Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú, Đăk Nông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 1

1.1 Khái quát về dự án 1

1.2 Loại dự án 1

1.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư 1

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1

2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM 1

2.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án 2

2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 3

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 5

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 6

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 7

1.1 TÊN DỰ ÁN 7

1.2 CHỦ DỰ ÁN 7

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA L‎Í CỦA DỰ ÁN 7

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7

1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án 7

1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư 9

1.4.3 Quy mô về phương án quy hoạch phát triển dự án 10

1.4.4 Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động 22

1.4.5 Vốn đầu tư 25

1.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng 25

1.4.7. Đầu tư thiết bị xe máy 27

1.4.8 Kế hoạch khai hoang 28

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 29

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 29

2.1.1 Vị trí địa lý 29

2.1.2 Đặc điểm địa hình 29

2.1.3 Đặc điểm địa chất 29

2.1.4 Đặc điểm thời tiết khí hậu: 31

2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn 34

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 35

2.2.1 Tài nguyên đất 35

2.2.2 Tài nguyên nước 36

2.2.3 Tài nguyên rừng 37

2.2.4 Cảnh quan môi trường 37

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 38

2.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn 38

2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt 39

2.3.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm 40

2.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 41

2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN 42

2.4.1 Điều kiện kinh tế 43

2.4.2 Điều kiện văn hoá xã hội 45

2.4.3 Đánh giá chung 46

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 48

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 48

3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 48

3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 60

3.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 62

3.1.4 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su 63

3.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác 70

3.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực 80

3.1.6 Đánh giá tác động dự án đến sức khỏe cộng đồng 84

3.1.7 Đánh giá tác động dự án đến việc cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội, cảnh quan và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư. 84

3.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án 85

3.1.9 Phân tích tổng hợp trường hợp có và không có dự án 86

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 88

3.2.1 Các phương pháp đánh giá 88

3.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá 88

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 90

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 90

4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su. 90

4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác 99

4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 107

4.2.1 Biện pháp an toàn lao động 107

4.2.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng 107

4.2.3 Hệ thống chống sét 108

4.2.4 Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu 109

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 111

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 111

5.1.1 Quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su 111

5.1.2 Quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác 112

5.1.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường 113

5.1.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường 113

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 114

5.2.1 Giám sát chất thải 114

5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh 114

5.2.3 Giám sát khác 115

CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 117

6.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ 117

6.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ 118

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 119

1. KẾT LUẬN 119

1.1 Về lợi ích của dự án 119

1.2 Khó khăn và tác động tiêu cực 119

2. KIẾN NGHỊ 120

3. CAM KẾT 120

3.1 Cam kết thực hiện các luật pháp, các quy định về bảo vệ môi trường 120

3.2 Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 121

 

 

doc130 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú, Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tán trong môi trường thì một phần được gió mang đi gây ô nhiễm không khí, một phần được nước mang đi gây ô nhiễm nước, phần còn lại ngấm và đất gây ô nhiễm đất và trực di xuống bên dưới gây ô nhiễm nước ngầm. Chất thải gây ô nhiễm đất trong trường hợp dự án đi vào hoạt động chủ yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong trường hợp này đất canh tác của dự án là đất nghèo dinh dưỡng, nên khả năng gây ô nhiễm do dư lượng phân bón khó xảy ra. Như vậy khả năng gây ô nhiễm đất chủ yếu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khả năng này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thực tế. 3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 3.1.2.1 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su. Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân Khu vực dự án nằm trong khu vực dân cư thưa thớt vì vậy tác động này có thể giảm thiểu được rất nhiều. Ngoài ra, theo thiết kế lượng đất đào gần như tương đương với lượng đất đắp do đó chủ yếu việc đào đắp diễn ra ngay trong phạm vi khu đất của dự án nên giảm được đáng kể khối lượng vận chuyển cũng như việc di chuyển của phương tiện vận chuyển. Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương Việc tập trung một lượng lớn công nhân xây dựng phục vụ cho dự án khoảng từ 200 người có thể dẫn đến các vấn đề mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương. Công nhân với nhiều thành phần sẽ ảnh hưởng an ninh trật tự, tác động xấu về mặt giáo dục cho người dân và trẻ em trong vùng dự án. Tác động này theo đánh giá là ở mức thấp do dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt. Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn Quá trình khai hoang xây dựng ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vườn quốc gia Yok Đôn, chủ yếu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và hệ sinh thái các khu vực lân cận. Hoạt động của công nhân cũng làm ảnh hưởng đến vườn quốc gia Yok Đôn nếu không có biện pháp quản lý và bảo vệ để cho công nhân săn bắt và chặt phá lâm sản trái phép tại vườn quốc gia 3.1.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chăm sóc và khai thác Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên các tuyến đường đi vào nông trường Do tập trung một lượng công nhân khá lớn, nên các phương tiện vận chuyển lương thực thực phẩm vào ra nông trường sẽ thường xuyên hơn, bên cạnh đó chuyên chở phân bón, cây trồng cũng góp phần tăng mật độ giao thông trên tuyến đường vào khu vực dự án. Xói mòn Xói mòn không được xem như vấn đề ô nhiễm, nhưng xói mòn gây ra suy giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa chảy tràn, khả năng gây lũ bùn, sụt lún đất gây ra các thiệt hại về người và của. Quá trình xói mòn có thể gây bồi lắng các con suối nhỏ khu vực dự án như suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và cả sông Sêrêpôk đoạn chảy qua khu vực dự án. Xói mòn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các dự án khai thác đất trồng trên trên các vùng đồi núi, vì nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ biến đất rừng thành đất trống đồi trọc. Vừa gây giảm đa dạng sinh học vừa gây các tác hại tiêu cực đến hệ sinh thái, gây thoái hóa đất làm mất khả năng phục hồi của hệ sinh thái. (Việc định lượng xói mòn được tính toán cụ thể ở phần sau – phần đánh giá khả năng xói mòn đất) Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương; biến động giá cả hàng hóa. Khu vực dự án với mật độ dân cư thưa thớt, việc gia tăng số lượng công nhân khá lớn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa cũng như giá cả ở địa phương. Tác động làm giảm đa dạng sinh học Các hoạt động hàng ngày của công nhân như săn bắn thú rừng, khai thác lâm sản...đây là các nguyên nhân chính gây ra sự giảm đa dạng sinh học cho khu rừng được giao khoanh nuôi và quản lý. Trong khuôn khổ dự án 4.213 ha có 1.082,4 ha khoanh nuôi và trồng mới 110 ha đất rừng. Vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho công nhân để không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trong khu vực dự án. An ninh và các vấn đề xã hội khác. Khu vực dự án nằm trong khu vực vùng biên, công nhân ở lán trại không tập trung. Nên vấn đề an ninh phải được xem trọng, bên cạnh đó công nhân phần lớn là nam nên các vấn đề văn hóa và sinh hoạt cộng đồng cần phải được theo dõi. Các mối quan hệ xã hội của người địa phương và các công nhân từ nơi khác đến cần được chú trọng. Không thể để xảy ra bất kì sự cố giao tiếp nghiêm trọng nào giữa công nhân và người dân địa phương. Công tác đền bù giải tỏa gây nên sự xáo trộn về đời sống và dao động tinh thần cho người dân trong vùng dự án dễ bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo. Khả năng làm thay đổi tiểu khí hậu khu vực Nhiệt độ không khí trong khu vực dự án trong những năm đầu có thể tăng lên vào buổi trưa, do không có cây xanh che chắn và giải nhiệt, do vậy tiểu khí hậu có thể bị thay đổi. Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn Trong quá trình hoạt động của dự án, hoạt động giao thông vận tải cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, tuy nhiên ảnh hưởng này là không lớn vì khu vực dự án nằm cách xa vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm cách ranh giới khu vực dự án 13km về phía Tây Bắc theo đường chim bay) và hướng gió chủ đạo của khu vực là hướng Đông Bắc – Tây Nam nên vườn quốc gia Yok Đôn không bị ảnh hưởng nhiều. 3.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.3.1 Sự cố môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su d) Dự báo về những sự cố môi trường có thể xảy ra Đây là các công tác khá quan trọng trong suốt thời gian phát quang, san ủi mặt bằng và xây dựng các hạng mục công trình kỹ thuật khác nhau của dự án. Tai nạn lao động Ô nhiễm môi truờng có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu). Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn do chính các xe cộ này. Khi thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té và các đống vật liệu xây dựng, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi công... Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, sẽ có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình Khả năng gây cháy nổ Quá trình thi công phát quang cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực. Khả năng xuất hiện bệnh dịch Khi trong vùng tập trung một số lượng lớn công nhân lao động từ nhiều vùng chuyển đến trong điều kiện vệ sinh và sinh hoạt không đảm bảo khả năng sẽ xảy ra bệnh dịch trong công trường như sốt xuất huyết, tiêu chảy...và có khả năng lây lan ra khu vực xung quanh. 3.1.3.2 Sự cố môi trường trong giai đoạn chăm sóc và khai thác Khả năng gây cháy rừng Việc cháy rừng rất dễ xảy ra vào mùa khô do thói quen của người dân địa phương, cũng như sinh hoạt của công nhân. Khả năng sạt lở đất Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình không cao nên khả năng sạt lở đất là khó xảy ra, và thực tế trong quá khứ hiện tượng sạt lở đất đá khu vực dự án cũng chưa xảy ra. Khả năng lũ quét Khả năng gây lũ quét phía dưới hạ nguồn là rất cao vì hiện nay khu vực dự án, diện tích thảm phủ là rất thấp, bên cạnh việc phá rừng bừa bãi của người dân trồng khoai mì, việc phát quang để trồng cao su của dự án làm gia tăng lưu lượng và tốc độ dòng chảy của các suối phía hạ nguồn. Khả năng này rất cần được lưu ý. Khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Nguồn nước mặt bị ô nhiễm có thể do hai nguyên nhân chính: thứ nhất trong những năm đầu của dự án nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn đất gây xói mòn tầng đất mặt gieo trồng và làm phú dưỡng hóa sông suối ở hạ lưu. Thứ hai những năm tiếp theo nước mưa chảy tràn mang theo phân bón thuốc bảo vệ thực vật làm giảm chất lượng của các sông suối, gây phú dưỡng lưu vực hạ lưu. Tầng nước ngầm được khai thác sử dụng có thể bị cạn kiệt nếu không sử dụng hợp lý, bên cạnh đó các chất ô nhiễm như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có thể trực di xuống tầng đất sâu bên dưới làm ô nhiễm nước ngầm. 3.1.4 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su 3.1.4.1 Đối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải a. Đối tượng bị tác động bởi chất thải khí, bụi, ồn (1) Tác động lên môi trường không khí Khí thải của các phương tiện giao thông, động cơ đốt trong góp phần làm thay đổi nhiệt độ khí quyển ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nhiệt của bầu khi quyển. Đối với quá trình phát quang, khai hoang và xây dựng dự án, lượng khí thải phát sinh lớn nhất chủ yếu từ các phương tiện máy móc thi công. Với tải lượng phát thải của dự án là không lớn, cộng với xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các thảm phủ rừng, thành phần môi trường nền khu vực dự án khá tốt và khả năng lan truyền, pha loãng tại khu vực mạnh, nên đánh giá tác động ở mức nhẹ. Sự phát tán không khí chịu ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo, với hướng gió chủ đạo của khu vực dự án là Đông Bắc – Tây Nam nên ảnh hưởng đến các vùng như phía Bắc xã Đăk Lao huyện Đăk Mil là khu vực rừng núi, dân cư thưa thớt và phần phía Đông Nam huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk. Trong quá trình vận chuyển gỗ tân thu, vật liệu phục vụ xây dựng các công trình, hoạt động cày xới, san gạt đất đá sẽ phát sinh tải lượng bụi và làm tăng nồng độ bụi khu vực. Theo tính toán nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động đào đất của dự án tại khoảng cách 1000m có nồng độ 0,72 mg/m3, vượt gấp 2,05 lần tiêu chuẩn cho phép. Bán kính ảnh hưởng lớn nhất của bụi phát sinh do thi công dự án tại khoảng cách 3.400m xuôi theo chiều gió, đánh giá tác động của bụi tới môi trường không khí ở mức độ trung bình. (2) Tác động lên sức khỏe con người Bụi có thể làm giảm chức năng hô hấp, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt,...., bán kính ảnh hưởng của bụi tại khoảng cách 3.400m xuôi theo chiều gió, tác động mạnh và chủ yếu nhất là công nhân trực tiếp tham gia khai hoang, xây dựng dự án. Phạm vi ảnh hưởng của khí thải dự án chủ yếu là công nhân lao động trên công trường, khí thải có thể kích thích mạnh đường hô hấp và gây ra các bệnh về mắt. Vì vậy, khi thi công các công nhân cần phải tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động. Qua tính toán mức ồn của các thiết bị máy móc chính khi tham gia vào quá trình khai hoang, xây dựng, khả năng tiếng ồn của các thiết bị máy móc ảnh hưởng đến con người là 50m, ngoài phạm vi này con người ít bị ảnh hưởng và có thể sinh sống suốt 24h. Tác hại của tiếng ồn làm giảm chức năng của thính giác, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người, gây ra các cảm giác sợ hãi, âu lo, mệt mỏi, mất ngủ, giật mình, giảm năng suất lao động của công nhân và gia tăng tỉ lệ tai nạn lao động. (3) Tác động lên hệ thực vật Tuyến đường chính từ Trung tâm huyện về đến khu vực dự án hiện nay đang được nâng cấp, mở rộng và mặt đường chưa được phủ nhựa. Quá trình vận chuyển gỗ tận thu, nguyên vật liệu phục vụ dự án làm tăng thêm mật độ giao thông trên tuyến đường này, đồng nghĩa sinh ra một lượng bụi tương đối bám vào cây cối, hoa màu dọc theo tuyến đường và làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây xanh. (4) Tác động lên hệ động vật Tiếng ồn từ các thiết bị máy móc, xe vận chuyển của dự án sẽ tác động xấu đến việc cư trú ổn định cũng như sự sinh tồn và phát triển của các loài chim, loài thú đang sinh sống tại khu vực dự án. Các động vật, chim chóc xung quanh khu vực sẽ suy giảm dần hoặc di chuyển đến nơi khu rừng xa ít bị quấy nhiễu và yên tĩnh hơn để sinh sống. b. Tác động bởi chất thải lỏng (1) Đối tượng bị tác động bởi nước thải sinh hoạt Để thực hiện phát quang, khai hoang, xây dựng dự án sẽ cần khoảng 200 công nhân làm việc tại đây, trong quá trình sinh hoạt chắc chắn sẽ sinh ra 1 lượng nước thải vào môi trường có chứa có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh. Đối với dự án này, kết quả tính toán sơ bộ trong 1 ngày có khoảng 16 m3 lượng nước thải. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý của dự án và so với tiêu chuẩn Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép hầu hết các chất ô nhiễm đều có nồng độ vượt qua rất nhiều giới hạn cho phép. Như vậy, nếu không có biện pháp kỹ thuật xử lý chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh nói chung và môi trường nước nói riêng. (2) Đối tượng bị tác động do nước mưa chảy tràn Dựa vào diện tích khu vực dự án và lượng mưa bình quân hàng năm khu vực, tính toán được tải lượng nước mưa chảy tràn hàng năm khoảng 54.785.500 m3. Nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo đất đá, cành lá cây, tàn dư thực vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn góp phần đáng kể vào khả năng gây bồi lắng các con suối này đặc biệt là nước mưa chảy tràn trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. Các suối bị ảnh hưởng của các tác động do nước mưa chảy tràn như: suối Đăk N’ri, Ea Sier, Ea Mao, Ea Roman và cả sông Sêrêpok đoạn chảy qua khu vực dự án. c. Tác động chất thải rắn (1) Đối tượng bị tác động bởi chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai hoang Tổng trữ lượng gỗ phát sinh khi khai hoang rừng của dự án là 41.359,2 m3; 1.914.400 cây tre nứa. Khối lượng này nếu không có biện pháp thu gom, vận chuyển đi ngay sẽ cản trở việc khai hoang của dự án. Khi mưa xuống cuốn theo một khối lượng lớn sinh khối xuống nguồn nước, làm tắc và ô nhiễm nguôn nước mặt khu vực dự án. Lượng chất thải rắn này nếu không được vận chuyển kịp thời, khi mùa mưa đến sẽ bị phân hủy và gây ô nhiễm về mùi hôi, làm tăng nguy cơ bệnh tật và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm khu vực dự án cũng như sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực dự án. Nhìn chung, khối lượng phát sinh từ nguồn này đa phần được vận chuyển đi để bán và sử dụng, nên đánh giá tác động tiêu cực từ nguồn này đến môi trường xung quanh là không lớn. (2) Chất thải rắn trong sinh hoạt: Khi thực hiện thi công dự án, tính toán khả năng phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt khoảng 100 kg/ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của dự án không nhiều, nhưng thành phần chất thải rắn có chứa nhiều các chất hữu cơ, là môi trường sống tốt cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi, muỗi,… sẽ dễ dàng truyền bệnh cho người và có thể phát triển thành dịch. Hơn nữa, chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt lâu ngày bị phân huỷ sinh ra các sản phẩm trung gian, sản phẩm phân huỷ bốc mùi hôi thối rất khó chịu cho con người. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt của dự án còn sinh ra các chất khí độc hại như CO2, CO, CH4, H2S, NH3,…, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, chất thải rắn sinh hoạt còn bị cuốn theo dòng nước khi mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Để đảm bảo môi trường sống tại khu vực, dự án cần có các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo đúng quy định hiện hành. (3) Chất thải trong xây dựng các công trình Kết quả tính lượng rác thải phát sinh khi thi công dự án trung bình khoảng 680 kg/ngày, chủ yếu là vôi vữa và các vật liệu xây dựng như gỗ, kim loại, các ống nhựa,... phát sinh trong quá trình thi công. Khi gặp trời mưa các chất thải rắn này sẽ được cuốn đi theo dòng nước làm ảnh hưởng xấu nguồn nước mặt khu vực. d) Tác động do chất thải nguy hại Trong thời gian thi công lượng dầu mỡ thải ra khoảng 384 lít, nếu không có biện pháp thu gom sẽ làm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước tăng cao làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sinh sống của các sinh vật thuỷ sinh trong khu vực. Tuy nhiên, tác động này là không lớn, ngắn hạn và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục được. 3.1.4.2. Đối tượng bị tác động không liên quan đến chất thải a) Tác động lên hệ sinh thái khu vực (1) Tác động lên hệ thực vật Khu vực xây dựng có thảm thực vật rừng thuộc kiểu rừng chuyển tiếp giữa rừng khộp và rừng bán thường xanh. Với sự tác động trực tiếp của con người, những năm gần đây động thực vật rừng khu vực dự án đã suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Dựa vào kết quả phúc tra hiện trạng rừng của Trung tâm Quy hoạch khảo sát thiết kế nông lâm nghiệp Đăk Nông và qua đợt khảo sát thực tế tại khu vực cho thấy thảm thực vật chủ yếu thuộc họ dầu như có một số cây gỗ cho kinh tế giá trị cao xuất hiện rãi rác trong khu vực dự án như Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm liên (Sindora siamensis), Cà chít (S.obtusa), Trâm (Syzygium),... tuy nhiên số lượng không nhiều và thân cây có đường kính còn rất nhỏ. Đặc biệt phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu thuộc phía Bắc, Tây bắc của dự án là rừng khộp với nhiều các cây thân gỗ mọc thưa thớt, thân cây có lớp vỏ mọc sần sùi và rụng lá rất nhiều vào các tháng mùa khô trong năm. Bảng 3.20: Diện tích và loại rừng chuyển đổi sang trồng cao su TT Hiện trạng Diện tích chuyển sang trồng cao su (ha) 1 Rừng gỗ thường xanh 1,2 2 Rừng gỗ bán thường xanh 10,3 3 Rừng khộp 762,5 4 Rừng gỗ TX hỗn giao tre nứa 5,2 5 Rừng gỗ BTX hỗn giao tre nứa 123,7 6 Rừng khộp hỗn giao tre nứa 15,9 7 Rừng tre nứa hỗn giao gỗ TX 2,3 8 Rừng tre nứa hỗn giao rừng BTX 13,5 9 Rừng tre nứa 28,3 Tổng cộng 962,9 Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (Phụ biểu 2) Tóm lại, toàn bộ hệ sinh thái thực vật rừng trên diện tích 962,9ha sẽ mất đi vĩnh viễn do quá trình phát quang, khai hoang để trồng cây cao su dự án. Tuy nhiên, thảm thực vật rừng ở đây chủ yếu là rừng nghèo và trung bình, mặt khác khi cây cao su của dự án phát triển sẽ hình thành một thảm phủ mới, thảm phủ rừng công nghiệp. (2) Tác động lên hệ động vật Động vật trong khu vực dự án chủ yếu khu hệ bò sát, ếch nhái và khu hệ chim: Các hệ bò sát, ếch nhái như Rắn cạp nong (bungarus fasciatus), Rắn khô đốm (Calliophis maculiceps), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ chúa (Ophiphagus hannah), Rắn lục mép (Trimeresurus albolabris), Nhông cát gutta (Leiolepis guttata), Cóc nhà (Bufo melanostictus),..; Các hệ chim như gà rừng, gõ kiến, chim cu, chim chích,….Khi thực hiện dự án, tiếng ồn của thiết bị máy móc, của công nhân làm việc và đặc biệt diện tích rừng khu vực mất đi thì số lượng chim chóc, động vật một phần sẽ di chuyển sang khu vực bên cạnh, ít bị quấy nhiễu và an toàn hơn. Ngoài ra, số lượng động vật như một số loài thú nhỏ, loài chim ở khu vực có thể bị suy giảm do hoạt động săn bắt của các công nhân làm việc và người dân địa phương. Khi khai hoang thực hiện dự án sẽ làm ảnh hưởng đến hệ động vật khu vực dự án, toàn bộ hệ động vật trong phạm vi khu vực dự án và khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng: di chuyển đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt do không thích nghi được môi trường sống mới. Tuy nhiên tác động này chỉ ảnh hưởng mạnh trong giai đoạn khai hoang và chuẩn bị đất trồng, từ giai đoạn chăm sóc và khai thác khi cây cao su đã giao tán thì hệ động vật mới sẽ hình thành tạo nên một hệ động vật đặc trưng cho rừng cây cao su. (3) Tác động lên hệ thủy sinh Quá trình khai hoang, xây dựng làm mất hệ sinh thái trên cạn, kéo theo hệ thuỷ sinh cũng chịu tác động theo. Thảm thực vật rừng mất đi, khả năng làm tăng tốc độ dòng chảy của các suối trong khu vực vào mùa mưa, còn vào mùa khô giảm sự điều tiết nguồn nước và khả năng bốc thoát hơi nước tăng cao dẫn đên khô cạn dòng suối. Chính các tác động đó làm cho thành phần loài thuỷ sinh trên khu vực giảm đi một cách đáng kể. Ngoài ra, hiện tượng đất đá bị cuốn theo dòng nước xuống các con suối khu vực, làm tăng độ đục và giảm diện tích mặt nước, đồng nghĩa với một số loài thuỷ sinh bị tiêu diệt, khả năng phát triển thành phần các loài giảm. (4) Tác động đến sự cân bằng sinh thái 962,9 ha thảm phủ rừng tự nhiên bị khai hoang sẽ làm giảm độ che phủ rừng của khu vực dự án, xã Ea Pô và xã Đăk Win – huyện Cư Jút – tỉnh Đăk Nông. Làm mất đi các cá thể loài thực vật có trong vùng dự án. Từ việc mất rừng sẽ làm mất đi nguồn cung cấp thức ăn quí báu cho các loài động vật, từ đó sẽ làm suy giảm hệ động vật của vùng do phải di chuyển sang vùng khác hoặc bị tiêu diệt. Vì vậy, việc phá rừng không những tác động đến sự đa dạng trong khu vực dự án mà còn có thể ảnh hưởng đến phạm vi rộng lớn hơn, như toàn bộ vùng thuộc huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Ngoài ra việc suy giảm diện tích rừng tự nhiên sẽ tác động đến sự cân bằng sinh thái của khu vực, làm giảm khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại như sâu, bệnh, hạn hán, gió bão, lũ lụt, tự điều tiết, bảo vệ đất, bảo vệ nước (5) Làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lân cận Tại các khu vực lân cận, dự án khai hoang rừng, trồng cây cao su, cây keo lai sẽ làm mất mát sinh cảnh các loài, gia tăng sự quấy nhiễu các loài và có một số tác động nhất định đối với những loài có khu vực cư trú rộng. Ngoài ra dự án còn làm mất sinh cảnh và gia tăng quấy nhiễu đối với động vật hoang dã trong vùng. b) Tác động đến cơ cấu sử dụng đất Khi dự án triển khai sẽ chuyển mục đích sử dụng đất vĩnh viễn của 962,9ha đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp và đất chuyên dùng để xây dựng các công trình của dự án. Khu vực dự án có điều kiện tự nhiên thích nghi với sinh trưởng và phát triển cây cao su, hơn nữa hiện trạng khu vực là rừng tự nhiên nghèo. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo đúng chủ trương của Chính phủ trong chương trình phát triển kinh tế xã hội Tây nguyên, của bộ BNN và PTNT. Khi cây cao su phát triển, khoảng 7 năm sau khi trồng sẽ có khả năng phủ xanh, bảo vệ đất như cây rừng, đặc biệt đem lại giá trị kinh tế cao và nguồn thu nhập lớn cho địa phương, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. c) Tác động đến khả năng hao hụt dinh dưỡng và nguy cơ gây xói mòn, trượt lở đất đá khu vực dự án. (1) Tác động đến khả năng hao hụt dinh dưỡng của đất Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11-17 tấn/ha. Đây cũng chính là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và sinh vật đất phát triển. Như vậy, khi thực hiện dự án thì 926,9 ha rừng mất đi, hàng năm sẽ mất 10.193,7– 15.753,9 tấn vật rơi rụng trong đất, làm giảm các chất dinh dưỡng trong đất. Tuy nhiên, đây là sự hao hụt dinh dưỡng tối đa khi khai hoang khu vực dự án, trong những năm tiếp theo thảm phủ thực vật rơi rụng của cây cao su cũng một phần bù đắp lượng hao hụt dinh dưỡng này. Bên cạnh đó dự án có sử dụng phân vô cơ, phân hữu cơ trong khi trồng và chăm sóc cao su sẽ góp phần bù lại lượng khoáng bị hao hụt trong đất. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ tác động của dự án đến dinh dưỡng của đất ở mức độ yếu. (2) Tác động đến khả năng nguy cơ xói mòn Để thực hiện dự án trồng mới cao su khoảng 2.700 ha dự án sẽ thực hiện phát quang, khai hoang rừng, dọn sạch rễ các loại cây rừng, cây cỏ dại,…Như vậy, thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ, làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn. Thực tế khi diện tích đất của dự án khai hoang rừng thành đất trống thì khối lượng đất bị xói mòn, rửa trôi lớn hơn nhiều so với diện tích đất có thảm phủ. Tuy nhiên, xói mòn chỉ tác động mạnh vào 02 năm khai hoang, trồng mới cao su của dự án và những năm đầu của thời kỳ KTCB, khi cây cao su phát triển thì khả năng xói mòn đất trên khu vực giảm đi đáng kể. Do mất sự điều tiết dòng chảy trên khu vực dự án, vào mùa mưa vận tốc dòng chảy trên các suối khu vực tăng lên đáng kể, kéo theo quá trình xói lở bờ và trượt lở đất đá. Đặc biệt là đối với vùng bờ được cấu tạo bởi những vật chất bở rời, kết cấu và mức độ liên kết yếu, có độ dốc lớn quá trình sạt lở có thể xảy ra mạnh hơn. Thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ (đặc biệt là mất đi lớp thảm cỏ, cây bụi) làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn. Khi hiện tượng xói mòn xảy ra hầu hết N, P, K và nguyên tố vi lượng đều bị rửa trôi, môi trường sinh thái đất và nước bị thoái hóa, sức sản xuất nước giảm bớt, chất nước bị ô nhiễm các dòng sông hồ đều bồi lấp, uy hiếp đến sự an toàn trong phòng lũ lụt của khu vực dự án và các xã lân cận, khô hạn và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Để thực hiện dự án trồng mới cao su khoảng 2.700 ha và 110 ha trồng cây keo lai, dự án sẽ thực hiện phát quang, khai hoang rừng, dọn sạch rễ các loại cây rừng, cây cỏ dại,…Như vậy, thảm thực vật rừng khu vực dự án bị phá huỷ, làm mất khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng dòng chảy trên mặt, chính vì vậy sẽ làm tăng đáng kể lượng đất bị xói mòn. Với diện tích đất của dự án chủ yếu phân bố ở địa hình dốc cấp II (3-80), dựa theo tài liệu của Sở KHCN ĐắkLắk đánh giá khả năng rửa trôi đất trên các thảm phủ trồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông.doc
Tài liệu liên quan