Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Xuất xứ của dự án 1

2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho ĐTM 3

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM 5

2.3. Nguồn tài liệu tham khảo 6

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 7

4. Tổ chức thực hiện 10

Chương 1 13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1. Tên dự án 13

1.2. Chủ dự án 13

1.3. Vị trí địa lý của dự án 13

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 14

1.4.1. Mục tiêu của dự án 14

1.4.3. Quy mô đầu tư của dự án 15

1.4.4. Thiết kế của dự án 16

1.4.5. Kết cấu của công trình 19

1.4.6. Thông gió, chiếu sáng tự nhiên 27

1.4.7. Hệ thống cấp, thoát nước 27

1.4.8. Hệ thống cấp điện 30

1.4.9. Hệ thống chống sét và nối đất 32

1.4.10. Hệ thống thông tin liên lạc 32

1.4.11 Trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ dự án 33

1.4.12. Tiến độ thực hiện dự án 35

1.4.13. Tổ chức thực hiện 36

1.4.14. Tổng mức đầu tư của dự án 36

1.4.15. Phương án hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng 37

CHƯƠNG 2 40

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 40

VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 40

2.1. Điệu kiện tự nhiên và môi trường. 40

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: 52

CHƯƠNG 3 54

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 54

3.1. Đánh giá tác động 54

3.1.1. Tác động của dự án đến các hộ dân trong khu vực 54

3.1.2. Các tác động có liên quan đến chất thải: 54

3.1.3. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 86

3.1.4. Đối tượng, quy mô bị tác động 87

3.1.5. Dự báo nhưng rủi ro và sự cố môi trường do dự án có thể gây ra 89

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, mức độ tin cậy của đánh giá 94

CHƯƠNG 4 95

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU, 95

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 95

4.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 95

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đối với các thành phần môi trường 95

4.1.2. Phương án phòng chống sự cố môi trường 111

4.2. Các giải pháp an toàn vệ sinh và phòng chống dịch bệnh 116

4.2.1. Giai đoạn thi công 116

4.2.2. Khi dự án đi vào hoạt động 118

CHƯƠNG 5 119

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG 119

5.1. Chương trình quản lý môi trường 119

5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án 119

5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường 119

5.2. Chương trình giám sát môi trường 124

5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 124

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động 126

5.3. Dự toán kinh phí 128

5.3.1. Kinh phí các công trình môi trường 128

5.3.2. Kinh phí giám sát môi trường 128

CHƯƠNG 6 131

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 131

6.1. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân phường Nghĩa Tân 131

6.2. Ý kiến của Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc phường Nghĩa Tân 132

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ Dự án trước các ý kiến của UBND và UBMTTQ cấp phường 133

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 134

1. Kết luận 134

2. Kiến nghị 135

3. Cam kết 135

3.1 Cam kết chung 135

3.2. Cam kết tuân thủ theo đúng phương án quy hoạch 136

3.3. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 136

3.4. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường 136

3.5. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường 137

3.6. Cam kết về trách nhiệm của chủ dự án 137

PHỤ LỤC 138

 

 

doc144 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng cách trên 200 m từ nguồn ồn. Đây là kết quả tính toán theo mô hình, quá trình tính toán bỏ qua những yếu tổ cản trở về địa hình, và thảm thực vật xung quanh, chính vì vậy, tiếng ồn phát sinh như tính toán theo WHO thì phạm vi ảnh hưởng về tiếng ồn là khá lớn (khoảng 200m). Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều yếu tố làm giảm đi khả năng lan truyền của tiếng ồn như yếu tố về địa hình, thảm thực vật,… do đó phạm vi ảnh hưởng thực tế có thể giảm đi rất nhiều so với mô hình. Ngoài ra, khu vực công trường xa so với khu dân cư 50m, xung quanh công trường khi thi công có tường bao che nên mức độ ảnh hưởng do tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển trong khu vực thi công chủ yếu tác động đến công nhân thi công trên công trường và một số ít hộ dân sống dọc trục đường vận chuyển cát đào, bốc xúc và phục vụ xây dựng các hạng mục của dự án. c. Phạm vi tác động * Bụi và khí độc hại Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh, cần xem xét, tính toán mức độ lan truyền của các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Dựa trên các nguồn phát thải, ta có thể chia nguồn thải thành : - Nguồn đường (nguồn di động): là nguồn do các phương tiện thi công, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất đá san lấp mặt bằng, đất đá bùn thải… gây ra. - Nguồn mặt, nguồn điểm (nguồn cố định): là nguồn phát sinh tại khu vực thi công do các thiết bị như: máy khoan, máy đào đắp, san lấp, bốc xúc, máy phát điện, máy hàn,… gây ra. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí như: yếu tố về khí tượng (tính ổn định của khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ của không khí, độ ẩm của không khí, lượng mưa,… ), yếu tố về địa hình và các công trình xây dựng trong khu vực (khu vực bằng phẳng, độ cao của các công trình…) và một yếu tố đặc biệt quan trọng khác đó là tải lượng của chất ô nhiễm trong không khí. Trên thực tế nghiên cứu khu vực xây dựng dự án, các yếu tố khí tượng, địa hình trong khu vực (đã được đề cập ở phần trước), dựa trên mô hình tính khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường không khí đối với nguồn đường và nguồn điểm, nguồn mặt để xác định mức độ lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí. - Sơ đồ tính phát tán bụi từ mặt đường: Để đơn giản hoá, ta xét bụi từ mặt đường là nguồn thải liên tục (nguồn của dòng xe chạy liên tục trên đường - xe vận chuyển đất đá) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường. (Nguồn: “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1 của GS.TS. Trần Ngọc Chấn”, Chương 4. Tính toán khuếch tán chất ô nhiễm từ các nguồn thấp”) Với mật độ xe vận chuyển nguyên vật liệu như đã tính toán ở phần trên là 3 xe/h. Dự báo lượng xe vận chuyển và ra vào khu vực thi công sẽ khoảng 5xe/h. Dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sổ tay về Công nghệ môi trường, tập 1: “Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong: - Tuyến đường khu vực thi công: ECO = 1 x 7,3*5 = 36,5 kg/1000 km.h = 36,5 mg/m.s. ESO2 = 1x 7,26*5 x 1% = 0,363 kg/1000 km = 0,363 mg/m.s. ENOx =1x 18,2 *5= 91 kg/1000 km= 91 mg/m.s. Ebụi (muội) = 1x 1,6*5 = 8 kg/1000 km = 8 mg/m.s. Bảng 3.12. Tổng hợp tải lượng ô nhiễm trên tuyến đường thi công TT Khí thải Tải lượng ô nhiễm trên tuyến đường khu vực thi công (mg/m.s) 1 SO2 36,5 2 NOx 0,363 3 CO 91 4 Bụi than 8 (Nguồn: Đơn vị tư vấn tính toán) Nồng độ chất ô nhiễm tại A với tọa độ (x,y) xác định theo công thức sau: (1) Trong đó: B được tính: Khi nguồn đường có độ dài l đủ lớn được xem như dài vô hạn thì hệ số B= 2 M - Tải lượng đơn vị chất ô nhiễm của nguồn đường (khí thải trên 1m đường) g/m.s H - Chiều cao của nguồn đường so với mặt đất (1m). x,y - Tọa độ điểm tính toán U - Vận tốc gió, m/s. (lấy tốc độ gió thiên lớn là 2m/s). Cx, Cz - hệ số khuếch tán theo phương ngang và phương đứng. Trong điều kiện bình thường có thể nhận Cy= Cz= 0,05. n - hệ số kể đến sự thay đổi của điều kiện khí hậu, trường nhiệt độ theo chiều cao. Đối với nguồn đường có độ cao thấp có thể nhận n = 0. h - hệ số kể đến thời gian đo (lấy) mẫu các thông số môi trường. (2) Đối với chất ô nhiễm là bụi và khí SO2: = 20 phút, tức h= 0,5 Đối với chất ô nhiễm là khí CO: = 5 phút, tức h= 1 Do đó ta có thay công thức (1) bằng công thức sau: Sử dụng các công thức trên ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm do nguồn đường gây ra tại một số điểm xung quanh nguồn thải được thể hiện trong bảng 3.13. Bảng 3.13. Nồng độ một số chất ô nhiễm do nguồn đường tác động tại các khoảng cách khác nhau Khoảng cách nguồn đường (m) Nồng độ (mg/m3) CO SO2 Bụi 20 6,40 1,40 31,92 50 1,08 0,24 5,41 80 0,61 0,13 3,06 100 0,48 0,11 2,39 200 0,23 0,05 1,16 300 0,15 0,03 0,77 400 0,12 0,03 0,58 500 0,09 0,02 0,46 QCVN 05:2009/BTNMT Trung bình 1h 30 0,35 0,3 Trung bình 24h 5 0,125 0,2 Qua tính toán một cách định lượng như trên, kết quả thu được so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT trung bình trong 1h nhận thấy rằng trong khu vực thi công có biểu hiện ô nhiễm NOx và đặc biệt là ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và đất đá đào, bốc xúc. Theo tính toán, phạm vi ảnh hưởng về ô nhiễm bụi là trong vòng bán kính 500 m về phía cuối hướng gió. Đây là kết quả tính toán theo mô hình, quá trình tính toán bỏ qua những yếu tổ cản trở về địa hình, coi bụi có kích cỡ rất nhỏ, có khả năng phát tán như chất khí trong điều kiện khí hậu của khu vực, chính vì vậy, với tải lượng bụi như tính toán theo WHO mà phạm vi ảnh hưởng về ô nhiễm bụi là khá lớn. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều yếu tố làm giảm đi khả năng phát tán bụi như yếu tố về địa hình, sự hấp phụ bụi của lá cây, các hạt bụi có kích thước lớn, tỷ trọng lớn dễ dàng lắng xuống… do đó phạm vi ảnh hưởng thực tế có thể giảm đi rất nhiều so với mô hình. Tuy nhiên, khu vực thực hiện dự án nằm gần khu dân cư, do đó lượng bụi và khí thải phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống quanh đây và những người lưu thông trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt. Do đó, trong quá trình xây dựng dự án cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến người dân và môi trường không khí, Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu rất dễ xảy ra tình trạng vận chuyển quá tải, đây là nguyên nhân gây ra bụi tới môi trường. Việc vận chuyển quá tải, che chắn không kín thường gây ảnh hưởng tới môi trường như rơi vãi nguyên vật liệu, phát sinh bụi lớn, ảnh hưởng tới tuyến đường và sức khỏe con người. Do đó cần quản lý chặt chẽ công tác vận chuyển nguyên vật liệu, yêu cầu đơn vị trúng thầu cam kết thực hiện các quy định đảm bảo môi trường trong quá trình thi công dự án. Tác động tới môi trường nước a. Nguồn gốc ô nhiễm và chất ô nhiễm chỉ thị Trong quá trình thi công xây dựng công trình dự án, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: - Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là thi công trong mùa mưa bão và vấn đề ô nhiễm chủ yếu là nước mưa đợt đầu. - Dầu mỡ thải hoặc rơi vãi trên công trường của các phương tiện thi công và vận tải. Lượng chất thải này ít nhưng đặc thù ô nhiễm cao. - Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường nước được thể hiện tại bảng 3.14. Bảng 3.14. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị 1 Nước mưa chảy tràn Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng do rửa trôi, dầu mỡ nhiên liệu. 2 Phương tiện thi công, bảo dưỡng Chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ do bảo dưỡng thiết bị. 3 Nước thải sinh hoạt Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (BOD, COD, hợp chất nitơ, phốt pho) và vi khuẩn. b. Đặc trưng nguồn ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm Trong quá trình hoạt động thi công, các nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm nước mưa chảy tràn trên khu vực, nước thải sinh hoạt của công nhân thi công, dầu mỡ thải của các phương tiện thi công. * Nước mưa chảy tràn: Khi thi công vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu thi công sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ,… rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu nguồn nước này không được quản lý tốt sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới thủy vực tiếp nhận. Tác động nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công có thể được dự báo thông qua vấn đề thải các chất ô nhiễm vào khí quyển. Với đặc trưng của nguồn ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động thi công là bụi, các chất khí độc hại có tính axit (SOx, NOx, CO2,…) khi gặp mưa các chất ô nhiễm này dễ dàng hoà tan vào trong nước mưa làm cho nước mưa bị ô nhiễm, ngoài ra do sự hoà tan các chất khí có tính axit nên nước mưa có thể làm hư hại phần nào các vật liệu kết cấu và công trình xây dựng. Tuy nhiên, do lượng khí thải phát sinh không quá lớn nên mức độ tác động của nước mưa gây hư hại công trình là không đáng kể. Với hoạt động thi công tính chất ô nhiễm của nước mưa là bị ô nhiễm về cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ,…Vấn đề ô nhiễm nước mưa sẽ kéo theo sự ô nhiễm của nguồn nước tiếp nhận, gây tác động tới môi trường sinh thái thuỷ vực cũng như tác động xấu tới nhu cầu sử dụng nguồn nước này cho các mục đích khác. Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực có thể được xác định theo công thức thực nghiệm như sau: Q= 0,278 x 10-3 x C x h x F , m3/h Trong đó: 0,278 x 10-3 -hệ số quy đổi đơn vị; C- hệ số dòng chảy, phụ thuộc đặc điểm mặt phủ, độ dốc ... (C = 0,7) h-cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h) F-diện tích khu vực thi công, 2790 m2. Q = 0,278 x 10-3 x 0,7 x 0,1 x 2790 = 0,0543 m3/h Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l. Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định theo công thức sau đây: M=MMax (1- e-Kz.t ).F, kg Trong đó: + MMax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất, tại khu vực thi công MMax=250kg/ha. + Kz :Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, Kz = 0,4 /ngày + t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 phút. + F: diện tích khu vực thi công, F = 2790m2 = 0,2790 ha. Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 phút tại khu vực thi công là 69,58 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận là hệ thống thoát nước của khu vực. * Nước thải trong quá trình thi công và bảo dưỡng thiết bị Dự án sẽ tiến hành đào 5 tầng hầm với độ sâu 15m. Quá trình tiến hành đào hầm, đóng cọc sẽ phát sinh một lượng nước ngầm. Tuy nhiên, theo tài liệu thu thập được, mực nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đã bị hạ thấp hàng chục mét so với trước đây do sự khai thác bơm hút nước mạnh mẽ. Bảng dưới đây thể hiện mực nước ngầm đã đo đạc được của một số công trình tại Hà Nội. Bảng 3.15. Một số kết quả quan trắc mực nước ngầm ở Hà Nội STT Dự án Ngày Độ sâu mực nước ngầm Thời gian quan trắc 1 Tòa nhà FPT 89 Láng Hạ 12/2007 19,56m 25 ngày 2 Công viên thiên niên kỷ Keangnam – đường Phạm Hùng 7/2007 21,15m 30 ngày 3 Tòa nhà 34 tầng tại khu đô thị mới Yên Hòa – Nhân Chính 3/2003 15,50-16,00m 20 ngày 4 Cung hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc 7/2004 17,00m 30 ngày (Nguồn: TEDI – GIC) Như vậy có thể thấy rằng, việc đào hầm của dự án chưa ảnh hưởng tới mực nước ngầm của Thành phố. Nhưng quá trình thi công này lại phát sinh rất nhiều nước thải do công tác khoan, làm móng. Lượng nước này nếu không được thu gom và xử lý sẽ rất ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như môi trường khu vực dự án. Đặc biệt là khi có mưa lớn, lượng nước từ công đoạn thi công kết hợp với nước mưa sẽ chảy tràn trên công trường và có thể chảy tràn lan ra vùng dân cư xung quanh và đường giao thông gây ô nhiễm. Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ hoạt động rửa xe và các thiết bị lao động. Lượng nước thải này có chứa đất cát và dầu mỡ thải từ các động cơ, máy móc với mức độ không quá lớn nhưng cũng gây ô nhiễm nếu không được thu gom kịp thời và đòi hỏi cần có những biện pháp thi công cũng như quy định với công nhân hợp lý để giảm lượng phát thải. * Nước thải sinh hoạt Với lượng công nhân thường xuyên trên công trường khoảng 50 người hàng ngày sử dụng trung bình 90-100 lít nước sẽ có khối lượng nước sử dụng khoảng 4,5-5 m3, nếu tính lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp được sử dụng thì mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 3,6-4 m3 nước thải sinh hoạt. Khối lượng nước thải này không lớn nhưng phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên tại các nhà vệ sinh tạm sẽ được thi công trước, trong đó nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh này đều được xử lý qua hệ thống bể phốt phân huỷ sinh học theo kiểu tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực đảm bảo tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt quy định QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Dựa vào tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất gây ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.16. Định lượng các chất ô nhiễm tính trên đầu người trong ngày Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (g/ngày) Không xử lý Đã xử lý BOD5 45 - 54 (49,5) 10 - 20 (15) COD 72 - 102 (87) 18 - 36 (27) Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 8 - 16 (12) Tổng N 6 - 12 (9) 2 - 4 (3) Amoniăc 2,3 - 4,8 (3,55) 0,5 - 1,5 (1) Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): Tổng coliform 106 - 109 (*) Fecal coliform 105 - 106 (*) Trứng giun sán 103 (*) (Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, 2002 ) Ghi chú: ( ) - Số liệu trung bình (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể Tính bình quân, 1 công nhân sử dụng 100 l/ngày. Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng dưới đây: Bảng 3.17 - Tải lượng chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng (50 người) Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) Không xử lý Đã xử lý (bể tự hoại) BOD5 2,475 0,75 COD 4,35 1,35 Chất rắn lơ lửng 5,375 0,6 Tổng N 0,45 0,15 Amoniăc 0,1775 0,05 Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): Tổng Coliform 50 x 109 (*) Fecal coliform 50 x 106 (*) Trứng giun sán 50 x 103 (*) (Nguồn: Đơn vị tư vấn tính toán dựa theo số liệu bảng 3.14) Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy khi nước thải sinh hoạt không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gây tác động xấu tới thuỷ vực tiếp nhận và nhu cầu sử dụng nước trong khu vực. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý trước khi thải ra khu vực thoát nước chung của thành phố. * Dầu mỡ thải Dầu mỡ thải hoặc rơi vãi trên công trường của các phương tiện thi công, vận tải. Lượng chất thải này ít nhưng đặc thù ô nhiễm cao. Với lượng dầu tiêu thụ trong giai đoạn thi công (khoảng 6 tháng) là 150391 kg thì trung bình 1 ngày lượng dầu tiêu thụ là 835,5 kg. Như vậy, có thể dự báo lượng dầu mỡ thải trong 1 ngày ước tính đạt 8,84 kg (lấy bằng 0,1 % lượng dầu tiêu thụ). . Ô nhiễm đất và ảnh hưởng của chất thải rắn a. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn và chất ô nhiễm chỉ thị Trong quá trình hoạt động thi công, nguồn gốc phát sinh chất thải rắn và chất ô nhiễm chỉ thị được thể hiện tại bảng 3.18. Bảng 3.18. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn và chất ô nhiễm chỉ thị TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị 1 Phá dỡ, giải toả mặt bằng, đào đắp san lấp mặt bằng. Sinh khối thực vật loại bỏ. Chất thải rắn là bột, bụi đất đá. 2 Ủi xúc thi công, vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu xây dựng Chất thải rắn là đất đá thải, bột đất đá. 3 Rác thải sinh hoạt của công nhân Chất thải rắn chứa các chất hữu cơ. b. Tác động đến môi trường đất và tác động của chất thải rắn Trong giai đoạn thi công các hạng mục dự án, chất thải rắn sinh ra bao gồm: Đất cát, cốp pha, vữa xi măng, phế thải, các phế liệu của công trình... và rác thải sinh hoạt của lực lượng lao động thi công trên công trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, bồi lấp các tuyến cống thoát nước mưa trong khu vực nếu không được thu gom và xử lý kịp thời. Rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là các loại phế thải xây dựng như đất, đá, xà bần, cát, cốt pha, sắt thép, bao bì... và rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. - Phế thải xây dựng, một phần được sử dụng lại trong công việc đào, bốc xúc cho một số khu vực, phần còn lại sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết các phế liệu xây dựng để xử lý theo đúng quy định. Khu vực tập kết tạm thời tại 1 góc của công trường xây dựng (góc phía Đông Nam), thực hiện xây đến đoạn nào, hoàn thành đến đoạn đó và nguồn phế liệu đưa ngay lên ô tô vận chuyển đến nơi đổ theo quy định. Việc đổ thải vật liệu xây dựng theo sự hướng dẫn của các đơn vị thu gom phù hợp với lộ trình từ điạ điểm của các công trình đến bãi đổ thải của Thành phố. Dự kiến là bãi tập kết phế thải xây dựng Lâm Du. - Chất thải rắn sinh hoạt trên công trường mặc dù lượng không nhiều nhưng đây lại là nguồn thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong thời gian thi công ước tính sẽ có khoảng 50 người sẽ tạo ra khoảng 25kg/ngàyđêm chất thải rắn mỗi ngày (với định mức 0,5 kg/người.ngày). Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,… khi thải vào môi trường nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ hữu cơ độc hại,… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. . Ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại: Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án chủ yếu là các loại phế thải như dầu thải, dẻ dính dầu, bóng đèn tuýp vỡ, ắc quy hỏng, đầu mẩu que hàn… khối lượng chất thải rắn nguy hại này phát sinh không nhiều khoảng 4 kg/ngày đêm, tuy khối lượng phát thải thấp nhưng tác động của chúng tới môi trường rất lớn nếu chúng không được thu gom và xử lý triệt để theo quy định như tác động tới môi trường nước mặt, nước ngầm, tác động tới môi trường đất từ các thành phần nguy hại có trong chất thải. Do vậy cần có biện pháp thu gom riêng chất thải nguy hại để thuê xử lý riêng. .Tác động khi thi công các hạng mục của dự án Trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục, những tác động chính tới môi trường đã được trình bày ở phần trên, quá trình đào móng, thi công tầng hầm, xây dựng khối nhà cao tầng, hệ thống khuôn viên và hoàn thiện hệ thống đường nội bộ. Các quá trình triển khai xây dựng này đều được thực hiện theo từng lộ trình sẽ được thống nhất giữa chủ đầu tư, đơn vị đấu thầu và một số bên liên quan khác. Quá trình thi công các hạng mục đều được giám sát kỹ thuật, để đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thực hiện. Những tác động tới môi trường cơ bản đã được tổng hợp ở phần trên, trong quá trình thi công, các đơn vị trúng thầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đã được đưa trình trong báo cáo. Đối với thi công tầng hầm, một số vấn đề cần lưu ý để đảm bảo an toàn như: Chân tường trong đất phải đặt vào tầng đất loại sét (sét, sét pha) tốt, có trạng thái dẻo cứng, nửa cứng và cứng để đảm bảo ổn định cho tầng hầm và chống thấm tốt cho hố đào sâu và cho tầng hầm. Khi thi công tường trong đất, phải dùng Bentonite thích hợp để tránh sạt lở hố đào. Nếu nền đất loại cát nhỏ và cát pha bão hòa nước thì phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung trọng D = 1,15g/cm3 Phải thực hiện nghiêm túc quy trình thi công bêtông để đảm bảo chất lựơng, tránh khuyết tật và bêtông xấu. Phải có gioăng chống thấm tốt giữa các barrette, và chất lượng bêtông tốt, đặc chắc với mác ≥300 của từng barrette thì mới đảm bảo chống thấm tốt cho công trình ngầm. Với những biện pháp kỹ thuật trên, sẽ hạn chế những tác động tiêu cực tới chất lượng công trình. Quá trình thi công, xe vận chuyển đất bốc xúc sẽ gây ra bụi trên đường, những tác động tới môi trường không khí do phương tiện vận chuyển đã được trình bày ở trên. Ngoài ra khi thi công hạng mục tầng hầm, phần nào đó ảnh hưởng tới sự hạ thấp mực nước ngầm tại khu vực, nguy cơ sụt lún đến các tòa nhà, các công trình lân cận. Với biện pháp thi công đã được tính toán kỹ, cùng với khảo sát, thăm dò địa chất, thủy văn (Hồ sơ khảo sát địa chất công trình dự án) và sử dụng các công nghệ hiện đại, do đó sự cố từ việc thi công đã được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Đối với các hạng mục công trình trên cao, đơn vị thi công sẽ thực hiện lắp đặt hệ thống bẫy lưới ở độ cao >10m so với mặt đường để không cho vật liệu rơi vãi, ảnh hưởng tới đường đi, giảm thiểu bụi đất, cũng như an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Những tác động khác như phát sinh chất thải rắn, chất thải nguy hại, ô nhiễm nguồn nước đã được trình bày tổng hợp trong các phần trên. b. Giai đoạn hoạt động của dự án b.1. Tác động đến môi trường không khí Nguồn gốc ô nhiễm và chất ô nhiễm chỉ thị Sau khi dự án đi vào hoạt động, bãi đỗ xe sẽ có sức chứa dự kiến 540 xe ô tô và 800 xe máy (Nguồn: thuyết minh dự án). Với một lượng xe lớn ra vào như trên, cùng với các thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của tòa nhà như máy phát điện phục vụ khi lưới điện xảy ra sự cố mất điện, hoạt động của khu văn phòng cho thuê, từ trung tâm thương mại... sẽ phát sinh một lượng khí thải, bụi, tiếng ồn... gây ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh khu vực dự án. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí được thể hiện tại bảng 3.19. Bảng 3.19. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị 1 Máy phát điện Khí thải độc hại (SOx, CO, NOx, HC,...) 2 Hoạt động của bãi đỗ xe, trung tâm thương mại và khu văn phòng cho thuê, hoạt động của những người sinh sống tại khu các căn hộ cao cấp Bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx, CH,…) từ các phương tiện giao thông ra vào tòa nhà. Đặc trưng nguồn ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm Sau khi xây dựng cơ bản xong dự án sẽ đi vào hoạt động. Giai đoạn này, lượng khí thải phát sinh ra từ các máy móc phục vụ cho quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên trong các văn phòng giao dịch, văn phòng cho thuê (tủ lạnh, điều hoà, xe máy, ô tô...), trung tâm thương mại và đặc biệt là lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của bãi đỗ xe trong tầng hầm. Các loại khí thải chính phát sinh là: Bụi, CO, CO2, SO2, HC, CFC... Các động cơ này được thiết kế với thiết bị làm lạnh sử dụng là những công nghệ tiên tiến, hiện đại của Châu Âu và thân thiện với môi trường, giảm được những chất thải phát sinh gây hiệu ứng nhà kính….Tuy nhiên, lượng khí thải phát sinh chủ yếu từ bãi đỗ xe sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí xung quanh và gây ảnh hưởng đến con người khi tiếp xúc lâu, nhưng do khu vực này, sự tiếp xúc của con người là không lâu nên những tác hại này là không đáng kể, mặt khác, hệ thống tầng hầm đã được thiết kế theo các tiêu chuẩn kỹ thuật về thông gió, khí cụ thể như: Khu vực gara tầng hầm lượng không khí tươi được cấp vào do đối lưu tự nhiên qua các cửa ôtô hoặc xe máy vào và ra. Bên cạnh đó để tránh không khí bẩn do các phương tiện đi lại gây ra trong khu vực gara, dùng hệ thống hút trung tâm và đưa không khí bẩn ở tầng hầm ra ngoài. Tải lượng ô nhiễm: Việc sử dụng khí đốt làm nhiên liệu cho tòa nhà tại tổ 17 phường Nghĩa Tân sẽ không gây ra bụi, lượng khí SOx phát sinh không đáng kể, lượng khí NOx và CO phát sinh cũng rất ít. Như vậy, bụi và khí thải sẽ chủ yếu là từ các phương tiện GTVT. Trong quy hoạch giao thông, sau khi dự án đi vào hoạt động, trong phạm vi trung tâm sẽ chỉ có các phương tiện giao thông cá nhân và xe tải nhỏ được phép lưu thông trong khu vực nội thành. Theo thiết kế của dự án, bãi đỗ xe cũng chỉ chứa các loại phương tiện giao thông cá nhân (xe máy, ô tô con). Hệ số ô nhiễm của các loại xe được thể hiện ở bảng dưới đây để ước tính tổng tải lượng ô nhiễm của các phương tiện GTVT sau khi dự án đã đi vào hoạt động bằng tổng quãng đường ước tính cho mỗi lượt xe trong khu vực là 1km, số lượng xe ô tô và xe tải nhỏ khoảng 1000 xe/ngày, 2000 xe/ngày đối với xe chạy xăng động cơ >50cc, 2 kỳ và khoảng 5000 xe/ngày đối với xe động cơ >50cc, 4 kỳ. Kết quả được tính cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 3.20. Hệ số ô nhiễm khí thải của xe ô tô và xe máy ước tính theo đơn vị 1000km đường xe chạy hoặc 1 tấn nhiên liệu tiêu thụ Thông số Loại động cơ Đơn vị Bụi kg/đv SO2 kg/đv NOx kg/đv CO kg/đv HC kg/đv Động cơ > 50cc, 2kỳ 1000km 0,12 0,6S 0,08 22 15 Tấn nhiên liệu 4 20S 2,7 730

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐTM Dự án Xây dựng Tòa nhà cao tầng 275 Hoàng Quốc Việt.doc
Tài liệu liên quan