Tiếng ồn phát sinh từcác bộphận kéo sợi, dệt bao, cắt, tại máy tạo hạt và tiếng
động cơcủa các phương tiện giao thông ra vào nhà máy. Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn
cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻcủa người lao động nhưgây mất ngủ, mệt mỏi,
gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sức
khoẻcủa cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ
lớn trong thời gian dài sẽlàm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghềnghiệp.
Theo thống kê của BộY tếvà Viện nghiên cứu Khoa học Kỹthuật Bảo hộlao
động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu
hết các bộphận trong cơthểcon người. Tác động của tiếng ồn đối với cơthểcon
người ởcác dải tần khác nhau được thểhiện cụthểqua bảng 30
Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến
công nhân làm việc trong nhà máy là chủyếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt
động của nhà máy đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
84 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp công ty TNHH Trung Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tràn được tính theo công thức sau:
(Trích dẫn từ tài liệu: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - Lê Văn Nãi)
QMax = 0,278 * K * I * A
Trong đó:
Qmax: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn, m3/s
K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất (khu vực lát
nhựa, bê tông, K = 0,8 ÷ 0,9)
I: Cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa cao
nhất, I = 80 mm/h
A: Diện tích khu vực, A = 32,454*10-3 km2
Như vậy lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn là:
Qmax = 0,278 * 0,85 * 80 * 32,454*10-3 = 0,614 (m3/s)
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
So với nước thải, nước mưa khá sạch. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường vào khoảng 0,5 –
1,5mgN/l, 0,004 – 0,3 mgP/l, 10 – 20mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l.
2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất làm vương vãi nguyên phụ liệu,
các mẩu thừa của thành phẩm phát sinh do quá trình cắt, các bao bì hư hỏng, các loại
vỏ bao đựng nguyên phụ liệu, vỏ hộp mực in và một phần phát sinh do sinh hoạt của
cán bộ công nhân viên trong Cơ sở.
a. Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn trong quá trình sản xuất bao gồm:
- Đối với bao chứa hạt nhựa và phụ gia: mỗi năm Đơn vị nhập khoảng 5.000
tấn/năm (trọng lượng mỗi bao là 25kg/bao), như vậy sẽ có khoảng 200.000 bao. Ước
tính mỗi vỏ bao nặng khoảng 0,2kg thì mỗi năm loại chất thải này phát sinh khoảng
40.000kg, như vậy mỗi ngày phát sinh khoảng 111kg/ngày. Tuy nhiên loại chất thải
này được thu gom và tái sử dụng lại hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế khác.
- Loại chất thải rắn là các đầu bavia, mảnh bao phát sinh trong công đoạn kéo
sợi, công đoạn dệt, công đoạn cắt bán thành phẩm, lượng chất thải rắn này phát sinh
chiếm khoảng 0,1% lượng nguyên liệu đầu vào. Như vậy mỗi năm lượng chất thải rắn
loại này phát sinh khoảng 5.000kg/năm, hay gần 13,9 kg/ngày.
- Chất thải rắn là bao bì hỏng, giấy Kraff hỏng, rách, bỏ đi: ước tính loại này
chiếm khoảng 35 tấn/năm hay 97,2 kg/ngày.
- Đối với loại chất thải là các hộp mực: mỗi năm Đơn vị sử dụng khoảng 120 tấn
mực in, tính trung bình mỗi hộp mực có khối lượng khoảng 5kg/hộp, như vậy có khoảng
24.000hộp, với trọng lượng của một vỏ hộp nặng 0,5kg, như vậy mỗi ngày phát sinh
khoảng gần 33,3 kg/ngày vỏ hộp mực cần xử lý.
- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ công đoạn lau chùi khuôn in, sửa chữa máy
móc, trang thiết bị, chất thải rắn này chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, mực in. Lượng
chất thải loại này phát sinh không đáng kể, ước khoảng 1kg/ngày. Ngoài ra còn một
lượng chất thải nguy hại nữa là loại bóng đèn cháy hỏng, tuy số lượng ít nhưng cũng
cần phải thu gom đưa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại.
b. Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy thải ra,
thành phần bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa và bao bì
các loại được xác định căn cứ vào:
- Lượng cán bộ công nhân của nhà máy là 350 người
- Lượng chất thải rắn bình quân là: 0,5 kg/người/ngày
Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày sẽ là:
Qrác thải = 350 (người) x 0,5 (kg/người/ngày) = 175 kg/ngày
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Lượng rác này sẽ được thu gom vào các vị trí tập kết rác thải sinh hoạt của nhà máy,
Đơn vị thuê cơ sở thu gom rác thải của địa phương chở đến nơi chôn lấp hợp vệ sinh.
Rác thải sinh hoạt sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu như hàng ngày
được thu gom và chuyển về nơi xử lý chất thải sinh hoạt của địa phương. Do có thành
phần các chất hữu cơ chiếm hơn 55%, nếu không được xử lý và thu gom thường xuyên
sẽ phát sinh các khí như CH4, CO2, Cacbonhydro... gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến
môi trường đất, nước, không khí.
Để giảm thiểu các tác động xấu của chất thải rắn, các biện pháp xử lý và quản
lý chất thải rắn được nêu ở chương 5.
B. Đối tượng, quy mô bị tác động
1. Các đối tượng bị tác động trong quá trình thi công xây dựng
Trong quá trình triển khai Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao
phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên, các vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ
tác động đến các đối tượng sau:
+ Quá trình giải phóng mặt bằng khu vực dự án: tại khu vực triển khai dự án
chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa, việc giải phóng mặt bằng chủ yếu gây tác động
đến việc làm của 150 hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong đất quy hoạch dự án, ảnh
hưởng tới môi trường tự nhiên như tài nguyên sinh vật, hoa màu, cây cối, cảnh quan...
Tác động đến môi trường tự nhiên của giai đoạn này sẽ hết khi công tác giải phóng
mặt bằng khu vực dự án kết thúc.
+ Công nhân trực tiếp tham gia thi công xây dựng: Đây là đối tượng trực tiếp
chịu tác động của các hoạt động khi thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự
án. Các yếu tố tác động lên người công nhân đó là: điều kiện môi trường làm việc, bụi,
khí thải, tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công. Ngoài ra điều kiện ăn ở, sinh hoạt
của công nhân trên công trường không đảm bảo vệ sinh, không được cung cấp nước
sạch có thể dẫn đến mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh ngoài da.
+ Môi trường địa chất khu vực thực hiện dự án: Địa chất khu vực thực hiện dự
án sẽ bị ảnh hưởng do thi công xây dựng móng của các hạng mục công trình.
2. Các đối tượng bị tác động khi dự án đi vào hoạt động
a. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội
- Giải quyết công ăn việc làm cho 350 người lao động, giúp họ có cuộc sống ổn
định. Mặt khác sự có mặt của Cơ sở sẽ góp phần cải thiện, phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội trong khu vực.
- Các sản phẩm tạo ra sẽ góp phần cung cấp lượng bao bì đóng gói sản phẩm
cho nhiều công ty. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoạt động của dự án không những mang lại lợi nhuận cho Đơn vị, góp phần
tăng nguồn thu cho địa phương thông qua các khoản thuế, đồng thời nâng cao trình độ
dân trí, lành mạnh đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Ngoài những tác động tích cực trên, khi dự án đi vào hoạt động còn tác động
đến các cơ sở sản xuất lân cận và các khu dân cư nằm trên quãng đường vận chuyển
nguyên vật liệu và hàng hóa của Đơn vị, bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do giao thông.
b. Tác động đến môi trường tự nhiên
+ Môi trường không khí: Môi trường không khí xung quanh Nhà máy bị tác
động bởi các chất ô nhiễm như đã phân tích ở trên, chủ yếu là do các phương tiện vận
tải và quá trình hoạt động sản xuất của Đơn vị
+ Môi trường nước: Khi đi vào hoạt động sản xuất, Đơn vị ít sử dụng nước sản
xuất nên ít gây tác hại đến nguồn nước. Nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh và nhà ăn
cũng được xử lý trước khi thải vào môi trường
C. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án
1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại được
thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp, không phải thực hiện công tác di dân tái định
cư, nên những tác động của việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là không có.
Tuy nhiên việc phát triển một cơ sở sản xuất mới sẽ có những tác động đến môi trường
vật lý và kinh tế - xã hội:
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất vào việc xây dựng nhà xưởng và các công
trình phụ trợ khai thác sau này
- Làm thay đổi cơ cấu công nông nghiệp - dịch vụ tại địa phương
- Làm mất việc làm tạm thời cho những hộ dân có đất nằm trong đất của dự án
2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng
2.1. Đánh giá các tác động đến môi trường không khí
a. Tác động của bụi:
Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, quá trình
thi công xây dựng nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng... Xét về mặt kỹ thuật thì nguồn gây
ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, thay đổi tùy
theo cường độ hoạt động xây dựng, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và
nhiệt độ không khí trong ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm,
bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án, với đặc trưng là rất
khó kiểm soát, khó xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.
Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi,
hen suyễn. Tác động đến thực vật làm ngăn cản quá trình sinh trưởng...
Tuy nhiên bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có
khả năng phát tán rộng, phần lớn sẽ phát tán ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng.
Do vậy nếu công tác che chắn trong xây dựng được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được rất
nhiều khả năng phát tán của bụi, từ đó hạn chế được những tác động đến môi trường.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
b. Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu:
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các
khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
(USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu điêzen có
khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên
từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người
được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế
đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí
thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dài. []
Khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời
gian và không gian của các nguồn thải, thời gian thải. Khi các nguồn thải tập trung tại
một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không
khí là rất lớn. Để hạn chế mức độ ô nhiễm, Dự án sẽ bố trí các xe vận chuyển và thiết
bị máy móc thi công làm việc theo một thời gian và không gian hợp lý nhằm tránh
những ảnh hưởng của các khí thải tới môi trường.
2.2. Các tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động thi công xây dựng nhìn chung là lớn hơn rất
nhiều so với tiếng ồn từ các nhà máy, dưới đây là bảng gây tiếng ồn của các thiết bị thi
công xây dựng:
Bảng 26. Mức ồn của các máy xây dựng
Thiết bị Mức ồn ở điểm cách máy 15m, dBA
Máy ủi 93
Máy khoan đá 87
Máy đập bê tông 85
Máy cưa tay 82
Máy nén diezel có vòng quay rộng 80
Máy đóng búa 1,5 tấn 75
Máy trộn bê tông chạy bằng diezel 75
Khi tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ giảm
hoặc tăng tiếng ồn là 6dBA.
Mức ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu vực xây dựng còn được tăng lên so
với khu vực trống trải, vì có bổ sung phản xạ của các công trình lân cận.
2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt
Căn cứ vào tải lượng các chất gây ô nhiễm tại bảng 19 và lưu lượng nước thải
trang 27 có thể tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của
35 công nhân trên công trường.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Bảng 27. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm
(mg/l)
TCVN 6772 - 2000
Mức II (mg/l)
1 BOD5 1125 ÷ 1350 30
2 Chất rắn lơ lửng (SS) 1750 ÷ 3625 50
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 4250 ÷ 5500 500
4 Nitrat (NO3-) 150 ÷ 300 30
5 Phosphat (PO43-) 15 ÷ 157,5 6
Ghi chú:
- TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt
- Mức II: áp dụng cho các Doanh nghiệp có diện tích khu vực làm việc từ
10.000m2 đến 50.000 m2
Nhận xét:
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nên nồng độ
các chất gây ô nhiễm tương đối cao (từ bảng 27 cho thấy nồng độ BOD5 vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 37,5 ÷ 45 lần, SS vượt tiêu chuẩn cho phép 35 ÷ 72,5 lần, TDS vượt
quá tiêu chuẩn cho phép 8,5 ÷ 11 lần, Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 5 ÷ 10 lần,
Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 2,5 ÷ 26,25 lần). Như vậy với đặc tính của nước
thải sinh hoạt chưa xử lý như trên thì đây là một nguồn ô nhiễm lớn và gây tác động
xấu đến môi trường.
2.4. Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng
Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng có thể kéo theo bùn đất, cát, đá
và các tạp chất như dầu mỡ, nguyên vật liệu rơi vãi, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống
thu gom và thoát nước mưa của khu vực. Khi có mưa lớn hay hệ thống thu gom bị tắc
nghẽn, khả năng thoát nước của hệ thống cống chung chậm, nước mưa chảy tràn cùng
với đất cát, tạp chất có thể chảy tràn có thể chảy tràn vào hệ thống mương tưới tiêu
nằm tiếp giáp với khu vực dự án, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước cũng như khả
năng tiêu thoát nước của hệ thống này. Tuy nhiên lưu lượng nước mưa phụ thuộc
nhiều vào chế độ khí hậu thủy văn của khu vực và thường chỉ tập trung vào một số
tháng trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8). Trong thời gian này lượng nước mưa của
khu vực cũng khá lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhanh, khả năng gây ra các
ảnh hưởng xấu là không đáng kể.
2.5. Đánh giá tác động của chất thải rắn trong giai đoạn thi công
Các tác động chính của chất thải rắn bao gồm:
- Làm tăng độ đục của nước khi có mưa lớn, nước mưa kéo theo một lượng lớn
bùn cát có thể gây ra hiện tượng bồi lắng hệ thống thoát nước của khu vực
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Đất cát và các vật liệu thải khác sẽ là nguyên nhân phát sinh bụi trong không
khí, đặc biệt là khi có gió lớn
- Chất thải sinh hoạt nếu không thu gom triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh
mùi khó chịu...
* Nhận xét:
Nói chung các tác động môi trường trong giai đoạn thi công mang tính chất
ngắn hạn không tránh khỏi nhưng cũng không đáng kể. Vì vậy các vấn đề môi trường
của Dự án cần xem xét là các tác động của chất thải có thể có trong quá trình sản xuất
đối với môi trường đất, nước, không khí.
2.6. Đánh giá sự phù hợp môi trường của phương án bố trí mặt bằng sản xuất
Việc bố trí nhà xưởng và các hạng mục công trình khác trên tổng mặt bằng diện
tích của nhà máy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, hệ thống đường giao
thông bao quanh các nhà xưởng với hai cổng chính phụ đảm bảo cho xe ra vào chở
nguyên liệu và hàng hóa thuận lợi; hệ thống cây xanh, hồ nước vừa làm phong phú
không gian kiến trúc cảnh quan, vừa cải thiện vi khí hậu trong nhà máy. Do đặc điểm
hoạt động sản xuất của nhà máy là gây ô nhiễm ở mức độ thấp, không phát tán các
chất ô nhiễm đi xa, nên khi có gió mạnh theo hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam thì
khả năng các khu dân cư thôn Quỳnh Khê bị tác động bởi các chất ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của nhà máy là không đáng kể.
3. Đánh giá tác tới môi trường khi dự án đi vào hoạt động
3.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí
a. Đánh giá tác động bụi và khí thải do quá trình sản xuất
- Đánh giá tác động của bụi: Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Cơ sở
bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông; trong phân xưởng có những hạt bụi
nilon và bụi dạng son khÝ do quá trình pha mực in. Thường bụi có kích thước rất nhỏ,
nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện
rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân
bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua
đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra
chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng
quang hợp của cây.
Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733-
2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN
5937-2005 là 300 µm/m3.
- Lưu huỳnh dioxit (SO2):
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Phát sinh nhiều ở các khu vực
sử dụng nhiên liệu có thành phần của lưu huỳnh và các ngành công nghiệp hóa chất
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
liên quan đến H2SO4. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn
mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi
trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công
trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến
Bảng 28. Tác động của SO2 đối với người và động vật
Giới hạn của độc tính 30 - 20 mg SO2/m3
Kích thích đường hô hấp, ho 50 mg SO2/m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 - 60 phút) 260 - 130 mg SO2/m3
Liều gây chết nhanh (30 - 60 phút) 1300 - 1000 mg SO2/m3
- Nitơ Oxyt (NOx):
Trong các loại oxit của nitơ thì chỉ có ba loại N2O, NO, NO2 là được tạo thành
với số lượng không dự đoán được trong khí quyển. Thông thường, NO và NO2 được
kiểm tra và được gọi chung là NOx:
+ NO là một chất khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt cháy
nhiên liệu. Nó được oxi hóa thành NO2 bằng phản ứng quang hóa thứ cấp trong môi
trường không khí ô nhiễm.
+ NO2 là một chất khí có mùi hăng gây kích thích và có thể phát hiện được ở
nồng độ 0,12ppm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo thành hàng loạt các phản ứng
quang hóa học. Một lượng nhỏ NO2 có thể được phát hiện ở tầng xáo trộn (dưới tầng
bình lưu). NO2 được tạo ra từ sự oxi hóa NO của ozone, được thải ra từ sự đốt nhiên
liệu và các nhà máy sản xuất axit nitric
- Oxit cacbon (CO):
Là chất khí không màu, không mùi, không vị và có ái lực mạnh với hemoglobin
trong máu. Hỗn hợp hemoglobin với CO làm giảm hàm lượng ôxi lưu chuyển trong
máu và như vậy tế bào con người sẽ thiếu ôxi. Các triệu chứng xuất hiện khi con người
bị ngộ độc CO như: hô hấp khó khăn, đau đầu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong khi
nồng độ CO trong không khí vào khoảng 250 ppm. Giới hạn tối đa cho phép của nồng
độ CO trong không khí tại nơi làm việc (tiếp xúc trực tiếp) là 40 mg/m3. Khí CO còn
có tác dụng kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật nên khi tập chung ở nồng độ cao
nó sẽ gây tác hại cho cây cối.
- Tác nhân CO2:
CO2 là một chất khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hoá lỏng
do nén, tỷ trọng d = 1,53, nhiệt độ sôi TS = -780C. Bình thường CO2 trong không khí
chiếm tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình
hô hấp của sinh vật, tuy nhiên nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 - 60 mg/m3
thì sẽ làm ngưng hố hấp sau 30 - 60 phút.
Bảng 29. Tác động của CO2 đối với con người
TT Nồng độ % Tác hại
1 0,5 Khó chịu về hô hấp
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2 1,5 Không thể làm việc được
3 3 - 6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng
4 8 - 10 Nhức đầu, rối loại thi rác, mất tri giác, ngạt thở
5 10 - 30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
6 35 Chết người
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi:
Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn suất
gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Các hợp chất hữu cơ này bay hơi theo pha khí có
thể kể ra ở đây là xylen, toluen, benzen, butyl axetat, xăng, dầu hỏa... Tùy thuộc vào
khối lượng phân tử mà các chất này có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện
nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể
tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt
là các hydrocacbon thơm có thể gây dị ứng da, suy hô hấp và có thể gây ung thư.
b. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ các bộ phận kéo sợi, dệt bao, cắt, tại máy tạo hạt và tiếng
động cơ của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy. Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn
cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động như gây mất ngủ, mệt mỏi,
gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sức
khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ
lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao
động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu
hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con
người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 30
Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến
công nhân làm việc trong nhà máy là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt
động của nhà máy đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
Bảng 30. Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người
Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp
140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn
150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
c. Tác động do ô nhiễm nhiệt
Trong quá trình hoạt động sản xuất của Đơn vị, đặc biệt tại khu vực máy cán
màng và máy tạo hạt có phát sinh nhiệt. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường làm việc sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân lao động trực tiếp, làm cho quá trình trao đổi
chất trong cơ thể công nhân sản sinh ra nhiều nhiệt sinh học hơn. Nếu khả năng thích
ứng của cơ thể người lao động không đủ để trung hòa các nhiệt dư thì gây ra trạng thái
mệt mỏi, làm tăng khả năng gây chấn thương và có thể xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của
bệnh do nhiệt cao. Trong điều kiện phải làm việc thời gian dài ở nhiệt độ cao sẽ gây rối
loạn các hoạt động sinh lý của cơ thể và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung
ương. Nếu quá trình này kéo dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên.
3.2. Đánh giá tác động đến môi trường nước
a. Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất
hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Nguồn nước thải
sinh hoạt này phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi
trường tiếp nhận. Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 25 trang 33 với lưu
lượng nước thải đã tính toán ở trang 33 là 20m3/ngày đêm, từ đó tính toán được nồng
độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 350 công nhân trong nhà máy.
Kết quả tính nồng độ các chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 31. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
TCVN 6772 - 2000
Mức II (mg/l)
1 BOD5 787,5 ÷ 945 30
2
Chất rắn lơ lửng (SS) 1.225 ÷ 2.537,5 50
3
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2.975 ÷ 3.850 500
4
Nitrat (NO3-) 105 ÷ 210 30
5
Phosphat (PO43-) 10,5 ÷ 78,75 6
Ghi chú:
- TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt
- Mức II: Áp dụng cho các nhà máy có diện tích khu vực làm việc từ 10.000 m2
đến 50.000m2.
Nhận xét:
Như vậy nước thải sinh hoạt của Nhà máy nếu không được xử lý sẽ có nồng độ
BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 26,25 ÷ 31,5 lần; SS vượt quá tiêu chuẩn cho
phép 24,5 ÷ 42,3 lần; TDS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5,95 ÷ 7,7; Nitrat vượt tiêu
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
chuẩn cho phép 3,5 ÷ 7 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 1,75 ÷ 13 lần. Vì vậy
nguồn nước thải sinh hoạt này nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ gây ô
nhiễm môi trường thủy vực xung quanh.
b. Tác động của nước thải sản xuất
- Với quy trình sản xuất bao bì của đơn vị đã được nêu ở chương 1, tổng lượng
nước dùng cho dây chuyền sản xuất bao bì của đơn vị là 15m3/ngày đêm, trong đó có
2m3 là nước làm mát trực tiếp màng nhựa, loại nước này chủ yếu liên quan đến độ màu
và một số chất lơ lửng, gây khó chịu về mặt cảm quan. Đơn vị sử dụng nước tuần hoàn
nên nước thải ra môi trường rất ít và khi thải ra sẽ được xử lý bằng phương pháp lắng
lọc và keo tụ để giảm độ màu và các tạp chất có trong nước thải. Như vậy nước thải
sản xuất của Đơn vị có tác động rất ít đến chất lượng môi trường nước khu vực.
- Đối với nước thải từ quá trình vệ sinh bản in: đây là nước thải có chứa nhiều
thành phần kim loại độc hại, dầu, độ màu... loại nước này nếu thải thẳng ra lưu vực
tiếp nhận sẽ gây tác động trực tiếp đến sinh vật trong môi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp.pdf