Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 4

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 13

DANH MỤC BẢNG 14

DANH MỤC HÌNH 16

MỞ ĐẦU 17

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 17

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐTM 18

2.1. Cơ sở pháp lý 18

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 20

2.3. Nguồn tài liệu đã sử dụng 21

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 21

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 21

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 24

1.1. TÊN DỰ ÁN 24

1.2. CHỦ DỰ ÁN 24

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN 24

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 25

1.4.1. Biên giới và trữ lượng mỏ 25

1.4.1.1. Biên giới mỏ 25

1.4.1.2. Trữ lượng mỏ 27

Trữ lượng địa chất 27

Trữ lượng công nghiệp 27

1.4.2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ 28

1.4.2.1. Chế độ làm việc 28

1.4.2.2. Công suất của mỏ 29

1.4.2.3. Tuổi thọ của mỏ 29

1.4.3. Mặt bằng khu điều hành và sinh hoạt 30

1.4.3. Mặt bằng khu chế biến 30

1.4.4. Phương án mở vỉa 30

1.4.4.1. Vị trí mở mỏ 30

1.4.4. Phương án mở vỉa 31

1.4.4.2. Xây dựng mặt bằng bãi chứa quặng 32

1.4.4.3. Xây dựng bãi thải cho khoảnh khai thác đầu tiên 32

1.4.4.2. Biện pháp thi công và các hạng mục mở mỏ 32

1.4.4.4. Xây dựng khu phụ trợ 33

1.4.5. Hệ thống khai thác 33

1.4.5.1. Phương pháp khai thác 34

1.4.5.2. Công nghệ khai thác 35

1.4.5.3. Trình tự khai thác 35

1.4.6. Tính toán các thông số hệ thống khai thác 35

1.4.6.1. Chiều cao tầng khai thác, H 35

1.4.6.2. Chiều cao tầng kết thúc, Hkt 36

1.4.6.3. Góc nghiêng sườn tầng khai thác,  36

1.4.6.4 . Góc nghiêng sườn tầng kết thúc, kt 37

1.4.6.5. Chiều rộng đai bảo vệ (Bbv) 38

1.4.6.5. Chiều rộng đống đá nổ mìn (Bđ) 38

1.4.6.6. Chiều rộng đai an toàn (Z): 39

1.4.6.7. Chiều rộng vệt xe chạy (T) 40

1.4.6.8. Chiều rộng dải khấu (A) 40

1.4.6.9. Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu (Bctmin) 40

1.4.6.10. Chiều dài tuyến công tác (Lt) 41

1.4.7. Công tác chế biến quặng 43

1.4.7.1. Sơ đồ công nghệ và công suất trạm nghiền 43

1.4.7.2. Sản phẩm sau khi chế biến 44

1.4.7.3. Cấp liệu cho trạm nghiền sàng và bốc xúc đá sản phẩm tiêu thụ 45

1.4.8. Thiết bị chủ yếu 46

1.4.8.1. Máy bơm bùn cát quặng, cát thải 46

1.4.8.2. Sàng quay lọc rác 46

1.4.8.3. Thùng cấp liệu 46

1.4.8.4. Hệ thống tuyển trọng lực bằng vít xoắn 46

1.4.8.5. Bố trí thiết bị và cơ giới hoá 46

1.4.9. Cung cấp điện động lực và chiếu sáng 46

1.4.9.1. Nguồn điện cung cấp 46

1.4.9.2. Tính toán cung cấp điện cho mỏ 46

Phụ tải điện 46

Các chỉ tiêu về cung cấp điện 47

1.4.9.3. Trang thiết bị 47

Mạng điện 0,4kV 47

Hệ thống chiếu sáng 48

Bảo vệ an toàn điện 48

Hệ thống tiếp địa 48

Tổ chức lắp đặt và vận hành 48

1.4.9.3. Điện dùng cho sản xuất 49

1.4.10. Cung cấp nước 49

1.4.10.1. Tính toán lượng nước tiêu thụ 49

1.4.10.2. Xử lý nước thải 51

1.4.11. Quy mô xây dựng 52

1.4.11.1. Khu văn phòng (tổng diện tích là 8.000m2) 52

1.4.11.2. Khu nhà máy chế biến 52

1.4.12. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động 53

1.4.12.1. Cơ cấu tổ chức 53

1.4.12.2. Tổ chức nhân lực 54

1.4.12.3. Nguồn lao động 55

1.4.13. Tổng mức đầu tư 55

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 56

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 56

2.1.1. Vị trí địa lý 56

2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất 56

2.1.2.1.Đặc điểm địa hình 56

2.1.2.2. Đặc điểm địa chất khu vực 57

2.1.3. Đặc điểm khí hậu 59

2.1.3.1. Nhiệt độ không khí: 60

2.1.3.2. Độ ẩm: 60

2.1.3.3. Nắng và bức xạ: 60

2.1.3.4. Gió: 60

2.1.3.5. Mưa: 61

2.1.3.6. Bốc hơi : 61

2.1.3.7. Bão và áp thấp nhiệt đới: 61

2.1.4. Điều kiện thủy văn 61

2.1.5. Đặc điểm địa chất công trinh 62

2.1.8. Đặc điểm thân quặng 63

2.1.8.1. Đặc điểm hình thái thân quặng 63

2.1.8.2. Đặc điểm biển đổi hàm lượng khoáng vật quặng 63

2.1.8.3. Đặc điểm thành phần khoáng vật 63

2.1.8.4. Đặc điểm phân bố độ hạt 63

2.1.8.5. Thành phần hóa học 63

2.1.9. Hiện trạng sử dụng đất 63

2.1.10. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái 64

2.1.10.1. Thảm thực vật 64

2.1.10.2. Hệ sinh thái 64

2.1.11. Tài nguyên khoáng sản 64

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 65

2.2.1. Môi trường không khí 66

2.2.2. Môi trường nước 68

2.2.3. Môi trường đất 73

2.2.4. Trường phóng xạ 76

2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 76

2.3.1. Đặc điểm kinh tế 76

2.3.1.1. Công nghiệp 76

2.3.1.2. Tiểu thủ công nghiệp và thương mại 76

2.3.1.3. Nông nghiệp 76

2.3.1.4. Nuôi trồng thủy sản 76

2.3.2. Đặc điểm giao thông 76

2.3.3. Dân cư 77

2.3.4. Giáo dục 77

2.3.5. Công tác y tế 77

2.3.6. Văn hóa – xã hội 77

Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 79

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 79

3.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản 79

3.1.1.1. Nguồn gây tác động 79

3.1.1.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 79

a) Nguồn gây ô nhiễm không khí 79

b) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 84

c) Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn 87

d) Nguồn phát sinh chất thải nguy hại 88

3.1.1.1.2.Nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải 89

a) Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung 89

3.1.1.2. Đối tượng và quy mô tác động 91

3.1.1.3. Đánh giá tác động 91

3.1.1.3.1 Đối tượng bị tác động 91

3.1.1.3.2. Đánh giá tác động 92

3.1.1.4. Sự cố, rủi ro 99

3.1.3. Giai đoạn khai thác và tuyển quặng 99

3.1.3.1. Nguồn gây tác động 99

3.1.3.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 99

3.1.3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 107

3.1.3.2. Đối tượng và quy mô tác động 110

3.1.3.3. Đánh giá tác động 111

3.1.3.4. Tác động của liều suất bức xạ 119

3.1.3.5. Dự báo những rủi ro mà sự cố môi trường do dự án gây ra 119

3.1.4. Giai đoạn hoàn thổ và đóng cửa mỏ 119

3.1.4.1. Nguồn tác động 119

3.1.4.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 119

3.1.5.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoàn thổ và đóng cửa mỏ 119

3.1.5. Đánh giá tác động do rủi ro và sự cố môi trường 120

3.1.5.1. Tai nạn lao động 120

3.1.5.2. Sự cố do rò rì, cháy nổ 120

3.1.5.3. Sự cố do sạt lở 120

3.1.5.4. Môi trường kinh tế xã hội 120

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 120

3.2.1. Độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM 120

3.2.2. Độ chi tiết của các đánh giá 121

3.2.3. Độ tin cậy của các đánh giá 122

Chương 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 123

4.1 KHỐNG CHẾ, ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 123

4.1.1. Giai đoạn mở mỏ và xây dựng cơ bản 123

4.1.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí 123

4.1.1.1.1 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi 123

4.1.1.1.2 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải 126

4.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 127

4.1.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước 128

4.1.1.4 Giảm thiểu tác động đến môi trường đất 131

4.1.1.5. Giảm thiểu chất thải rắn 133

4.1.1.5. Một số biện pháp giảm thiểu khác 133

4.1.1.5.1 Giảm thiểu tác động tới giao thông 133

4.1.1.5.2 Giảm thiểu tác động đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư địa phương. 134

4.1.1.5.2 Biện pháp giảm thiểu tác động đến tiện ích cộng đồng 136

4.1.2. Giai đoạn vận hành mỏ 136

4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu bụi 136

4.1.2.2. Chất thải rắn 138

4.1.2.2.1 Chất thải rắn từ hoạt động khai thác và quá trình vận chuyển 138

4.1.2.2.2 Chất Chất thải sinh hoạt 138

4.1.2.2.3 Chất thải nguy hại 139

4.1.2.3. Môi trường nước 139

4.1.2.3.1 Biện pháp thoát nước khu mỏ 139

4.1.2.3.2 Biện pháp xử lý nước thải 140

4.1.2.3.3 Biện pháp khống chế dầu mỡ 141

4.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung 141

4.1.2.5.Giảm thiểu khí thải 143

4.1.2.6. Giảm thiểu tác động tới giao thông khu vực 148

4.1.2.7. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và tai nạn lao động 148

4.1.2.8. Phương án phòng chống cháy, nổ, chống sét 153

4.1.2.9. Biện pháp hạn chế tác động đến kinh tế xã hội 154

4.1.2.10. Phòng chống trượt lở đá 154

4.1.3. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn đóng cửa mỏ 155

Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 157

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 158

5.1.1. Các công trình xử lý môi trường trong khai thác 158

5.1.2. Chương trình quản lý môi trường 158

5.1.2.1. Quản lý các nguồn ô nhiễm 158

5.1.2.1.1. Chương trình quản lý các nguồn ô nhiễm 158

5.1.2.1.2. Các biện pháp thực hiện 158

5.1.2.2. Đối với an toàn bức xạ liên quan đến quặng Monazit 158

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 158

5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí 158

5.2.2 Giám sát môi trường phóng xạ 159

5.2.3 Giám sát chất lượng môi trường nước ngầm 159

5.2.4 Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 159

5.2.5 Giám sát chất lượng nước thải 160

5.2.6. Các chương trình giám sát khác 160

5.2.7 Chi phí giám sát môi trường 161

5.2.8. Chi xây dựng cơ sở hạ tầng 161

Chương 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 162

6.1. Ý kiến của UBND xã Lâu Thượng 163

6.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Lâu Thượng 164

6.4. Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA CHỦ DỰ ÁN 164

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 166

1. KẾT LUẬN 166

2. KIẾN NGHỊ 167

3. CAM KẾT 168

PHỤ LỤC 1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ KÈM THEO 173

PHỤ LỤC 2. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 174

PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 175

PHỤ LỤC 4. CÁC BẢN VẼ KÈM THEO 176

 

 

docx175 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng trên. Ngoài ra, trong giai đoạn thi công xây dựng khu mỏ rất nhiều các hạng mục được thi công cùng một thời điểm nên mức độ tiếng ồn là tương đối lớn. Vì vậy, công nhân thi công tại công trường sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên cần có những biện pháp khắc phục giảm thiểu tác động của tiếng ồn. Tác động tới hoạt động giao thông khu vực Sự hình thành và hoạt động của Dự án sẽ góp phần làm tăng số lượng phương tiện giao thông trong khu vực và ảnh hưởng đến vấn đề đi lại hiện nay như nguy cơ xảy ra tắc đường và tai nạn giao thông sẽ cao hơn. Sự gia tăng mật độ các phương tiện giao thông trên các tuyến đường vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu xây dựng, kéo theo đó là quá trình lưu thông của các phương tiện trọng tải lớn sẽ gây nên những hư hỏng cho hệ thống giao thông (đường, cầu, cống) trên các tuyến vận chuyển. Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do khói bụi gây ra bởi những phương tiện vận chuyển làm ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư ven tuyến vận chuyển và những người tham gia giao thông trên tuyến đường này. Tuy nhiên, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống giao thông trong khu vực Tác động tới môi trường sinh thái lân cận Giai đoạn xây dựng khu mỏ là giai đoạn có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật. Liên quan đến thảm thực vật có các yếu tố tác động sau: - Tăng mật độ dân số trong đó chủ yếu là nhân công lao động từ các địa phương khác đến. Nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho các nhu cầu trong thời gian thi công; - Các chất thải sinh hoạt của con người trong thời gian thi công có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và làm ô nhiễm nguồn nước; - Những hoạt động trên sẽ làm suy thoái thảm thực vật dẫn đến xói mòn rửa trôi gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái vùng xung quanh. Bên cạnh đó phải kể đến sự tập trung của công nhân xây dựng, các phương tiện cơ giới thi công sẽ gây ra tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến các loài động vật rừng trong khu vực lân cận. Nhiều loài sẽ di chuyển ra xa nơi thi công công trình, quy luật di chuyển theo các hướng khác nhau: Các loài thú, các loài chim, có vùng hoạt động rộng, di chuyển nhanh, phản ứng nhạy cảm với các tác động quấy nhiễu sẽ di chuyển đến những khu rừng xa, yên tĩnh, nhiều loài có thể di chuyển tới vùng rừng của các huyện giáp ranh để sinh sống hoặc những loài không di chuyển được xa sẽ định cư ở vùng rừng gần đó. Các loài sống gần khu vực dân cư như một số loài chim, bò sát, ếch nhái, loài thú nhỏ... lúc đầu chúng sẽ di chuyển không xa khu vực công trình, thường tìm đến những khu ít bị tác động để sinh sống, khi công trình hoàn thành, sự ồn ào ban đầu lắng xuống các loài này sẽ dần dần trở lại quanh khu vực những vạt rừng, gần công trình để kiếm ăn. Tác động tới điều kiện kinh tế - xã hội - Tác động tới cuộc sống của người dân: Diện tích khu vực khai thác đá tại khu vực mỏ đá Vạn Xuân, thôn Trúc Mai, xã Lâu Thượng, bao gồm diện tích khai trường, diện tích đất làm mặt bằng khu công nghiệp. Trong đó diện tích khai trường khai thác là 5,0 ha, trên diện tích này chủ yếu núi đá và cây dại không có giá trị. Trong khu vực diện tích đất làm mặt bằng khu công nghiệp cúa một vài hộ dân sinh sống cần phải di rời và một số diện tích trồng mầu cần thiết. Việc thu hồi đất cho Dự án sẽ tác động tiêu cực tới đời sống của các hộ gia đình bị mất đất sản xuất. Tuy nhiên tác động này là không lớn lắm.Chủ dự án sẽ phải có biện pháp đền bù hỗ trợ hợp lý để các hộ dân này không bị thiệt thòi. - Tác động tới tình hình kinh tế - xã hội địa phương Hoạt động phát triển kinh tế của xã Lâu Thượng chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, một bộ phận rất ít hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ buôn bán nhỏ, xây dựng. Thu hồi đất canh tác sẽ có tác động tiêu cực đến sinh kế của nhiều hộ dân. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo đền bù theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên, Dự án cần có kế hoạch tạo công ăn việc làm ổn định cho các đối tượng bị thu hồi đất canh tác. Khi Dự án đi vào khai thác sẽ đóng góp một phần lợi nhuận giúp cho kinh tế xã hội địa phương, đồng thời cải tạo hệ thống các cơ sở hạ tầng trên địa bàn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước...). Việc chuyển đổi ngành nghề cho các hộ dân cư có đất canh tác bị thu hồi khó có thể được thu xếp trong một thời gian ngắn. Trong thời gian chưa chuyển đổi được ngành nghề, một lực lượng lao động sẽ bị dư thừa, thất nghiệp. Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tình hình kinh tế xã hội khu vực, có thể phát sinh các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, trộm cắp…). 3.1.1.4. Sự cố, rủi ro 3.1.3. Giai đoạn vận hành mỏ 3.1.3.1. Nguồn gây tác động 3.1.3.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Nguồn phát sinh bụi và khí thải Trong giai đoạn khai thác mỏ, nguồn phát sinh bụi và khí thải chủ yếu từ các hoạt động như: khoan đá tạo lỗ khoan; nổ mìn phá đá; đập đá quá cỡ; các hoạt động san ủi; bốc xúc đá lên xe tải; vận chuyển đá về trạm đập; hoạt động của các loại máy móc thiết bị như máy khoan đá, máy xúc, máy ủi, máy xẻ v.v… - Từ hoạt động khoan nổ mìn phá đá, bốc xúc và đập đá Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến được dự báo theo phương pháp hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới WHO dựa trên khối lượng công việc được thực hiện. Với khối lượng khai thác vào khoảng 100.000 m3/năm tương đương 269000 tấn/năm thì lượng bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác được dự báo trong Bảng 3.133.13. Bảng 313. Dự báo lượng bụi và khí độc phát sinh trong quá trình khai thác mỏ TT Loại công việc Khối lượng, tấn Định mức Tải lượng Bụi Khí độc Bụi, tấn/năm Khí độc, l/năm 1 Nổ mìn phá đá 269.000 0,37 kg/T 9,88 l/T 99,53 2.657.720 2 Vận tải, xúc bốc 269.000 0,12kg/T 2,01 l/T 32,28 540,69 3 Chế biến nghiền đập 269.000 0,25 kg/T - 67,25 - 4 Gió cuốn - 32,28 - Tổng cộng 231,34 2.658.261 Nguồn: Trích từ tài liệu của Economopoulos, WHO, 1993 Ngoài ra, các hoạt động khác cũng sẽ phát sinh một lượng bụi đáng kể như hoạt động lưu chứa đá, hoạt động cẩu các khối đá lớn lên xe để chuyên chở về khu chế biến v.v... Do hệ số phát thải bụi vào môi trường của các hoạt động này không có trong các tài liệu nên không dự báo định lượng được lượng bụi phát sinh. Ngoài ra, các hoạt này không chỉ phát thải một lượng lớn bụi vào môi trường mà còn thải vào môi trường các khí độc như: SO2, NOx, CO do phát thải trong quá trình vận hành các phương tiện, máy móc thiết bị. - Từ hoạt động của các phương tiện khai thác Lượng bụi và khí thải phát sinh do vận hành các loại máy móc, thiết bị khai thác trên công trường phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của các máy móc và phương thức khai thác. Trong quá trình khai thác, nhiều loại máy móc thiết bị được sử dụng như các thiết bị khoan, cắt (máy khoan chuyên dùng, máy khoan phá đá quá cỡ, máy nén khí, máy cưa cắt đá); các thiết bị san gạt; các thiết bị xúc, ủi và các thiết bị khác phục vụ khai thác (cẩu trục tự hành, xe nâng v.v..). Hoạt động của các loại máy móc này cũng sẽ xả thải vào không khí một lượng bụi và khí thải tương đối lớn. Bảng 314. Danh mục một số thiết bị khai thác, chế biến của Dự án TT Loại thiết bị Công suất 1 thiết bị (HP) Công suất (KW) Số lượng thiết bị Tổng công suất (KW) 1HP= 0,7456KW 1 Máy gạt KOMATSU 230 2 342,976 2 Máy xúc TLGN mã hiệu PC 280 213 2 426 3 Máy xúc lật D584 230 1 171,488 4 Máy nén khí AIRMAN  200 3 447,36  5 Máy khoan BMK-4 và BMK5 3 3 9 6 Máy khoan con RH-571-35 210 3 630 Hệ số sử dụng nhiên liệu 1,11 lít/1KW/ngày Bảng 315. Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công Thiết bị Hệ số phát thải kg/lít nhiên liệu SO2 CO NO2 Bụi VOC Máy gạt 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Máy xúc TLGN mã hiệu PC 280 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Máy xúc lật D584 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Máy nén khí 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Máy khoan BMK-4 và BMK5 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Máy Khoan RH-571-35 0,00452 0,01199 0,0493 0,00348 0,00586 Nguồn: Bộ môi trường và di sản Australia, 2003 Với số lượng các loại phương tiện, máy móc tham gia trong quá trình khai thác được trình bày trong Bảng 3.14, tải lượng phát thải ra môi trường không khí của các loại máy móc thiết bị này tính toán được trong Bảng 3.16. Bảng 316. Tải lượng phát thải của các thiết bị khai thác Thiết bị Tải lượng phát thải (kg) SO2 CO NO2 Bụi VOC Máy gạt 1,721 4,568 18,768 1,325 2,231 Máy xúc TLGN mã hiệu PC 280 2,137 5,674 23,31 1,645 2,77 Máy xúc lật D584 0,86 2.284 9,384 0,662 1,116 Máy nén khí AIRMAN 2,22 5,90 24,26 1,71 2,88 Máy khoan BMK-4 và BMK5 0,045 0,12 0,49 0,03 0,06 Máy Khoan RH-571-35 3,13 8,30 34,16 2,41 4,06 - Khí thải từ các thiết bị sử dụng dầu diesel Lượng nhiên liệu sử dụng cho công tác khai thác theo tính toán là khoảng 478,4 tấn dầu/năm Trong đó lượng nhiên liệu cho công tác vận tải là 170,56 tấn/năm và cho thiết bị là 307,84 tấn/năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tải lượng ô nhiễm sinh ra trong khí thải của thiết bị khai thác và ô tô như Bảng 3.17. Bảng 317. Tải lượng ô nhiễm sinh ra trong khí thải của thiết bị khai thác và ô tô TT Chất ô nhiễm Định mức, Kg/tấn dầu Tải lượng ô nhiễm, tấn/năm Thiết bị Ô tô Thiết bị Ô tô 1 Bụi 4,3 16 1,324 2,729 2 SO2 7,8 6 2,401 1,023 3 NO2 13 33 4,002 5,628 4 CO 20,81 9 6,406 1,535 5 THC 4,16 20 1,281 3,411 6 Aldehyde 0,78 6,1 0,24 1,040 Cộng 15,654 15,367 Nguồn: Trích từ tài liệu của Economopoulos, WHO, 1993 - Từ quá trình vận chuyển đất đá Khi mỏ khai thác và chế biến đá vôi đi vào khai thác, ước tính khối lượng vận chuyển đá thực tế sẽ là 100.000m3/năm tương đương với 269.000 tấn/năm. Số lượt xe tham gia vận chuyển vật liệu xây dựng ước tính là khoảng 26900 lượt xe/năm (mỗi xe có trọng tải 10 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel). Với số ngày làm việc trong năm là 250 ngày, dự báo lưu lượng xe hàng ngày là 108 lượt xe/ngày và với tỷ lệ xe chạy trong giờ làm việc là như nhau nên có thể tính bình quân số lượng xe chạy trong một giờ là 14 lượt xe/h. Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện vận tải thải ra trong các ngày cao điểm trên tuyến đường (hào) vận tải từ bãi bốc xúc tới khu vực trạm đập được xác định như sau: Tải lượng Bụi: Eb = 14 x 0,7 = 9,8 kg/1000kmh Tải lượng CO: ECO = 14 x 2,6 = 36,4 kg/1000kmh Tải lượng SO2: ESO2 = 14 x 3,9 x0,4% = 0,22 kg/1000kmh Tải lượng VOC: EVOC = 14 x 0,6 = 8,4 kg/1000kmh Tải lượng NO2: ENO2 = 14 x 13 = 182 kg/1000kmh - Nguồn gây ô nhiễm từ quá trình nổ mìn Quá trình nổ mìn làm phát một lượng bụi và khí thải tương đối lớn. Lượng khí sinh ra do nổ mìn chủ yếu là khí CO2 và khí N2, tuy nhiên ta chỉ quan tâm đến khí CO2. Trong dự án khai thác và chế biến đá vôi tại thôn Trúc Mai sử dụng thuốc nổ ANFO trog nổ mìn phá đá, theo tài liệu tham khảo khi đốt cháy 1kg thuốc nổ phát sinh ra một lượng khí CO2 là 0,147m3. Như vậy lượng CO2 sinh ra khi đốt cháy 1kg thuốc nổ là 0,075kg, tương ứng với 0,075 tấn CO2/tấn thuốc nổ ANFO. Với lượng thuốc nổ ANFO sử dụng hàng năm là: 35 tấn /năm Lượng khí CO2 sinh ra là: 0,075*35 = 2,625 tấn/năm Nguồn phát sinh nước thải Các nguồn nước thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn khai thác mỏ bao gồm: - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong khu mỏ; - Nước mưa chảy tràn qua khai trường, khu vực chế biến, khu vực hành chính; - Nước thải từ hoạt động khai thác, chế biến. - Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt sinh ra chủ yếu từ khu phụ trợ mỏ. Đặc tính của lượng nước thải này là chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, coliform… Trong giai đoạn khai thác, số lượng công nhân viên làm việc tại khu mỏ ước tính khoảng 113 người. Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 200¸270 l/người, ta lấy giá trị để tính toán là 200 l/người ngày, tương ứng 0,20 m3/người; Khối lượng nước cần cấp cho sinh hoạt của lực lượng lao động này là: Qsh = 0,20 x 113 = 22,6 m3/ng.đ; Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm 80% tương ứng với 19 m3/ngày đêm. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày thải vào môi trường được trình bày như Bảng 3.18. Bảng 318. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị Tải lượng 1 BOD5 g/người/ngày 45 – 54 5085 - 6102 2 COD g/người/ngày 72 – 102 8136 - 11526 3 SS g/người/ngày 70 – 145 7910 - 16385 4 Tổng N g/người/ngày 6 – 12 678 - 1356 5 Tổng P g/người/ngày 0,8 – 4,0 90,40 - 452 6 Amoni g/người/ngày 2,4 – 4,8 271,2 - 542,4 7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30 1130 - 3390 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 - Tải lượng ô nhiễm các chất trong nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất - Tải lượng ô nhiễm các chất trong nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ khu vực khai thác, chế biến, cuốn theo các chất thải công nghiệp, các chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Chúng là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nước mưa chảy tràn sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt. So với nước thải sinh hoạt, bản thân nước mưa khá sạch nhưng vì nước mưa chảy tràn qua vùng khai thác, bãi chứa, các tuyến đường cuốn theo đất đá, hạt cứng lơ lửng, chất cặn bã nên phải có biện pháp xử lý thích hợp. Trong quá trình khai thác tại mỏ, nước mưa chảy tràn có đặc điểm: Theo kết quả quan trắc thủy văn, diễn biễn mưa ở khu vực Thái Nguyên nói chung và khu mỏ đá Vạn Xuân nói riêng khá phức tạp. Tại khu mỏ, trong các tháng 7,8,9, lượng mưa đạt khoảng 500 mm/tháng nhưng đến tháng 1 lượng mưa lại giảm xuống chỉ còn 20 mm/tháng. Từ tháng 7 đến tháng 10 lượng mưa đều lớn hơn 250 mm/tháng, tháng 9 là tháng có lượng mưa lớn nhất (500 mm), tháng 1 là tháng có lượng mưa nhỏ nhất (20 mm). Từ tài liệu quan trắc thuỷ văn nêu trên có thể tính được lượng nước mưa (Q) rơi trên toàn bộ diện tích thăm dò của mỏ (0,5ha) theo công thức: (m3/ng) W: Lượng nước mưa trung bình của tháng cao nhất là tháng 9 và bằng 500 mm. F: Diện tích khu mỏ, bằng 50000 m2 T: Thời gian (ngày), lấy bằng 30 ngày Thay số vào ta xác định được lượng nước mưa của toàn khu mỏ trong tháng có mưa nhiều nhất là: Q = 833,33 m3/ng Lượng nước mưa này một phần được ngấm xuống dưới, phần còn lại chảy tràn trên sườn dốc của toàn bộ diện tích về nơi thu nước tự nhiên rồi chảy ra ngoài phạm vi khu mỏ. Khi mở moong khai thác ở khu vực nào thì nước mưa chảy vào khu vực đó và được chảy về hồ lắng, nên thực tế lượng nước chảy vào moong khai thác sẽ nhỏ hơn nhiều so với lượng nước được tính toán. - Nước thải từ hoạt động khai thác, chế biến đá đá vôi: Lượng nước dùng cho các hoạt động trong khai thác không lớn lắm, lượng nước này được ước tính như sau: + Khối lượng nước cung cấp cho khai trường khai thác hoạt động dự kiến 8 m3/ng.đ; tương đương 2400 m3/năm. + Lượng nước phục vụ cho công tác cứu hoả, tưới đường tạm tính bằng 20% Qsh tương ứng là 5,24m3/ng.đ; tương đương 1572 m3/năm. Tổng lượng nước dùng cho hoạt động khai thác, chế biến là: 3972m3/năm. Giả thiết có 70% nước phát sinh là nước thải thì tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến đá vôi là 2780,4 m3/năm. Trong nước thải rửa xe có chứa dầu mỡ bôi trơn và một lượng các chất rắn lơ lửng có bản chất là cát, sét, đá vôi. Theo tính toán của tổ chức y tế Thế giới và các mỏ khai thác có điều kiện tương tự, có thể dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong các loại nước mưa và nước thải sinh hoạt của mỏ: Bảng 319. Tải lượng ô nhiễm các chất trong nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất trong năm Chất ô nhiễm Định mức Các nguồn ô nhiễm Tổng cộng N.mưa N. sản xuất Nước mưa Sản xuất Kh.lợng,m3/năm 120.000 3.972 123.972 COD, kg/năm 81,0 mg/l 625 mg/l 9.720 2.483 12.203 BOD5, kg/năm 37,0 mg/l 303 mg/l 4.440 1.204 5.644 SS, kg/năm 800mg/l 60.800 mg/l 96.000 241.498 337.498 Dầu mỡ, kg/năm 44 mg/l - 174,77 174,77 Nguồn: Trích từ tài liệu của Economopoulos, WHO, 1993 Nguồn phát sinh chất thải rắn Trong giai đoạn mỏ đi vào hoạt động, nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải từ hoạt động khai thác và các loại chất thải nguy hại từ hoạt động và sửa chữa máy móc của mỏ. - Chất thải rắn từ hoạt động khai thác Chất thải rắn trong hoạt động khai thác và chế biến đá vôi thuộc xã Lâu Thượng, hầu như không đáng kể,chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: + Đất phủ: mỏ đá vôi làm vật liệu thông thường tại khu vực mỏ đá Vạn Xuân, thôn Trúc Mai hầu như không có đất phủ nên lượng chất thải rắn bóc lớp phủ là không đáng kể; Thùng chứa thuốc nổ; Chất thải công nghiệp khác: các chất thải dạng rắn phát sinh trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, các bao bì công nghiệp. - Chất thải rắn sinh hoạt Bên cạnh rác thải xây dựng còn một lượng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của công nhân thải ra như thức ăn thừa, bao bì nilon, vỏ trái cây… Theo phương pháp đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới hệ số ô nhiễm các chất thải do hoạt động của công nhân là 250 kg người/năm. Nên lượng rác thải sinh hoạt do 113 cán bộ công nhân viên làm việc trong khu mỏ ước tính khoảng: 113 x 250/365 = 77,39 kg/ngày Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Lượng rác thải này không lớn nhưng đây cũng là nguyên nhân tạo ra mầm bệnh phát triển, gây ra mùi hôi, tạo điều kiện cho các côn trùng gây bệnh phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại đây. Biện pháp xử lý nguồn rác thải này được đề cập ở chương 4. Bên cạnh đó còn một lượng nhỏ các loại chất rắn sinh hoạt khác như bóng đèn điện hỏng, pin hỏng…là chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động và sửa chữa máy móc của mỏ Trong quá trình hoạt động của Dự án sẽ phát sinh một lượng chất thải như: dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp, dầu thải, thùng chứa dầu nhớt, giẻ lau các thành phần nguy hại, ắc quy thải, dầu rơi vải trong khu vực mỏ và các loại chất nhiễm vật liệu nổ. Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần. Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị trung bình từ 3 - 6 tháng thay một lần. Theo ước tính, số lượng phương tiện và máy móc trong khu mỏ đạt khoảng 28 phương tiện. Vì vậy, lượng dầu mỡ thải phát sinh ước tính là từ 33 - 65 lít/tháng. 3.1.3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Ngoài các tác động do khai thác, vận chuyển đá về trạm đập, làm suy giảm, phá hoại thảm thực vật, ô nhiễm nguồn nước mặt khi chảy tràn, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thủy sinh, nông nghiệp. Khai thác, chế biến, vận tải còn gây ra tiếng ồn, độ rung và các yếu tố khác không liên quan đến chất thải, tác động đến đời sống người lao động và cộng đồng chung. Nguồn phát sinh tiếng ồn Nguồn phát sinh tiếng ồn trong giai đoạn vận hành khu mỏ bao gồm: - Do hoạt động của các máy móc, thiết bị và xe tải vận chuyển Sự hoạt động của các thiết bị máy khoan, máy xúc, máy ủi và xe tải nặng là nguyên nhân gây nên tiếng ồn cho khu vực Dự án. Vì mỏ chưa hoạt động nên việc đo độ ồn của các thiết bị khai thác được tham khảo từ kết quả đo trong báo cáo giám sát môi trường các mỏ có thiết bị hoạt động tương tự như mỏ đá vôi xi măng Hồng Sơn (dây chuyền 1 xi măng Bút Sơn). Giá trị đo được thể hiện trong Bảng 3.20. Bảng 320. Các thông số ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực sản xuất mỏ Hồng Sơn TT Điểm đo Độ ồn, dAB Lần 1 Lần 2 I Trên mỏ 1 Máy khoan đập khí nén 93 93-94 2 Ca bin máy khoan CBY-160T; ROC 742HC 90 91-92 3 Gương xúc đá 90-96 89-96 4 Ca bin điều khiển máy xúc 91-97 82-89 5 Xe tải 20-36 tấn chở đá: - Không tải 91-96 94-97 - Có tải 91-98 94-98 6 Máy ủi 85-89 86-90 7 Trên tầng công tác 70-73 75-86 8 Nhà nghỉ ca 70-72 72-73 II Xưởng cơ khí và trạm điện 1 Giữa nhà xưởng 78-82 79-81 2 Khu vực máy mài 84-86 83-85 3 Khu vực búa máy 105-130 106-131 4 Khu vực máy khoan 83-86 83-85 5 Bàn trực trạm điện 35 KV 70-72 73-74 6 Khu vực tủ phân phối 73-76 72-75 7 Khu vực trạm biến áp 72-75 73-76 8 Khu vực sửa chữa điện 76-78 77-78 III Khu chế biến 1 Máy đổ quặng 79,9-80,1 80-81 2 Sàng quay 90,1-90,5 91,1-91,5 3 Đầu băng tải 1 92,3-93,6 93,3-94,6 4 Giữa băng tải 1 91,3-91,8 91,3-91,8 5 Tầng trên sàng rung 98,5-101,4 98,5-101,4 6 Tầng dưới sàng rung 90,5-91,2 90,8-91,7 7 Khu tập thể Khi không có chạy qua 55,2-56,4 55,2-56,4 Khi có xe chạy qua 57,9-59,3 57,6-59,5 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường hàng năm – mỏ Hồng Sơn Độ ồn đo được, trừ bãi thải và khu văn phòng dưới mức độ cho phép, còn các vị trí khác đều vượt xa giới hạn cho phép. Vì vậy các biện pháp để giảm độ ồn trong sản xuất cần phải được nghiên cứu và áp dụng để đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất. - Do hoạt động nổ mìn phá đá Hoạt động nổ mìn phá đá của công ty được sử dụng để làm tơi vụn đá. Toàn bộ khối lượng đá này được vận chuyển về trạm nghiền sàng chế biến làm đá vật liệu xây dựng thông thường. Hoạt động nổ mìn khai thác đá sẽ tạo nên tiếng ồn lớn, có thể đạt tới 160 dBA ở khoảng cách 20m tính từ điểm nổ mìn. Sử dụng mô hình lan truyền tiếng ồn trong điều kiện địa hình bằng phẳng, không có vật cản, có thể dự báo mức độ ồn tại các vị trí cách nguồn theo công thức sau: Pi = P0 - 20.lg(Di/D0) Trong đó: P0 - Mức ồn tại khoảng cách 20 m (dBA), P0 = 160 dBA Pi - Mức ồn tại khoảng cách i (dBA). Di - Khoảng cách từ nguồn ồn đến điểm tiếp nhận (m). Theo đó, khoảng cách và mức độ ồn tương ứng cho bởi Bảng 3.21. Bảng 321. Độ ồn tương ứng theo khoảng cách Khoảng cách (m) Độ ồn (dBA) 20 160 40 154 80 148 160 142 320 136 640 130 1.280 124 2.560 118 Trên thực tế, độ ồn sẽ giảm nhanh nếu gặp các vật cản, thảm thực vật, đồi núi, công trình… Thay đổi cảnh quan của khu vực Hoạt động khai thác đá, ô nhiễm bụi, vận chuyển đá từ khai trường về khu chế biến, vận chuyển đất đá thải loại,… sẽ làm thay đổi cảnh quan của khu vực. Ở khu vực khai thác độ cao sẽ bị hạ thấp từ đỉnh cao nhất là + 212m xuống +80m. Tai nạn lao động, sự cố môi trường Tai nạn lao động có thể xảy ra do hoạt động khai thác đá như: đá rơi, đá văng, hoạt động nổ mìn v.v… Tác động do việc sử dụng vật liệu nổ Việc sử dụng vật liệu nổ trong quá trình khai thác đá có nguy cơ tạo ra các tác động tới an toàn lao động của công nhân làm việc trên công trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo độ ồn cao vv… Sự cố môi trường Xói mòn, trượt lở: Các hoạt động chặt cây cối, bóc bỏ lớp đất phủ, xây dựng đường giao thông, đường lên núi… sẽ làm gia tăng hiện tượng xói mòn tại khu vực Dự án vào những ngày trời mưa. Theo một số tài liệu, khối lượng đất bị xói mòn trong trường hợp không có biện pháp ngăn ngừa (che đậy, phủ lớp cỏ, đầm nén) có thể lên tới 1% tổng khối lượng đất bóc bỏ. Ngoài ra, mưa lớn còn gây xói lở và bồi lắng một số thủy vực do đất đá bị cuốn trôi theo dòng nước lấp đầy các dòng suối, từ đó làm ô nhiễm và gây ra tình trạng thiếu nguồn nước cấp dùng cho sản xuất. 3.1.3.2. Đối tượng và quy mô tác động - Công nhân lao động trên công trường Cán bộ công nhân lao động trong khu mỏ, là đối tượng trực tiếp chịu tác động của các yếu tố ô nhiễm phát sinh trong các công đoạn khai thác. Các yếu tố tác động lên công nhân đó là điều kiện môi trường làm việc, bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong quá trình khai thác. Ngoài ra, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân viên không đảm bảo vệ sinh, không được cung cấp nước sạch có thể dẫn đến mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh ngoài da. - Người dân địa phương xung quanh khu vực dự án Người dân sống xung quanh khu vực mỏ khai thác và trên các tuyến đường dẫn vào khu vực mỏ đá thuộc xã Lâu Thượng sẽ bị tác động bởi tiếng ồn, rung chấn, bụi, các chất khí độc hại, nhiễm bẩn nguồn thức ăn, nước uống v.v… trong quá trình khai thác khu mỏ. Các hộ gia đình sống ven tuyến đường vận chuyển, người dân tham gia giao thông trên tuyến đường lân cận và trên tuyến đường đi vào khu mỏ là những đối tượng chịu tác động lớn nhất. - Môi trường nước Khi khu mỏ đi vào khai thác, chất lượng môi trường nước một số khe suối trong khu vực có thể bị tác động… Các phương tiện vận chuyển làm rơi vãi đất đá kết hợp với nước mưa chảy tràn, làm lầy hóa, cuốn trôi chất bẩn bề mặt cũng ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước các thủy vực tiếp nhận. - Môi trường không khí Môi trường không khí khu vực xung quanh khu mỏ, đặc biệt là môi trường không khí tại khai trường khai thác, tại khu chế biến vv… sẽ chịu tác động trực tiếp do khí thải (bụi và các chất khí độc hại) từ hoạt động nổ mìn, hoạt động chuyên chở đất đá, hoạt động của các thiết bị khai thác. - Môi trường đất Môi trường đất khu vực Dự án sẽ chịu tác động không nhỏ do quá trình khai thác khu mỏ. Khu đất trồng cây lâm nghiệp ở hai bên tuyến đường vào khu mỏ cũng bị ảnh hưởng bởi bụi, khí thải phát tán, nước mưa chảy tràn xuống bề mặt đất gây tác động xấu đến thành phần cơ lý và chất lượng đất, làm giảm năng suất của cây trồng. - Các hệ sinh thái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐánh giá dtm đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi vạn xuân, thôn trúc mai, xã lâu thượng, huyện võ nhai, tỉnh thái.docx