Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng – Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hoạt động kinh tế chủ yếu trên đảo là du lịch và dịch vụ (chủ yếu là các dịch vụ xăng dầu chạy tàu, thuyền, hoạt động cảng biển.). Hoạt động công nghiệp không phát triển đáng kể.

 

- Du lịch hiện đang được xem là thế mạnh và được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế của huyện 2003-2010. Côn Đảo hiện có 7 khách sạn, nhà nghỉ là khách sạn Công Đoàn Côn Đảo, Sài Gòn - Côn Đảo, ATC - Sài Gòn, nhà nghỉ Phi Yến, DNTN Biển Đảo, nhà nghỉ côn nhân lao động Vũng Tàu, nhà khách VQG Côn Đảo, nhà khách Huyện.

 

- Hoạt động công nghiệp của huyện tương đối hạn chế, ngành nghề sản xuất chủ yếu là nước đá, cơ khí, mộc gia dụng, sản xuất nước mắm, sản xuất gạch, bún tươi, bánh mì, hàng mỹ nghệ, chế biến hải sản. Chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất cá thể và hộ tiểu thủ công nghiệp. Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp. Không có bất cứ nhà máy chế biến thủy sản nào trên địa bàn huyện, ngoại trừ nhà máy sản xuất bột cá.

 

Ngoài các hoạt động trên, người dân Côn Đảo còn tiến hành khai thác, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình và cải thiện đời sống.

 

doc180 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh – Ông Đụng – Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tất vở nhạc kịch nổi tiếng Brunehilda. Trại tù: dọc đường ven biển cạnh Dinh Chúa đảo, có một dãy biệt thự xây cùng kiểu, trước đây dành cho các sĩ quan và công chức có hạng trên đảo, các biệt thự đang được cải tạo thành nơi nghỉ ngơi cho du khách. Không thật rộng, không thật cao, từ ngoài vịnh nhìn vào, dãy biệt thự như một đường viền duyên dáng của thị trấn Côn Đảo, được bao bọc ba bề bởi Núi Chúa và mũi Lò Vôi, mũi Cá Mập. Phía sau dãy biệt thự mát mẻ ấy là trại giam tù. Có 8 trại giam lớn, mỗi trại rộng trên dưới 10.000m2 cùng nhiều trại phụ với các khu kỷ luật đủ loại: Xà Lim, Hầm Đá, Chuồng Bò, Chuồng Cọp Pháp, Chuồng Cọp Mỹ. Xa kia còn tồn tại khu kỷ luật kiểu Hầm Xay Lúa rùng rợn mà các Chuồng Cọp đã thay thế sau này. Chi bộ Cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo đã ra đời vào đầu năm 1932 tại Banh I, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo, lãnh đạo cuộc đấu tranh của tù nhân với sự đóng góp xuất sắc của các đồng chí Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Nguyễn Chí Diều, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh... Nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt, với hàng ngàn nấm mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích, trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do. Vịnh Bến Đầm từ thị trấn Côn Đảo, có 2 tuyến giao thông về 2 phía: Bến Đầm và Cỏ Ống. Tuyến đường từ thị trấn qua mũi Cá Mập ra Bến Đầm, về hướng Tây-nam được khai phá từ những năm đầu thế kỷ. Vịnh Bến Đầm nước sâu khuất gió, có thể che chở cho cả một hạm đội hải quân hoạt động trên vùng biển, và nhất là tiếp tế được cho Côn Đảo trong mùa gió chướng, khi tàu không thể cặp vào vịnh Côn Sơn. Cỏ Ống là tên gọi của làng, một trong ba địa điểm sớm có người định cư, lập nghiệp. Cho đến bây giờ, ngoại phạm vi của sân bay, cảnh sắc ở thung lũng này còn nguyên sơ như tên gọi. Bởi thế, Cỏ Ống có sức hấp dẫn một cách đặc biệt. Chỉ bước qua đầu đường băng phía Tây vài chục thước thôi, du khách đã phải sững sờ trước vẻ đẹp hiếm có của bãi Đầm Trầu. Một bãi cát mịn trải dài như dải lụa vàng thắt ngang tấm thảm xanh, nửa vắt lên cánh rừng, nửa buông xõa trên mặt biển. Các khu di tích lịch sử nằm rải rác gần trung tâm Đảo Côn Sơn, cách khu du lịch sinh thái Ông Đụng khoảng 2km đường bộ, và cách khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh khoảng 7 km đường biển. 2.3. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế chủ yếu trên đảo là du lịch và dịch vụ (chủ yếu là các dịch vụ xăng dầu chạy tàu, thuyền, hoạt động cảng biển...). Hoạt động công nghiệp không phát triển đáng kể. Du lịch hiện đang được xem là thế mạnh và được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế của huyện 2003-2010. Côn Đảo hiện có 7 khách sạn, nhà nghỉ là khách sạn Công Đoàn Côn Đảo, Sài Gòn - Côn Đảo, ATC - Sài Gòn, nhà nghỉ Phi Yến, DNTN Biển Đảo, nhà nghỉ côn nhân lao động Vũng Tàu, nhà khách VQG Côn Đảo, nhà khách Huyện... Hoạt động công nghiệp của huyện tương đối hạn chế, ngành nghề sản xuất chủ yếu là nước đá, cơ khí, mộc gia dụng, sản xuất nước mắm, sản xuất gạch, bún tươi, bánh mì, hàng mỹ nghệ, chế biến hải sản.... Chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất cá thể và hộ tiểu thủ công nghiệp. Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp. Không có bất cứ nhà máy chế biến thủy sản nào trên địa bàn huyện, ngoại trừ nhà máy sản xuất bột cá. Ngoài các hoạt động trên, người dân Côn Đảo còn tiến hành khai thác, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình và cải thiện đời sống. 2.4. Du lịch Các tuyến du lịch: Đi vòng quanh đảo Côn Sơn ghé thăm Hòn Tre lớn Đảo Côn Sơn đi Hòn Tài – Hòn Bảy Cạnh Đảo Côn Sơn đi Hòn Bảy Cạnh – Hòn Cau Đảo Côn Sơn đi Hòn Tre lớn – Hòn Tre nhỏ Thị trấn Côn Sơn đi Đầm Tre Thị trấn Côn Sơn đi bãi Ông Đụng Thị trấn Côn Sơn đi bãi Đầm Trầu Thị trấn Côn Sơn đi núi Thành Giá Thị trấn Côn Sơn đi cảng cá Bến Đầm – Hòn Trọc Các điểm du lịch: Trung tâm Vườn Quốc gia Côn Đảo Bãi Ông Đụng Đầm Tre Hòn Bảy Cạnh - Bãi Dương. Hòn Cau Các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, thư giãn. Du lịch câu cá, leo núi, lặn có ống thở hoặc lặn bằng bình dưỡng khí, đi bộ, đi xe đạp. Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học. Du khách có thể cảm nhận được môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, tính hoang sơ, độc đáo cũng như tính đặc hữu cao hệ sinh vật của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hiện nay để phục vụ du khách tham quan đã có các phương tiện đi trên biển như canô, tàu; các phương tiện lặn biển như bình dưỡng khí, áo phao, ống thở, kính lặn,… CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Đặc thù của dự án là du lịch sinh thái tại 2 địa điểm khác nhau với cùng một loại hình, có quy mô khác nhau. Do vậy, các bước đánh giá tác động môi trường cho dự án sẽ thực hiện như sau: Bước 1: Đánh giá những tác động môi trường chung của dự án tại 2 vị trí tại Hòn Bảy Cạnh và Ông Đụng. Bước 2: Đánh giá tác động riêng cho từng vị trí theo quy mô, loại hình, đối tượng gây tác động tại 2 vị trí trên. Trong quá trình triển khai xây dựng khi dự án đi vào hoạt động có các tác động liên quan đến chất thải, và có những tác động không liên quan đến chất thải: 1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Trong giai đoạn này thì việc xây dựng chủ yếu là phát quang, tận dụng địa hình tự nhiên nên không san lấp mặt bằng. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. Số TT Các hoạt động Nguồn gây tác động 2 Xây dựng hệ thống đường nội bộ, các hạng mục công trình của dự án Tàu, thuyền vận chuyển VLXD Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. 3 Xây dựng hệ thống cấp thoát Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. 4 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án. Tàu, thuyền vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… 5 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình Các thùng chứa xăng dầu. 6 Sinh hoạt của công nhân Sinh hoạt của 100 công nhân trên công trường Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải TT Nguồn gây tác động 1 Quá trình thỏa thuận địa điểm, giải phóng mặt bằng 2 Xói mòn, rửa trôi đất, cát khi mưa lớn 3 Biến đổi vi khí hậu 2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Với đặc trưng của loại hình hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động của dự án chủ yếu phát sinh 02 nguồn chất thải quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường: Nước thải sinh hoạt: khoảng 24 m3/ngày. Rác thải sinh hoạt: khoảng 89,6 kg/ngày. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án hầu như không có. Tuy nhiên, báo cáo ĐTM cũng dự báo một số vấn đề về môi trường có thể xảy ra do hoạt động của dự án. Các vấn đề này được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án Số TT Nguồn gây tác động Tác động 1 Quá trình hoạt động giao thông của du khách Hư hỏng về nền móng, đất đai, gây tai nạn giao thông. 2 Các hoạt động sinh hoạt, vui chơi của du khách và nhân viên phục vụ và quản lý Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của khu vực, gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương,có thể gây xáo trộn đến các hệ sinh thái khu vực, đạc biệt là các loài được bảo tồn. 5 Hoạt động lặn biển ngắm san hô Tác động đến các rạn san hô và cỏ biển 5 Hoạt động xem rùa đẻ Ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của rùa biển. I. XÁC ĐỊNH CÁC TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN Trên cơ sở phân tích các nội dung cơ bản của dự án và căn cứ vào loại hình hoạt động của dự án, nhận thấy rằng quy trình thực hiện dự án sẽ diễn ra qua các giai đoạn có trình tự như sau: Chuẩn bị xây dựng Xây lắp công trình Khai thác Dọn dẹp mặt bằng, phát quang cây bụi và cỏ Tập kết thiết bị, vật tư... Xây cất các nhà trung tâm, bungalow, cầu tàu, hồ bơi... và các công trình phụ trợ, lắp đặt máy móc thiết bị Đưa vào khai thác sử dụng phục vụ khách du lịch Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án. II. CÁC TÁC ĐỘNG DO VIỆC DI DỜI, GIẢI TỎA TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Khu đất dự án Bảy Cạnh và Ông Đụng nằm trong khu đất quản lý của Vườn Quốc gia Côn Đảo, hoàn toàn không có dân cư sinh sống. Do đó, dự án không gây tác động do di dời dân cư trong vùng. III. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC VÀ CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG Với đặc điểm của một huyện đảo diện tích nhỏ, hoạt động kinh tế chưa phát triển mạnh, việc đầu tư xây dựng một dự án có quy mô như dự án Khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh và Ông Đụng là tương đối lớn. Do đó, tác động môi trường trong quá trình xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng của dự án là rất đáng kể. Các nguồn gây ra các tác động cơ bản, đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình xây dựng dự án như sau: 3.1. Nguồn phát sinh tác động a. Tác động do hoạt động tập kết công nhân trên công trường Quy mô dự án yêu cầu tập hợp một lượng lớn công nhân trên công trường xây dựng. Hiện chưa có kế hoạch thi công cụ thể tuy nhiên, có thể ước tính sơ bộ cho quá trình thi công dự án như sau: Số lượng công nhân và chuyên gia trên công trường thời kỳ cao điểm: 100 người cho cả hai dự án. Thời gian thi công dự kiến: 16 tháng (dự kiến từ cuối quý 1/2008 đến đầu quý 3/2009). Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc xây dựng lán trại, các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động của các đối tượng này trong suốt quá trình thi công có thể phát sinh một số tác động sau đến môi trường và con người: Nước thải Nguồn gây ô nhiễm Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân: Nước thải sinh hoạt của khoảng 100 công nhân xây dựng có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất thoát ra biển. Đặc trưng ô nhiễm nước Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác. Trong quá trình xây dựng sẽ có khoảng 100 công nhân làm việc tại khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường Số TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Nguồn: WHO, 1993 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công dự án ở một dự án được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (tính cho 100 công nhân) Số TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) 1 BOD5 4,5 – 5,4 2 COD 7,2 – 10,2 3 SS 7,0 – 14,5 4 Dầu mỡ 1,0 – 3,0 5 Tổng N 0,6 – 1,2 6 Amôni 0,24 – 0,48 7 Tổng Phospho 0,08 – 0,4 Nếu trung bình 1 người công nhân sử dụng 50 lít nước/ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày sẽ là 4m3 (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Số TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/L) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772 : 2000 (Mức I) 1 BOD5 1.125 – 1.350 100 - 200 30 2 COD 1.800 - 2.550 180 - 360 - 3 SS 1.750 - 3.624 80 - 160 50 4 Dầu mỡ 250 - 750 - 20 5 Tổng N 150 - 300 20 - 40 - 6 Amôni 60 - 120 5 - 15 - 7 Tổng Phospho 20 - 100 - - 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 - 108 104 1.000 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 6772:2000, Mức I) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 3,4 – 5,6 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 11 – 12 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua bể tự hoại, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể. Rác thải Nguồn gốc phát sinh Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu: Rác thải sinh hoạt của 100 công nhân xây dựng Các phế phẩm xây dựng như xà bần, bao bì,... Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng chủ yếu là bao gói thực phẩm, các loại thực phẩm dư thừa, đầu lọc thuốc lá,... Đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác sinh hoạt dự kiến khoảng 50kg/ngày. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tại bãi rác của huyện sẽ tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái xung quanh, đặc biệt nếu rác thải bị vứt xuống biển sẽ gây ô nhiễm đến nước biển và các hệ động, thực vật sống ở đó. b. Tác động do hoạt động phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền móng Hoạt động phát quang cây bụi trong khu vực công trường Trong giai đoạn này sẽ có công đoạn phát quang, đốn hạ cây xanh đã có sẵn trong khu đất dự án như là cây Bình linh, Bàng biển, Dứa việt, cỏ dại như sậy, cỏ chông, lô nhọn, cây bụi và các loại dây leo; mật độ cây trung bình, thân cây chưa lớn, tán nhỏ. Quá trình phát quang đốt hạ cây xanh làm phát sinh bụi từ thân, lá cây, bụi từ mặt đất và bụi. Do thảm thực vật tại khu vực dự án chủ yếu là loại cây cỏ dại, không có loài quý hiếm nên quá trình này không ảnh hưởng đến thảm thực vật của Vườn Quốc Gia Côn Đảo.(Bãi Ông Đụng, diện tích xây dựng chiếm 1,53% và Hòn Bảy Cạnh chiếm 1,397%). Quan điểm của dự án là tận dụng tối đa địa hình sẵn có để phát triển, đồng thời diện tích cây xanh của dự án chiếm tới 98% tổng diện tích mặt bằng nên khi dự án đi vào hoạt động sẽ có tác động mang tính tích cực khi góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tăng giá trị của thảm thực vật khi phát triển nhiều loại cây quý hiếm trong khuôn viên dự án. Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công Bảng 3.4 – Đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện thi công Số TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải 1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, bị gió cuốn lên (bụi cát) 1-100 g/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá ...), máy móc, thiết bị. 0,1 – 1 g/m3 5 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi ... 0,1 – 1 g/m3 Nguồn: WHO, 1993 Mặc dù thời gian thi công của dự án tương đối dài (16 tháng), nhưng việc thi công mang tính cục bộ và thực hiện dưới dạng cuốn chiếu, không dàn trải trên toàn bộ diện tích mặt bằng tại khu vực trống trải, không có dân cư nên ảnh hưởng của hoạt động này không đáng kể. Chất thải rắn từ quá trình phát quang, san ủi đất Khu đất xây dựng khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh ngoài bãi cát và rừng ngập mặn, thảm xanh ngoài rừng mật độ cây không cao, chủ yếu là cây bụi địa hình tương đối bằng phẳng, vị trí xây dựng nhà trung tâm nằm trên đồi cát cao hơn bãi cát ven biển trung bình 2,5m, xung quanh có một số đụn cát nên cần san lấp tạo mặt bằng xây dựng nhưng tuân thủ nguyên tắc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và can thiệp tối thiểu mặt bằng hiện trạng. Do đó phần cây xanh cần đốn hạ và phát quang không nhiều. Theo cao độ công trình và độ dốc hiện trạng thì khu đất phù hợp và thuận lợi cho việc thoát nước và thi công công trình, do vậy việc san nền chỉ xử lý san lấp cục bộ cho từng khu vực, đảm bảo độ dốc san nền chung cho phù hợp với địa hình tự nhiên, hạn chế chiều cao đắp. Do đó sẽ không sử dụng đất từ nơi khác chuyển đến và cũng không chuyển đất đá trong khu vực dự án ra ngoài. Sự thuận lợi này sẽ giảm đáng kể ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực. c. Tác động do hoạt động tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến công trường, triển khai xây dựng các hạng mục công trình Chất thải từ hoạt động xây dựng (xà bần, gạch ngói, sắt thép,...) Chủ yếu là xà bần, vụn gạch, ngói, vôi vữa và bao bì đựng vật liệu xây dựng (bao xi măng, gạch nền...), kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt, dây điện, ống nhựa, kính...) các loại. Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công rất khó xác định. Khí thải và chất thải từ các phương tiện vận chuyển và thi công Vận chuyển trên biển Chủ đầu tư dự án dự kiến sẽ tận dụng tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu xây dựng công trình tại địa phương để hạn chế chi phí vận chuyển từ đất liền. Tuy nhiên, với quy mô dự án như trên, khả năng phải vận chuyển các phương tiện thi công hạng nặng, vật liệu xây dựng và trang trí cho dự án là không thể tránh khỏi. Quá trình vận chuyển các thiết bị thi công và vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo sẽ được thực hiện bằng đường biển. Thời gian vận chuyển từ đất liền ra đảo có thể lên đến 8 giờ/một chuyến, tính từ cầu Cảng tại Vũng Tàu. Ngoài ra, do Hòn Bảy Cạnh nằm ở ngoài biển, cách Thị trấn Côn Sơn 7km, do đó, toàn bộ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị phục vụ dự án,… đều phải sử dụng tàu thuyền, xà lan và bốc vác thủ công tới công trình. Quá trình hoạt động của các phương tiện tàu thuyền, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, có thể phát sinh một số loại chất thải như dầu mỡ thải, chất thải rắn và nước thải từ sinh hoạt của công nhân trên tàu,... làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Đặc biệt là nếu xảy ra các sự cố do va chạm, chìm tàu có thể dẫn đến sự cố tràn dầu, gây ảnh hưởng cho chất lượng nước biển và các hệ sinh thái rất nhạy cảm của Côn Đảo. Tuy nhiên, khả năng xảy ra rất nhỏ do mật độ tàu thuyền trong khu vực rất thấp, các tàu chuyên chở vật liệu nhỏ và vận chuyển trong một khoảng cách không lớn nên các sự cố xảy ra rất thấp. Mặc dù vậy chủ dự án sẽ tuân thủ tuyệt đối công tác phòng chống, ứng cứu sự cố để giảm tối đa thiệt hại đến môi trường. Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công trên công trường Các hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị thi công,... trên công trường sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, bụi. Do khu vực Bảy Cạnh và Ông Đụng không có dân cư sinh sống, mặt bằng rộng, thông thoáng nên trong thời gian thi công dự án, tác động này chủ yếu tác động đến các công nhân lao động trên công trường trong trường hợp không có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Các sự cố thi công tiềm ẩn Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Tai nạn giao thông trên công trường; Tai nạn lao động đối với công nhân xây dựng; Nguy cơ cháy nổ. d. Tác động do nước mưa chảy tràn Với cường độ mưa khá cao (2.009 mm/năm), lượng nước mưa chảy tràn ở khu du lịch sinh thái Ông Đụng là: 687.627m2 x 2,009 m/năm = 1.381.442m3/năm, Ở khu du lịch sinh thái Bảy Cạnh là 908.307m2 x 2,009m/năm = 1.824.788m3/năm. Nước mưa trên khu vực dự án có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt. Do phần địa hình tại cả hai khu vực Bảy Cạnh và Ông Đụng có đố dốc lớn nên để giảm thiểu tác động do rữa trôi và xói mòn khi mưa, công trường thi công cần có hào thoát nước mưa và hố lắng tạm thời theo độ dốc địa hình để điều hòa lưu lượng nước thoát ra biển hạn chế hiện tượng vẫn đục cục bộ đới biển ven bờ. 3.2. Đối tượng bị tác động và đánh giá tác động a. Tác động đến sức khỏe của công nhân trên công trường và người dân khu vực lân cận Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Đây là tác động đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Tùy thuộc vào khoảng cách từ đối tượng tiếp xúc đến vị trí công trường, có thể phân chia các đối tượng chịu tác động này theo 3 cấp như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m); Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m); Nhẹ: người dân xung quanh khu vực dự án. Ô nhiễm không khí do hoạt động thi công xây dựng là rất đáng kể, trong đó đối tượng chịu tác động nhiều nhất là công nhân xây dựng trên công trường. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn Khu vực thi công cách xa khu dân cư, phương tiện thi công chỉ sử dụng máy móc tối thiểu, còn lại là thủ công và trên mặt bằng khá trống trải nên tác động này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và khu dân cư. Tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm: Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các phương tiện này; Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ...; Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép,...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa; Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...; Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công,...; Trong quá trình phát quang, chuẩn bị mặt bằng rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cạp, kiến, côn trùng,… cắn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. b. Các tác động đến môi trường tự nhiên Tác động đến môi trường không khí Hiện tại chất lượng môi trường không khí khu vực dự án còn tương đối tốt, nồng độ các chất ô nhiễm không khí cơ bản đều đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên, khi triển khai xây dựng dự án, chắc chắn chất lượng môi trường khu vực này sẽ bị xáo trộn đáng kể. Nồng độ các chất ô nhiễm (bụi, SO2, NOx, CO,...) trong môi trường không khí khu vực sẽ gia tăng so với hiện tại và có thể vượt so với tiêu chuẩn cho phép nếu như không có biện pháp quản lý tốt. Tác động đến môi trường nước Hiện tại, nước biển ven bờ khu vực dự án có chất lượng khá tốt. Các loại nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm, chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng,... phát sinh trong quá trình thi công dự án nếu không được quản lý tốt có thể làm suy giảm chất lượng nước mặt trong vùng dự án. Nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao có thể phân hủy gây mùi hôi thối, làm mất mỹ quan khu vực. Tuy nhiên, nồng độ và tải lượng chất hữu cơ trong các loại chất thải này chưa đủ lớn để gây hiện tượng “tảo nở hoa” trong vùng nước biển khu vực dự án; Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng, nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu xây dựng, các chất thải xây dựng,... chảy xuống biển làm gia tăng hàm lượng chất lơ lửng trong nước, gây hiện tượng đục nước và làm giảm mỹ quan khu vực. Tác động đến môi trường đất Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch từ chỗ là đất trong vùng phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Côn Đảo sang khu đất dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA Bay Canh - Ong Dung-sau bao ve.doc
Tài liệu liên quan