Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su tại tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắclắk công ty TNHH xây dựng - thương mại Phúc Nguyên

Đốivớinước thải sinh hoạt: Đặc trưngcủa lo ạinước thải này có nhiều chấtlơ

lửng,dầumỡ, nồng độ chấthữucơ caonếu không đượctập trung vàxử lý thìcũngsẽ

ảnhhưởngxấu đến nguồnnướcbềmặt. Ngoài ra, khi tíchtụ lâu ngày , các chấthữucơ

này sẽbị phân huỷ gây ra mùi hôi thối.

Các chấthữucơ trongnước thải sinh hoạt chủy ếu là các loại carbohy drat, protein,

lipid là các chấtdễbị vi sinhvật phân hu ỷ . Khi phân huỷ thì vi sinhvậtcầnlấy ôxy

hoà tan trongnước để chuy ển hoá các chấthữucơ nói trên thành CO2, N2, H2O,

CH4.Chỉ thị cholượng chấthữucơ có trongnước thải có khảnăngbị phân huỷ hiếu

khíbởi vi sinhvật chính là chỉsố BOD5. Chỉsố BOD5 làlượng ôxy cần thiết mà vi

sinhvật phải tiêu thụ để phânhủ y lượng chấthữucơdễ phân huỷ có trongnước thải.

Nhưvậy chỉsố BOD5 càng cao cho thấy lượng chấthữucơ có trongnước thải càng

lớn, ôxy hoà tan trongnước thải ban đầubị tiêu thụ nhiềuhơn,mức độ ô nhiễmcủa

nước thải caohơn.

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su tại tiểu khu 486 và 479, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắclắk công ty TNHH xây dựng - thương mại Phúc Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gây ra cháy; + Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nguồn dễ gây cháy như lá cây, bụi cây khô; + Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện. + Trong khu vực khai hoang, có rất nhiều các loại cây, bụi khô đã phát quang, quá trình cháy nổ sẽ trong khu vực dự án sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy lan ra các khu rừng lận cận nếu không có các biện pháp bảo vệ. 3.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường giai đoạn chăm sóc và khai thác: 3.3.2.1. Tác động đến môi trường không khí: a. Do khí thải giao thông: Mức độ ô nhiễm do khí thải giao thông còn được tính đối với các loại xe như sau: Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1000 lít xăng) Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm CO CXHY NOX SO2 Aldehyde Chì 291 33,2 11,3 0,9 0,4 0,3 Nguồn: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Xe ôtô sử dụng xăng khi chạy 1km trên đường sẽ thải vào không khí các chất ô nhiễm theo bảng sau: Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm của xe ôtô khi chạy được 1km Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/ km) Động cơ 2000cc Bụi SO2 NO2 CO VOC Chì 0,07 1,9S 1,64 45,6 3,86 0,13P 0,07 2,22S 1,87 45,6 3,86 0,15P 0,07 2,74S 2,25 45,6 3,86 0,19P Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO Ghi chú: -S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%) -P: hàm lượng chì trong nhiên liệu (xăng: max 0,4 g/l; dầu: 0 mg/l) Bảng 3.10. Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Trong thành phố Ngoài thành phố Đường cao tốc Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16S 0,84S 1,3S 4,29S 4,15S 4,15S NO2 0,7 0,55 1 1,18 1,44 1,44 CO 1 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn và điều kiện gió khí tượng của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây –Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông - Bắc với tốc độ gió là trung bình các tháng trong năm là 5-6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật, xe qua lại và tình trạng đường giao thông. b. Do khí thải đốt dầu D.O. vận hành máy phát điện: Do khu vực dự án chưa có nguồn điện lưới quốc gia, để có nguồn điện phục vụ cho hoạt động của dự án, Công ty dự định sẽ đầu tư 01 máy phát điện với công suất 250KVA với định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 25 lít dầu DO/giờ để phục vụ thắp sáng. - Lưu lượng khí thải: Lượng khí thải tính ở điều kiện nhiệt độ 200oC và hệ số không khí thừa là 1,15 được tính là 38,6m3 khí thải /kg dầu DO Lưu lượng khí thải thực tế sinh ra do đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện là 25 x 0,87 x 38,6 = 839,55 m3/h = hay 0,23m3/s - Tải lượng ô nhiễm Khí thải độc hại từ quá trình đốt dầu DO bao gồm CO, NOx, SO2 và bụi Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm các chất trong khí thải khi đốt dầu DO Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu) Bụi 0,71 SO2 20 x S CO 2,19 NOx 9,62 VOC 0,791 Trong đó: S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 1% (Nguồn: Petrolimex) Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thải đốt dầu DO của dự án được trình bày như sau: Bảng 3.12. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ (mg/m3) Nồng độ ở ĐKTC (mg/Nm3) TCVN 5939 -2005 (áp dụng Kp=1 và Kv = 1,4) Bụi 4,3.10-3 18,65 17,09 280 SO2 0,121 526,08 481,95 700 CO 0,013 56,52 51,78 1400 NOx 0,058 252,17 231,01 812 VOC 0,005 21,74 19,92 - Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy các chỉ tiêu bụi, CO, NOx đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực nông thôn miền núi, do đó với nồng độ các khí như trên chỉ cần phát tán qua ống khói là có thể giảm thiểu ô nhiễm do máy phát điện. Mặt khác khu vực này chủ yếu là vùng dự kiến trồng cao su của dự án, nằm cách xa khu dân cư, do đó ảnh hưởng đến dân cư là không đáng kể. c. Do phun xịt thuốc BVTV: Việc phun xịt thuốc BVTV sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, nhất là vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông - Bắc với tốc độ gió cao. Khi có gió, vùng chịu ảnh hưởng cũng sẽ thay đổi theo hướng gió phát tán các chất ô nhiễm là thuốc BVTV vào khí quyển. Khi phát tán đi xa sẽ ảnh hưởng người đi đường, nếu người công nhân phun thuốc BVTV không đảm bảo đúng quy cách có thể bị ngộ độc. Vì vậy việc chọn thời điểm phun thuốc BVTV cũng như áp dụng các biện pháp phòng độc khi phun thuốc là điều cực kỳ quan trọng. d. Tiếng ồn: Nguồn phát sinh: Tiếng ồn phát sinh từ quá trình chạy máy phát điện dự phòng, phương tiện vận tải,.... Bảng 3.13. Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất Stt Tên thiết bị Mức ồn 30m Mức ồn 100m TCVN 5949-1998 Máy cày 87,0 - 89,2 77,1 - 79, 8 75 dBA Máy phát điện 82,4 - 85,3 75,4 - 78,3 Vận chuyển nguyên liệu. 85,6 - 88,0 76,5 - 79,1 Nguồn: Trung tâm Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường, 2006. e. Mùi hôi: Mùi hôi từ quá trình hoạt động khai thác của dự án phát sinh từ quá trình khai thác mủ cao su. Quá trình phân hủy mủ cao su sẽ sinh ra các chất khí như mercaptan làm phát sinh mùi hôi. Theo đánh giá thì mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy mùi cao su sẽ gây ra những tác động khó chịu đối với khứu giác của con người. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân khai thác tại vườn cây cao su. f. Đánh giá tác động: Trước tiên, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí có thể góp phần là gia tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là phương tiện giao thông và các máy phát điện sử dụng dầu DO. Tuy nhiên nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất là các loại thuốc BVTV. Các hơi dung môi, nguyên liệu dễ bay hơi… tùy thuộc vào thành phần, tính chất và nồng độ có trong môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ động thực vật, năng suất cây trồng… ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của các loại nhiên liệu dầu đốt nói trên. Trong các loại dầu này, ngoài thành phần chính là các hydrocarbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2 (các chất chỉ thị ô nhiễm đốt dầu). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động lên đời sống động - thực vật. Còn mức độ tác động của chúng đến môi trường thì lại phụ thuộc vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ mưa,...). Các chất ô nhiễm không khí trên góp phần ảnh hưởng tới khí hậu của khu vực. Như đã đề cập, do dự án đã đi vào hoạt động ổn định, các phương tiện vận chuyển ít được sử dụng hơn, sử dụng loại phương tiện ít gây ô nhiễm hơn, cùng chất lượng đường giao thông được cải thiện đáng kể nên các tác động và ảnh hưởng của chất chất ô nhiễm trong khí thải giao thông của giai đoạn này là không đáng kể. Đối với ô nhiễm do tiếng ồn: Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn gồm : công nhân trực tiếp vận hành, vật nuôi. Tác hại của tiếng ồn: Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương. 3.3.2.2. Tác động đến môi trường nước: a. Nước thải sinh hoạt: Nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu bao gồm các nguồn sau: - Nước thải sinh hoạt của các công nhân làm việc tại Dự án ở lại trong khu nhà tạp thể ước tính khoảng 90 người. Theo tiêu chuẩn mỗi người trung bình một ngày sử dụng khoảng 100 lít nước. Như vậy với tổng số lượng của công nhân là 90 người thì mỗi ngày lượng nước thải sinh hoạt sinh hoạt thải ra gần 7,2 m3 (lưu lượng nước thải ≈ 80% lượng nước sử dụng). Lượng nước thải này có chứa cặn bã (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng như (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê của một số quốc gia đang phát triển về khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường, với số lượng nhân viên của của dự án là 90 người, ta có thể tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải của Dự án như bảng sau: Bảng 3.14. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) Tải lượng (kg/ngày) BOD5 45 – 54 4,05 - 4,86 COD 72 – 102 6,48 - 9,18 Chất rắn lơ lửng 70 – 145 6,30 - 13,05 Amonia 2,4 – 4,8 0,22 - 0,43 Tổng Nitơ 6 – 12 0,54 - 1,08 Tổng phospho 0,8 – 4,0 0,072 - 0,360 Nguồn : Tổ chức y tế thế giới - 1993 Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772-2000 1 BOD5 562-675 337,2 - 120 30 2 COD 900-1275 540 - 765 50 3 TS 875-1812 525 -1087,2 50 4 Dầu mỡ 125-375 75 - 225 20 5 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 108 104 1000 Nguồn: Trung tâm Sinh thái tài nguyên và môi trường, 2006 b. Nước mưa chảy tràn: - Nước mưa chảy tràn kéo theo các loại phân bón, thuốc BVTV xuống nguồn nước. Nước mưa chảy tràn còn kéo theo các loại rác thải là bao bì thuốc BVTV, bao bì chứa phân bón gây ô nhiễm nguồn nước. c. Đánh giá tác động: - Đối với nước thải sinh hoạt: Đặc trưng của loại nước thải này có nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ , nồng độ chất hữu cơ cao nếu không được tập trung và xử lý thì cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân huỷ gây ra mùi hôi thối. Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbohydrat, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ. Khi phân huỷ thì vi sinh vật cần lấy ôxy hoà tan trong nước để chuyển hoá các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4...Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân huỷ hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số BOD5 là lượng ôxy cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, ôxy hoà tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn sông, suối tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại những nguồn sông, suối này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Do vậy, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của dự án cần được xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài. - Phân bón: Sự dư thừa đạm do sử dụng đển bón cho cây cao su gây ô nhiễm các nguồn nước (hiện tượng phú dưỡng các ao hồ) và tích tụ nitrat. Bên cạnh một số mặt như lân dễ tiêu, mùn, đạm,... trong đất được cải thiện, nhưng đất có xu hướng chua hơn, hàm lượng K dễ tiêu giảm sút, một số vùng có biểu hiện đất thiếu lưu huỳnh. Một số giếng nước ngầm chứa nhiều N ammôn. - Thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng thuốc BVTV có liên quan trực tiếp tới môi trường nước. Nước có thể bị ô nhiễm thuốc BVTV trong các trường hợp sau: + Đổ các thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. + Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống hồ ao. + Cây trồng ngay cạnh mép hồ, sông, suối được phun thuốc BVTV. + Sự chảy rò rỉ, hoặc quá trình xói mòn rửa trôi đất đã bị ô nhiễm thuốc BVTV. + Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa khi trong không khí bị ô nhiễm thuốc BVTV sau khi phun. Thuốc BVTV thấm qua đất xuống hệ thống nước ngầm làm nhiễm độc trầm trọng hệ thống nước ngầm quan trọng. Hầu hết các thuốc BVTV hoặc thấm xuống hoặc bị hấp thụ bởi cây và vi sinh vật. Mưa hoặc nước tưới có thể mang một ít thuốc BVTV còn tồn lại trong đất xuống hệ thống nước ngầm và các dòng chảy. Do tác động của nước và nước tưới, dư lượng thuốc trừ sâu có thể bị cuốn trôi từ các khu rừng có phun thuốc đến ao, hồ, sông suối. Thuốc trừ sâu trên mặt đất có thể bị lắng xuống mạch nước ngầm khi: mạch nước ngầm ở gần mặt đất; trên mạch nước ngầm là lớp đất cát ít hấp thụ thuốc; thuốc được dùng với lượng cao, lặp đi lặp lại nhiều lần; hoặc có mưa lớn sau khi phun thuốc. Từ mạch nước ngầm, dư lượng của thuốc sẽ chảy vào sông hồ.. Các chất độc hại trong nước thải do thuốc trừ sâu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động vật dưới nước và hệ sinh thái thủy vực nếu nước mưa kéo theo các loại chất thải có chứa thuốc BVTV vào nguồn. Chúng không những làm chết các loại thủy sản mà còn làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Con người đánh bắt và ăn các loại thủy sản này cũng có thể bị nhiễm độc. Các thuốc trừ sâu chẳng những có thể trực tiếp gây độc cho tôm cá … mà còn gây hại gián tiếp cho cá thông qua việc tiêu diệt hàng loạt các sinh vật là nguồn thức ăn của chúng. Tác hại của thuốc trừ sâu đến những động vật sống trong nước, đặc biệt là loài cá, đôi khi kéo dài năm này qua năm khác. 3.3.2.3. Tác động đến môi trường đất: a. Do các loại rác thải: - Các loại vỏ chai thuốc BVTV, bao chứa phân bón khi sử dụng thải ra nếu không được thu gom sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. - Do bón quá nhiều phân bón hóa học. - Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của công nhân ở lại các lán trại để chăm sóc vườn cây. Ước tính mỗi người thải ra 0,3kg/người.ngày thì lượng rác thải trung bình của dự án vào khoảng 40,5kg/ngày. Rác thải loại này bao gồm các mảnh nylon, giấy vụn, thức ăn dư thừa...và ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể nếu được quan tâm và xử lý đúng mức. Chất thải rắn như nhựa, kim loại, nylon...khi thải vào môi trường không phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại...làm ô nhiễm nguồn nước, gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước. Các chất thải rắn là bao bì chứa phân bón, thuốc BVTV không được thu gom, xử lý,... khi bị cuốn trôi vào nguồn nước sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, có thể giết chết các sinh vật trong đất và trong nước. Quá trình phân huỷ rác thải sinh hoạt phát sinh ra các khí gây nên mùi hôi thối (H2S), mercaptan. b. Do các loại phân bón và thuốc BVTV: Đất là thùng chứa hóa chất BVTV trong môi trường. Đất nhận hóa chất BVTV từ các nguồn khác nhau. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đã để lại các tác hại đáng kể cho môi trường. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể phương pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Ở dưới đất một phần thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua tác động của các yếu tố hóa, lý. Tuy nhiên tốc độ phân giải của thuốc chậm nếu thuốc tồn tại ở đất với lượng lớn, nhất là ở đất có hoạt động sinh học yếu (đất cát) và do đó thuốc có thể bị rửa trôi gây nhiễm bẩn các nguồn nước. Sự thâm nhập của chúng vào trong đất sẽ làm đất bị nhiễm độc với chu kỳ phân hủy kéo dài hàng chục năm. Khi bón thuốc BVTV vào đất, bên cạnh việc trừ những loài có hại cho cây, hoá chất BVTV còn tác động đến những loài có lợi cho cây. Nhiều loài côn trùng thuộc bộ Bọ đuôi bật (Collembola) một số loài bét (Acarina), rết râu chẻ (Pauropoda) trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng, những tàn dư thực vật không phân giải được, tạo thành lớp lá, cành trên mặt đất; lớp đất mặt sẽ bí, chặt; vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được. Giun đất (Lumbricus terrestris) sống trong đất với số lượng rất lớn. Ngoài tác dụng làm đất được tơi xốp, thoáng, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất trồng trọt. Tác động của thuốc BVTV đến những động vật không xương sống cư trú trong đất: Trong đất canh tác, tập đoàn những động vật không xương sống đã đóng góp phần đáng kể vào việc duy trì độ màu mỡ của đất. Nhiều loài côn trùng thuộc Bộ đuôi bật, một số loài bét, rết râu chẻ, tuyến trùng… chuyên sống bằng những tàn dư trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng lớp lá, cành trên mặt đất, lớp đất mặt sẽ bí, chặt, vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được. Đáng quan tâm nhất là loài giun đất sống trong đất với số lượng rất lớn. Ngoài tác dụng làm đất được tơi xốp, thoáng, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất trồng trọt. Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật đất: Khu hệ vi sinh vật đất hết sức phức tạp, bao gồm vi khuẩn nấm, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Số lựơng của chúng trong đất vô cùng lớn. Mỗi gam đất có khoảng một trăm triệu vi khuẩn, mười triệu xạ khuẩn, mười vạn đến một triệu nấm, một đến mười vạn tế bào tảo và động vật nguyên sinh. Chúng là tác nhân chủ yếu của các quá trình chuyển hoá vật chất trong đất. Có thể nói số lượng và thành phần vi sinh vật phản ánh độ phì nhiêu của đất và có quan hệ mật thiết với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tác động của thuốc trừ sâu đến hệ vi sinh vật đất. Các thuốc trừ sâu lân hữu cơ nói chung ít ảnh hưởng đến tập đoàn vi sinh vật đất. Trộn đất với nồng độ 10 ppm, Diazinon tuy có ức chế phát triển của vi khuẩn và nấm mốc nhưng tác động này cũng chỉ kéo dài trong khoảng một tuần lễ. Thuốc trừ sâu lân hữu cơ ức chế hoạt động của vi sinh vật đất thường chỉ xảy ra khi đất bị nhiễm thuốc ở liều cao. Tác động của thuốc trừ nấm đến hệ vi sinh vật đất. Trong các vi khuẩn cư trú trong đất, những vi khuẩn nitrit hoá và nitrat hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter thường mẫn cảm với thuốc trừ nấm hơn các vi khuẩn gây bệnh cây. Ở liều lượng thông dụng, các thuốc trừ nấm không xông hơi như Zineb, Maneb, Nabam, Dazomet, có thể ức chế nitrat hoá, của đạm trong đất. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng: Về cơ bản thuốc BVTV được sử dụng để bảo vệ vụ mùa chống sâu bệnh và cỏ dại, nhưng đôi khi chúng cũng làm hại cây trồng. Đó là trong các trường hợp sau: - Liều lượng sử dụng quá cao kiềm chế sự phát triển của cây trồng. - Thuốc BVTV ảnh hưởng đến các loại cây trồng xung quanh loại cây mà nó phải bảo vệ. - Dư lượng thuốc diệt cỏ ảnh hưởng đến cây trồng luân canh hoặc kiềm chế sự phát triển của cây. - Dư lượng thuốc BVTV tích tụ quá nhiều trên cây trồng khiến người ta phải tiêu huỷ sản phẩm. 3.3.2.4.Tác động đến tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái: Nói chung các loại động vật nuôi còn nhạy cảm với các chất ô nhiễm không khí, nước hơn cả đối với con người. Tác hại này thể hiện rõ rệt nhất là trên các loài sâu bệnh, bò sát và chim cũng như hệ sinh thái thủy vực như tôm, cá, cua và đặc biệt là các loài động vật sống trong rừng. Do đó, dự án sẽ có các biện pháp hữu hiệu để khống chế triệt để các nguồn ô nhiễm này. Hoạt động của con người trong khu vực dự án có thể sẽ làm làm thay đổi nơi cư trú của các loài hoang dã: con người luôn luôn làm thay đổi nơi cư trú của các loài hoang dã .... Nơi cư trú bị phá vỡ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, sinh sản, di cư và các hoạt động sống của các sinh vật hoang dã. Nếu không được quản lý và bảo vệ chặt chẽ thì sẽ có các hoạt động săn bắt thương mại, săn bắt làm thực phẩm và săn bắt thể thao diễn ra trong các khu rừng: các hoạt động nầy cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài hoang dã. Thuốc BVTV khi sử dụng được phun vào cây trồng mục đích là tiêu diệt những vi sinh vật có hại cho cây trồng, nhưng nhu chúng ta đã biết số lượng thuốc tiêu diệt sinh vật gây hại chỉ chiếm 50% lượng thuốc sử dụng, còn lại 50% là rơi vãi trên mặt đất, sau đó thuốc sẽ hoà tan vào đất, vào nguồn nước mặt. Lượng 50% thuốc BVTV này rất khó kiểm soát do đó gây ra ảnh hưởng cho môi trường đặc biệt là ảnh hưởng đến những sinh vật sống trong môi trường đó, tác động hàng loại côn trùng có ích (bắt mồi, ký sinh, thụ phấn cho cây…) Hậu quả của thuốc BVTV đã gây ra những xáo động trong hệ sinh thái. Tùy từng trường hợp, các thuốc BVTV có thể tác động ở những mức độ khác nhau, đến các loài thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau đến các loài thuộc các khu hệ sinh vật khác và gây ra những biến đổi ở những mức độ khác nhau. Sau đây là những ảnh hưởng thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp. Một HST đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật thường cho năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Trong một hệ luôn luôn có những quan hệ canh tranh, ký sinh, đối kháng có tác dụng kìm hãm sự phát triển quá mức, sự bùng nổ về số lượng của một loài do vậy tránh được những bệnh dịch lan tràn trên những vùng rộng lớn. Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau để tạo ra mối cân bằng trong một hệ. Nhưng do một yếu tố nào đó bên ngoài hệ tác động vào thì sẽ làm xáo trộn cân bằng của hệ đang duy trì. Trong hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị tác động của con người làm xáo động, đặc biệt việc sử dụng thuốc BVTV. Khi sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ côn trùng không ít trường hợp người ta quan sát thấy ở những vùng dùng thuốc BVTV chẳng những suy giảm về số lượng cá thể trong các loài sinh vật, mà còn có sự suy giảm về số lượng loài ở nơi đó. Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần trong một vụ, thời gian dùng thuốc càng kéo dài, quy mô dùng thuốc càng rộng, nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn. Có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đã cho thấy, các thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ cỏ khi được sử dụng lâu dài đều có thể làm cho thành phần loài ở một địa phương suy giảm, rõ nhất là thiên địch. 3.3.2.5. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Người ta có thể bị ngộ độc bởi nhiều loại thuốc trừ sâu theo nhiều cách khác nhau: qua miệng, qua da và qua đường hô hấp. Lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể càng lớn, độc tính càng cao, càng có nhiều nguy cơ gây chết. Tình trạng nhiễm thuốc trừ sâu do ăn thức ăn có chứa dư lượng thuốc trừ sâu ngày càng phổ biến. Tuy nhiên các trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể người với thuốc hoặc do người đã ăn những lương thực, thực phẩm có chứa dư lượng của thuốc. Thuốc trừ sâu có thể tiếp xúc qua da ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, mức độ hấp thụ ở các vùng da khác nhau là khác nhau. Thuốc trừ sâu hấp thụ mạnh ở vùng da xung quanh mắt, tai và háng hay những chỗ nào có lớp da mỏng như trán hay da đầu. Lượng thuốc trừ sâu còn lại có thể di chuyển từ vùng này tới vùng khác của da. Quá trình đổ mồ hôi hay da bị ẩm ướt cũng làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc trừ sâu qua da, trong vài trường hợp có thể nghiêm trọng. Vì vậy, việc tiếp xúc thuốc trừ sâu có thể tăng một cách nghiêm trọng nếu vô tình chạm tay bị dính thuốc trừ sâu vào trán ướt hay vùng sinh dục. Thuốc trừ sâu cũng thâm nhập nhanh chóng vào vùng da bị tổn thương. Số lượng thuốc hấp thụ vào người phụ thuộc vào da rất khác nhau, phụ thuộc vào loại và tính chất của chúng, vào mức độ tập trung thậm chí vào điều kiện môi trường lúc sử dụng thuốc trừ sâu. Những dạng bột nhão và lỏng thì khá dễ dàng hấp thụ vào da, đặc biệt là những loại thuốc có tính dầu và dễ hòa tan. Thời gian tiếp xúc càng nhiều thì khả năng hấp thụ của thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM Trong cao su Buon Don DakLak.pdf
Tài liệu liên quan