MỞ ĐẦU 8
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 9
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 12
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 13
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 15
1.1. TÊN DỰ ÁN 15
1.2. CHỦ DỰ ÁN 15
1.2.1. Tên cơ quan chủ dự án: 15
1.2.2. Địa chỉ liên hệ: .15
1.2.3. Điện thoại: .15
1.2.4. Họ tên, chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án: 15
1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 15
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 17
1.4.1. Quy mô của dự án 17
1.4.2. Các hạng mục thi công xây dựng 17
1.4.3. Giải pháp tổng mặt bằng 19
1.4.4. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư 20
1.4.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 23
1.4.6. Thiết bị phục vụ thi công 24
CHƯƠNG 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 26
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 26
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 26
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn 26
2.1.3. Hiện trạng môi trường sinh thái 29
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 29
2.1.4.1. Môi trường không khí 32
2.1.4.2. Môi trường nước 33
2.1.4.3. Môi trường đất 36
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 38
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 38
2.2.2. Điều kiện về xã hội 39
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 41
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 41
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 42
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 42
3.1.1.2. Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động 51
3.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 58
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 58
3.1.2.2. Khi dự án đi vào hoạt động 61
3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 62
3.1.4. Đối tượng bị tác động 63
3.1.4.1. Hệ sinh vật và con người xung quanh khu vực dự án 63
3.1.4.2. Các thành phần môi trường vật lý tại khu vực dự án 63
3.1.4.3. Môi trường kinh tế - xã hội khu vực dự án 63
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 64
3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi 64
3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn 65
3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải 65
3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh 65
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 66
4.1 GIAI ĐOẠN SAN LẤP MẶT BẰNG VÀ THI CÔNG XD DỰ ÁN 66
4.1.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động xấu 66
4.1.1.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 66
4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 67
4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn 68
4.1.2 Biện pháp giảm thiểu đối với sự cố môi trường 68
4.1.2.1 Đối với sự cố tai nạn lao động 68
4.1.2.2 Đối với sự cố tai nạn giao thông 68
4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu khác 69
4.2. GIAI ĐOẠN BẾN XE ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 70
4.2.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải 70
4.2.1.1 Nước thải sinh hoạt 71
4.2.1.2 Nước mưa chảy tràn 81
4.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn 82
4.2.3 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 83
4.2.4 Hạn chế mức độ ảnh hưởng do tiếng ồn 84
4.2.5 Các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường 84
4.2.5.1 Các biện pháp phòng cháy chữa cháy: 84
4.2.5.2 Phòng chống bão lụt, chống sét 84
4.2.6 Các biện pháp khác 85
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ 86
GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .88
5.1. Chương trình quản lý môi trường 87
5.1.1. Chương trình quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường 87
5.1.2. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường 90
5.1.3. Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường 90
5.1.4. Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường 90
5.2 Chương trình giám sát môi trường 91
5.2.1 Giám sát chất thải 91
5.2.2 Theo dõi tình hình sức khoẻ của người dân quanh khu vực 98
CHƯƠNG 6:THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 99
6.1. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỊNH ĐÁN 99
6.1.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 99
6.1.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội 99
6.1.3. Kiến nghị 99
6.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG THỊNH ĐÁN UBMTTQ 100
6.2.1. Về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội 100
6.2.2. Về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội 100
6.2.3. Kiến nghị 100
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
1. KẾT LUẬN 101
2. KIẾN NGHỊ 101
3. CAM KẾT 102
3.1. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường 102
3.2. Cam kết với cộng đồng 102
3.3. Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án 102
102 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng bến xe khách liên tỉnh Long Việt Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng nước thải sinh hoạt tối đa khoảng 20 m3/ngày (định mức sử dụng là 200 lít/người/ngày đối với công nhân ăn ở tại công trường).
* Thành phần và nồng độ
Nước mưa chảy tràn
Các tác nhân ô nhiễm chính trong nước mưa chảy tràn là đất đá (tạo nên thông số SS) tại chính khu vực. Loại ô nhiễm này không có tính độc hại đặc biệt, và sự ô nhiễm tập trung vào đầu cơn, (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Lượng chất cặn ô nhiễm trong nước mưa đầu cơn được xác định theo công thức:
G = Mmax (1 – exp(- KzT)). F (kg)
Trong đó:
Mmax -Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất sau thời gian không mưa T ngày; thường chọn Mmax= 200-250 kg/ha.
Kz - Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, phụ thuộc vào quy mô dự án có thể chọn từ 0,2 đến 0,5 /ngày. Đối với dự án loại này có thể chọn Kz = 0,2/ngày..
T: Thời gian tích tụ (bằng thời gian giữa hai lần mưa liên tiếp): (ngày)
F: Diện tích khu vực dự án (ha).
Diện tích khu vực dự án là 6,6 ha.
Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), giá trị trung bình T =10 ngày thì lượng bụi cuốn theo nước mưa là:
G = 220[1- exp(-0,2 x 10)] x 6,6= 1255,49 kg.
Lượng chất bẩn này làm nước mưa chảy tràn bị ô nhiễm (đặc biệt là vào đầu cơn). Thành phần chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng này phần lớn là các thành phần đất đá tự nhiên do quá trình thi công xây dựng và một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt rơi vãi trên bề mặt.
Nước thải sinh hoạt
` Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (đặc trưng bởi BOD và COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. (xem bảng 3.7).
Bảng 3.7: Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính
trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
Tải lượng (kg/ngày)
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
(Cột B) (mg/l)
BOD5
45 - 54
1,80 – 2,16
450 - 540
50
SS
70 - 145
2,80 – 5,80
700 - 1450
100
åN
6 - 12
0,24 – 0,48
60 - 120
50
Amôni
2,4 - 4,8
0,96 – 0,19
24 - 48
10
åP
0,4 - 0,8
0,016 – 0,032
4 - 8
10
Coliform
106- 109 MPN/100ml
5000MPN/100ml
(Nguồn: Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ . Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002)
Với kết quả tính toán như bảng 3.6 cho thấy khi nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm vượt rất nhiều lần so với QCVN 14: 2008/BTNMT, vượt quá tiêu chuẩn thải từ 9 – 10,8 lần đối với BOD5, từ 7 – 14,5 lần đối với SS…. Nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây tác động xấu tới nguồn tiếp nhận, tác động xấu đến nguồn nước ngầm, từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước cấp cho các hộ dân sống xung quanh.
* Quy mô bị tác động
Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân xây dựng là không lớn (20 m3/ngày), vì vậy toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường sẽ được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được xây dựng khi mới bắt đầu thi công các công trình, do đó mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
Nước mưa chảy tràn
Khi xâm nhập vào các nguồn tiếp nhận sẽ gây các tác động chủ yếu là tăng độ đục, tăng chỉ tiêu TS, có thể gây bồi lắng cục bộ gây ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, ứ đọng.... Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình sự phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước mưa chảy tràn có thể gây ra một số cản trở cho các hoạt động của công trình thi công.
+ Trong mùa mưa, nếu không có phương án thoát nước mưa thì sẽ gây ra tình trạng ứ đọng dòng chảy hoặc nước chảy lênh láng ra đường, khu dân cư xung quanh khu vực gây cản trở cho hoạt động đi lại của công nhân, xe vận chuyển và hoạt động đi lại của người dân.
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không bố trí và xử lý thích hợp có thể gây ra mùi hôi và là nguồn phát tán vi khuẩn gây bệnh, vì vậy không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân mà còn ảnh hưởng đến dân cư sống xung quanh khu vực dự án.
Tuy nhiên, chủ dự án đã có các biện pháp để phòng chống và giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu có thể xảy ra.
c/ Ô nhiễm chất thải rắn
* Nguồn phát sinh
- Đất đá phát sinh trong quá trình đập phá tháo rỡ công trình cũ, do đào móng, đào hào chống mối... của các công trình xây dựng.
- Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ các loại nguyên vật liệu rơi vãi, dụng cụ hỏng....
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường xây dựng.
* Thành phần và tải lượng
- Đất đá do đào móng, đào hào chống mối...có khối lượng không đáng kể (chỉ khoảng 2 – 3 chục khối) được tận dụng để san nền ngay tại công trình.
- Chất thải rắn do nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao xi măng, đầu mẩu gỗ, cót ép… khối lượng khoảng 50kg/ngày, được thu gom, phân loại và tận dụng trong quá trình xây dựng tuỳ theo từng chủng loại.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng: Với số lượng công nhân xây dựng trong khu vực dự án khoảng 100 người lượng chất thải rắn sinh hoạt của dự án khoảng 50 – 75 kg/ngày (tính theo định mức phát thải 0,5-0,75kg/người.ngày).
Thành phần của loại rác sinh hoạt này chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ, bên cạnh đó còn có các bao gói nilon, vỏ chai nhựa, đồ hộp…Các loại chất thải này ít có khả năng gây các sự cố về môi trường, tuy nhiên nếu không được thu gom, chôn lấp hợp vệ sinh thì đây là môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng có hại sinh sôi và phát triển, tạo điều kiện cho việc phát tán lây lan bệnh dịch.
* Quy mô tác động
- Chất thải rắn trong xây dựng không nhiều nhưng là các chất khó phân hủy làm thay đổi tính chất hoá lý của đất và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tùy theo từng chủng loại.
- Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân xây dựng tại khu vực thi công vào khoảng 50 - 75 kg/ngày (0,5 – 0,75 kg/người/ngày). Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại,… khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy sẽ làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm làm ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi phát triển và lây lan dịch bệnh.
- Chất thải rắn phát sinh tại khu vực thi công là tương đối nhỏ, tuy nhiên nếu không được thu gom thường xuyên chúng sẽ trở thành yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.
3.1.1.2. Giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động
Bến xe khách Long Việt là một công trình công cộng, chuyên phục vụ cho việc vận chuyển hành khách. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bến xe, có thể gây ra những tác động nguy hại đến môi trường, có tính chất tích luỹ, trực tiếp và lâu dài đặc biệt là đối với nguồn nước mặt và không khí xung quanh nếu như chất thải không được quan tâm một cách đúng mức.
a). Ô nhiễm môi trường không khí
* Nguồn phát sinh
- Khí thải từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông.
- Bụi cuốn theo khi các phương tiện giao thông di chuyển.
* Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
- Thành phần : Thành phần chính là khí thải của các phương tiện giao thông ra vào bến gồm : CO, SO2, NOx…đều là các khí độc hại.
Sử dụng các hệ số phát thải thực nghiệm trên cơ sở thống kê Bastell với mật độ lượt xe ra vào bến: 300 xe/ngày, trung bình mỗi ngày làm việc 16h thì mỗi giờ có khoảng 19 lượt xe ra vào bến. Như vậy, dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo hệ số ô nhiễm không khí của tài liệu tổ chức y tế thế giới (WHO), sổ tay công nghệ môi trường tập 1 thì tải lượng ô nhiễm khí CO, SO2, NO2 do các phương tiện giao thông thải ra được xác định như sau:
+ Tải lượng CO: ECO= 19 xe/h ×7,72 = 146,68kg/1000km.h = 0,041 mg/m.s
+ Tải lượng SO2: ESO2= 19xe/h×2,05×0,5 = 23,75 kg/1000km.h = 0,0066mg/m.s
+ Tải lượng NO2 : ENO2= 19 xe/h ×1,19 = 22,61 kg/1000km.h = 0,0063 mg/m.s
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải
phát sinh trong quá trình hoạt động của bến xe
TT
Khí thải
Tải lượng ô nhiễm trong quá trình hoạt động của bến xe (mg/m.s)
1
CO
0,041
2
SO2
0,0066
3
NO2
0,0063
*Quy mô tác động
Các yếu tố và phạm vi ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động của bến cũng giống như phần 3.1.1.1 đã được đề cập ở trên.
Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
- Đối với bụi: Bụi có thành phần chính là các chất vô cơ có trong đất, khi phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể sống qua đường hô hấp thì có thể gây nên một số ảnh hưởng chính như:
+ Gây bệnh bụi phổi, viêm đường hô hấp đối với những người thường xuyên tiếp xúc. Các tác động này nghiêm trọng hơn đối với trẻ em khi hệ kháng thể còn yếu khả năng chống chịu và đào thải các chất độc hại còn thấp.
+ Các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 1m có thể lọt vào tận phế lang, phổi và tồn tại vĩnh viễn tại đó.
+ Đau mắt do các hạt bụi bám vào giác mạc
+Bên cạnh đó nếu bụi phát thải với nồng độ cao và thời gian dài sẽ bám lên bề mặt các lá cây làm hạn chế sự quang hợp, hạn chế hô hấp, hạn chế sự phát triển của mầm, hoa và quả non.
+ Bụi lơ lửng trong không trung sẽ theo mưa rơi xuống đất góp phần làm ô nhiễm nước mưa và suy giảm chất lượng nước mặt khu vực.
+ Sự tồn tại của bụi trong không khí là tâm ngưng tụ những giọt nước trong mùa lạnh, tạo nên những vùng sương mù dày đặc trên đường giao thông gây cản trở tầm nhìn dẽ gia tăng tai nạn giao thông.
+ Sự phát sinh bụi thường xuyên gây tác động xấu về cảnh quan môi trường đô thị của khu vực.
- Đối với khí thải:
+ Cacbon oxit CO có ái lực cao với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. Ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với oxy nên với một lượng nhỏ cũng có thể gây ngạt do CO chiếm chỗ hoàn toàn oxy trong máu.
+ Nitơ oxit, đáng chú ý nhất là NO2, đây là một loại khí độc tồn tại trong môi trường không khí bị ô nhiễm và có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp.
+ Khí SO2 là loại khí dễ hoà tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Qua nghiên cứu người ta cho rằng : khi hít thở không khí có chứa SO2 với nồng độ thấp (1-5ppm) sẽ xuất hiện sự co thắt tạm thời các cơ mềm của khí quản. Ở nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiêt nước nhầy và viêm tấy thành khí quản, làm tăng sức cản đối với lưu thông không khí của đường hô hấp gây tức khó thở.
+ Hàm lượng khí SO2 trong không khí cao có thể làm hạn chế khả năng sinh trưởng của chồi, hoa và quả non, gây vàng lá và rụng lá giảm năng suất cây trồng.
+ Sự phát tán khí SO2 vào không khí còn là nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí SO2 tan vào nước mưa tạo thành môi trường axit có pH thấp hơn 6. Loại nước mưa này làm tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong đất vào nước ngầm. Như vậy khí thải chứa SO2 có thể gián tiếp gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước.
+ Các tác động tiêu cực của SO2, CO, NOx… trong khí thải làm giảm khả năng lao động của người dân khu vực xung quanh gây ra các thiệt hại gián tiếp cho xã hội, gia tăng chi phí y tế cộng đồng.
ØCách tính toán nồng độ phát tán chất gây ô nhiễm theo sơ đồ nguồn đường như hình 3.1 và các công thức tính toán như sau:
C(x) = 2E/ (2P) 1/2 sz.u
Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:
Trong đó:
E: Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường trong đơn vị thời gian (mg/m.s), E được tính toán ở phần trên cho mỗi loại tác nhân ô nhiễm;
sz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của x theo phương gió thổi. sz được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực) có dạng sau đây:
sz = 0,53.x0,73
x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải, tính theo chiều gió thổi.
u: Tốc độ gió trung bình (m/s), tại khu vực có tốc độ gió trung bình là 1,1m/s.
z: Độ cao của điểm tính (m), tính ở độ cao 0,5 m.
h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất, h = 0 m. (GS.TS Phạm Ngọc Đăng- Môi trường không khí. Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2003).
Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong
giai đoạn bến xe đi vào hoạt động
STT
Khoảng cách x (m)
sz
(m)
CO (mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
1
5
1,716026
33,31
5,12
5,36
2
10
2,846269
20,63
3,17
3,32
3
15
3,826683
15,45
2,37
2,49
4
20
4,720932
12,56
1,93
2,02
5
30
6,347086
9,37
1,44
1,51
6
50
9,215608
6,46
0,99
1,04
TCVN 5937:2005
Trung bình 1h
30.000
200
350
Trung bình 24h
-
-
125
So sánh với TCVN 5937:2005, nhận thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm như CO, SO2, NOx thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
Nhận xét: Từ các kết quả tính toán trên cho thấy phạm vi và mức độ ảnh hưởng của phương tiện giao thông, máy móc hoạt động trong phạm vi dự án là không đáng kể.
* Đánh giá tác động
Lượng bụi và khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của bến như đã tính toán là không đáng kể. Vì vậy, bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn này không gây trở ngại lớn đến các hoạt động vận chuyển hành khách cũng như các hoạt động xã hội khác của khu vực xung quanh. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hoàn toàn hiện tượng bụi phát tán bám vào một số công trình xung quanh, quần áo người dân, cây cối... Điều này không đáng lo ngại vì có thể khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản (sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4), và các tác động này sẽ được giảm thiểu khi thực hiện đúng chương trình quản lý môi trường khu vực (sẽ được trình bày cụ thể ở chương 5).
b). Ô nhiễm môi trường nước
* Nguồn phát sinh
- Nước mưa chảy tràn có nguồn gốc tự nhiên
- Nước thải sinh hoạt :Loại nước thải này ô nhiễm chủ yếu bởi chất cặn bã, dầu mỡ (nhà bếp), các chất hữu cơ (nhà vệ sinh), các chất dinh dưỡng và vi sinh …
- Nước thải dịch vụ: Lượng nước thải dịch vụ (chủ yếu từ các công trình vệ sinh công cộng và nhà nghỉ ) của dự án có tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt thải vào môi trường.
Hoạt động của CBCNV
Nước thải phân
Nước tiểu
Nước tắm , giặt, rửa
Nước thải nhà bếp
Các loại nước thải khác
Nước thải sinh hoạt
Hình 3.2. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt
* Lưu lượng – thành phần và nồng độ:
Nước thải sinh hoạt và dịch vụ
- Lưu lượng :Với quy mô của dự án Nhà nghỉ Bến Xe thì lượng nước cần cung cấp cho nhu cầu sử dụng được tính toán sơ bộ như sau:
+ Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 giường nghỉ theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Tập III, 13.1) tối đa là 455 lít/ngày đêm, 60 khách (với 18 phòng loại 1 giường và 21 phòng loại 2 giường thì: 60 giường x 455 lít/1000 = 27,3 m3).
+ Tiêu chuẩn cấp nước cho cán bộ công nhân viên bến xe là 100 lít/người/ngày đêm: 58 người x 100 lít /1000 = 5,8 m3.
+Tiêu chuẩn cấp nước cho hành khách ra vào ga nhà ga là 15 lít/người/ngày: 15 x 7000 lít/1000 = 105 m3
+ Ước lượng sơ bộ lượng nước cấp hàng ngày của dự án là:
Q1 = 27,3 + 5,5 + 105 = 137,8m3/ngày đêm.
Từ lượng nước cấp trên, ta có thể ước lượng được lượng nước thải phát sinh hàng ngày của bến xe trên toàn bộ hoạt động sinh hoạt và dịch vụ khoảng: 137,8 x 80% = 110,24 110 m3/ngày.đêm.
- Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) được thể hiện tại bảng 3.7
- Thành phần và nồng độ: Đặc thù ô nhiễm nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), tạp chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P), và vi sinh vật gây bệnh. Dòng thải này có hàm lượng các chất hữu cơ cao và vi sinh vật gây hiện tượng phú dưỡng, bồi lắng đáy hồ.
Nước mưa chảy tràn
Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo công thức thực nghiệm sau:
Q = 2,78 x 10-7x y x F x h (m3/s)
Trong đó:
2,78 x 10-7- hệ số quy đổi đơn vị.
y: hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc.. y = 0,8
h- Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h).
F- Diện tích khu vực khuôn viên bệnh viện. F = 66.000 m2
(Nguồn: Lâm Minh Triết - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
Thay các giá trị trên vào công thức, xác định được lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án vào khoảng 1,47 m3/s.
+ Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động có bản chất như trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng trong sạch hơn nhiều, vì lúc này bề mặt của dự án đã được thay bằng tòa nhà, sân bê tông và các khu vực trồng hoa, cây cảnh. Sau khi xây dựng mặt bằng sân bãi sạch sẽ vì đã được bú trí nhân viên thu gom rác nên có thể coi mức độ ô nhiễm bởi nước mưa chảy tràn là không đáng kể. Nước sẽ được thoát theo hệ thống thoát nước khu vực. Tuy nhiên hệ thống thoát nước chung của thành phố hiện tại chưa đảm bảo khả năng thoát nước, nước thải luôn bị ứ đọng, ô nhiễm, đề nghị các cấp có thẩm quyền nhanh chóng có giải pháp để xử lý kịp thời tình trạng trên.
* Đánh giá tác động
Nước thải của các bến xe nói chung và bến xe khách Long Việt nói riêng có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, độ oxy hoà tan thấp, có hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao (đặc trưng bởi COD, BOD) và đặc biệt là chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh... Đối với nước thải có đặc trưng như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của nguồn nước và sự sống của các sinh vật trong nước. Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải theo dòng nước phát tán đi xa, các vi sinh vật này là nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hoá như tả, lị, thương hàn...khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm nó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, đất ở khu vực gần nguồn tiếp nhận nước thải.
c). Ô nhiễm bởi chất thải rắn
* Nguồn phát sinh
- Rác thải tại bến xe được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên và khách thập phương, bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa …) và các chất hữu cơ dễ phân huỷ từ khu nhà ăn của bến.
* Thành phần rác thải
Thành phần của rác thải thông thường (chất thải sinh hoạt của nhân viên, hành khách , … ):
Bảng 3.10. Thành phần rác thải sinh hoạt thông thường của bến xe
STT
Thành phần
Tỷ lệ khối lượng (%)
1
Rác hữu cơ
70%
2
Nhựa và chất dẻo
3%
3
Các chất khác
10%
4
Rác vô cơ
17%
5
Độ ẩm
65-69%
Nguồn: GS TS Lâm Minh Triết - Kỹ thuật môi trường - Nxb ĐHQG TPHCM , 2006
* Thải lượng:
Lượng rác thải phát sinh trong bến xe tỷ lệ thuận với số người điều kiện hoạt động trong bến. Kết quả khảo sát thực tế, kinh nghiệm và các công thức thực nghiệm thì với số người ở trong nhà nghỉ trung bình mỗi người thải ra khoảng 0,75 kg/ngày đêm thì lượng rác thải hàng ngày là kg/ngày đêm. Và số cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng là 58 người, trung bình mỗi người thải 0,5kg /ngày thì lượng rác thải hàng ngày là kg/ngày.
Với số lượng khách thập phương ra vào bến trung bình mỗi người thải ra 0,18 kg/ngày đêm thì lượng rác thải hàng ngày là 7000 x 0,18 = 1260 kg/ngày đêm.
Như vậy, tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày của bến xe khi hoạt động là:
kg/ngày
* Đánh giá tác động
Rác thải ở bến xe giai đoạn hoạt động nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, làm mất mỹ quan khu vực. Rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi; nó sẽ là môi trường sống và phát triển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh….các chất hữu cơ tổng hợp là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất lâu dài do tính chất khó phân huỷ sinh học của chúng. Tuy nhiên các tác động này sẽ được giải quyết triệt để nếu thực hiện đúng theo chương trình quản lý môi trường đã đề ra (sẽ trình bày ở chương 5).
3.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án
a/ Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải chuyên trở các nguyên vật liệu xây dựng và các máy móc thiết bị (hoạt động ép, đóng cọc, máy trộn bê tông, máy ủi, máy đầm…)
Đối với các thiết bị hạng nặng như xe ủi hoặc xe tải loại lớn, độ ồn tạo ra có thể đạt trên 100dBA. Khi các thiết bị này hoạt động cùng lúc, xảy ra hiện tượng âm thanh cộng hưởng, tác động của chúng đến khu dân cư xung quanh là rất lớn.
Bảng 3.11. Mức áp âm phổ biến của một số phương tiện thi công
Phương tiện
Mức ồn phổ biến (dBA)
Mức ồn lớn nhất (dBA)
Xe ô tô trọng tải <3,5 tấn
85
103
Xe ô tô trọng tải >3,5 tấn
90
105
Ô tô cần cẩu
90
110
Máy ủi
93
115
Máy trộn bê tông động cơ diezen
70-75
85
Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn ồn gây ra trong khu vực dự án thường dựa vào tính toán theo các mô hình lan truyền tiếng ồn. Trong mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn, chia nguồn ồn thành 3 loại: nguồn điểm (như tiếng ồn của một động cơ, một máy nổ, một loa phát thanh…), nguồn đường (như là tiếng ồn của một dòng xe chạy liên tục,…), nguồn mặt (như là tiếng ồn của một khu vực hoạt động, thi công…).
Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh. Theo hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình giao thông của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường - Cục Môi trường, 1999 thì mức độ lan truyền tiếng ồn được xác định như sau:
Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là:
- Đối với nguồn điểm: rL = 20.lg (r2/r1)1+a
- Đối với nguồn đường: rL = 10.lg (r2/r1)1+a
Trong đó: rL: Độ giảm tiếng ồn (dBA).
r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1 m đối với tiếng ồn từ máy móc, thiết bị công nghiệp (nguồn điểm) và bằng 7,5 m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông (nguồn đường).
r2: Khoảng cách từ r1 đến điểm tính (m)
a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1, đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0, đối với mặt đường nhựa và bê tông a = - 0,1.
+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc, thiết bị với mức ồn tối đa chọn là 100 dBA (hệ số a là 0,1) thì:
Với khoảng cách là 10 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
rL = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(10/1)1,1 = 22 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 100 – 22= 78 dBA.
Với khoảng cách là 20 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
rL = 20.lg (r2/r1)1+a = 20.lg(20/1)1,1 = 28,6 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 100 – 28,6 = 71,4 dBA; nhỏ hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam (tiêu chuẩn Việt Nam với tiếng ồn khu vực dân cư là 75 dBA: TCVN 5949:1998).
Vậy, phạm vi ảnh hưởng do tiếng ồn của các máy móc, thiết bị khi hoạt động có bán kính khoảng 20 m. Với khoảng cách này nhà dân xung quanh hầu như không bị ảnh hưởng do tiếng ồn. Theo tính toán thì trong phạm vi dự án khoảng 10 m mức ồn vượt TCCP, mức ồn này không ảnh hưởng nhiều tới khu dân cư. Thế nhưng ảnh hưởng đối với công nhân trực tiếp xây dựng trên công trường là không thể tránh khỏi.
+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn đường:
Giả sử tiếng ồn phát ra từ xe đặc trưng là 90 dBA.
Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn được xác định như sau:
Với khoảng cách là 100m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
rL = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(100/7,5)1,1 = 12,4 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 90 – 12,4 = 77,6 dBA
Với khoảng cách là 200m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:
rL = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(200/7,5)1,1 = 15,7 dBA
Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 90 – 15,7 = 74,3 dBA trong giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn Việt Nam với tiếng ồn khu vực dân cư là 75 dBA: TCVN 5949:1998).
Như vậy, trong phạm vi bán kính 100m cường độ âm thanh do xe vận chuyển gây ra cao hơn so với TCCP, nhưng cũng có ảnh hưởng ít tới khu dân cư xung quanh, chủ yếu tác động đến cán bộ công nhân thi công xây dựng trên công trường. Do vậy cần có những biện pháp bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng.
b/ Tai nạn lao động
Trong quá trình thi công các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường, tiếng ồn với cường độ cao và nhất là những ngày nắng nóng có khả năng ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng và ngất…Vì vậy, công nhân cần đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động, chú ý giữ gìn sức khỏe và trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
c/ Tai nạn giao thông
Trong quá trình thi công san lấp - xây dựng các hạng mục công trình, mật độ giao thông tại tuyến đường nội thị sẽ gia tăng do đó nguy cơ xảy ra tai nạn và ách tắc giao thông tại các giờ cao điểm (sáng từ 6-8h, trưa từ 11-12h, chiều từ 16 -18h) dẫn đến cản trở nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, gia tăng áp lực lên kết cấu đường, trong thời gian dài gây nên các biến dạng về kết cấu làm yếu nền đường, sụt lún nứt vỡ... làm giảm tốc độ lưu thông trên đường, gây bụi làm giảm khả năng quan sát đường của các lái xe khi tham gia giao thông và gây tai nạn giao thông.
d/ An ninh, trật tự khu vực
Trong giai đoạn này số lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73825484-DTM-Ben-Xe-Khach-Tn-Sua111.doc