Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê - công ty TNHH cà phê Hà Lan Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . Trang 6

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN .6

2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM.6

2.2. Căn cứpháp luật.8

2.3. Cơsởkỹthuật .8

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM .9

CHƯƠNG I: MÔ TẢDỰÁN .11

1.1 TÊN DỰ ÁN .11

1.2. CHỦ ĐẦU TƯ .11

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.11

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN .11

1.4.1. Mục tiêu và qui mô Dựán .11

1.4.2. Quy trình công nghệsản xuất .12

1.4.3. Các hạng mục công trình.15

1.4.4. Nhu cầu vềnguyên liệu và năng lượng tiêu thụ .17

1.4.5. Nhu cầu lao động.17

1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN .18

1.6. VỐN ĐẦU TƯ .18

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾXÃ

HỘI .20

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN .20

2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất .20

2.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷvăn .20

2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dựán.22

2.2. ĐIỀU KIỆN KT-XH TẠI KHU VỰC DỰ ÁN .25

2.2.1. Hiện trạng dân số, văn hóa xã hội.25

2.2.2. Hiện trạng kinh tế .26

2.2.3. Hiện trạng cơsởhạtầng kỹthuật .27

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰÁN.29

3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG.29

3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng cơsởhạtầng .29

3.1.2. Khi nhà máy đi vào hoạt động .33

3.1.3. Dựbáo những rủi ro vềsựcốmôi trường do dựán gây ra .42

3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG .44

3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng.44

3.2.2. Trong giai đoạn hoạt động .44

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.45

3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng cơsởhạtầng .45

3.3.2. Khi Dựán đi vào hoạt động .48

3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG .52

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG

NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰCỐMÔI TRƯỜNG .53

4.1. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .53

4.1.1. Các biện pháp tổchức thi công xây dựng .53

4.1.2. Các biện pháp bảo vệmôi trường trong quá trình thi công xây dựng .53

4.1.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân .54

4.1.4. Các biện pháp an toàn lao động.54

4.2. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG.55

4.2.1. Các biện pháp khống chếvà giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 55

4.2.2. Các biện pháp khống chếvà giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.60

4.2.3. Các biện pháp khống chếvà giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .64

4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG65

4.3.1. Phòng ngừa và ứng phó sựcốcháy nổ.66

4.3.2. Phòng chống sét.67

4.3.3. Các biện pháp hỗtrợ .67

4.3.4. Cây xanh trong nhà máy.67

CHƯƠNG V: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆMÔI TRƯỜNG.69

5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG

XẤU .69

5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN .70

CHƯƠNG VI: CÁC CÔNG TRÌNH XỬLÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG

TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .71

6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG .71

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG .71

6.2.1. Chương trình quản lý môi trường.71

6.2.2. Giám sát chất lượng môi trường .72

CHƯƠNG VII: DỰTOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI

TRƯỜNG .74

7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH BVMT .74

7.1.1. Chi phí cho các công trình xửlý nước thải .74

7.1.2. Chi phí cho các công trình giảm thiêu ô nhiễm không khí .74

7.1.3. Chi phí cho các công trình giảm thiểu ô nhiễm do CTR .74

7.1.4. Các chi phí BVMT khác .74

7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI

TRƯỜNG .75

CHƯƠNG VIII: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG .76

8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.76

8.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ .76

CHƯƠNG IX: CHỈDẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐLIỆU, DỮLIỆU VÀ

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.77

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU .77

9.1.1. Nguồn tài liệu, dữliệu tham khảo .77

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữliệu chủdựán tựtạo lập.78

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM .78

9.2.1. Danh mục các phương pháp sửdụng .78

9.2.2. Đánh giá mức độtin cậy của các phương pháp đã sửdụng .79

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ.79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .81

1. KẾT LUẬN.81

2. KIẾN NGHỊ .81

pdf82 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê - công ty TNHH cà phê Hà Lan Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, S = 1%. (2). Nồng độ khí thải máy phát điện Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38,6 m3. Với định mức 100 kg dầu DO/giờ ta tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 3.860 m3/h. Nồng độ khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng 3.10 dưới đây. Bảng 3.10. Nồng độ của khí thải của máy phát điện STT Chất ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3) TCVN 5939 : 2005 – cột B (mg/Nm3) 1 Bụi 18,39 31,87 200 2 SO2 518,13 897,72 500 3 NO2 249,22 431,80 580 4 CO 56,74 98,30 1000 5 THC 20,49 35,50 - Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, năm 2007. Ghi chú: - mg/Nm3: Nồng độ khí thải quy về điều kiện tiêu chuẩn. - TCVN 5939 : 2005 (Cột B) - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (áp dụng cho cơ sơ sản xuất có công nghệ hiện đại, xây dựng mới, áp dụng Kv = 1 và Kp = 1). Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy nồng độ lưu huỳnh trong khói thải máy phát điện cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 5939 : 2005 - Cột B). Do đó, chủ dự án phải có phương án xử lý khí thải để không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nhà máy. • Khí thải từ phương tiện vận chuyển Trong quá trình hoạt động, hàng ngày tại khu vực nhà máy sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào dự án. Các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe chuyên chở công nhân, xe dịch vụ, xe vãng lai) và các loại xe vận tải chuyên chở hạt cà phê nguyên liệu và hạt cà phê thành phẩm ra vào nhà máy sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC, ... gây tác Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 39 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 động tiêu cực tới môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao thông vận tải phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải và chất lượng đường giao thông. Để có cơ sở cho việc đánh giá tác động từ hoạt động vận chuyển hạt cà phê nguyên liệu và thành phẩm ra, vào nhà máy, tải lượng khí thải từ hoạt động này được tính toán dựa trên hệ số phát thải từ các phương tiện vận chuyển của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra như bảng 3.11. Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Chất ô nhiễm Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Bụi 0.2 0.15 0.3 0.9 0.9 0.9 SO2 1.16S 0.84S 1.3S 4.29S 4.15S 4.15S NO2 0.7 0.55 1 1.18 1.44 1.44 CO 1 0.85 1.25 6.0 2.9 2.9 VOC 0.15 0.4 0.4 2.6 0.8 0.8 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO Hàng năm, dự kiến nhà máy thu mua và xử lý khoảng 34.550 tấn cà phê, Vào mùa cao điểm, nhà máy có thể thu mua và xử lý khoảng 275 tấn cà phê/ngày. Như vậy, trung bình hàng ngày, vào mùa cao điểm, ước tính có khoảng 38 chuyến xe vận tải tải trọng trung bình 15 tấn vận chuyển hạt cà phê nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy. Áp dụng với vành đai ảnh hưởng do hoạt động giao thông là 2 km cách nhà máy và dựa vào hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe của Tổ chức Y tế thế giới thì trung bình mỗi ngày có khoảng 79,2g bụi, 365,2g SO2; 126,7g NO2; 255,2g CO; 70,4g VOC thải vào môi trường không khí khu vực do hoạt động vận tải liên quan đến nhà máy. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ khí thải từ xe găn máy của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy. • Khí thải từ máy sấy cà phê Như đã mô tả ở phần trên, Dự án sử dụng máy sây trống SRE – Pinhalense, máy sấy sử dụng năng lượng điện nên không phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu. Trong quá trình hoạt động, khí thải của máy sấy chủ yếu là hơi nước từ hạt cà phê có kèm theo mùi cà phê. Tuy nhiên, mùi cà phê rất diệu, không gây tác động nhiều đến môi trường không khí. Ngoài ra, một tác nhân vật lý gây tác động đến môi trường không khí từ hoạt động này là nhiệt thừa. Do vậy, Nhà máy cần có giải pháp thông gió phù hợp cho nhà xưởng. • Khí thải từ các hoạt động khác - Các hoạt động sản xuất khác như: vận hành máy móc cơ điện, nước thải, khí thải, và hoạt động thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải, cũng sinh ra các khí như: Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 40 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 NH3, H2S, CH4, Mercaptan và mùi hơi xăng dầu rò rỉ, ... gây ô nhiễm mùi hôi không khí; - Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung phát sinh mùi hôi từ quá trình phân hủy sinh học của nước thải, hoạt động của bể ủ bùn,… làm phát sinh mùi; - Các hoạt động giao dịch, đi lại, giữ xe cộ (ô tô, xe máy) trên khu vực xưởng sinh ra bụi lơ lửng, hơi xăng dầu rò rỉ, gây ô nhiễm không khí; - Các hoạt động sinh hoạt như: ăn uống và vệ sinh công cộng trên khu vực xưởng sinh ra mùi từ thức ăn dư thừa, mùi từ khu vệ sinh ảnh hưởng chất lượng không khí xung quanh. Nhìn chung, các loại khí thải này rất khó ước tính tải lượng và nồng độ và ảnh hưởng có tính chất cục bộ với mức độ không lớn. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát các loại khí thải này, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới môi trường. 3.1.2.4. Chất thải rắn Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm: - Chất thải rắn là các bụi lắng đọng hoặc do vệ sinh thiết bị lọc bụi. - Chất thải rắn từ quá trình làm sạch, phân loại hạt cà phê. - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. - Chất thải rắn do giao dịch, sinh hoạt từ nhà ăn, văn phòng... • Chất thải rắn sinh hoạt Với số lượng công nhân viên làm việc tại nhà xưởng khi dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định khoảng 100 người và trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0,3-0,5kg, khối lượng chất thải rắn ước tính khoảng 30 – 50 kg/ngày. Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy, nếu không được thu gom và có biện pháp quản lý thích sẽ gây mùi hôi thối khó chịu và mất vẽ mỹ quan của nhà máy. • Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghệp của nhà máy bao gồm vỏ vụn cà phê và các tạp chất từ quá trình làm sạch hạt cà phê,… Lượng vỏ vụn và các tạp chất chiếm khoảng 1% tổng lượng cà phê nguyên liệu. Vào mùa cao điểm, cà phê nguyên liệu nhập vào hàng ngày khoảng 275 tấn, vậy khối lượng CTR này phát sinh khoảng 2,75 tấn/ngày vào mùa cao điểm. Các chất thải này nếu không có kế hoạch thu gom và lưu trữ riêng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất, sẽ ảnh hưởng xấu đến mỹ quan của khu vực và khi vỏ cà phê phân hủy sẽ sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm. Tuy nhiên. Ngoài ra, trong chất thải rắn của nhà máy còn có một số thành phần nguy hại bao gồm, dầu nhớt, mỡ bò từ quá trình bảo trì máy móc thiết bị và lượng dầu cặn từ máy phát điện dự phòng. Lượng chất thải này phát sinh rất ít nhưng do có tính chất nguy hại nên sẽ được xử lý theo đúng qui định. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 41 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 3.1.2.4. Ô nhiễm do các yếu tố vật lý (1) Ô nhiễm về tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh trong hoạt động của Nhà máy từ nhiều nguồn khác nhau gồm: Tiếng ồn từ hoạt động giao thông, tiếng ồn từ hoạt động của các máy móc (máy bơm, động cơ của các hệ thống băng chuyền, động cơ thiết bị sàng phân loại, máy phát điện...). Mức độ ồn từ các nguồn này rất khó xác định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại thiết bị, máy móc; tình trạng mới, cũ của động cơ và sự cộng hưởng của tiếng ồn... Trong tất cả các nguồn ồn trên, nguồn phát sinh ồn lớn nhất và chủ yếu nhất là máy phát điện dự phòng. Theo khảo sát, đo đạt của Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên CEER năm 2005, mức độ ồn của các hoạt động và các thiết bị trong các nhà máy chế biến cà phê như sau: Bảng 3.12: Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất Stt Tên thiết bị Mức ồn 30m Mức ồn 100m TCVN 5949-1998 Tiêu chuẩn vệ sinh Bộ Y tế 2002 1. Quá trình thu mua nguyên liệu 80,4 - 83,3 71,4 - 74,3 2. Vận chuyển nguyên liệu. 83,6 - 86,0 74,5 - 77,1 3. Máy sấy khô 79,0 – 82,5 70,4 – 74,0 4. Máy phân loại, băng chuyền 79,5 – 83,6 70,5 – 75,0 5. Máy phát điện 87,0 - 89,2 78,1 - 80, 8 75 dBA 80dBA Nguồn: Trung tâm Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường, 2005. Tuy nhiên, nhà máy đầu tư thiết bị hiện đại nên mức ồn sẽ thấp hơn các nhà máy cà phê khác. Trong các thiết bị của nhà máy, mức độ ồn của máy phát điện dự phòng rất lớn. Do đó, đối với máy phát điện dự phòng phải có biện pháp khống chế tiếng ồn thích hợp. (2) Ô nhiễm nhiệt Nguồn ô nhiễm nhiệt đáng quan tâm của Nhà máy là lượng nhiệt do bức xạ từ mái nhà xưởng và nhiệt dự của các máy móc thiết bị, và đặt biệt là lượng nhiệt từ hệ thống máy sấy khô. Nhiệt độ tỏa ra từ các nguồn này có thể làm nhiệt độ trong khu vực sản xuất tăng lên đến 35 - 37oC, nếu không được thông thoáng hợp lý thì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm năng suất lao động của người lao động. Ở các nước nhiệt đới, điều kiện nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho người như rối loạn điều hoà nhiệt, say nắng, say nóng, mất nước, mất muối. Lượng muối mất có thể lên rất cao có thể tới 15- 20g trong 24 giờ, nếu không được điều trị bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm clo như: nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn (chuột rút). Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 42 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng (1). Sự cố tai nạn lao động Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trình xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu, các nhà đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường xây dựng được xác định chủ yếu bao gồm: - Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu); - Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông...; - Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ,… - Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão, gió gây đứt dây điện… Với các đánh giá tác động ô nhiễm do bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án trình bày ở trên, thì nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động được đánh giá là cao trong điều kiện thi công nắng nóng và đứng gió. Do vậy, Chủ đầu tư sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động phù hợp trong trường hợp này và khi thấy cần thiết có thể tạm hoãn quá trình thi công, hoặc cho công nhân được nghỉ ngơi dài hơn để bảo đảm an toàn lao động. Chủ đầu tư sẽ bảo đảm kỹ thuật và kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và bảo đảm nội quy an toàn lao động cho lực lượng công nhân thi công trên công trường. (2). Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau: Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 43 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 - Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, ...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường; - Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân; - Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường, cắt, hàn...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa. Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ bảo đảm áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này. 3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động Đối với quá trình hoạt động của dây chuyền xử lý hạt cà phê thì nguy cơ phát sinh các sự cố ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như sự cố rơi, đổ nguyên liệu khi vận chuyển, sự cố cháy nổ,… (1). Sự cố tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra khi xưởng đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy an toàn lao động; - Bất cẩn về điện; - Bất cẩn trong quá trình bốc dở nguyên liệu, vận hành các máy móc; - Tai nạn giao thông trong khu vực; Xác suất xảy ra sự cố: tuỳ thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân trong trường hợp cụ thể. Các tác động có thể đối với con người: thương tật các loại, bệnh nghề nghiệp hoặc thiệt hại tính mạng. (2). Sự cố cháy nổ Khả năng cháy nổ của dự án là có do nhà máy có sử dụng nguyên vật liệu dễ cháy nổ như dầu DO dự trữ cho các phương tiện vận chuyển và chạy máy phát điện, sự cố về điện… Do đó vấn đề phòng chống cháy nổ đối với dự án cần được quan tâm. Sự cố cháy có thể xảy ra từ các hoạt động sau đây: - Chập điện từ hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất; - Cháy nhiên liệu dự trữ cho phương tiện vận chuyển; - Tai nạn lao động do bất cẩn… Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 44 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Sự cố cháy xảy ra làm thiệt hại rất nhiều về của cải vật chất, cơ sở hạ tầng không những của nhà máy mà còn đối với các cơ sở khác trong vùng. Mặt khác sự cố cháy có thể ảnh hưởng đến tính mạng các công nhân nhà máy, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng môi trường khu vực. Sự cố xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế xã hội, tuy nhiên các sự cố trên có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Công tác phòng chống cháy nổ đuợc thực hiện thường xuyên nên khả năng xảy ra và mức độ tác động không nhiều. 3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng Trên cơ sở phân tích các nguồn có thể gây ra tác động, có thể thống kê chính xác và đầy đủ các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử...có khả năng bị tác động bởi các hoạt động của Dự án như sau: Bảng 3.13. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án STT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế - xã hội 1 Giải phóng, san lấp mặt bằng. ++ ++ +++ ++ + 2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ++ + +++ ++ + 3 Lắp đặt thiết bị công nghệ sản xuất, thiết bị xử lý khí. + + + + + 4 Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu. + + ++ + + 5 Vận hành thử, hiệu chỉnh + + + + + 6 Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường + ++ ++ + ++ Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên tổng hợp, năm 2008 Ghi chú : + : Tác động có hại ở mức độ nhẹ; ++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình; +++ : Tác động có hại ở mức mạnh. 3.2.2. Trong giai đoạn hoạt động Các tác động môi trường do các hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án được Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 45 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng 3.14. Bảng 3.14: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động STT Tác động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học KT-XH 1 Bụi + + +++ + ++ 2 Khí thải + + +++ + + 3 Ô nhiễm nhiệt + + + + + 4 Nước thải ++ ++ + + + 5 Chất thải rắn ++ + + + + 6 Tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt + + ++ + ++ Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên tổng hợp, năm 2008 Ghi chú: + : Tác động có hại ở mức độ nhẹ; ++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình; +++ : Tác động có hại ở mức mạnh. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng 3.3.1.1. Các tác động từ quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình Từ quá trình phát quang và san lấp mặt bằng: Trong quá trình phát quang tại khu vực dự án, các ảnh hưởng đến môi trường xảy ra bao gồm: + Bụi: các loại bụi dạng hạt (đất, cát) này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến người dân sinh sống tại khu vực lân cận. Ảnh hưởng này cũng giống như ảnh hưởng đến người công nhân trực tiếp lao động trên công trường nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Ngoài ra, các loại bụi thải này còn có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật nuôi. Bụi ô nhiễm này còn có tác động xấu đến hệ thực vật tại khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên mặt lá, gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lá úa vàng nhanh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa kết trái của cây trồng. + Tiếng ồn: tiếng ồn là tác nhân gây ô nhiễm vật lý trong quá trình san lấp mặt bằng của nhà máy. Do thời gian làm việc lâu trên công trường, các phương tiện thi công gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân như ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến thính giác và một vài cơ quan khác trên cơ thể con người. Tuy nhiên, mặt bằng khu vực thi công rộng, xung quanh vùng lại ít dân cư sinh sống nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không đáng kể. Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 46 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 Đối với đường giao thông: quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Máy móc khi di chuyển còn ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể gây hư hỏng thêm cho những con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị chạy bằng xăng dầu còn tạo ra các nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương tiện vận chuyển. Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận, các tệ nạn xã hội cũng có nhiều khả năng phát sinh nếu không ngăn chặn kịp thời. Một vấn đề cũng khá quan trọng nữa là các nguồn thải chất thải sinh hoạt của lượng công nhân trên các công trường (như nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt) cũng có khả năng gây ra những tác động ô nhiễm đến môi trường. Ảnh hưởng đến quá trình san lấp mặt bằng đến việc sử dụng đất và hiệu quả kinh tế tại khu vực: trong khu vực Dự án, cây cao su chiếm phần lớn diện tích. Đây là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do đó việc chặt phá các loại cây này gây thiệt hại đáng kể đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, diện tích cây cao su chặt bỏ ở khu vự Dự án đã già cỗi và không còn giá trị cao nên việc ảnh hưởng không đáng kể. 3.3.1.2. Tác động từ nước thải Nước sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trong phạm vi công trường xây dựng là nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu trong giai đoạn này. Tổng lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày khoảng 5 m3/ngày đêm khi công trường xây dựng tập trung khoảng 100 công nhân. Mặc dù lưu lượng không cao nhưng do bản chất của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết, nên có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm trong khu vực nếu không được thu gom và xử lý hợp lý. Các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Phân là môi trường chuyên chở và phân tán các bệnh thông thường. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ tiêu BOD5 hoặc các chỉ tiêu tương tự (COD). Nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6g/100g. Vì thế, nếu những người công nhân ở các khu nhà tạm thải phân và nước tiểu trực tiếp ra đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án. Bốn nhóm vi trùng gây bệnh trong chất thải bài tiết là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Hơn nữa, chất bài tiết (phân và nước tiểu) còn là môi trường để các loại vi sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián và gây mùi hôi thối. Một gam phân người có thể chứa 109 ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù, chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ, nhưng chúng có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là ở môi trường có nhiệt độ thấp (<15oC). Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa đến 105 tế bào/l. Như vậy, nếu xả chất bài tiết từ khu nhà tạm của công nhân xây dựng một cách bừa bãi, các loại vi sinh vật này có đủ thời gian truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh. Các loại vi sinh vật này có đủ Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê” Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 47 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368 thời gian truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh. Các loại vi sinh vật gây bệnh có trong phân có thể đến như Adenovirus (nhiều loại bệnh), Poliovirus (bệnh bại liệt và nhiều bệnh khác), Echovirus (nhiều loại bệnh), Coxsackie (nhiều loại bệnh), Hepatitis A virus (bệnh viêm gan siêu vi A), Rotavirus (bệnh tiêu chảy),...Những loại bệnh này có thể gây chết người hàng loạt, thời gian lây lan rất ngắn, gây nguy hiểm ở mức cao tới sức khỏe con người. Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người được trình bày trong bảng 3.15. Bảng 3.15: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người Vi khuẩn Bệnh Vật chủ Campylobacter ferus. Jejuni Tiêu chảy Người và động vật Escherichia coli gây bệnh Tiêu chảy Người Samonella + S. typhi Sốt thương hàn Người + S. paratyphi Sốt thương hàn Người Shigella SPP Lỵ Người Vibro + V. Cholerae Tả Người + Các loại vibro khác Tiêu chảy Người Yersinia enterocolitica Tiêu chảy Người và động vật Nguồn: Richar và cộng sự, 1983. Nhiều loài động vật nguyên sinh có thể gây nhiễm trùng và gây bệnh cho con người. Trong số này có nhiều loại sống trong hệ thống tiêu hóa của người và động vật, ở đây chúng gây ra bệnh tiêu chảy hoặc lỵ. Ba loại động vật nguyên sinh thường gây bệnh cho con người bằng đường tiêu hóa là Giadia Lambia (bệnh tiêu chảy), Balantidum Coli (bệnh tiêu chảy, lỵ), và Entamoeba Hystolytica (loét áp xe gan). Nhiều loại ký giun sán ký sinh có vật chủ là con người. Một số loại gây bệnh nghiêm trọng như Clorochis Sinesis (bệnh lỵ), Fasciola Hepatica và Faciolopis Buski (apxe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐTM dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê (82 trang).pdf
Tài liệu liên quan