan vào nguồn nước ao, hồ, sông suối, sự có mặt của chúng trong nước thải y tế sẽ làm giảm độ hoà tan của oxy trong môi trường nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của các hệ động thực vật thuỷ sinh, làm giảm trữ lượng loài. - Nước thải có chứa các chất khử trùng phát sinh từ các phòng giặt là, khu tẩy rửa, vệ sinh khi thải vào nguồn nước mặt sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch của nước. 4.2.3. Hiện trạng nước thải Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hiện tại hệ thống thu gom nước thải và trạm xử lý nước thải của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (công suất 400-450m3/ng.đ) * Hệ thống thoát nước: Tuyến cống thoát nước bẩn về trạm xử lý được xây dựng và lắp đặt bằng cống bê tong cốt thép D300 và ống PVC D200, bố trí kiểu ống tự chảy theo độ dốc thiết kế. * Trạm xử lý nước thải: Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện được trình bày như hình 4.1. BÓ hîp khèi Rä ch¾n r¸c Ng¨n thu n­íc th¶i Ng¨n xö lý hiÕu khÝ s¬ bé Ng¨n bïn Khö trïng BÓ l¾ng lamen Côm thiÕt bÞ xö lý CN -2000 Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện Thuyết minh công nghệ: Việc thu gom và vận chuyển nước thải từ các khoa, phòng, buồn bệnh được tập trung vào các bể phốt của mỗi khoa phòng và thông qua mạng lưới thoát nước đến bể hợp khối gồm: ngăn thu nước thải có lắp đặt rọ chắn rác, ngăn xử lý hiếu khí sơ bộ, ngăn thu bùn. Rọ chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên nhằm cản các vật lớn đi qua có thể gây nên tắc nghẽn trong các công trình tiếp sau, đảm bảo cho độ bền của thiết bị, máy móc. Nước thải qua rọ chắn rác tập trung vào ngăn thu nước và được bơm sang ngăn xử lý hiếu khí sơ bộ. Tại đây nước thải được trộn với các chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi hóa hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng máy thổi khí loại chìm cung cấp với kích thước bọt khí trung bình. Thiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp, thiết bị xử lý aerofill – aeroten có đệm vi sinh CN – 2000 (đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa hoặc vật liệu hữu cơ khác có thông số; Độ rỗng .90%, bề mặt riêng 200 – 250m2/m3). Tại đây thực hiện 3 quá trình xử lý vi sinh sau: + Aerofil (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải. + Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh ngập trong nước. + Anareobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng. Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt hóa chuyển qua bể lắng lamen (đệm la men có thông số: Độ rỗng >95%, bề mặt riêng 150 – 200m2/m3) để tách bùn hoạt hóa và cặn lơ lửng hữu cơ khác, tại bể này có đường cấp hóa chất keo tụ PACN – 95 (5-8mg/l) nhằm tạo bông keo tụ và nâng cao hiệu suất lắng. Phần nước trong được chảy sang bể khử trùng để diệt trừ các vi trùng vi khuẩn gây bệnh bằng dung dịch Hypochloride Natri hoặc Can xi (NaOCl hoặc Ca (OCl)2) nồng độ 3gCl2/m3 nước thải. Cuối cùng nước được xử lý đạt tiêu chuẩn mức II TCVN 7382:2004 được thải ra môi trường. Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học được máy bơm hồi lưu bùn hồi lưu một phần bùn hoạt hóa trở lại thiết bị sinh học để đảm bảo được nồng độ xử lý còn phần bùn dư thừa được bơm về bể chứa bùn. Tại đây dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, các chất có trong cặn bùn sẽ phân hủy thành khí Metan (CH4), H2S và bã bùn. Kích thước của khối công trình - Bể điều hòa xử lý sơ bộ: Kích thước chung của khối bể 15,0 x4x3,6 (m). Cấu tạo bể bằng bê tong cốt thép. - Thiết bị CN – 2000: (03 tháp); kích thước D=2,5m; H = 5,5m. Vật liệu chế tạo bằng Inox SUS 304. - Bể lắng khử trùng: Kích thước chung của khối bể 3,5x3,0x3,1 (m) - Các mãc và thiết bị phụ trợ: máy bơm nước thải, máy thổi khí chìm; máy thổi khí cạn; máy bùn và hệ thống bơm định lượng. Bảng 4.1. Chất lượng nước thải trong bệnh viện TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Nước thải TCVN 7382 - 2004 Mức I Mức II 1 pH - 8,7 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 BOD5 mgO2/l 78 20 30 3 COD mgO2/l 122 - - 4 NO3- mg/l 0,5 30 30 5 SS mg/l 76 50 100 6 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 6,12 1,0 1,0 7 NH4+ Tính theo N mg/l 30,0 10 10 8 PO43- mg/l 9,5 4 6 9 Coliform MPN/100ml 4,3.105 1.000 5.000 Đối chiếu với nước thải bệnh viện TCVN 7382 – 2004 (mức II) mẫu nước thải tại ngăm thu nước thải đầu vào của Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có các chỉ tiêu pH, BOD5, Amôni, Sunfua, Phốt phát và Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép, các chỉ tiêu đã phân tích còn lại đạt tiêu chuẩn cho phép. 4.2.3.1. Lưu lượng nước thải Trong quá trình hoạt động của bệnh viện Phụ sản trung ương nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là tư hoạt động sinh hoạt và hoạt động khám chữa bệnh của các phòng khoa trong bệnh viện. + Thành phần các chất ô nhiễm: Các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện chủ yếu chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hàm lượng chất rắn lơ lửng, các chất tẩy rửa, dư lượng dược phẩm và một số chất độc hại đặc trưng từ quá trình chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh nhân đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thành phần các chất bẩn trong nước thải bệnh viện Phụ sản được mô tả trong bảng 3.7 Bảng 3.7. các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị Gía trị pH - 7,2 Chất rắn lơ lửng mg/l 132 Độ đục NTU 180 BOD5 mg/l 240 COD mg/l 452 DO mg/l 1,40 NH4+ mg/l 12,5 Tổng phốt phát mg/l 3 Tổng số Coliform MPN/100ml 630.104 + Tải lượng: Với quy mô 400 giường bệnh và với lượng nước sạch cấp cho toàn bệnh viện là: Qtổng = 175m3/ngày. Lượng nước thải chiếm khoảng 90% lượng nước cấp (do thất thoát) => lưu lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày đêm sẽ là 175 x 90% = 157,5 (m3/ng.đ) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện phụ sản Trung ương. TT Thông số ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 1 Tổng chất rắn (TSS) 20,79 2 BOD5 37,8 3 COD 71,19 4 NH4- 1,969 5 Tổng phốt phát 0,473 Lưu lượng nước thải từ bệnh viện Phụ sản Trung ương vào khoảng 157,5m3/ngày. Với tính chất nước thải như trong bảng 3.7. cho thấy các chỉ tiêu BOD5, hàm lượng chất lơ lửng (SS), NH+4, Coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều, BOD5 (240mg/l) vượt 8 lần tiêu chuẩn cho phép, chất rắn lơ lửng (SS=132mg/l) vượt quá 2,64 lần NH+4 (12,5 mg/l), vượt 1,25 lần và Coliform 630.104 MPN/100ml vượt tiêu chuẩn cho phép 1260 lần. Như vậy nếu nguồn nước thải này không được xử lý mà thải thẳng ra môi trường sẽ làm tăng độ đục, gây bốc mùi hôi thối trong hệ thống cống thoát. Đặc biệt trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Somonella, Leptospira, Vibrio Choleral, Mycobacterium, Tuberculosis,…nên nguy cơ nhiễm vi rút đường tiêu hóa, viruts bại liệt SHCO, Coxachu,…nhiễm các loại ký sinh trung, amip, trứng giun và nấm hạ đẳng đến con người thông qua nguồn nước tiếp nhận rất dễ xảy ra. Do toàn bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải Bệnh viện đã được xây dựng hoàn chỉnh (có tính đến qui mô 500 giường bệnh giai đoạn 2007 – 2010 của bệnh viện), nên toàn bộ lượng nước thải của bệnh viện được thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải để xử lý đảm bảo TCVN 7382 – 2004, mức II trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, những tác động do nguồn nước thải ô nhiễm của bệnh viện sẽ được giảm thiểu hoàn toàn. Dưới đây nêu tác hại của một số yếu tố ô nhiễm trong nước thải đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chất rắn lơ lửng: là các chất rắn có bản chất vô cơ hay hữu cơ, kích thước nhỏ tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước – không lắng được.Chúng làm giảm độ trong của nước, giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh, gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận. Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ là các hợp chất của C,H và một số nguyên tố khác như O, P , N , Cl. Các hợp chất hữu cơ rất đa dạng có thể có dạng mạch dài, nhánh hay mạch vòng, có khối lượng phân tử thấp hay cao, ở dạng hòa tan hay ở rạng rắn lơ lửng. Các chất hữu cơ tùy thuộc vào bản chất và nồng độ có thể gây độc trực tiếp cho các sinh vật sống trong môi trường nước. Mặt khác, chất hữu cơ có thể tác động gián tiếp lên các sinh vật hiếu khí do các chất hữu cơ khi phân hủy sẽ tiêu thụ oxi hòa tan trong môi trường nước làm giảm nồng độ ôxi hòa tan cung cấp cho các sinh vật, có thể gây chết cho các sinh vật. Nồng độ chất hữu cơ trong nước được thể hiện gián tiếp qua chỉ tiêu COD, BOD5. Các chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì nồng độ chất hữu cơ càng cao. Trong đó, nếu tỷ lệ BOD5/COD càng cao sẽ chứng tỏ tỷ lệ các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bệnh viện phụ sản Trung Ương.doc
Tài liệu liên quan