MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 7
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8
2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ 8
2.2. CĂN CỨ TÀI LIỆU KỸ THUẬT 10
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 11
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN 12
1.2. CHỦ DỰ ÁN 12
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 12
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14
1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của dự án 14
1.4.2. Khối lượng quy mô các hạng mục dự án 14
1.4.3. Qui trình xuất nhập hàng 19
1.4.4. Nhu cầu trang thiết bị máy móc 20
1.4.5. Nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp và nhiên liệu 21
1.4.6. Vốn đầu tư 22
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 22
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 24
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 24
2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 24
2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 26
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 30
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lấp Vò 30
2.2.2. Điều kiện tư nhiên kinh tế xã Bình Thành, huyện Lấp Vò 32
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 33
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 33
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 34
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án 42
3.1.4. Tác động do rủi ro, sự cố 51
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 55
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 56
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị 56
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 57
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 60
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 67
4.2.1. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án 67
4.2.2. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng 68
4.2.3. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động 68
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường 77
5.1.2. Dự trù kinh phí cho các giải pháp xử lý môi trường 80
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81
5.2.1. Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng 81
5.2.1. Giai đoạn dự án hoạt động 81
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BÌNH THÀNH 83
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ BÌNH THÀNH 84
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ BÌNH THÀNH 84
PHẦN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1. KẾT LUẬN 85
2. KIẾN NGHỊ 85
3. CAM KẾT 85
87 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn xây dựng sẽ phát những tác động mà không do chất thải gây ra như sau:
Hoạt động
Yếu tố môi trường bị ảnh hưởng
Đóng cọc, các hoạt động xây dựng khác
Tiếng ồn, độ rung, tai nạn lao động
Tập trung công nhân
Các vấn đề xã hội: an ninh trật tự, tệ nạn xã hội
Vận chuyển nguyên vật liệu
Tai nạn giao thông
a. Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và rung chủ yếu phát sinh từ các máy móc thi công trên công trường. như: máy lát đường, xe tải, máy trộn bê tông, máy đầm nén, cẩu detric. Các thiết bị này khi hoạt động thường độ ồn không cao nhưng các máy móc thiết bị hoạt động liên tục và thường xuyên nên có khả năng làm ảnh hưởng đến hộ dân gần khu vực. Độ ồn của một số máy móc thiết bị thi công xây dựng được liệt kê trong bảng sau.
Bảng 21. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công
STT
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m
Tài liệu (1)
Tài liệu (2)
01
Máy cạp đất, máy san
80,0 – 93,0
02
Máy lát đường
87,0 – 88,5
03
Xe tải
82,0 – 94,0
04
Máy trộn bêtông
75,0
75,0 – 88,0
Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000
Tài liệu (2): Mackernize, L.da, 1985
Mức độ ồn của các loại máy móc thiết bị đào đắp đất (xe tải, xe lu, xe xúc đất…) dao động trong khoảng từ 72 – 96 dBA, các máy móc dùng để bơm, trộn các loại vật liệu xây dựng (máy trộn bêtông, bơm bêtông, cần cẩu, …) có độ dao động từ 75 – 88 dBA, các thiết bị như bơm, máy phát điện, máy nén khí có độ ồn từ 68 – 78dBA. Các thiết bị khác như búa chèn, máy khoan đá và máy đóng cọc… có thể phát sinh tiếng ồn lên tới 106 dBA.
Bảng 22. Mức ồn điển hình ở các công trường xây dựng (đơn vị tính dBA)
Giai đoạn
Nhà ở
Văn phòng, các công trình công cộng
Nhà kho, khu dịch vụ
I
II
I
II
I
II
Phát quang
83
83
84
84
84
83
Đào đắp
88
75
89
79
89
71
Làm móng
81
81
78
78
77
77
Xây dựng
81
65
87
75
84
72
Hoàn tất
88
72
89
75
89
74
(Nguồn: Âm học và kiểm tra tiếng ồn, NXB Giáo dục, Nguyễn Hải)
Nhìn chung mức độ tác động có thể phân làm 3 cấp đối với những đối tượng chịu tác động như sau:
Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100 m).
Trung bình: tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (trong vùng bán kính từ 100 – 500m).
Nhẹ: người đi đường
b. Quá trình sạt lở, trượt lún bờ sông
Công trình không có tầng ngầm hay đào sâu vào lòng đất và công trình nằm trên đất liền, cách xa bờ sông, quy mô xây dựng nhỏ và khu vực đã có bờ kè tạm nên không gây ra sạt lở hay trượt lún bờ sông.
Ngoài ra khu vực xây dựng nằm trong khu quy hoạch sản xuất và không có các loài sinh vật quí hiếm hay đất rừng……
c . Các vấn đề xã hội
Lao động chủ yếu là những người dân địa phương và số lượng khoảng 20 người nên quá trình thi công không gây ra những xáo trộn xã hội, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội không xảy ra.
Đối tượng và quy mô bị động tác trong giai đoạn xây dựng
a. Tác động đến kinh tế, xã hội khu vực
Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công đến công trường có thể gây ra tai nạn giao thông hay máy móc di chuyển có thể làm có thể làm hư hỏng một số con đường đã xuống cấp.
Khi công trình xây dựng sẽ sử dụng lao động tại chỗ (lao động địa phương) góp phần tạo công ăn việc làm giúp cho một dân địa phương có thêm thu nhập, ổn định cuốc sống.
Ngoài ra, chủ dự án ưu tiên lựa chọn những cửa hàng vật liệu xây dựng trong tỉnh để cung cấp vật tư cho công trình. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
b. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái khu vực
Trong quá trình xây dựng có phát sinh một lượng nước thải nhưng không nhiều từ quá trình bơm cát san lấp mặt bằng và một phần nước thải sinh hoạt công nhân nếu không xử lý tốt khi thải ra cống chung có thể làm tắc nghẽn ống cống do cát bồi lắng, làm ứ động nước lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân trong khu vực. Lượng nước thải ít và không xây dựng công trình ngầm nên khả năng tác động đến nước ngầm rất thấp.
Máy móc thiết bị thi công có thể gây ra tiếng ồn cao và đốt nhiên liệu xăng nếu kiểm soát không tốt sẽ làm tăng các thành phần độc hại trong không khí như CO, Bụi, THC, NOx ..góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí.
c. Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái khu vực
Do dự án được thực hiện tại khu vực đất của công ty, quy mô công trình nhỏ, vị trí xây dựng đúng theo quy hoạch của huyện về phát triển các ngành sản xuất kinh doanh trong đó có ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nên khi công trình hình thành sẽ góp phần tạo cảnh quan khu vực.
Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án
Những tác động môi trường có liên quan đến chất thải
Trên cơ sở đánh giá qui trình hoạt động của kho phân bón, thuốc BVTV và khảo sát thực tế một số kho khác có quy mô và tính chất tương tự, có thể tóm tắt các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án như bảng sau:
Bảng 23. Tóm tắt các nguồn ô nhiễm của dự án
Hoạt động
Nguồn ô nhiễm
Thành phần ô nhiễm
Nhập phân bón, thuốc BVTV
Phương tiện vận chuyển
Phân thuốc hư hỏng, không đạt chất lượng
Tập trung công nhân
Tâp trung khối lượng phân bón, thuốc BVTV
Sự cố đổ vỡ hư hỏng
Khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, vấn đề an toàn giao thông
Tăng khối lượng chất thải độc hại (thuốc hư hỏng)
Nước thải, CTR sinh hoạt
Hơi, mùi phân bón, thuốc BVTV
Có khả năng bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quá trình lưu kho
Phân bón, thuốc BVTV
Hơi, mùi phân bón, thuốc BVTV
Phân bón thuốc bị hư hỏng trong quá trình lưu kho
Có khả năng bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Xuất kho và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Phương tiện vận chuyển
Phân thuốc hư hỏng, hết hạn sử dụng …
Tập trung công nhân
Sự cố đổ vỡ hư hỏng
Khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, vấn đề an toàn giao thông
Tăng khối lượng chất thải độc hại (thuốc hư hỏng)
Nước thải, CTR sinh hoạt
Hơi, mùi phân bón, thuốc BVTV
Có khả năng bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nguồn: Công ty TNHH DV- TV Mai Anh tổng hợp
a. Nguồn gây ô nhiễm không khí
(1). Nguồn gây ô nhiễm mùi hôi tại kho: Phân bón và thuốc BVTV có mùi đặc trưng riêng hoặc sự cố rò rỉ, đổ vỡ hư hỏng bao bì hoặc quá trình lưu chứa phân bón không cẩn thận phân bị ẩm ướt sẽ tự phân hủy tạo mùi hôi hoặc nền kho không vệ sinh lâu ngày lượng phân rơi vãi nhiều trên nền kho sẽ hút ẩm và tự phân hủy tạo mùi hôi ... đây là thành phần ô nhiễm chính và đặc trưng của kho thuốc BVTV. Trong mùi hôi của kho có nhiều thành phần độc hại phát sinh từ thuốc BVTV nên hoàn toàn khả năng ảnh hưởng đến con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Chính vì vây, chủ dự án cần có những biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế tác động của chúng gây ra.
(2). Nguồn gây ô nhiễm bụi và khí thải
Đối với khí thải độc hại phát sinh từ trong kho: Hơi khí thải, hơi dung môi hữu cơ bay hơi sinh ra do quá trình tự phân hủy của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường. Mùi và hơi khí thải thay đổi theo từng loại thuốc khác nhau. Có thể ước tính nồng độ các chất ô nhiễm dạng hơi khí tại kho chứa dựa vào kết quả đo đạc tại một số kho của nhà máy cùng loại như Nhà máy Thuốc trừ sâu Sài Gòn, Nhà máy Bayer Argitech (Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường TP – HCM). Theo đó, nồng độ hơi dung môi hữu cơ trong khí thải nằm trong khoảng từ 10 mg/m3 – 15 mg/m3 không khí. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ đóng gói phân bón và thuốc BVTV rất tốt cho nên hạn chế được rất nhiều mùi hôi hay hơi khí độc. Mặt khác lượng thuốc trong kho ít và kho thông thoáng, có quạt thông gió cưỡng bức nên hạn chế được hơi dung môi và khí thải độc hại rất nhiều.
Tất cả các loại bụi và hơi, khí thải phát sinh đều tác động đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của con người và động vật. Đa số các loại thuốc bảo vệ thực vật, khi tác động lên hệ thần kinh, chúng kích động hệ thần kinh, làm cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái xung gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất sức lao động. Khi tác động lên hệ hô hấp, chúng ức chế khả năng tiếp nhận oxi của hồng cầu, với liều lượng lớn chúng có thể gây ngạt thở, suy hô hấp,...Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi công nhân ăn những thức ăn bị dính thuốc hay không rửa tay sạch trước khi ăn, khi thuốc bảo vệ thực vật vào bao tử, các loại men tiêu hóa trong bao tử sẽ ưu tiên tác dụng với chúng trước khi tác dụng với thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa gây nên hiện tượng đầy bụng, đầy hơi lâu ngày sẽ làm cơ thể xanh xao, vàng vọt. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của công nhân trực tiếp bốc xếp, tại kho cần có biện pháp xử lý bụi và hơi, khí thải triệt để.
Đối với khí thải do phương tiện giao thông: Nguyên nhân gây ô nhiễm là do sử dụng nhiên liệu xăng, dầu không đạt chuẩn, nồng độ lưu huỳnh cao hay do các máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên khi vận hành gây ô nhiễm môi trường. Khói thải chứa các thành phần gây độc hại như CO, NOx, SOx, Pb, THC, các chất hữu cơ bay hơi và bụi…
Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, tác động đến môi trường càng nhiều.
Tuy nhiên nguồn ô nhiễm này không ảnh hưởng nhiều đến môi trường do số lượng phương tiện rất ít, tần xuất hoạt động ngắn, thấp và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng.
Bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào kho và từ quá trình bóc xếp hàng hóa xuất nhâp kho: Ảnh hưởng của lượng bụi này tác động trực tiếp đến sức khỏe của những công nhân khuân vác. Tuy nhiên, hiện nay tất các lối đi trong khu vực kho đều được đổ bêtông, hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải kín hoặc bằng sà lan nên lượng bụi phát sinh không đáng kể.
b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do nước thải
Kho chứa phân bón, thuốc BVTV khi hoạt động có thể phát sinh nước thải từ các nguồn như: nước thải sinh hoạt của công nhân lao động; nước mưa và nước vệ sinh nền xưởng, nước chửa cháy khi có sự cố cháy nổ lớn xảy ra.
(1). Nước thải sinh hoạt của công nhân
Khi dự án hoạt động ổn định cần khoảng 20 người. Khi đó khối lượng nước thải sinh hoạt (tắm giặt, vệ sinh) phát sinh hàng ngày như sau:
Giả định khối lượng nước thải sinh họat bằng 80% lượng nước cấp.
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính theo đầu người từ 45-60lit/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế), chọn qtc = 60 lít/người/ngày.
Tổng lượng nước cấp: Q = 4 người x 60lít /nguời = 1.200 lít/ngày.
Vậy lượng nước thải phát sinh: 1200 x 80% = 960 lít/ngày.
Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại, chất lượng nước sau xử lý được tham khảo theo bảng sau:
Bảng 24. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ
QCVN 14:2008/BTMT, cột A
Nhận xét
01
pH
-
6,8 - 7,8
5 - 9
vượt
02
Chất rắn lơ lửng
mg/l
100 – 220
50
vượt
03
COD
mg/l
250 – 500
vượt
04
BOD5 (200C)
mg/l
110 – 250
30
vượt
05
Tổng Nitơ
mg/l
20 – 40
30
vượt
06
Tổng phospho
mg/l
4 – 8
6
vượt
07
Coliform
MPN/100ml
106-108
2500
vượt
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999)
Chất lượng nước thải sau hầm tự hoại chưa đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTMT cột A. Như vậy cần phải được xử lý trước khi thải ra ngoài.
* Nước mưa: Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng Nhà kho, nước mưa sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra hệ thống thoát nước hoặc phần lớn thấm trực tiếp xuống đất. Khi dự án được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ (quy ước sạch) được tổ chức thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu vực và xả thẳng vào nguồn mà không qua xử lý.
* Nước vệ sinh nền, nước chữa cháy khi có sự cố cháy nổ lớn xảy ra trong kho:
Trong quá tình hoạt động phân bón rơi vãi lâu ngày trong kho bị phân hủy tạo mùi hôi cần phải vệ sinh làm sạch nền hoặc thuốc bị đổ vở cần phải vệ sinh nền sẽ phát sinh nước thải hoặc khi hỏa hoạn lớn xảy ra trong kho phải dùng nước để chữa cháy. Nguồn nước thải này tuy không phát sinh thường xuyên nhưng mức độ ô nhiễm rất cao do thuốc BVTV hay phân bón hòa tan vào trong nước cho nên chủ dự án cần có biện pháp xử lý lượng nước thải này khi có sự cố xảy ra.
c. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn:
Song song với vấn đề nước thải, mùi hôi khí thải thì chất thải rắn cũng là một nguồn gây ô nhiễm lớn trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. Các chất thải rắn phát sinh có thể phân chia thành các nhóm theo tính chất ô nhiễm như sau:
(1). Nhóm thứ nhất (rác thải sinh hoạt): Khi dự án đi vào hoạt động cần khoảng 20 người. Chất thải phát sinh chủ yếu là thực phẩm, rau quả, bọc nilong …. Ước tính lượng thải trung bình 0,5 kg/người/ngày, thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ là 0,5kg/người/ngày x 20 người = 10 kg/ngày. Toàn bộ chất thải được thu gom tập trung vào thùng rác, đồng thời hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
Thành phần của rác thải sinh hoạt được tổng hợp và trình bày trong bảng sau:
Bảng 25. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
STT
Thành Phần
Tỷ Lệ (%)
Khoảng dao động
Trung bình
01
Thực phẩm
61,0 – 96,6
79,17
02
Giấy
1,0 – 19,7
5,18
03
Carton
0 – 4,6
0,18
04
Nilon
0 – 36,6
6,84
05
Nhựa
0 – 10,8
2,05
06
Vải
0 – 14,2
0,98
07
Gỗ
0 – 7,2
0,66
08
Cao su mềm
0
0
09
Cao su cứng
0 – 2,8
0,13
10
Thủy tinh
0 – 25,0
1,94
11
Lon đồ hộp
0 – 10,2
1,05
12
Sắt
0
0
13
Kim loại màu
0 – 3,3
0,36
14
Sành sứ
0 – 10,5
0,74
15
Bông băng
0
0
16
Xà bần
0 – 9,3
0,69
17
Styrofoam
0 – 1,3
0,12
Tổng cộng
100
Nguồn: Trung tâm Centema, 2005
(2). Nhóm thứ hai (chất thải thông thường): chủ yếu là các loại bao bì nilong hay bao bì giấy carton, nhãn mác; dụng cụ bảo hộ lao đông như găng tay, khẩu trang, kính, giầy ủng bảo hộ. Khối lượng rất ít, tham khảo các kho tương tự khối lượng phát sinh khoảng 2 đến 3kg/ngày. Những loại rác này không có độc tính nguy hiểm cho người, tuy nhiên đa số chúng có thời gian phân hủy rất lâu (trừ giấy) đòi hỏi kho lưu chứa phải có diện tích lớn, làm mất mĩ quan, gây ô nhiễm môi trường cho nên chủ dự án cần có những biện pháp xử lý thích hợp.
(3). Nhóm thứ ba (chất thải nguy hại): Chất thải nguy hại chủ yếu là bao bì phế thải chứa nguyên liệu, giẻ lau dính thuốc bảo vệ thực vật; giẻ lau dính dầu nhớt, các loại bao bì hư hỏng có dính thuốc, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém phẩm chất, thuốc do đổ vỡ trong quá trình bảo quản, khối lượng ước tính khoảng 8-10kg/tháng. Mặc dù, khối lượng nhỏ nhưng mức độ độc hại của chúng gây ra rất lớn cho nên chủ dự án cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp.
Các nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải
a. Tiếng ồn, độ rung
Dự án thuộc dạng kho lưu chứa hàng hóa, chỉ sử dụng 01 xe tải có tải trọng 10 tấn để vận chuyển hàng hóa, không sử dụng các máy móc thiết bị nên khi hoạt động độ ồn rất thấp hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép và không làm ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất khác trong khu vực.
Không sử dụng máy móc thiết bị nên khi hoạt động không gây ra độ rung.
b. Các yếu tố vi khí hậu
Bức xạ nhiệt mặt trời xuyên qua trần mái tole vào những ngày trời nắng gắt;
Quá trình tích tụ nhiệt trong nhà xưởng do chênh lệch áp suất;
Bên cạnh đó, do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là vào các tháng mùa khô bức xạ mặt trời xuyên qua mái tole vào những ngày nắng gắt sẽ góp phần làm tăng nhiệt trong nhà xưởng.
Nhiệt độ trong nhà xưởng cao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và năng suất làm việc của công nhân, do đó cần có biện pháp để hạn chế nhiệt thừa trong nhà xưởng tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân.
c. Sụt lở đất
Tổng sức chứa dự án khá lớn khoảng 1.800 tấn và có 02 kho A, B nằm cạnh bờ sông, mặc khác khư vực này phương tiện tham gia giao thông rất nhiều nên hoàn toàn có khả năng gây sạt lở vùng đất dự án. Nếu sạt lở xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và môi trường, chất lượng nước mặt khu vực do các loại phân bón và thuốc BVTV tan chảy vào trong nước. Chính vậy chủ dự án cần chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng tránh sạt lở.
d. Những tác động không liên quan chất thải khác
Dự án quy mô nhỏ, lượng chất thải phát sinh ít và được xử lý trước khi thải ra môi trường nên không xảy ra các vấn đề về sâm nhập mặn; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; mất rừng; thảm thực vật hay làm suy thoái các thành phân môi trường; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Những ảnh hưởng của thuốc BVTV
a. Xâm nhập của thuốc BVTV vào bên trong cơ thể
Chỉ khi xâm nhập được vào bên trong cơ thể, thuốc BVTV mới gây độc cho người và gia súc. Cơ bản thuốc BVTV có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể theo 3 con đường chính:
Thuốc rơi rớt trên da, xâm nhập vào bên trong cơ thể: trong quá trình pha và phun thuốc BVTV, tay chân là bộ phận dễ bị nhiễm thuốc nhất; mắt miệng và bộ phận sinh dục là nơi dễ mẫn cảm với thuốc nhất. Trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều càng làm cho thuốc dễ xâm nhập qua da vào bên trong cơ thể.
Nuốt phải thuốc: Thuốc theo cùng đồ ăn, thức uống xâm nhập vào cơ thể. nếu thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể theo con đường này thường gây trúng độc nặng nhất.
Hít phải hơi độc của thuốc: Hơi độc sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi.
b. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
Về điều kiện, nạn nhân phải có tiếp xúc một thời gian nhất định với thuốc BVTV, hoặc ăn uống nhầm phải thực phẩm có chứa độc chất, những nạn nhân uống thuốc BVTV để tự tử.
Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trong các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chảy nước miếng, chảy nước mắt.
Ngộ độc ở mức độ trung bình: buồn nôn, nôn, mờ mắt, đánh trống ngực, tức ngực, đau thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch chậm, …
Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim, … tử vong.
c. Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính
Ngộ độc mãn tính: Khi một loại thuốc BVTV nói riêng hay một chất độc nói chung xâm nhập vào cơ thể vật với một lượng nào đó, cơ thể sẽ bị ngộ độc biểu hiện bằng những triệu chứng (hôn mê, co giật, đồng tử bị giãn) đó là ngộ độc cấp tính. Khi một chất độc hay một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ chưa gây ra trúng độc cấp tính. Nhưng nếu ngày này qua ngày khác thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể sẽ bị suy yếu, có những cơ quan chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc, đó là ngộ độc mãn tính.
Độ độc cấp tính: Những loại chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với một lượng nhỏ, đã gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính cao. Ngược lại, những chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với lượng tương đối nhiều hơn mới gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính thấp hơn. Những thuốc BVTV có độ độc cấp tính cao thì càng dễ gây ngộ độc cho người. Chỉ tiêu để biểu thị độ độc cấp tính của một chất độc nói chung và của một loại thuốc BVTV nói riêng - đối với động vật máu nóng trong trường hợp chất đó xâm nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số LD50. Khi tác động lên cùng một loài động vật, mỗi loại thuốc BVTV có một trị số LD50 riêng, biểu thị độc độc cấp tính của thuốc đó đối với động vật máu nóng.
+ LD50 là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ…) được tính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thí nghiệm. Trị số LD50 của một loại thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đó với động vật máu nóng ngày càng cao, thuốc càng nguy hiểm, dễ gây chết người và động vật.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các thuốc BVTV chia thành các nhóm có độ độc cấp tính khác nhau, tuỳ theo trị số LD50 (qua đường miệng) của thuốc đó.
Bảng 26.Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn
Nhóm độc
Chữ đen
Hình tượng
Vạch màu
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
Ia, Ib
Rất độc
Đầu lâu xương chéo
Đỏ
≤50
≤200
≤100
≤400
II
Độc cao
Chữ thập chéo trong hình thoi vuông
Vàng
>50-500
>200-2000
>100-1000
>400-4000
III
Nguy hiểm
Đường chéo hình thoi vuông không liền nét
Xanh nước biển
>500-2000
>2000-2500
>1000
>4000
IV
Cẩn thận
Không biểu tượng
Xanh lá cây
>2000
>2500
>1000
>4000
Ghi chú: Loại thuốc nào có LD 50 nằm trong khoảng 500-2000 thì sử dụng “Nguy hiểm”; Loại thuốc nào có LD 50 >2000 thì sử dụng từ “Cẩn thận”.
Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng trong việc trình bày các bao bì, các nhãn thuốc BVTV lưu thông và sử dụng ở Việt Nam.
Với những thuốc BVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một nhúm nhỏ (thuốc ở thể rắn) cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người. Với nhóm II, nếu nuốt phải một lượng nhiều (30/450ml) thì mới gây chết người.
Các thuốc BVTV có những trường hợp còn gây độc cho cơ thể qua đường tiếp xúc (Xâm nhập qua da). Trị số biểu thị độ độc của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc cũng là LD50 (mg/kg). Trị số LD50 của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc càng nhỏ thì thuốc đó càng dễ gây ngộ độc cho động vật, cho người khi bị thuốc dính vào da.
d. Những biểu hiện khác về độ độc của một loại thuốc BVTV đến động vật máu nóng
Ngoài độ độc cấp tính (đặc trưng bằng trị số LD50 nêu ở phần trên) còn phải xem xét về khả năng một loại thuốc BVTV có thể gây ra hay không cho động vật các chứng bệnh hiểm nghèo như: Gây sẩy thai, gây quái thai, gây ung thư, gây biến đổi di truyền, …
Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án hoạt động
a. Tác động đến kinh tế xã hội khu vực
Sự ra đời và đi vào hoạt động của dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 20 công nhân trong giai đoạn xây dựng và khoảng 20 công nhân trong giai đoạn hoạt động. Dự án hoạt động tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách, giúp ổn định nguồn cung phân bón và hóa chất BVTV cho nền nông nghiệp địa phương, gián tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.
b. Tác động đến môi trường và hệ sinh thái, cảnh quan khu vực
Chất thải phát sinh từ dự án rất ít, mức độ tác động đến môi trường rất thấp, nên trong quá trình hoạt động không làm thay đổi chất lượng môi trường xung quanh khu vực hay làm thay đổi cảnh quan, hệ sinh thái.
c. Tác động đến các cơ sở sản xuất trong khu vực
Quá trình lưu chứa kho thuốc trong kho sẽ tự phân hủy hoặc phân thuốc bị rơi vãi phát tán mùi hôi, các chất độc hại trong thuốc thoát ra môi trường gây ô nhiễm không khí. Nếu các giải pháp xử lý hơi thuốc không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến sức khẻo của những người dân sống gần kho, do tiếp xúc với hơi thuốc trong thời gian dài.
Tác động do rủi ro, sự cố
Tác động do rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong gia đoạn này có thể xảy ra một số tai nạn như té ngã cao do quá trình tháo dở phải leo cao; Các vật sắt nhọn như đinh, tole đâm, cắt công nhân mà nguyên nhân chính là do bất cẩn của khi làm việc hoặc không sử dụng các trang bị bảo hộ cần thiết như bao tay, giày bảo hộ. Tuy nhiên khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng thấp. Mặt dù vậy chủ dự án cũng phải chú ý công tác an toàn để phòng tránh tai nạn cho công nhân.
Tác động do rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng
a. Sự cố cháy nổ
Trong quá trình thi công có thể xảy ra sự cố cháy nổ do rò rỉ hay tồn chứa nhiên liệu không an toàn; hệ thống điện tạm thời không an toàn gây chập cháy; quá tải các động cơ điện.
Trong khu vực dự án có một số công trình văn hóa công cộng: UBND xã Bình Thành 150m, Trạm y tế xã Bình Thành cách 300m, cách trường THCS Bình Thành và chợ Bình Thành 800m,. Tuy nhiên công trình xây dựng quy mô nhỏ nên khả năng xảy ra sự cố cháy nổ là rất thấp và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ảnh hưởng cục bộ khu vực dự án, không gây tác động đến các công trình trên và các hộ dân trong khu vực. Mặc dù vậy, chủ kho cần có những biện pháp phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng công nhân lao động.
b. Vấn đề an toàn lao động
Do công trình nhỏ nên phần lớn công việc đều làm bằng tay. Mặt khác, nhà kho xây khá cao và sử dụng khung nhà tiền chế nên nguy cơ xảy ra tai nạn thi công hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là té ngã cao rất phổ biến, đa dạng và thường xảy ra các trường hợp sau:
Thi công ở trên cao như xây, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha, lắp đặt cốt thép đổ đầm bê tông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện (trát tường, quét v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo ĐTM dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.doc