Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang

Trong quá trình lập quy hoạch thiết kếhệthống đường giao thông phân khu

chức năng các lô đất, các công trình và cơsởhạtầng kỹthuật đã tiếp cận sửdụng

đất và phát triển sơbộtừquan điểm kỹthuật, sửdụng các tiếp cận nhưvậy, tài

nguyên môi trường như đất nông nghiệp, đất ngập nước, nơi cưtrú của loài hoang

dại hay các đặc điểm môi trường quan trọng khác thường bịlờ đi hay bịxem nhẹ

so với giá trịthương mại thực tế.

Trong giai đọan hoạt động của làng nghềcó thểcó một số ảnh hưởng đến

môi trường do việc thực hiện đầu tưcủa các hộgia đình vào Cụm làng nghề. Nếu

các hộgia đình này không có những biện pháp kiểm soát quản lý môi trường nước

và ô nhiễm môi trường không khí, gây tắc ngẽn giao thông, gây ô nhiễm tiếng ồn

và gây tai nạn lao động, gây tác động môi trường tích luỹdo các phát thải vào

không khí nước và đất tạo ra các hậu quảtăng cường tác động lên môi trường và

cộng đồng sống bên cạnh các làng nghề, nhất là khu dân cưcuối hướng gió chủ

đạo hay ởcuối dòng thải.

Dựán xây dựng cơsởlàng nghềthôn Mai Trung - huyện Hiệp Hoà mang lại

nhiều lợi ích vềkinh tếxã hội, nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá của tỉnh

Bắc Giang. Tuy nhiên dựán sẽgây ra những tác động môi trường ,làm nảy sinh

các vấn đềgay cấn vềmôi trường nếu không được chủDựán quan tâm giải quyết

ngay từgiai đoạn thiết kếquy hoạch, giai đoạn thi công xây dựng kết cấu hạtầng

cho đến giai đoạn vận hành và quản lý Cụm làng nghềsau này.

pdf66 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cận sử dụng đất và phát triển sơ bộ từ quan điểm kỹ thuật, sử dụng các tiếp cận như vậy, tài nguyên môi trường như đất nông nghiệp, đất ngập nước, nơi cư trú của loài hoang dại hay các đặc điểm môi trường quan trọng khác thường bị lờ đi hay bị xem nhẹ so với giá trị thương mại thực tế. Trong giai đọan hoạt động của làng nghề có thể có một số ảnh hưởng đến môi trường do việc thực hiện đầu tư của các hộ gia đình vào Cụm làng nghề. Nếu các hộ gia đình này không có những biện pháp kiểm soát quản lý môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí, gây tắc ngẽn giao thông, gây ô nhiễm tiếng ồn và gây tai nạn lao động, gây tác động môi trường tích luỹ do các phát thải vào không khí nước và đất… tạo ra các hậu quả tăng cường tác động lên môi trường và cộng đồng sống bên cạnh các làng nghề, nhất là khu dân cư cuối hướng gió chủ đạo hay ở cuối dòng thải. Dự án xây dựng cơ sở làng nghề thôn Mai Trung - huyện Hiệp Hoà mang lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội, nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên dự án sẽ gây ra những tác động môi trường ,làm nảy sinh các vấn đề gay cấn về môi trường nếu không được chủ Dự án quan tâm giải quyết ngay từ giai đoạn thiết kế quy hoạch, giai đoạn thi công xây dựng kết cấu hạ tầng cho đến giai đoạn vận hành và quản lý Cụm làng nghề sau này. Việc thực hiện Dự án làm thay đổi mục đích sử dụng sử dụng đất của khu vực, gây tác động tới môi trường sinh thái và cảnh quan môi trường khu vực, sự phát triển về giao thông, phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ sẽ tác TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO động trực tiếp tới đời sống của người dân trong vùng. Mỗi tác động được phân tích cụ thể trong những phần sau. 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn quy hoạch. * Về định hướng phát triển không gian của Cụm làng nghề. Phân khu chức năng: Khu đất xây dựng các xưởng và kho tàng: Chiếm khoảng 60% diện tích cụm làng nghề, đất công nghiệp được chia theo dạng chia lô gắn với các trục giao thông nội bộ trong Cụm làng nghề. Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế 250kv, trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải được bố trí thuận lợi cho việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện các nguồn cung cấp và nguồn xả, đảm bảo về các điêu kiện môi trường. Hệ thống thoát nước mưa không chỉ đáp ứng cho khu vực quy hoạch mà còn phù hợp với việc tưới tiêu nông nghiệp của các khu sản xuất nông nghiệp liền kề cụm làng nghề. Đất trồng cây xanh trong khu vực của dự án được bố trí chủ yếu tại nơi giáp ranh với khu dân cư, đóng vai trò là giải cây xanh cách ly. Ngoài ra Dự án còn bố trí diện tích các dải cây xanh đóng vai trò đất xây dựng các tuyến hạ tầng kỹ thuật. * Cơ cấu sử dụng đất và định hướng phát triển không gian. Về cơ cấu và sử dụng đất và phát triển không gian của Cụm làng nghề, nếu không có giải pháp nghiên cứu quy hoạch khả thi sẽ gây ra các tác động không nhỏ tới môi trường, tới cuộc sống của người dân địa phương và ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Dự án đã có biện pháp giảm thiểu các tác động này và trình bày trong chương 4. 3.1.3. Đánh giá các tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Giai đoạn giải phóng mặt bằng Dự án là giai đoạn gây tác động lớn tới môi trường khu vực. Tuy nhiên các tác động của giai đoạn này tới môi trường xung quanh sẽ hết sau khi kết thúc công việc giải phóng mặt bằng cụm làng nghề thôn Trung Hưng. Để sớm hình thành và đưa cơ sở hạ tầng Làng nghề thôn trung Hưng vào khai thác, kế hoạch khai thác đất sẽ hình thức cuốn chiếu, vừa xây dựng vừa giao đất cho những đối tác có thể thuê ngay từ khi còn đang xây dựng kết cấu hạ tầng. Công tác giải phóng mặt bằng để phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề thông Trung Hưng có tác động rất phức tạp đến môi trường kinh tế xã hội của người dân TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO trong khu vực: Làm thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đi kèm theo nó là việc chuyển đổi ngành nghề từ trồng trọt sang các ngành nghề khác mà người dân vốn đã quen làm ruộng, điều này gây tác động rất lớn tới cuộc sống của người dân trước mắt cũng như về lâu dài. Việc giải phóng mặt bằng Cụm làng nghề thôn trung Hưng và thu hồi 30.440m2 ha đất làm cho những người dân lao động nông nghiệp ở đây phải mất việc hoặc chuyển đổi nghề. Vì vậy ngoài việc đảm bảo đền bù theo quy định của UBND tỉnh Bắc Giang, Khi dự án đi vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, mà còn cho các vùng lân cận, góp phần làm tăng dân trí và văn minh đô thị cho người dân trong khu vực. Bên cạnh đó, việc phát triển Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ thúc đẩy nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành của các cán bộ địa phương và tạo nhiều sản phẩm hơn cho xã hội. 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG. Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải: Các hạng mục thi công, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật làng nghề thôn Trung Hưng dự kiến thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008 bao gồm các hoạt động đầu tư xây dựng như sau: - San lấp mặt bằng - Lát đá hốc mái ta luy phía sau khu mặt bằng sản xuất - xây kênh tiêu - Trạm biến áp - Hai tuyến đường giao thông bên ngoài khu mặt bằng sản xuất Bảng: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. TT Các hoạt động Nguồn gây tác 1 San lấp mặt bằng - Bụi, khí thải, (CO, NOx, SO2, HC,)của các xe, máy xúc, máy ủi, - Bụi, khí thải, ( CO,NOx,SO2, HC,) của các xe, chuyên chở đất cát phục vụ san lấp 2 Xây dựng cơ sở hạ tầng Bụi, khí thải, (CO, NOx, SO2, HC) của các xe chuyên nguyên vật liệu xây dựng, cát, đá, sắt thép, cột điện, máy móc,….. 3 Hoạt động tập kết, lưu trữ nguyên vật liệu Hơi xăng dầu, dung môi phát sinh từ các thùng chứa xăng dầu. - Bụi phát sinh từ các bãi tập kết nhiên, nguyên vật TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI IỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO liệu, 4 Sinh hoạt của công nhân tại công trường - Nước, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của công nhân công trường. Ngoài ra, còn một số chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng: - Dầu mỡ rơi vãi, các giẻ lau dính dầu mỡ. Tuy nhiên khối lượng phát sinh các chất thải này không đáng kể. Chủ đầu tư sẽ đặt các thùng chứa trên công trình thu gom các chất thải này và thuê các đơn vị chức năng thu gom, xử lý toàn bộ lượng chất thải này. 3.2.1. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng sau: Bảng : Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng. STT Các nguồn gây tác động 1 Biến đổi Hệ sinh thái, suy giảm thực vật 2 Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án 3 Xói mòn, trượt lở đất, …. 4 Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ quá trình thi công 5 Bồi lắng kênh mương, sông hồ khu vực thi công. 6 Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng gây ra xáo trộn đời sống địa phương, an ninh trật tự. Tác động về kinh tế xã hội * Tác động tích cực . Giai đoạn thi công xây dựng dự án có một số tác động tích cực đến kinh tế - xã hội địa phương như sau : - Huy động một lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương. - Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động. - Tạo điều kiện phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục phụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án. * Tác động tiêu cực Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ làm mất đi đất canh tác của các hộ nông dân, làm thay đổi thói quen và phương thức lao động của người dân. Sự hình thành và phát triển của dự án sẽ làm xáo trộn phần nào đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong khu vực lân cận công trình. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng khá lớn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng có thể gây ra tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực. Các hộ dân bị mất diện tích đất canh tác. Bởi vậy các hộ dân và lực lượng trong độ tuổi lao động phải chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, dự án được triển khai 3.2.2. Các tác động đến yếu tố kinh tế - xã hội Khi Dự án được thực hiện thi công xây dựng sẽ tập trung nhiều công nhân từ nơi khác đến với lối sống, thói quen và phong tục tập quán khác nhau dễ gây mất trật tự an ninh và an toàn xã hội. Do Dự án có sử dụng đất nông nghiệp và một phần nhỏ đất ở, nhà ở, và di chuyển mồ mả .... để xây dựng khu mặt bằng sản xuất và mở rộng hai tuyến đường giao thông, nên trong công tác đền bù nếu không được hợp lý khách quan và đúng pháp luật thì có thể dẫn đến mâu thuẫn, và vấn đề về tâm linh của người dân địa phương. Lưu lượng các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng tăng trên các tuyến đường chính thuộc địa phận xã Mai Trung - huyện Hiệp Hoà; Sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của các lái xe và người tham gia giao thông trên tuyến đường này. Do phải mở rộng nền đường, một số diện tích cây cối, nhà cửa bị phá bỏ, làm ảnh hưởng đến môi trường chung trong thôn. Đất đào nền đường trôi sụt theo mái ta luy, bồi lấp ruộng lúa, dòng chảy, mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Quá trình xây dựng dự án sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương như: công nhân xây dựng trong công trường dịch vụ,... 3.2.3. Tác động đến môi trường tự nhiên. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ gây nên các tác động bất lợi đối với các yếu tố môi trường, sinh thái. Các tác động chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí là do: tập kết máy móc thiết bị,… Các tác nhân gây ô nhiễm chính là bụi, tiếng ồn, rung động, khí thải động cơ, chất thải rắn,... Các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, cư dân địa phương, người tham gia giao thông trên tuyến đường này và hệ sinh thái. a/ Tác động đến môi trường không khí. Nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình thi công xây dựng là: Tiếng ồn, bụi đất, đá; Các loại hơi khí độc hại như: khí SO2, NOx, CO, CO2... phát sinh từ các TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO loại máy xây dựng (máy ép cọc, máy ủi, máy đầm, máy xúc, máy trộn bêtông,...), phương tiện GTVT; Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình, hàm lượng bụi trong không khí tại các khu vực đào đắp đất, tập kết nguyên liệu, thi công làm đường giao thông. Theo số liệu tính toán của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) thì ; Khi đốt cháy 1 tấn dầu diesel thải vào không khí 4.3 kg bụi lơ lửng, 64 kg SO2, 55 kg NO2, 12kg VOC Khi đốt cháy 1 tấn xăng sinh ra 3-5 kg bụi lơ lửng SO2, 30kg VOC Các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm không khí là công nhân làm việc tại công trường xây dựng, người tham gia giao thông qua khu vực thi công và khu dân cư thuộc thôn Trung Hưng - xã Mai Trung - huyện Hiệp Hoà. * Bụi. Bụi phát sinh chủ yếu do các hoạt động đào đắp đất để san lấp mặt bằng; Bao gồm khu vực thực hiện dự án và khu vực khai thác đất đá cát sỏi; Phương tiện vận tải ra vào công trường, đổ dỡ nguyên vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, gạch, sỏi, đá và công trình phụ trợ. Trong thực tế mức độ ô nhiễm môi trường không khí (đặc biệt là bụi ) từ các công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cũng như phương pháp thi công. Khi thời tiết khô, nắng gió nhiều, bụi sẽ sinh ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn là khi trời ít nắng, gió. Các biện pháp thi công thủ công và đơn giản sẽ gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường không khí trong khi biện pháp thi công mới có sử dụng bạt để bao che bên ngoài các công trình xây dựng, và phủ bạt cho các phương tiện vận chuyển cơ giới sẽ làm giảm thiểu sự ô nhiễm xuống mức có thể chấp nhận được. Nồng độ bụi có trong không khí tại khu vực thực hiện dự án có thể đạt mức trung bình từ 5-10 mg/ m3 trong những ngày thời tiết khô, nắng và có thể lên tới 50 - 100 mg/m3 tại các vị trí đổ, bốc xúc đất, cát, bốc dỡ xi măng. Trong khoảng cách 200m tính từ công trường. Ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có ảnh hưởng trên diện rộng. Mức độ ô nhiễm bụi gây ra đối với môi trường nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết và tuyến vận chuyển. Đặc biệt khi trời nắng, gió to thì bụi sẽ phát tán mạnh vào không khí, những lúc như thế nồng độ bụi sẽ cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (TCVN-5937-2005 quy định nồng độ bụi 03 mg/m3). Phạm vi ảnh hưởng do bụi kéo khắp tuyến vận chuyển. * Khí thải độc hại. Trong quá trình thi công, khí thải được thải ra do các máy móc, các thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu (xăng, dầu diezen), khi được đốt cháy trong động cơ, những loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các khí thải có khả năng gây ô nhiễm tới môi trường như: Hydrôcarbua (HC), CO, NOx, SOx và bụi. Hệ số ô nhiễm trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường). Trung bình hàng ngày tại công trình có nhiều chuyến xe ra vào vận chuyển nguyên vật liệu. Hoạt động giao thông vận tải có thể tạo ra những tác nhân độc hại như đã nêu ở trên. Theo tài liệu kỹ thuật “Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993 thiết lập tính cho xe chạy dầu Diesel (Với hàm lượng lưu huỳnh S=1%) với tốc độ trung bình 25km/giờ, trọng tải 3,4 - 16 tấn, khi xe chạy trên 1 km đường sẽ thải ra những chất ô nhiễm với lượng như sau: Bụi khói (g) SO2(g) NO2(g) CO(g) THC(g) 0.9 4.29 11.8 6.0 2.6 Giả sử xe chạy 1 km tạo ra một luồng bụi bốc cao 5m, rộng 6m với điều kiện độ bền vững khí quyển loại A, thì nồng độ bụi và khí thải do mỗi xe thoát ra là: Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO HC Nồng độ (µg/m3) 30 143 393 200 86 TCVN 5937- 2005 300 350 200 30 - Hoạt động giao thông vận tải tại công trình mặc dù không quá lớn, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng góp phần gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh. Vì vậy dự án áp dụng một số biện pháp quản lý và kỹ thuật để khống chế và giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động này (xem chi tiết ở phần các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm). * Tiếng ồn Tiếng ồn lớn trong giai đoạn xây dựng phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông, máy ủi, xúc, gạt, máy trộn bê tông, máy ép cọc,… các hoạt động nói trên sẽ sinh ra mức ồn lớn trong phạm vi dự án và các trục đường thường xuyên vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, mặt đường tuyến 1, tuyến 2. Cũng như bụi, ảnh hưởng tiếng ồn xây dựng chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình thi công. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ công nhân trên công trường thi công và hiệu quả thi công, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư quanh khu vực thi công. Khi thi công Cơ sở hạ tầng của Dự án, các đơn vị thi công sẽ tiến hành khối lượng công việc rất lớn: Phá dỡ, san lấp mặt bằng và thi công các công trình hạ tầng cơ sở như điện, hệ thống cấp thoát nước, đường xá, lát ta luy, xây kênh tiêu, xây dựng đường ống cống, trạm biến áp…. Do vậy, cường độ hoạt động của các xe chở đất cát san lấp mặt bằng, máy xúc, máy ủi san nền và các phương tiện chở vật tư, thiết bị vào lúc cao điểm có thể tới hàng chục các phương tiện hoạt động. Tiếng ồn sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ xây dựng được thống kê trong bảng sau: Bảng 3.1: Mức ồn của các phương tiện giao thông Phương tiện Mức ồn phổ biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA) Ô tô có trọng tải <3,500 kg 85 103 Ô tô có trọng tải >3,500 kg 90 105 Ô tô cần cẩu 90 110 Máy ủi 93 115 Máy khoan đá 87-90 120 Máy dập bêtông 80-85 100 Máy cưa tay 80-82 95 Máy nén diezen có vòng quay rộng 75-80 97 Máy trộn bêtông bằng diezen 70-75 85 Nguồn: NAZT- WHO Tiếng ồn đo được được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 75 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: - 4 giờ, mức áp âm cho phép là: 90 dBA. - 2 giờ, mức áp âm cho phép là : 95 dBA. - 1 giờ, mức áp âm cho phép là : 100 dBA. - 30 phút, mức áp âm cho phép là : 105 dBA. - 15 phút, mức áp âm cho phép là : 110 dBA. Và mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Thời gian làm việc còn lại trong ngày chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 75 dBA. Như vậy, mức áp âm tại khu vực dự án trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình sẽ rất lớn và có khả năng lớn hơn các giới hạn cho phép. Mức áp âm cực đại cũng có thể vượt quá 115 dBA nếu các thiết bị và phương tiện làm việc không đảm bảo các thông số kỹ thuật nhằm giảm thiểu tiếng ồn. Dự kiến tiếng ồn bình quân trên công trường có thể đạt: 75 – 80 dBA. Như vậy, mức ồn bình quân khi xây dựng cơ sở hạ tầng trên công trường vượt mức ồn cho phép không đáng kể. * Rung động Nguyên nhân gây sự rung động trong quá trình xây dựng chủ yếu do các thiết bị như: máy đột dập, xe lu rung, đầm rung hoặc do các phương tiện giao thông có trọng tải lớn. Nhìn chung, rung động chỉ tác động mạnh trong phạm vi 20m, ngoài phạm vi 100m sự rung động này hầu như không có tác động ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn cần phải có những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rung động phù hợp. b/ Tác động đến môi trường đất, xói mòn và bồi lắng Trong giai đoạn xây dựng đất là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Đất bị tác động chính do việc đào nền đường trôi sụt theo mái ta luy, và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Xói mòn sẽ tạo ra bồi lắng sông ngòi, bồi lấp ruộng lúa và dòng chảy các công trình thuỷ lợi, cống rãnh thoát nước, có thể gây ngập úng tạm thời và giảm lượng nước mặt ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Khi bị đào, đắp, đất trở nên tươi xốp và rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Do đó, khi có mưa lớn, bùn đất sẽ bị cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn, xâm nhập vào diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn thôn Trung Hưng – Xã Mai Trung. Độ đục nguồn nước tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, hoa mầu và các loài động thực vật thuỷ sinh. Đất cũng bị ô nhiễm bởi dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị xây dựng, phương tiện vận tải. Mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên nếu lượng dầu mỡ thải ra bừa bãi càng lớn. c/ Môi trường nước. Các hoạt động trong giai đoạn này sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước bề mặt trên địa bàn gồm. Kênh tưới tiêu, Ngòi Bún, và nước nội đồng. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước bao gồm: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO * Nước mưa chảy tràn. Trên các công trình xây dựng nói chung, đất bề mặt thường bị cày xới do quá trình san lấp mặt bằng, đào, xúc, đổ đất... và hoạt động của phương tiện giao thông vận tải. Do vậy, lớp đất bề mặt, phế thải vật liệu xây dựng và các chất thải sinh hoạt dễ bị nước mưa và các nguồn nước rửa tràn như nước thải quá trình xây dựng cuốn trôi. Nguồn nước chảy tràn bề mặt có hàm lượng lớn đất, cát, có thể lên đến hàng ngàn mg/l sẽ làm tăng độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các thuỷ vực xung quanh dự án như hệ thống mương máng nội đồng và hệ thống sông Cầu. Hiện tượng này sẽ sẩy ra khi trời mưa và hàm lượng chất rắn trong các nguồn nước có thể lên tới 500 – 1.500mg/l. Nếu không có hệ thống thoát nước tạm thời trong quá trình thi công công trình thì lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực Dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường. * Nước thải sinh hoạt Trong giai đoạn thi công tập trung lượng lớn công nhân để thi công, công trình, sinh hoạt của họ thải ra lượng lớn các chất thải bao gồm cả chất thải rắn, nước thải. Theo dự án có khoảng 50 công nhân thường xuyên hoạt động thi công và lượng nước sử dụng của họ là: Tổng lượng nước sử dụng (mức bình quân 150lít/người/ngày) 150lít x 50 người = 7,500 m3/ngày.. Lượng nước thải sinh hoạt cũng khoảng: 6,75 m3/ngày Như vậy trong thời gian thi công lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 6,75m3. Với thải lượng như trên, nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi trường khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5 ), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO4-) và các vi sinh vật. Theo tính toán và thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm của mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là: Bảng 3.2: Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người/ngày) STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml) 1 BOD5 44-54 - TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 2 COD 72-102 - 3 TSS 70-145 - 4 Tổng Nitơ 6-12 - 5 Amoni 2,4-4,8 - 6 Tổng Phốt pho 08-4 - 7 Tổng Coliform - 106 - 109 8 Fecal Coliform - 105 - 106 9 Trứng giun sán - 103 Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại công trường trong giai đoạn xây dựng như sau: STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng 1 BOD5 kg/ngày 0,13- 0,16 2 COD kg/ngày 0,22- 0,31 3 TSS kg/ngày 0,4- 0,6 4 NO3- kg/ngày 0,03- 0,04 Dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động này (được trình bày trong phần các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của báo cáo ĐTM). * Nước thải thi công. Trong quá trình xây dựng, có lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước thi công và được kiểm soát bằng các van, vòi khoá. Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào hệ thống thoát nước vào khu vực dân cư xung quanh chỉ ở mức độ thấp. d/ Chất thải rắn. - Chất thải rắn xây dựng. Các chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng công trình gọi chung là rác thải xây dựng bao gồm: đất đá, gạch, cát, vôi, vữa, đầu mẩu gỗ. Bùn, đất phát sinh trong quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng, gi chuyển mồ mả TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Cát, đá, sỏi, bêtông, gạch vụn, vữa ximăng, gỗ cốp pha, bao giấy ximăng, sắt thép. rẻ lau dầu mỡ do quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công. - Chất thải rắn sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động công nhân xây dựng bao gồm: thức ăn, rau quả, túi nilông... Tóm lại: Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng rất khó dự báo và tính toán chính xác vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có: giải pháp thi công, điều kiện tự nhiên tại khu vực thi công. Tuy nhiên, khối lượng chất thải rắn tương đối lớn và có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường: + Gây mất mỹ quan môi trường + Lấn chiếm các diện tích đất không thuộc phạm vi Dự án. + Gây ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của các diện tích đất bị lấn chiếm. + Là nguyên nhân làm nhiễm bẩn đục nguồn nước do nước mưa chảy chàn cuốn trôi theo đất cát, chất bẩn, đồng thời có thể gây bồi lắng, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Chất thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân xây dựng là nguồn gây lan truyền vi khuẩn gây bệnh, gây ô nhiễm nước, đất, không khí và mất vệ sinh. Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 50 người. Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,5kg/người/ngày, dự báo lượng rác thải sẽ là 25kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 55% đến 70%. đ/ Hệ sinh thái Khu đất xây dựng Dự án chủ yếu là ruộng canh tác lúa 2 vụ... nên khi thực hiện sẽ không thể tránh khỏi những tác động làm thay đổi hệ sinh thái. Tác động đến hệ sinh thái bao gồm: - Phá huỷ khoảng diện tích canh tác, trồng trọt, ảnh hưởng đến các hệ động thực vật sốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM dự án Cơ sở hạ tầng làng nghề thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang.pdf
Tài liệu liên quan