Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn, Thanh Hóa

Hoạt động của bệnh viện đã ảnh hưởng một cách đáng kể đến chất lượng

môi trường nước trong khu vực đặc biệt là tại thuỷvực nhận nước thải của bệnh

viện. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nước thải của bệnh viện chứa

lượng lớn các chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh, các hoạt chất gây mê,

gây nghiện nếu không được xửlý trước khi thải ra môi trường. Nước thải có

hàm lượng chất dinh dưỡng lớn được thểhiện bằng nồng độcác hợp chất nitơ,

phốt pho trong nước thải cùng với các chỉsốCOD, BOD5

rất cao.

pdf98 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn, Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c động vật thí nghiệm. - Chất thải hoá học nguy hại: + Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. + Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này). + Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này). + Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. - Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: Nguồn : www.mtx.vn + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. Theo tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê và công bố tài liệu về rác thải y tế và các chất độc hại đối với bệnh viện như sau. TT Loại bệnh viện Chất thải thối rữa được (kg/giường bệnh/năm) Chất thải lây nhiễm (kg/giường bệnh/năm) 1 Bệnh viện tổng hợp 1.096 364 2 Bệnh viện đa khoa 706 243 3 Bệnh viện sản khoa 736 432 4 Trung tâm y tế 1.400 600 5 Bệnh viện tâm thần 375 63 6 Nhà ở đối với người có tuổi 232 33 áp dụng thống kê chung cho bệnh viện đa khoa Nghi Sơn với 500 giường ta có tổng lượng chất thải rắn hàng năm là: - Chất thải thối rữa được: 353.000 kg/năm. Trung bình ngày: 967 kg/ngày. - Chất thải lây nhiễm: 121.500kg/năm. Trung bình ngày: 333 kg/ngày. - Khi đi vào hoạt động giai đoạn I với quy mô 200 giường thì ta có tổng lượng rác thải hàng năm là: - Chất thải thối rữa được: 141.200 kg/năm. Trung bình ngày: 387 kg/ngày. - Chất thải lây nhiễm: 48.600kg/năm. Nguồn : www.mtx.vn Trung bình ngày: 133 kg/ngày. - Từ các phân tích trên có thể tóm tắt các nguồn phát sinh các chất ô nhiễm do hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Nghi Sơn khi đi vào hoạt động trong bảng sau: Bảng 10: Liệt kê các chất ô nhiễm do hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Nghi Sơn. TT Các chất ô nhiễm Quá trình hoạt động 1 Khả năng gây dịch bệnh do vi khuẩn trong không khí lây nhiễm chéo. Tại phòng khám, các phòng chuyên khoa lây. 2 Khí độc, tiếng ồn, khói và bụi. Máy phát điện dự phòng, hoạt động giao thông trong khu vực... 3 Bức xạ Gamma. Buồng đặt máy X.quang - Khoa CĐHA 4 Tác nhân khác như nhiệt độ. Tại phòng khám... 5 Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, kim loại nặng, dầu mỡ, SS, vi trùng gây bệnh... Nước thải y tế, nước thải sinh hoạt. 6 Chất thải rắn y tế nhiễm khuẩn. Quy trình phẫu thuật, bàn mổ. 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động. 3.2.1. Tác động đến môi trường không khí. a) Vi khuẩn trong không khí. - Từ mặt đất, vi sinh vật phát tán vào trong không khí. ở ngoài trời, chỉ có tạp khuẩn vô hại đối với sức khoẻ, ít có vi khuẩn gây bệnh. Nếu đôi khi có gặp vi khuẩn trong không khí thì vi khuẩn này cũng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời và sự khô hanh. Ngoài ra không khí ngoài trời ít truyền bệnh hơn không khí trong nhà do vi khuẩn bị các luồng gió thổi phân tán. - Nhiệt độ và độ ẩm của không khí có liên quan rõ rệt đến sự tồn tại của các loại vi khuẩn trong không khí. Khi giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, độ ẩm không khí ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh sống của vi khuẩn. Không khí sẽ là véctơ làm lan truyền mầm bệnh khi có đầy đủ hai yếu tố sau: - Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao. Nguồn : www.mtx.vn - Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm khuẩn đó. Bệnh viện là nơi điều trị bệnh nhân, các nguồn vi khuẩn ngoại lai dễ xâm nhập làm ô nhiễm môi trường không khí. Việc giữ vệ sinh vô trùng là vấn đề cần lưu ý để tránh nguồn lây này. Chúng tôi đưa ra thời gian tồn tại của một số lợi vi khuẩn gây bệnh trong không khí như sau: (Theo G.S-TS Đào Ngọc Phong - Vệ sinh môi trường, Nhà xuất bản Y học - 1995). Bảng 11: Thời gian tồn tại của vi khuẩn. Loại vi khuẩn Thời gian Phế cầu 4 – 5 tháng Liên cầu khuẩn tan huyết 2,5 – 6 tháng Tụ cầu vàng 3 ngày Trực huẩn dịch hạch 8 ngày (trong môi trường khô hanh) Trực khuẩn bạch cầu 30 ngày Trực khuẩn lao 70 ngày b) Tác động do bức xạ Gamma. Bức xạ Gamma được sinh ra trong quá trình vận hành sử dụng thiết bị chiếu, chụp X-Quang. Các phòng này được xây bằng lớp vữa chì, ốp lớp chì bên ngoài đáp ứng các yếu tố kỹ thuật và đã được cấp phép đảm bảo an toàn phóng xạ, có hệ thống ngăn tia phóng xạ nên đã triệt tiêu được bức xạ thoát ra môi trường xung quanh. Mặt khác, ảnh hưởng của bức xạ Gamma đối với nhân viên bức xạ rất thấp do cường độ làm việc của thiết bị X-Quang không cao và các biện pháp an toàn lao động được thực hiện nghiêm ngặt. c) Bụi. Bụi (chủ yếu là bụi cơ học) trong khu vực bệnh viện và lân cận gây ra chủ yếu do mật độ người và phương tiện đi lại đông, không có phương tiện phun nước chống bụi vào những ngày khô hanh. Khi hít phải bụi cơ học vào phổi, phổi sẽ bị kích thích và phát sinh những phản ứng gây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về hô hấp. Nguồn : www.mtx.vn d) Tác động do vận hành máy phát điện dự phòng. Máy phát điện dự phòng tại bệnh viện chỉ vận hành khi mạng điện lưới quốc gia gặp trục trặc, phát điện đảm bảo ánh sáng cho khu mổ và sinh hoạt. Máy phát điện dùng dầu DO làm nhiên liệu, quá trình vận hành không liên tục, nhưng cũng là một nguồn phát thải khí. Tuy nhiên, máy phát điện chỉ vận hành khi điện lưới mất điện, công suất máy nhỏ. Đối với nguồn ô nhiễm này bệnh viện sẽ áp dụng biện pháp phát tán qua ống khói thải ra ngoài khu đặt máy (ống khói có đường kính 0,1m, chiều cao 3m). e) Tác động do các phương tiện giao thông trong khu vực. Nguồn phát thải bụi do hoạt động của các phương tiện xe ra vào bệnh viện để đưa đón bệnh nhân. Vị trí của bệnh viện đa khoa Nghi Sơn nằm cạnh Quốc lộ 1A, nên lưu lượng xe qua lại hàng ngày là rất nhiều. Động cơ xe ô tô có 2 loại: Loại động cơ dùng xăng và loại động cơ dùng diezen. Lượng nhiên liệu bị đốt cháy cũng phụ thuộc vào từng động cơ, chế độ vận hành của từng loại xe. Để dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tính toán, ta qui lượng khí độc hại do các phương tiện giao thông thải ra về 1km đoạn đường chạy (tham khảo số liệu nêu trong bảng 12). Bảng 12: Lượng khí độc hại do các phương tiện giao thông thải ra trên 1 km đoạn đường chạy. Lượng chất độc hại, g/km đường đi Loại khí độc hại Động cơ dùng xăng Động cơ dùng diezen CO 60,0 0,69 - 2,57 NO2 2,2 0,68 - 1,02 SO2 0,17 0,47 Hydrocacbon 5,9 0,14 - 2,07 Bụi lơ lửng 0,22 0,47 (Nguồn: Strauss W and Mainwaning S.J và GS.TS Trần Ngọc Chấn “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - tập 1” - Nhà xuất bản KHKT năm 2000). f) Tác động do tiếng ồn. Nguồn : www.mtx.vn Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ phòng khám chữa bệnh và phòng chờ bệnh nhân, nơi tập trung đông người. Riêng chỉ tiêu tiếng ồn đo được trong môi trường làm việc được đánh giá theo tiêu chuẩn TC: 3733/2002/BYT/QĐ và TCVN 5949-1998. Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. Tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85dBA, mức cực đại không được vượt quá 115dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá. 4 giờ, mức áp âm cho phép là 90dBA. 2 giờ, mức áp âm cho phép là 95dBA. 1 giờ, mức áp âm cho phép là 100dBA. 30 phút , mức áp âm cho phép là 105dBA. 15 phút , mức áp âm cho phép là 115dBA. Và mức cực đại không được vượt quá 115dBA. Thời gian làm việc còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 85dBA. 3.2.2. Tác động đến môi trường nước. Hoạt động của bệnh viện đã ảnh hưởng một cách đáng kể đến chất lượng môi trường nước trong khu vực đặc biệt là tại thuỷ vực nhận nước thải của bệnh viện. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nước thải của bệnh viện chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh, các hoạt chất gây mê, gây nghiện nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải có hàm lượng chất dinh dưỡng lớn được thể hiện bằng nồng độ các hợp chất nitơ, phốt pho trong nước thải cùng với các chỉ số COD, BOD5 rất cao. a) Tác động do nguồn nước thải y tế và sinh hoạt. Nguồn nước thải của bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình khám chữa bệnh. Lượng nước thải hàng ngày phát sinh từ: + Nước thải y tế sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh và các hoạt động khác như hoá nghiệm, bào chế dược... + Nước thải sinh hoạt của cán bộ y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nguồn : www.mtx.vn Tổng lượng nước thải hàng ngày của bệnh viện (không kể nước mưa chảy tràn bề mặt) trung bình khoảng 300 m3/ngàyđêm. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng hợp các nguồn thải lỏng của bệnh viện. Theo Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ thuật năm 2002. Tác giả Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga: riêng nước thải sinh hoạt đã có tới 52% các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật gây bệnh, thì hàm lượng các chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải bệnh viện còn nhiều hơn nữa. Xuất phát từ nguồn gốc này, nước thải luôn luôn có một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đồng thời là môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh. Đánh giá tác động đến môi trường của nguồn nước này như sau: Nước thải sinh hoạt các phòng nghiệp vụ Nước thải từ các phòng mổ, phẫu thuật bệnh lý Nước thải từ các phòng chiếu, chụp Nước thải của các Labor hoá nghiệm Nước thải từ các buồng bệnh nhân Nước thải từ các khoa lây, LCK Nước mưa chảy tràn trong khu vực bệnh viện Tác ñộng sinh học của các chất ô nhiễm Nước thải từ các khu ñiều trị Hệ sinh học Chất ô Sự biến ñổi trong hệ sinh thái Hệ vô sinh học Tác ñộng vô sinh học của các chất ô Nguồn : www.mtx.vn - Oxy hoà tan. Hàm lượng oxy hoà tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng một nguồn nước vì oxy hoà tan rất cần thiết đối với các thuỷ sinh vật: - Duy trì quá trình trao đổi chất. - Sản sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển. Độ tan của oxy trong nước phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và đặc tính hoá lý của nguồn nước. Nồng độ bão hoà của oxy trong nước sạch ở nhiệt độ cho trước được tính theo định luật Henry và nồng độ này thường nằm trong khoảng 8 - 15 mg/lít ở nhiệt độ bình thường đối với nguồn nước sạch. Khi nguồn nước có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm lượng oxy hoà tan trong nước sẽ giảm do phải tham gia vào quá trình oxy hoá và phân huỷ các chất hữu cơ. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước giảm xuống 4 - 5 mg/l, hệ sinh thái dưới nước bắt đầu bị ảnh hưởng. Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải bệnh viện rất cao, lượng oxy hoà tan trong mẫu nước thải thu được hầu như bị triệt tiêu. Đây là hệ quả tất yếu do nước thải chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và chúng đang bị phân huỷ một cách mãnh liệt trong điều kiện yếm khí. Nồng độ oxy hoà tan cao nhất chỉ đạt 1,0 - 1,2 mg/l trong các mẫu nước thải mới khi các chất hữu cơ còn chưa kịp phân huỷ. - Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5) và nhu cầu oxy hoá học (COD). Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức ô nhiễm của nước thải nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng. BOD được định nghĩa là lượng oxy sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ bằng các vi sinh vật. Phương trình tổng quát của phản ứng này như sau: Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm cố định. Trên thực tế ngoài quá trình oxy hoá sinh học thành phần cacbon của chất thải còn có khả năng tăng thêm nhu cầu oxy sinh hoá do quá trình oxy hoá các hợp chất nitơ. Nhu cầu oxy hoá học COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. Giá trị các trị số COD và BOD5 của các mẫu nước thải bệnh viện rất cao và đạt giá trị Nguồn : www.mtx.vn cực đại là 240 mg/l và 156 mg/l tương ứng. Với giá trị các chỉ số COD và BOD5 như trên thì mức độ ô nhiễm của nước thải của bệnh viện cao hơn TCCP nhiều lần so với TCVN 6772 – 2000 mức I. Tiêu chuẩn này quy định giá trị BOD5 cực đại của nước thải khi thải ra các thuỷ vực là 30 mg/l tương ứng. Trong khi đó, giới hạn BOD được các nước Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, ấn Độ quy định nhỏ hơn 20 - 30 mg/l. Như vậy, nước thải bệnh viện có các trị số COD và BOD5 lớn hơn rất nhiều so với các giới hạn cho phép được áp dụng trong và ngoài nước. Điều này cho thấy hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong nước thải rất cao. Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong nước thải được trình bày dưới đây sẽ làm rõ thêm những lập luận và thực tế nói trên. - Hàm lượng Nitơ và Photpho. Nitơ và Photpho là những nguyên tố chủ yếu cần thiết cho các sinh vật nguyên sinh và thực vật phát triển. Chúng là những chất dinh dưỡng hoặc kích thích sinh học. Tuy nhiên, ở hàm lượng cao Nitơ và Photpho là nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng và sự phát triển bùng nổ của các loài tảo ở nguồn nước mặt của môi trường. Đây là hai yếu tố góp phần quan trọng gây nên những tác dụng bất lợi của nguồn nước thải đối với môi trường nước xung quanh bệnh viện. Do đó, xác định hàm lượng Nitơ và Photpho trong nước thải bệnh viện là rất cần thiết nhằm đánh giá mức độ gây ô nhiễm của nguồn thải này và xác định khả năng xử lý nguồn nước thải y tế này bằng các quá trình sinh học. Tổng hàm lượng Nitơ trong nước thải bệnh viện thường dao động từ 90 - 100 mg/l, trong đó Nitơ dạng NH4+ chiếm khoảng 40-50 mg/l và NO3- 15-25 mg/l, phần còn lại là các Nitơ hữu cơ và Nitrit NO2-. So sánh với giới hạn cho phép của TCVN 5945 - 2005 thì nồng độ các hợp chất chứa Nitơ trong nước thải bệnh viện là những con số lớn, đặc biệt là NH4+ nếu chưa xử lý thường từ 35,9 đến 36,9 mg/l. Sự có mặt với hàm lượng lớn NH4+ là kết quả của quá trình phân huỷ các chất chứa Protein trong điều kiện hiếu khí xảy ra theo trình tự sau: 32 hoaOxy 3 NONONHProtein → →→ Nguồn : www.mtx.vn Tổng lượng photpho trong nước thải đạt giá trị cực đại khoảng 27mg/l. TCVN: 5945 - 2005 quy định giới hạn cao nhất của dòng thải khi đổ vào các nguồn nước dùng cho giao thông thuỷ, tưới tiêu, thuỷ sản, trồng trọt là 6 mg/l. Các hợp chất chứa phốt pho có trong nước thải bệnh viện bao gồm Orthophotphat (PO43-, HPO42-, H2PO4-), polyphotphat [Na3(PO4)6] và các phốt phát hữu cơ. Nước thải bệnh viện chứa các hợp chất phốt pho trên do việc sử dụng các chất tẩy rửa, các thức ăn dư thừa, các chất thải của con người, chất thải y tế. Các hợp chất phốt pho trong nước thải đang là một yếu tố quyết định làm cho nước bị ô nhiễm. - Các vi sinh vật gây bệnh. Trong nước thải bệnh viện có chứa nhiều chủng, vi sinh vật gây bệnh đó là: Vi khuẩn coliform, fecal coliform, shigella và salmonella... là những vi khuẩn gây nên các bệnh hiểm nghèo, dễ lan truyền và phát triển nhanh trong môi trường. Các nhóm vi sinh vật có thể gây bệnh và truyền nhiễm qua đường nước thải y tế của bệnh viện được nêu trong bảng sau: Bảng 13: Các nhóm vi sinh gây bệnh và lây nhiễm qua đường nước. Nhóm vi sinh vật Các bệnh chính Vi khuẩn Salmonella Sốt thương hàn Salmonella paratiphi Sốt phó thương hàn Shigella spp Lỵ Vibrio cholerae Tả Escherichia coli Viêm đường ruột Campyloba Viêm đường ruột Legionella pnenmophila Viêm đường hô hấp cấp tính Mycoba erium tuberculosis Lao phổ Vi khuẩn cơ hội Gây viêm rất đa dạng Các vi rút Enterovirus Nguồn : www.mtx.vn Poliovius Bại liệt Coxsackievirus A Viêm màng não Coxsackievirus B Viêm màng não Echovius Viêm màng não Reovius Viêm đường ruột và đường hô hấp trên ở thể nhẹ Rotavirus Viêm đường ruột Adenovirus Viêm đường hô hấp trên và đường ruột Hepatitis A... Viêm gan Các loại động vật nguyên sinh Acanthamoeba castellani Viêm não Amip Balantidium coli Bệnh lỵ Nacgleria fowleri Viêm màng não sơ cấp b) Tác động do nước mưa chảy tràn. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện có cuốn theo đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được khống chế tốt cũng gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực. Bảng 14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. Thông số ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Tổng Nitơ 0,5 - 1,5 Tổng photpho 0,004 - 0,03 COD 10 - 20 SS 8 - 15 So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng đường thu nước mưa ra khỏi hệ thống rãnh thu gom nước thải và thải thẳng ra các vực nước xung quanh sau khi chảy qua hố ga có lắp đặt song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn. 3.2.3. Tác động do chất thải rắn. Nguồn : www.mtx.vn Đặc trưng của chất thải rắn hay còn gọi là rác thải của các bệnh viện nói chung và của bệnh viện đa khoa Nghi Sơn nói riêng có chứa một lượng nhất định các vật phẩm y tế cùng với các chất thải khác như rác thải sinh hoạt... Nhiều loại vật phẩm y tế thường mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hoặc là một môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật đó phát triển. Do đó, nếu rác thải không được quản lý và xử lý triệt để sẽ là nguồn lây lan bệnh tật ra môi trường xung quanh. 3.2.4. Tác động đến kinh tế - xã hội. - Bệnh viện đa khoa Nghi Sơn ra đời sẽ làm mất đi 4,5ha đất canh tác. - Bệnh viện đa khoa Nghi Sơn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Tĩnh Gia và tỉnh Thanh Hoá, là nơi khám và điều trị cho cán bộ và nhân dân trong huyện, cán bộ công, nhân viên khu kinh tế Nghi Sơn cũng như nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tham mưu cho các cơ quan quản lý về chính sách chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các bệnh xã hội. - Thanh Hoá là tỉnh có số dân đông thứ ba trong toàn quốc, Bệnh viện đa khoa Nghi Sơn lại nằm trong khu vực tập trung dân cư đông, mật độ dân số cao nên vai trò rất quan trọng. Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhân viên y tế lành nghề cùng với trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đa khoa Nghi Sơn sẽ điều trị thành công và cứu sống nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Khả năng này của bệnh viện sẽ góp phần hạn chế được tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đồng thời giảm chi phí đi lại cho bệnh nhân và những rủi ro đối với người bệnh. 3.3. Các rủi ro và sự cố môi trường. - Các rủi ro và sự cố môi trường có thể xảy ra tại bệnh viện là cháy, nổ. Các sự cố nói trên sẽ gây nên những thiệt hại về vật chất và thương vong đối với con người. - Các vật thể có khả năng bị gây cháy nổ trong bệnh viện là các bom khí oxy, nhiên liệu chạy máy phát điện, chăn ga, gối đệm khu buồng bệnh... - Ô nhiễm môi trường do không xử lý nước thải, chất thải rắn. Nguồn : www.mtx.vn - Là nơi có thể phát tán các loại bệnh. Nguồn : www.mtx.vn Chương 4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 4.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Trong giai đoạn xây dựng, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là chủ yếu và không liên tục, nên các biện pháp khống chế ô nhiễm mang tính cục bộ và các biện pháp phòng hộ đối với người lao động trực tiếp. Các biện pháp khống chế ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng như sau: - Các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí. + Đề ra yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho các đợn vị thi công, các yêu cầu được ghi thành pano, áp phích dán ở các khu vực thi công. Các đơn vị thi công phải trực tiếp ký đảm bảo an toàn lao động với công ty. + Xung quanh các hạng mục công trình thi công phải che chắn kín. + Nghiêm cấm các phương tiện thi công, vận chuyển bấm còi hơi. + Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ bụi phát tán tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu, công ty sẽ chú ý phun nước trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu khô hanh. + Công ty và các đơn vị thi công thường xuyên dọn vệ sinh những tuyến đường giao thông và nơi thi công. + Công ty yêu cầu đơn vị thi công tiến hành san ủi vật liệu ngay sau khi đổ xuống để giảm sự khuếch tán vật liệu do tác động của gió. + Để hạn chế bụi trong khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ bạt, thùng xe đóng kín, không chở vật liệu vượt quy định. + Không sử dụng ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển, thi công để đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung của các phương tiện. + Yêu cầu các chủ xe thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe. + Công ty sẽ thường xuyên kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp để đạt được mức ồn tiêu chuẩn cho phép. Nguồn : www.mtx.vn + Công ty sẽ phối hợp với các đơn vị thi công lập ra lịch trình thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, độ rung. - Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn trong quá trình xây dựng. Chất thải rắn như đã trình bày ở phần trên chủ yếu là vật liệu hư hỏng như: gạch vỡ, bao bì, túi nilon... và rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trực tiếp thi công. Các chất thải này được phân thành 2 loại và được xử lý như sau. + Các chất thải như: gạch vỡ, xi măng rơi vãi... được dùng để san lấp mặt bằng. + Các chất thải như: gỗ cotpha hỏng, các phế liệu bảo vệ ngoài, các thiết bị bao bì, túi nilon... được thu gom bán cho người dân. + Rác thải sinh hoạt được thu gom và đưa đến bãi rác của xã. + Đất thải khi đào móng sẽ được dùng để san lấp mặt bằng. - Giảm thiểu ô nhiễm nước thải. + Nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công xây dựng sẽ được quản lý chặt chẽ. Nước thải trong quá trình tắm rửa, giặt giũ sẽ được tiến hành xử lý sơ bộ sau đó qua ống dẫn có song chắn rác trước khi thải ra môi trường. Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại. + Công ty sẽ yêu cầu các đơn vị thi công xây dựng khu nhà vệ sinh tự hoại. + Các đơn vị thi công xây dựng hệ thống thoát nước công trình, tránh ngập úng khi có mưa, ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và đường giao thông xung quanh. + Hạn chế đến mức thấp nhất việc sửa xe, máy móc công trình tại khu vực thi công. + Dầu mỡ loại bỏ không được chôn lấp, thải ra môi trường thi công, mà được chứa trong các thùng chứa thích hợp để sau đó đưa đi chôn lấp theo quy định. + Có kế hoạch kiểm tra chất lượng nước tại khu vực thi công. - An toàn trong thi công. + Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như: mũ, kính, giầy, khẩu trang, quần áo bảo hộ, dây an toàn… Nhắc nhở về an toàn lao động cho tất cả mọi người. Treo các nội quy về an toàn lao động, quy trình vận hành máy móc ở các nơi tập trung công nhân, khu vực đông người qua lại trên công trường. Nguồn : www.mtx.vn + Khi tổ chức thi công, Công ty yêu cầu công nhân tuân thủ các qui định về an toàn lao động, chú ý vấn đề bố trí máy móc, thiết bị phòng ngừa tai nạn. + Thiết kế hệ thống chiếu sáng đầy đủ cho những nơi cần làm việc ban đêm. • Giảm thiểu ô nhiễm do bụi: - Các xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, phế liệu, phế thải xây dựng, bột rời, bùn sệt dễ rơi vãi, rò rỉ, gây bụi yêu cầu thùng xe phải được đóng kín, có phủ bạt để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. - Sửa chữa các đoạn đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm độ rung, xóc của xe, giảm rơi vãi nguyên vật liệu, giảm cuốn bụi mặt đường do xe chạy và gió, thường xuyên phun nước chống bụi ở những nơi phát sinh bụi. * Kiểm soát ồn, rung: - Không thi công đóng cọc bằng búa máy vào ban đêm (từ 22h đến 6 h sáng). - Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch sử dụng các phương tiện thi công cho phù hợp để đạt mức ồn trong khoảng cho p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Nghi Sơn-Thanh Hóa.pdf
Tài liệu liên quan