Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

MỞ ĐẦU 9

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12

CHƯƠNG I 13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1. TÊN DỰ ÁN 13

1.2. CHỦ DỰ ÁN 13

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14

1.4.1. Quy mô Dự án 14

1.4.2. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. 19

1.4.3. Tiến độ thực hiện dự án 21

1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 21

1.6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 22

CHƯƠNG II 23

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 23

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23

2.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình 23

2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24

2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 28

2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33

2.2.1. Điều kiện kinh tế 33

2.2.2. Điều kiện xã hội 34

CHƯƠNG III 35

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35

3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35

3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 35

3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35

3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 35

3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 36

3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 36

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 38

3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 38

3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 38

3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động 39

3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40

3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 40

3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 41

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42

3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42

3.3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí 42

3.3.1.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 45

3.3.1.3. Tác động tới môi trường đất 48

3.3.1.4. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ 49

3.3.1.5. Tác động đến tài nguyên sinh học 50

3.3.1.6. Các tác động khác 50

3.3.1.7. Tác động về kinh tế - xã hội 51

3.3.1.8. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án 52

3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 52

3.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 53

3.3.2.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 59

3.3.2.3. Tác động do chất thải rắn 63

3.3.2.4. Tác động do ô nhiễm phóng xạ 64

3.3.2.5. Tác động về kinh tế - xã hội 65

3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án 66

CHƯƠNG IV 67

BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67

4.1. NGUYÊN TẮC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67

4.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67

4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng 67

4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí 69

4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước 69

4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 70

4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 70

4.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 70

4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 71

4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74

4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái 74

4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ 75

4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75

4.5. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 76

CHƯƠNG V 77

CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77

5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 77

5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 78

CHƯƠNG VI 79

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79

CHƯƠNG VII 84

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 84

7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 84

7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 84

7.3. TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86

CHƯƠNG VIII 87

Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 87

CHƯƠNG IX 89

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 89

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 89

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 90

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1. KẾT LUẬN 93

2. KIẾN NGHỊ 94

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chủ yếu gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và số lượng công nhân. Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 150 lít/người/ngày. Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 120 lít/người/ngày.đêm (tương đương khoảng 80% nước cấp). Theo kinh nghiệm thực tế từ các khu khai thác khoáng sản khác đã xây dựng, có thể ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng 20 công nhân lao động trên công trường. Như vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng Dự án là khoảng 2,4m3/ngày. Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) được trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) 1 BOD5 45 - 54 2 COD (dicromate) 72 - 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 4 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30 5 Tổng nitơ (N) 6 - 12 6 Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8 7 Tổng photpho (P) 0,8 - 4,0 (Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995). Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án như được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án. STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày) 1 BOD5 900 - 1080 2 COD (dicromate) 1440 - 2040 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 1400 - 2900 4 Dầu mỡ 200 - 600 5 Tổng nitơ (N) 120 - 240 6 Amoni (N-NH4) 48 - 96 7 Tổng photpho (P) 16 - 80 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm, lưu lượng nước thải và hiệu suất xử lý của bể tự hoại (3 ngăn), kết quả được trình bày trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. STT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không qua Xử lý Xử lý bằng bể tự hoại (3 ngăn) TCVN 5945-2005 loại B, Kf = 1,2, Kq = 1,2 01 pH - - 5,5 – 9 02 BOD5 375 - 450 112 - 135 72 03 COD (dicromate) 600 - 850 180 - 255 115 04 Chất rắn lơ lửng (SS) 583 - 1.208 175 - 362 144 05 Dầu mỡ 83 - 250 25 - 75 30 06 Tổng nitơ (N) 50 - 100 15 - 30 43 07 Amoni (N-NH4) 20 - 40 6 - 12 14 08 Tổng photpho (P) 6,67 – 33,33 2 - 10 9 09 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 - 109 107 5.000 Ghi chú : Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5945-2005. Chất lượng nước - Nước thải công nghiệp - Giới hạn ô nhiễm cho phép (Cột B, Kf = 1,2, Kq = 1,2). Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn có thể thấy rằng, khi nước thải chưa qua xử lý hoặc đưa qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại (3 ngăn), thì có một số chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, do điều kiện thi công trong thời gian ngắn, điều kiện mặt bằng có khó khăn và phức tạp trên công trường, nên Chủ Dự án chỉ thực hiện biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt bằng cách sử dụng các bể tự hoại ba ngăn tự thấm trong mô hình nhà vệ sinh di động. Điều này có thể chấp nhận được vì lưu lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải trong giai đoạn xây dựng là không nhiều và với thời gian ngắn. Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực Dự án Với lượng mưa trung bình ở hai khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi lần lượt là 1.328mm và 1.996mm, có thể ước tính được lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trên khu vực Dự án tại hai địa điểm trên ước tính đạt trung bình 2.754 m3/ngày.đêm và 468 m3/ngày.đêm. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu không có phương án quản lý tốt, lượng nước mưa chảy tràn này có thể gây nên các tác động tiêu cực như: Nước mưa gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy trên khu đất Dự án; Nước mưa có thể bị nhiễm bẩn bởi cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, bụi, đất đá, vụn vật liệu xây dựng xuống biển, làm tăng độ đục, tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt. Tuy nhiên, khu đất dự án là một bãi cát, khả năng thấm nước tốt. Do đó, tác động này ảnh hưởng không đáng kể. Tóm lại, mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng Dự án như vừa trình bày ở trên, song đây chỉ là các tác động tiêu cực mang tính tạm thời trong thời gian xây dựng Dự án, chúng không phải là các tác động liên tục và thường xuyên suốt tiến trình hoạt động của Dự án. Mặc dù vậy, Dự án cũng sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và có những biện pháp thu gom, xử lý hợp lý lượng chất thải sinh hoạt và xây dựng cùng lượng dầu cặn để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu đối với môi trường. Tác động tới môi trường đất Đánh giá chung Sự hình thành và xây dựng Dự án không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực dự án do khai trường nằm trên dải đụn cát ven biển không ảnh hưởng đến hoạt động canh tác sản xuất của nhân dân. Hoạt động của Dự án có phá bỏ thảm thực vật (cây bụi, bạch đàn, ...) tại khu vực dự án để tiến hành phát quang, đào, đắp, san lấp mặt bằng; Hoạt động san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công bên cạnh việc gây nên xáo trộn, hủy hoại thảm thực vật còn có tác động làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất; tăng nguy cơ sụt lở đất, xói lở bờ biển khu vực Dự án; Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu; hoạt động vận hành thử các hạng mục thiết bị và sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ...; Việc xảy ra sự cố cháy nổ nhiên liệu trên khu vực dự án có thể lan truyền ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng đến các khu vực lân cận của Dự án. Nhìn chung, mức độ tác động của quá trình thi công xây dựng khu khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon đến môi trường đất chủ yếu là ở khả năng làm xói mòn và rửa trôi, hủy hoại thảm thực vật. Song, tác động này là tất yếu do đất được chuyển đổi mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất và mức độ ảnh hưởng tiêu cực là không đáng kể. Ngoài ra, tác động cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tác động do chất thải rắn Trong quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên vật liệu, ... hoặc việc tập trung nhiều công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực công trường. Rác thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy (trừ bao bì, nylon, chai lọ,…). Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực Dự án thải ra từ 0,3 - 0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Vậy với 20 công nhân lao động tại công trường mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng Dự án là khoảng 6 - 10kg/ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không quá lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt vì làm tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng do nước mưa chảy tràn cuốn trôi. Vì vậy, số lượng rác thải này sẽ được Chủ đầu tư thuê đơn vị chuyên trách thu gom và chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác chung của huyện. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ Vì dự án chưa đi vào hoạt động cho nên các số liệu về phông phóng xạ của nhà máy dự kiến chưa có. Tuy nhiên, qua khảo sát số liệu của các dự án khác trong tỉnh đã đi vào hoạt động cũng trong lĩnh vực này của công ty cho thấy trong điều kiện phông phóng xạ ít gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Nhưng trong quá trình khai thác, chế biến, suất liều tự nhiên bị phân bố lại, nên có một số vị trí suất liều sẽ cao có khả năng gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Do trong quặng Ilmenite có chứa khoáng Monazit, thành phần có nguyên tố phóng xạ là Thorium và Uranium nên bụi từ khai thác mỏ và chế biến tinh quặng sẽ có một lượng nhất định các nguyên tố trên đây tuy nhiên không nhiều. Phông phóng xạ một số khu vực khai thác thuộc tỉnh Bình Thuận: Liều bức xạ tự nhiên theo số liệu đo được của Trung tâm DV – KT Tài nguyên Môi trường thì mức phóng xạ ở một số khu vực của dự án này có kết quả như sau: Ở khu vực các máy tuyển thô có mức độ dao động từ 1,2 ÷ 1,5µSv/h; Khu vực nhà kho, xưởng quặng thô có mức 3,25 ÷ 4,09 µSv/h; Khu vực văn phòng có mức khoảng 0,5 ÷ 1,4 µSv/h. Các ảnh hưởng của phóng xạ có thể gây ra cho con người và môi trường cụ thể như sau: Liều cấp diễn Đơn vị Các triệu chứng 0 ÷ 250 mSv Không có tổn thương rõ ràng 250 ÷ 500 Có thể thay đổi về máu nhưng không nghiêm trọng 500 Có thể thay đổi nhẹ về máu nhưng không có triệu chứng lâm sàn. Có hiệu ứng muộn, không chắc có hiệu ứng nghiêm trọng. 500÷ 1000 Thay đổi về tế bào máu, có vài tổn thương. 1000 Buồn nôn, mệt, thay đổi rõ về thành phần máu, bình phục chậm. 1000 ÷ 2000 Có thể tổn thương, có khả năng đau ốm bệnh tật. 2000 Buồn nôn mửa trong 24h, rụng lông, tóc, biếng ăn, suy yếu toàn thân, có triệu chứng đau họng. 2000 ÷ 4000 Tổn thương, có thể chết 4000 Ảnh hưởng trong 1 – 2giờ, ủ bệnh 1 tuần bắt đầu rụng lông, tóc; suy nhược chung. Khoảng 50% cá thể chết. 6000 Buồn nôn, mửa trong 1 -2h, ủ bệnh ngắn rất ngắn, rát họng, sốt và chết sớm. Tác động đến tài nguyên sinh học Hệ sinh thái trên cạn Theo đánh giá ban đầu thì hệ sinh thái trên cạn trong khu vực Dự án tương đối nghèo nàn, chủ yếu là cây bụi, cỏ dại và một số ít phi lao, … chưa có số liệu chính thức về số lượng các loài động vật hoang dã trong vùng. Tuy nhiên qua tìm hiểu ở địa phương và công tác khảo sát cho thấy khu vực không có động vật quý hiếm. Tính chất của việc xây dựng nhà máy khai thác là nhằm nâng cao chất lượng tinh quặng với mục đích phục vụ xuất khẩu và làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất tiếp theo. Chính vì vậy, việc thực hiện dự án hầu như không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn. Hệ sinh thái dưới nước Do xung quanh khu vực dự án không tiếp giáp với các nguồn nước mặt nào ngoại trừ bàu nước nhỏ cạnh khu vực Dự án, nên tác động do dự án gây ra là không có. Các tác động khác Gia tăng ô nhiễm và tai nạn giao thông Trong quá trình thi công số lượt xe ra vào công trường sẽ gia tăng vì vậy sẽ làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí, tiếng ồn, gây ùn tắc giao thông, gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông trên khu vực. Chủ Dự án sẽ quan tâm bố trí kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và quản lý an toàn giao thông nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường. Tác động tới vi khí hậu và ô nhiễm nhiệt Ngoài các tác động đã đánh giá ở trên, thì quá trình thi công xây dựng Dự án còn gây ra tác động tiêu cực tới vi khí hậu khu vực Dự án: Hoạt động phát quang và san lấp mặt bằng làm giảm diện tích, thay đổi cấu trúc thực vật che phủ đất, ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu trên khu vực, hoặc do ô nhiễm nhiệt từ quá trình trải nhựa đường. Tuy nhiên, ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu được đánh giá là không đáng kể do khu vực Dự án có mặt bằng rộng thoáng, lại gần biển, khí hậu rất dễ chịu. Các ảnh hưởng do ô nhiễm nhiệt đối với người lao động đặc biệt quan trọng trong những ngày nắng. Do phải làm việc trong thời gian dài ở ngoài trời nắng nên người lao động sẽ chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời làm cho cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, khát nước, gây nhức đầu, chóng mặt,... dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng khả năng gây tai nạn lao động. Vì vậy Chủ Dự án sẽ chú ý cung cấp đầy đủ nước uống cho công nhân, tăng thời gian nghỉ ngơi hoặc cho nghỉ giải lao trong những thời điểm nắng nóng gay gắt… Tác động về kinh tế - xã hội Tác động tích cực Các tác động tích cực trong giai đoạn xây dựng Dự án là : Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương; Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động; Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như cho thuê nhà trọ, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực Dự án. Tác động tiêu cực Sự hình thành và phát triển Dự án sẽ làm xáo trộn phần nào đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong khu vực; Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng khá lớn (khoảng 20 công nhân xây dựng mỗi ngày) trong thời gian thi công xây dựng, có thể có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực. Nhìn chung, Dự án gây ảnh hưởng không lớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần của khu vực vì trong khu vực không có công trình kiến trúc lịch sử, hoặc khu xây dựng công cộng nào và lại xa khu dân cư. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án Các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án được tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng Dự án. STT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế -xã hội 1 San lấp mặt bằng ** ** ** * * 2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ** * ** * * 3 Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu. * * ** * * 4 Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường * ** ** * ** Ghi chú : * : Tác động có hại ở mức độ nhẹ; ** : Tác động có hại ở mức độ trung bình; *** : Tác động có hại ở mức mạnh. Ma trận đánh giá tóm tắt các tác động đến môi trường giai đoạn xây dựng cho thấy: Ma trận khái quát hoá các dự báo định tính về các tác động chính đến môi trường trong giai đoạn xây dựng, đánh giá tác động có tính chất nặng nhẹ theo chủ quan kinh nghiệm của nhóm tư vấn thực hiện. Nhìn chung, qua đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong giai đoạn xây dựng khu khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, không gây ra những tác động đáng kể đến môi trường cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động Quá trình hoạt động của khu khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon sẽ làm phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: khí thải, nước thải, chất thải rắn (nguy hại và không nguy hại) ... với quy mô và thành phần khác nhau. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn Ô nhiễm khí thải do quá trình khai thác quặng Công suất khai thác tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là 1.425.000m3 cát quặng/năm, sản lượng sau tuyển tinh sẽ là 25.917 tấn/năm. Lượng cát quặng khai thác trong ngày sẽ là 6.559 tấn/ngày. Công suất khai thác tại xã Tân Phước, thị xã La Gi là 513.000m3 cát quặng/năm, sản lượng sau tuyển tinh sẽ là 12.550 tấn/năm. Lượng cát quặng khai thác trong ngày sẽ là 2.361 tấn/ngày. Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập đối với khai thác khoáng sản, có thể dự đoán tổng lượng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác quặng trong điều kiện không có hệ thống khống chế ô nhiễm như sau: Bảng 3.10. Tổng tải lượng bụi phát sinh trong quá trình hoạt động Khu vực Hoạt động Công suất khai thác (tấn/ngày) Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng (kg/ngày) Xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam Khai thác 6.559 0,134 878,906 Bốc dở 6.559 0,17 1.115,03 Tổng cộng 1.993,936 Xã Tân Phước, thị xã La Gi Khai thác 2.361 0,134 316,374 Bốc dở 2.361 0,17 401,37 Tổng cộng 717,744 Tuy nhiên, do quá trình tuyển quặng bằng các phương pháp tuyển ướt, quá trình khai thác có độ ẩm cao nên tải lượng ô nhiễm bụi phát tán vào không khí sẽ không đáng kể. Hơn nữa, khu vực khai thác nằm xa khu dân cư nên tác động tới môi trường là không lớn. Song, lượng bụi sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp tại khai trường, làm giảm năng suất lao động và tăng nguy cơ tai nạn lao động. Vì thế, Chủ đầu tư sẽ kết hợp trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi làm việc. Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động giao thông vận tải Khi dự án đi vào hoạt động, để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân và lưu thông, vận chuyển sản phẩm sau khai thác được thuận lợi thì tất yếu sẽ cần có một lượng các phương tiện giao thông. Và khi hoạt động, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chính là xăng và dầu diesel, thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí như COx, NOx, CxHy,… Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, lưu lượng phương tiện và chất lượng kỹ thuật cũng như lượng nhiên liệu được sử dụng của các loại phương tiện. a). Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động vận chuyển quặng khai thác Đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Trong quá trình hoạt động ổn định, hàng ngày sẽ có khoảng 6.559 tấn cát quặng khai thác được vận chuyển ra khỏi khu vực dự án. Tải trọng trung bình của xe tải là 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Dựa vào tổng khối lượng vận chuyển ra vào khu vực Dự án, tổng số lượt xe ra vào dự án là 876 lượt xe/ngày (gồm 656 lượt xe có tải và 220 lượt xe không tải) (quy đổi về định mức tiêu thụ nhiên liệu). Quãng đường xe vận chuyển trong khu vực Dự án ước tính trung bình là 34km (Tính từ khu vực Dự án đến Nhà máy chế biến sa khoáng của Công ty đặt tại Cụm công nghiệp Tân Thiện, thị xã La Gi). Đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Trong quá trình hoạt động ổn định, hàng ngày sẽ có khoảng 2.361 tấn cát quặng khai thác được vận chuyển ra khỏi khu vực dự án. Tải trọng trung bình của xe tải là 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Dựa vào tổng khối lượng vận chuyển ra vào khu vực Dự án, tổng số lượt xe ra vào dự án là 315 lượt xe/ngày (gồm 236 lượt xe có tải và 79 lượt xe không tải) (quy đổi về định mức tiêu thụ nhiên liệu). Quãng đường xe vận chuyển trong khu vực Dự án ước tính trung bình là 3km (Tính từ khu vực Dự án đến Nhà máy chế biến sa khoáng của Công ty đặt tại Cụm công nghiệp Tân Thiện, thị xã La Gi). Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 – 16,0 tấn, có thể ước tính được tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển quặng khai thác (xem bảng 3.11). Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển quặng khai thác. STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1.000km) Tổng chiều dài (1.000 km) Tổng tải lượng (kg/ngày) Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam 1 Bụi 0,9 29,784 26,8056 2 SO2 4,15S 29,784 0,0618 3 NOx 14,4 29,784 248,8896 4 CO 2,9 29,784 86,3736 Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi 5 Bụi 0,9 0,945 0,8505 6 SO2 4,15S 0,945 0,0020 7 NOx 14,4 0,945 13,608 8 CO 2,9 0,945 2,7405 Ghi chú: - S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%; - Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 34km đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và 3km đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi. Thông thường, lượng khí dư trong quá trình đốt nhiên liệu là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 180°C, thì lượng khí thải sinh ra khi đốt cháy 1kg nhiên liệu là 28,3 m3. Với định mức 10kg dầu DO/h cho xe tải 10tấn, lưu lượng khí thải là 0,16 m3/s (≈576m3/h). Dựa vào lưu lượng khí thải (m3/s) và tải lượng (kg/ngày) trên có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải của xe tải vận chuyển quặng như bảng 3.12. Bảng 3.12. Nồng độ của khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới STT Chất ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực, Qs (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn, Qn (mg/Nm3) TCVN 5937-2005 (*) Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam 1 Bụi 14,475 13,378 0,3 2 SO2 0,033 0,030 0,35 3 NO2 134,400 121,900 0,2 4 CO 46,642 42,303 30 Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi 5 Bụi 0,459 0,416 0,3 6 SO2 0,001 0,0009 0,35 7 NO2 7,348 6,784 0,2 8 CO 1,480 1,342 30 Ghi chú: - (*): TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - Nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán trong điều kiện đứng gió (vgió=0m/s) và ngay tại miệng ống thải khí. với ts là nhiệt độ ở điều kiện thực (280C). Nhận xét: Nồng độ một số chất ô nhiễm trong khí thải của xe tải vận chuyển quặng vượt tiêu chuẩn cho phép (như bụi, NO2). Tuy nhiên, với lưu lượng khói thải lớn nhất là 576 m3/h nên khả năng pha loãng của các chất ô nhiễm là rất lớn. Mặt khác, các phương tiện cơ giới hoạt động trên vùng mỏ có mật độ thấp, không thường xuyên, lao động không nhiều; hơn nữa những con số tính toán trên đây chỉ mang tính lý thuyết, không đạt độ tập trung cao vì nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán trong điều kiện đứng gió (vgió=0m/s) và ngay tại miệng ống thải khí. Trên thực tế, tất cả thông số ô nhiễm đều được tính toán cho toàn bộ quãng đường xe vận chuyển và không hẳn là trong điều kiện đứng gió. Vì thế, nồng độ các khí thải độc hại sẽ không gây tác động đáng kể đến môi trường xung quanh do khả năng khuếch tán trên diện rộng. b). Ô nhiễm do khí thải từ phương tiện đi lại của công nhân Giả sử tất cả công nhân làm việc tại Dự án đều đi lại bằng phương tiện xe gắn máy. Đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, số lượng lao động dự kiến là 90 lao động. Như vậy, số lượt xe đi lại của công nhân hàng ngày là 180 lượt xe ra vào/ngày. Quãng đường đi lại trung bình cho 1 lượt xe là 2,5 km. Đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi, số lượng lao động dự kiến là 47 lao động. Như vậy, số lượt xe đi lại của công nhân hàng ngày là 94 lượt xe ra vào/ngày. Quãng đường đi lại trung bình cho 1 lượt xe là 1,5 km. Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ thiết lập đối với xe mô tô 2 bánh dùng xăng, động cơ 4 thì, dung tích xi lanh > 50cc, có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các xe mô tô 2 bánh do công nhân tự túc đi lại trong ngày như trình bày trong bảng 3.13. Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các xe mô tô 2 bánh STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1.000km) Tổng chiều dài (1.000 km) Tổng tải lượng (kg/ngày) Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam 1 SOx 0,76S 0,45 5,13 x 10-4 2 NOx 0,30 0,45 0,135 3 CO 20 0,45 9 Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi 4 SOx 0,76S 0,141 1,61 x 10-4 5 NOx 0,30 0,141 0,0423 6 CO 20 0,141 2,82 Ghi chú: - S: hàm lượng lưu huỳnh trong xăng là 0,15%; - Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 lượt xe được ước tính là 2,5 km đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và 1,5 km đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi. Thông thường, lượng khí dư trong quá trình đốt nhiên liệu là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 180°C, thì lượng khí thải sinh ra khi đốt cháy 1kg nhiên liệu là 28,3 m3. Với định mức 2lít xăng/100km (tương đương 0,7lít/h) cho xe máy, lưu lượng khí thải là 14,63 m3/h = 0,0004 m3/s Dựa vào lưu lượng khí thải (m3/s) và tải lượng (kg/ngày) trên có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải của phương tiện xe máy như bảng 3.14. Bảng 3.14. Nồng độ của khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới STT Chất ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực, Qs (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn, Qn (mg/Nm3) TCVN 5937-2005 (*) Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam 1 SOx 8,4 x 10-10 7,62 x 10-10 0,35 2 NOx 0,22 x 10-6 0,20 x 10-6 0,2 3 CO 14,76 x 10-6 13,89 x 10-6 30 Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi 4 SOx 2,64 x 10-10 2,39 x 10-10 0,35 5 NOx 0,07 x 10-6 0,06 x 10-6 0,2 6 CO 4,63 x 10-6 4,20 x 10-6 30 Ghi chú: - (*): TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - Nồng độ các chất ô nhiễm được tính toán trong điều kiện đứng gió (vgió=0m/s) và ngay tại miệng ống thải khí. với ts là nhiệt độ ở điều kiện thực (280C). Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của xe máy đi lại của công nhân đều rất thấp, không vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì thế sẽ không gây tác động đáng kể đến môi trường xung quanh. Ô nhiễm không khí từ hệ thống máy phát điện Đối với khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Vì thế, không cần dùng đến máy phát điện. Song, khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi, giải pháp cung cấp điện hoàn toàn lấy từ 2 máy phát điện chạy dầu Diezel, công suất mỗi máy 200kVA. Tổng nhiên liệu tiêu hao là 141.750 lít (≈120.490 kg) cho toàn bộ dự án. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ dầu DO (hàm lượng lưu huỳnh 0,5%) khoảng 25 kg dầu DO/giờ (với giả thiết dự án sẽ hoạt động 300 ngày trong năm và 16 tiếng đồng hồ trong ngày). Dựa trên các hệ số tải lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon (94trang).doc
Tài liệu liên quan