MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 4
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN 4
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 5
III. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 7
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8
Chương 1 9
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
1.1. TÊN DỰ ÁN 9
1.2. CHỦ DỰ ÁN 9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 9
1.4.1. Mục tiêu đầu tư 9
1.4.2. Quy mô dự án 10
1.4.2.1. Vốn, nguồn vốn và hình thức đầu tư 10
1.4.2.2. Loại hình, quy mô khám chữa bệnh 11
1.4.2.3. Quy mô xây dựng công trình 11
1.4.2.4. Trang thiết bị 11
1.4.2.5. Hoá chất sử dụng 13
1.4.2.6. Tổ chức điều hành 14
1.4.3. Kinh phí đầu tư xử lý môi trường 15
1.4.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 16
1.4.4.1. Cấp điện 16
1.4.4.2. Cấp nước 16
1.4.4.3. Thoát nước 17
1.4.4.4. Hệ thống giao thông và sân vườn 18
1.4.5. Phương án xây dựng 18
1.4.5.1. Nội dung các hạng mục xây dựng 18
1.4.5.2. Giải pháp xây dựng 19
1.4.6. Tiến độ thực hiện 20
1.4.7. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án 20
Chương 2 21
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 21
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất 21
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn 21
2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng 21
2.1.2.1. Điều kiện về thuỷ văn 22
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 23
2.1.3.1. Môi trường không khí 23
2.1.3.2. Môi trường nước 24
2.1.3.3. Môi trường đất 27
2.1.3.3. Môi trường sinh thái 27
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 27
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 27
2.2.1.1. Về tiểu thu công nghiệp và thương mại dịch vụ 27
2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp 28
2.2.2. Điều kiện về xã hội 28
2.2.2.1. Dân số và lao động 28
2.2.2.2. Giáo dục đào tạo 28
2.2.2.3. Y tế 29
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng 29
2.2.1.5. Quản lý đô thị 30
2.2.2.6. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội 30
Chương 3 31
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31
3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG 33
3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 33
3.1.1.1. Tiếng ồn 33
3.1.1.2. Bụi 35
3.1.1.3. Khí thải 36
3.1.1.4. Nước thải 37
3.1.1.5. Chất thải rắn 40
3.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 41
3.1.2.1. Nguồn gây tác động 41
3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 41
3.1.1.3. Đánh giá tác động 41
3.2. KHI BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 42
3.2.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 43
3.2.1.1. Tiếng ồn 43
3.2.1.2. Bụi và khí thải 44
3.2.1.3. Nước thải 49
3.2.1.4. Chất thải rắn 52
3.2.1.5. Tia phóng xạ (tia Rơnghen) 54
3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải 55
3.1.2.1. Nguồn gây tác động 55
3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động 55
3.1.1.3.Đánh giá tác động 56
3.3. DỰ BÁO NHỮNG RỦI RO VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 56
3.3.1. Tai nạn lao động 56
3.3.2. Sự cố về điện 57
3.3.3. Sự cố cháy nổ 57
3.3.4. Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 58
3.3.4. Sự cố do thiên tai 58
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 59
3.4.1. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường 59
3.4.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 59
Chương 4 61
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 61
4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU 61
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 61
4.1.1.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 61
4.1.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 62
4.1.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 62
4.1.1.4. Giảm thiểu tác động do một số hoạt động khác 63
4.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 64
4.1.2.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải 64
4.1.2.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 68
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 78
4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tia phóng xạ 82
4.2. PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84
4.2.1. An toàn lao động 84
4.2.1.1. An toàn cho CBCNV xây dựng trên công trường 84
4.2.1.2. An toàn cho CBCNV làm việc tại Bệnh viện 85
4.2.2. An toàn về điện 86
4.2.3. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 86
4.2.3.1. Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ 86
4.2.3.2. Ứng phó khi xảy ra cháy nổ 87
4.2.4. Biện pháp khắc phục sự cố từ hệ thống xử lý nước thải 88
4.2.5. Biện pháp chống thiên tai 88
4.2.5. Biện pháp chống sét 89
Chương 5 90
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90
5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng bệnh viện 90
5.1.2. Khi bệnh viện đi vào hoạt động 90
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 91
5.2.1. Giám sát chất thải 91
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường xung quanh 92
Chương 6 94
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 94
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 94
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 94
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
I. KẾT LUẬN 97
II. KIẾN NGHỊ 98
III. CAM KẾT 98
112 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào, khu cấp cứu và nhà giữ xe của bệnh viện. Theo số liệu thu thập được qua tìm hiểu, điều tra nhiều năm của các bệnh viện trong khu vực có thể ước tính lượng xe các loại ra vào Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc như sau:
* Xe ô tô (< 3,5T, chủ yếu là xe cấp cứu, xe taxi): nhiều nhất khoảng 50 lượt/ngày.
* Xe máy (> 50cc, 4 thì): nhiều nhất khoảng 1.500 lượt/ngày (kể cả 500 xe của CBCNV Bệnh viện)
Dựa vào các hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập ta có thể tính lượng khí thải từ hoạt động của các loại xe như sau:
* Xe ô tô (< 3.5T)
Chỉ tiêu
Tải lượng (g/xe/10 km đường dài)
Tổng khối lượng chất thải tính cho 1 ngày(g/10 km đường dài)
Bụi lơ lửng(muội khói)
2
100
SO2
2,32 - 5,8
116 - 290
NOx
7
350
CO
10
500
VOC
1.5
75
* Xe máy (> 50cc, 4 thì)
Chỉ tiêu
Tải lượng (g/xe/10 km đường dài)
Tổng khối lượng chất thải tính cho 1 ngày(kg/10 km đường dài)
Bụi
1,2
1,8
SO2
1,52 - 3,8
2,28 – 5,7
NOx
3
4,5
CO
200
300
VOC
30
45
Nhận xét: Với tải lượng khí thải như trên chứng tỏ hoạt động giao thông sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động này sẽ tác động chủ yếu đến các khu vực như: các tuyến đường mà các phương tiện tham gia giao thông và khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu, nhà giữ xe của bệnh viện. Những khu vực khác tải lượng các chất ô nhiễm thải ra ít hơn nhiều.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí và con người.
- Quy mô tác động: Trong phạm vi khu vực bệnh viện và trên các tuyến đường giao thông.
c) Đánh giá tác động
- Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, hoạt động của các phương tiện GTVT, vận hành một số máy móc trang thiết bị sẽ phát sinh ra bụi và một số chất khí độc hại như: CO, NOx, SOx,... gây ra một số tác hại như sau:
+ Làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực bệnh viện, gia tăng thành phần và nồng độ bụi và khí thải trong môi trường.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, da,...
+ Khí CO kết hợp với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxyhemoglobin (COHb) làm giảm khả năng trao đổi và vận chuyển ôxy của máu đi nuôi cơ thể.
Các loại khí thải này đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và động vật. Ở nồng độ thấp thì gây ra sự kích thích đối với các bộ phận cơ thể, khi ở mức nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý. Tuy nhiên, đối với máy móc máy phát điện dự phòng bệnh viện sẽ có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nên mức độ tác động cũng giảm đi đáng kể.
- Quá trình đốt rác thải y tế có thể phát sinh ra bụi và một số chất khí độc hại (như: SOx, NOx, CO, HCl, HF); các kim loại nặng (như: Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As, Cu, Sn, Zn); dioxin/furan,… gây ra một số tác hại như:
+ Bụi gây tác hại chủ yếu đến phổi. Các hạt bụi có kích thước < 10 µm còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào các ống khí quản vào phổi, gây kích thích cơ học và làm xơ hoá phổi. Ngoài ra bụi còn gây tổn thương lên mắt, da, hệ tiêu hóa.
+ SO2 là chất khí dễ tan trong nước, được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10 ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng, gây khó thở. SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra tình trạng mứa axít.
+ NOx (gồm khí NO, NO2,…) . NO2 là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính. NO2 hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa. NOx còn có khả năng gây hiện tượng mưa axít.
+ HF là chất phá hoại cây xanh rất mạnh, đốt cháy đầu lá, làm rụng hoa quả,… Đối với con người, khí HF gây viêm da, gây tổn thương niêm mạc và phổi. Thường xuyên tiếp xúc với không khí có HF có thể gây phá hủy cấu trúc của xương, răng, gây bệnh về thận.
+ HCl tác dụng đoạn trên của đường hô hấp, gây độc cho người và động vật. Đối với thực vật, HCl làm tế bào của lá co lại, làm cho cây chậm phát triển, nồng độ từ 0,3 – 3,2 mg/m3 có thể gây nguy hiểm cho cây cối, nồng độ cao có thể gây chết cây. Đối với người, HCl khi hít thở sẽ gây kích thích cục bộ, gây bỏng, sưng tấy. Nồng độ khoảng 10 mg/m3 con người đã ngửi thấy mùi.
+ Hg có trong pin thủy ngân, cặp nhiệt độ thủy ngân…. Hg là một trong các nguyên tố độc nhất đối với người.
+ Các kim loại nặng: Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài có thể gây độc mãn tính với các triệu chứng thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, viêm, ung thư, đột biến gen.
+ Dioxin, furan được hình thành từ quá trình đốt ở nhiệt độ từ 200 – 4500C, đặc biệt khi đốt nhựa PVC, các hợp chất chứa vòng thơm và halogen…. Có khoảng 75 dioxin khác nhau có thành phần từ Clor hữu cơ, trong đó tetrachlorodibenzo dioxin (TCDD) rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ rất thấp (ppb). Dioxin có thể đi vào cơ thể con người thông qua con đường thực phẩm. Ở người dioxin tích tụ ở các mô mỡ. Các nghiên cứu cho thấy dioxin có thể gây nhiều bệnh ung thư khác nhau. Ở nồng độ rất thấp dioxin có thể làm rối loạn chức năng hormone, hệ miễn dịch và có thể gây tử vong. Ngoài ra, chúng còn có thể gây đầu độc hệ thần kinh, gây đột biến gen (sinh quái thai).
- Mùi do hơi các loại thuốc và chất sát trùng từ các phòng xét nghiệm, khu vực chứa hoá chất, dược phẩm,... là điều khó tránh khỏi đối với các bệnh viện hiện nay. Khi vào bệnh viện sẽ ngửi thấy mùi này và thường gọi là “mùi bệnh viện”. Mùi bệnh viện gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, CBCNV, người nhà bệnh nhân khi vào bệnh viện.
Trong quá trình vận chuyển, tập kết rác thải trước khi đưa vào lò đốt, nếu không được đậy kín, lưu trữ đúng kỹ thuật, rác thải y tế có thể gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong bệnh viện lẫn người dân ở khu vực xung quanh như: mùi tanh của bệnh phẩm sau mổ, mùi thuốc tẩy, mùi trứng thối của khí từ các lọ chứa hóa chất có lưu huỳnh,....
Ngoài ra, mùi hôi còn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Mùi hôi từ nguồn này gây cảm giác rất khó chịu và có thể gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,... cho những người trong bệnh viện cũng như người dân xung quanh. Chủ đầu tư sẽ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tác động về mùi hôi trong khu vực bệnh viện.
3.2.1.3. Nước thải
a) Nguồn phát sinh
- Nước thải bệnh viện bao gồm:
+ Nước thải sinh hoạt của CBCNV, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
+ Nước thải y tế từ các phòng bệnh, phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật,...
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện.
* Tổng lưu lượng nước thải dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung được lấy bằng lượng nước sử dụng của bệnh nhân, CBCNV và người phục vụ bệnh nhân.
Theo tính toán ở mục 1.4.4.2 thì lượng nước thải ra từ hoạt động của bệnh viện khoảng: 160 + 32 + 48 = 240 (m3/ngđ).
Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm:
Đối với nước thải Bệnh viện đa khoa ở điều kiện nuớc ta, tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm đặc trưng như sau:
Bảng 3.8- Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện
TT
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
Tải lượng (kg/ngày)
TCVN 7382-2004
Mức I
TCVN 5945-2005 Loại B
Kq = 0,9, Kf = 1,1
1
BOD5
240
40,8
20
-
2
COD
320
54,4
80
-
3
SS
400
12
50
-
4
Tổng N
40
68
-
29,7
5
Tổng P
6
1,02
-
5,94
6
Colifom (MPN/100ml)
100.000
1000
-
Nguồn : Viện Kỹ thuật Tài nguyên Nước và Môi trường, 09/2004
Ghi chú: TCVN 7382-2004: Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải
TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
Nhận xét:
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện cao hơn rất nhiều so với các giá trị cho phép trong tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 - Mức I và TCVN 5945-2005 - Loại B. Bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.
* Nước thải vệ sinh
Theo nguồn số liệu tham khảo từ một số Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, lượng nước thải vệ sinh được tính toán như sau:
- Lượng nước thải từ quá trình vệ sinh trung bình khoảng 35 l/giường/ngđ.
- Số người sử dụng:
N = (1 + 2,5) x n = 3,5 x 400 = 1400 (người)
Với 2,5 : Hệ số phục vụ;
n : Số giường bệnh, N = 400 giường.
- Ước tính nước thải vệ sinh trung bình ngày:
35 x 1400 = 49.000 l/ngđ = 49 m3/ngđ
- Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm: Dựa vào Bảng 3.4 ta tính được tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh ở bảng sau:
Bảng 3.9- Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh
TT
Chỉ tiêu ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
TCVN 6772:2000 (mức I)
1
BOD5 (200C)
42 – 49
857 - 1000
30
2
Chất rắn lơ lửng
84 - 91
1714 - 1857
50
3
N-NH4
11,2
228
-
4
Tổng Nitơ
8,4 – 16,8
171 -342
-
5
Phosphat
4,62
94
6
6
Dầu mỡ (thực phẩm)
14 - 42
285 - 857
20
7
Tổng Coliforms
(MPN/100ml)
106 - 109
1.000
Nhận xét:
Số liệu tính toán tại bảng 3.9 cho thấy, các chỉ tiêu gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Như vậy, để giảm tải cũng như giảm chi phí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung, lượng nước thải vệ sinh này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi dẫn qua hệ thống xử lý tập trung.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, môi trường đất, con người và động thực vật.
- Quy mô tác động: Trong khu vực bệnh viện và vùng lân cận (nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý là sông Kỳ Phú).
c) Đánh giá tác động
- Tác động của một số chất gây ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện như sau:
+ Chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải bệnh viện là Hydrocacbon, đây là hợp chất dễ bị phân huỷ sinh học.
Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy cho quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Giảm ôxy hòa tan trong nước sẽ gây tác hại đến tài nguyên thủy sinh và chất lượng nguồn nước mặt.
+ Chất rắn lơ lửng:
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thuỷ sinh của thuỷ vực đó. Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng của các tầng nước, dẫn đến hạn chế quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh, do đó nguồn ôxy sinh ra do quá trình quang hợp cũng sẽ giảm. Từ đó kéo theo giảm oxy hoà tan trong nước, làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của động thực vật thuỷ sinh, cụ thể là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và giảm khả năng săn bắt mồi của chúng.
Đồng thời, chất rắn lơ lửng trong nước sẽ tạo ra lắng đọng cặn, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn cống, đường ống và mương dẫn nước.
+ Chất dinh dưỡng (N, P):
Các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thuỷ sinh vật, làm thay đổi cân bằng sinh thái của thuỷ vực.
Nước chứa nhiều chất dinh dưỡng (N, P) dễ bị thối rửa, gây mùi hôi thối, phần nào cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
+ Các vi khuẩn gây bệnh:
Một số loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải khi ra sông sẽ dần thích nghi và phát triển mạnh. Theo con đường nước chúng sẽ gây bệnh cho người và các động vật ở các mức độ khác nhau. Đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh là sống ký sinh vào tế bào sinh vật chủ, phá vỡ tế bào chủ hoặc tiết ra các độc tố làm chết vật chủ.
Nước thải bệnh viện có chứa các mầm bệnh do có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn gây bệnh nên còn có khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm đối với người tiếp xúc như: tả, thương hàn, lỵ, bệnh vàng da, giun sán, ....
- Nước thải bệnh viện có khả năng dễ lây lan mầm bệnh cho người và động vật, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Đồng thời, mức độ nhiễm khuẩn cao, khả năng lan rộng ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước bề mặt và môi trường đất.
Khu vực bệnh viện gần sông Kỳ Phú và đây cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải. Vì vậy, nếu nước thải bệnh viện không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả sẽ làm giảm chất lượng nước sông, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân vùng hạ lưu khi sử dụng nước sông cho các hoạt động nông nghiệp.
Như vậy, tác động của nước thải bệnh viện đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường là rất lớn nếu không được xử lý triệt để.
- Đối với nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện sẽ kéo theo các chất thải có trên bề mặt chảy xuống sông, làm giảm chất lượng nguồn nước sông. Tuy nhiên, với lưu lượng lớn nên nước mưa sẽ pha loãng được các chất gây ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn. Do đó tác động được đánh giá ở mức độ thấp.
3.2.1.4. Chất thải rắn
a) Nguồn phát sinh
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế thì chất thải rắn sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc được phân thành 5 nhóm như sau:
- Chất thải lây nhiễm:
+ Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
+ Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải hóa học nguy hại:
+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
- Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
- Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
- Chất thải thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, vật liệu nhựa, các loại bột bó gãy xương. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
* Lượng rác phát sinh từ các hoạt động của Bệnh viện
Theo số liệu điều tra của Vụ điều trị, Bộ Y tế: Đối với quy mô bệnh viện 400 giường bệnh thì lượng rác thải phát sinh khoảng 350 kg/ngày (trong đó chất thải nguy hại khoảng 60 kg/ngày)
Lượng chất thải y tế và sinh hoạt từ hoạt động của bệnh viện rất lớn và có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường không khí, nước ngầm, nước mặt trong khu vực và xung quanh, khả năng lan truyền dịch bệnh cao cho người và gia súc nếu không có phương án quản lý và xử lý thích hợp.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, môi trường đất, con người và động thực vật.
- Quy mô tác động: Trong khu vực bệnh viện và vùng lân cận.
c) Đánh giá tác động
So với khí thải và nước thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường do chất thải rắn thấp hơn nhưng với khối lượng lớn và các thành phần khó xử lý, chất thải rắn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao mà nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo môi trường nước, không khí kể cả con người và động vật sống trong và xung quanh khu vực bệnh viện.
Chất thải rắn bệnh viện chứa nhiều thành phần hữu cơ và thành phần nguy hại có tính chất độc hại, chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Hơn nữa, nước rỉ ra do quá trình phân huỷ các thành phần hữu cơ có lẫn các thành phần vô cơ trong rác thải y tế đặc biệt nguy hại, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí. Ngoài ra, đây còn là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
Để giải quyết vấn đề này, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa các tác hại do chất thải rắn y tế đến con người và môi trường.
3.2.1.5. Tia phóng xạ (tia Rơnghen)
a) Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động, bệnh viện sẽ sử dụng tia X để khám chữa bệnh, tia X phát sinh từ các nguồn sau:
- Máy X-quang.
- Máy chụp cắt lớp vi tính CT - Scanner.
- Máy cộng hưởng từ RMI.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Con người (CBCNV làm việc tại khoa chẩn đoán hình ảnh và bệnh nhân)
- Quy mô tác động: Khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện.
c) Đánh giá tác động
Tia Rơnghen hay tia X là một bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử, có bước sóng = 0,06 – 200 A0, có khả năng đâm xuyên và gây ôxy hoá vật chất mạnh.
Việc sử dụng tia X trong bệnh viện chủ yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể người tiếp xúc, gây hại các tế bào cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm một lúc với liều lượng phóng xạ trên dưới 200 Rem hoặc những liều lượng nhỏ phóng xạ nhưng trong một khoảng thời gian dài sẽ bị nhiễm phóng xạ mãn tính.
Triệu chứng sớm nhất trong bệnh nhiễm xạ mãn tính là hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, tiếp đó là hiện tượng rối loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hoá đường, lipit, protit, muối khoáng và cuối cùng là sự thoái hoá, suy sụp chức phận ở toàn bộ các cơ quan và hệ thống. Bệnh nhân bị nhiễm xạ mãn tính có thể có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương,...
Nhận thức được những tác hại của tia phóng xạ, Chủ đầu tư sẽ có giải pháp kỹ thuật an toàn đối với những khu vực có sử dụng tia phóng xạ nên giảm thiểu được đáng kể những tác động tiêu cực do tia phóng xạ gây ra.
3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Nguồn gây tác động
- Hoạt động của một bệnh viện tư nhân quy mô 400 giường bệnh.
- Các hoạt động buôn bán, dịch vụ đi kèm.
3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Con người, trật tự an ninh khu vực.
- Quy mô tác động: Phường Tân Thạnh nói riêng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận nói chung.
3.1.1.3.Đánh giá tác động
- Giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực và vùng lân cận.
- Giảm được tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
- Giải quyết được lượng lớn lao động (y, bác sỹ và những người làm công tác phục vụ trong bệnh viện)
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, tăng nguồn đầu tư vào phúc lợi cộng đồng.
- Tại khu vực bệnh viện thường có các quầy hàng, quán ăn, hiệu bán thuốc và các gánh hàng vặt chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng đến bệnh viện. Hoạt động của các dịch vụ này đem lại nguồn thu nhập cho một số hộ dân song ít nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến trật tự giao thông, an ninh trong khu vực.
Đánh giá chung
Sau khi hoàn thành công tác xây dựng, Bệnh viện đi vào hoạt động sẽ có những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và trong khu vực nói chung. Song, nhìn chung trong giai đoạn này tác động tích cực chiếm ưu thế, đây là những tác động cơ bản, lâu dài và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Do vậy, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa sinh thái Hoàng Quốc là khả thi và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
3.3. DỰ BÁO NHỮNG RỦI RO VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Tai nạn lao động
* Nguyên nhân xảy ra
Trong quá trình thi công xây dựng bệnh viện cũng như khi đi vào hoạt động tai nạn lao động có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Do các phương tiện, máy móc không đảm bảo các yêu cầu về tình trạng kỹ thuật.
- Do bất cẩn trong quá trình sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị.
- Do thiếu thận trọng trong các thao tác làm việc như: mổ, tiêm chích, lấy máu,...
- Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cho CBCNV khi làm việc trên công trường và các cán bộ y tế trong bệnh viện.
- CBCNV không tuân thủ nội quy về an toàn lao động.
* Mức độ ảnh hưởng
- Xác suất xảy ra tai nạn lao động trên các công trường xây dựng thường rất cao. Vì vậy, nếu thực hiện không tốt công tác quản lý an toàn lao động sẽ gây thiệt hại về người và tài sản cho Chủ đầu tư và các đơn vị thi công.
- Các y, bác sỹ trong bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân rất cao do sơ suất trong thao tác làm việc hoặc không trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy cách và nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta không thể lường trước được.
Khi cơ thể bị nhiễm các mầm bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người mà nhất là đối với các bệnh hiểm nghèo sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Trong quá trình mang mầm bệnh trong cơ thể cũng có thể sẽ lây lan sang người khác và mức độ ảnh hưởng sẽ lan rộng ra cộng đồng và nảy sinh các vấn đề xã hội nghiêm trọng.
3.3.2. Sự cố về điện
* Nguyên nhân xảy ra
- Các thiết bị về điện không đảm bảo an toàn về kỹ thuật điện.
- Sơ suất trong quá trình vận hành, kiểm tra.
- Nhân viên quản lý, vận hành hệ thống điện chưa đủ trình độ chuyên môn.
* Mức độ ảnh hưởng
Các sự cố về điện xảy ra có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, gây ra giật điện, cháy nổ,...thiệt hại về tài sản và có thể ảnh hưởng tính mạng con người.
Để phòng chống xảy ra các sự cố về điện, BQL bệnh viện đề ra các quy tắc đảm bảo an toàn điện trong bệnh viện và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện nhằm hạn chế những thiệt hại về người và bảo vệ công trình.
3.3.3. Sự cố cháy nổ
* Nguyên nhân xảy ra
- Sơ suất trong quá trình bảo quản, sử dụng các loại nhiên liệu (xăng, dầu FO, DO) rất dễ gây ra cháy nổ.
- Các sự cố về chập điện, sét đánh cũng là nguyên nhân làm phát sinh sự cố cháy nổ.
- Cháy nổ còn có thể xảy ra do sự bất cẩn, thiếu thận trọng của người làm việc trên công trường và những người tham gia các hoạt động trong bệnh viện (như: đốt lửa ở những khu vực dễ bắt cháy, vứt bỏ tàn thuốc bừa bãi,...).
- Sự cố cháy nổ do các máy móc, thiết bị như: máy phát điện dự phòng, lò đốt rác chất thải rắn y tế nguy hại, nồi hấp,...
* Mức độ ảnh hưởng
- Khi xảy ra các sự cố về cháy nổ thì hậu quả thường mang tính rủi ro cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Phạm vi ảnh hưởng của sự cố cháy nổ không chỉ trong khu vực bệnh viện mà còn ảnh hưởng đến vùng dân cư lân cận, tuỳ theo mức độ của sự cố mà phạm vi ảnh hưởng sẽ khác nhau.
- Nhiên liệu, nguyên vật liệu khi bị đốt cháy sẽ sinh ra bụi và các loại khí thải như: CO, SO2, NOx, VOC,... làm gia tăng thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí.
- Nước khi chữa cháy sẽ cuốn theo các sản phẩm cháy nên có độ đục cao, góp phần gây ô nhiễm nguồn nước sông Kỳ Phú.
Để phòng chống xảy ra sự cố cháy nổ trong khu vực bệnh viện, BQL bệnh viện đề ra các quy tắc an toàn về vận hành máy móc trang thiết bị, các nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy hữu hiệu. Đồng thời, bố trí các phương tiện phòng cháy chữa cháy ở những nơi thích hợp để ứng phó kịp thời khi có sự cố cháy nổ.
3.3.4. Sự cố từ hệ thống xử lý nước thải
* Nguyên nhân xảy ra
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải có thể xảy ra sự cố hệ thống nước thải ngừng hoạt động do cúp điện, hư hỏng thiết bị,... hoặc hệ thống xử lý không đảm bảo hiệu quả như thiết kế.
* Mức độ ảnh hưởng
Khi hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến lượng nước thải ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện không được xử lý, xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước sông Kỳ Phú, nơi tiếp nhận nước thải.
3.3.4. Sự cố do thiên tai
* Nguyên nhân xảy ra
Nằm khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các sự cố do thiên tai bão lụt, nên dự án cũng ảnh hưởng lớn bởi các tác động này:
* Mức độ ảnh hưởng
Khi xảy ra bão và lũ lụt sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước do nước lũ cuốn theo các chất thải của bệnh viện xuống sông, lũ lụt sẽ làm tràn hệ thống nước thải; gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và ảnh hưởng đến kiến trúc công trình. Do đó, khi thiết kế xây dựng dự án sẽ tính toán kỹ đến phương án phòng chống bão, lụt.
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
3.4.1. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp thống kê: Sử dụng các tài liệu thống kê thu thập được và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, tại khu đất Dự án và khu vực xung quanh.
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập năm 1993: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM BV Hoang Quoc.doc