Nước thải bệnh viện ngòai các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững. còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa . Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm.
Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
· Nước thải khu mỗ: chứa máu và các bệnh phẩm,.
· Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh (pathogen) khác nhau.
· Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ. Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông (quy mô 500 giường) xã Đak Nia, huyện Đăk-Nông, tỉnh Đăk–Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nhiễm của các máy phát điện đều chưa đạt tiêu chuẩn xã thải.
Mặt khác trong thực tế đo đạc tại ống khói của một số máy phát điện thì nồng độ NOx là khoảng 1.500 mg/m3. Vì là nguồn thải không liên tục và chỉ mang tính chất dự phòng nên biện pháp phát tán khí thải qua ống khói cao để đạt TCVN đối với khu vực xung quanh là phương án khả thi hơn cả.
Khí thải hoạt động của các phương tiện bốc xếp, vận chuyển hàng hoá
Hoạt động của xe máy, ô tô, xe tải… trong khu vực của dự án đều sử dụng dầu Diezel làm nguồn nhiên liệu. Do đó, các loại chất ô nhiễm không khí phát sinh do hoạt động của các loại phương tiện này bao gồm: CO, NOx, SO2, VOC...
Tuy nhiên, lượng xe ít và tải trọng nhỏ nên hầu như không gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tại khu nhà bếp của các căntin, nhà ăn trong bệnh viện
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực này chủ yếu là khói thải do lò đốt để nấu nướng. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu được sử dụng tại đây là khí hoá lỏng (gas), nguồn thải nhỏ và phân tán, nên có thể nói tại khu vực này chất ô nhiễm không khí phát sinh không đáng kể.
4.3.2 Nhiệt dư
Một số khu vực của bệnh viện có liên quan đến nguồn nhiệt dư là nhà bếp, hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, khu vực sấy ủi đồ cũng như khu vực máy phát điện dự phòng (khi hoạt động). Nhiệt dư không những làm tăng nhiệt độ không khí bao quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, tại bệnh viện này, ảnh hưởng nhiệt dư chỉ mang tính chất cục bộ ở các khu vực kể trên.
4.3.3 Tiếng ồn
Trong bệnh viện, tiếng ồn được tạo ra chủ yếu từ khâu nhận và cấp cưú bệnh nhân, khu vực nhà ăn, và từ máy phát điện. Theo kết quả tham khảo từ các khu bệnh viện hiện tại thì tiếng ồn do các hoạt động này nằm ở mức độ trung bình dao động từ 65 - 72 dBA. Khu vực các máy phát điện dự phòng khi nó hoạt động có thể đạt từ 100 - 110 dBA. (Nguồn: Môi trường không khí. Phạm Ngọc Đăng, NXB KHKT, 1997;)
Tuy nhiên, tiếng ồn gây ra bởi máy phát điện có thể kiểm soát và hạn chế được và chỉ mang tính chất thời điểm khi máy hoạt động.
4.3.4 Nguồn ô nhiễm môi trường nước
4.3.4.1 Tổng quan về nước thải bệnh viện
Nước thải trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện bao gồm nước thải do họat động khám chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, công nhân viên của bệnh viện, nước giặt ra giường, quần áo...và nước tráng rửa phim
Tính trung bình ta được số liệu như sau:
Mỗi giường bệnh có 1 người nuôi
Mỗi giường bệnh có từ 1,1 – 2,25 người phục vụ bao gồm các chuyên môn y tế (bác sĩ, y tá, dược sĩ, hộ lý ...) cán bộ văn phòng, bảo vệ ...
(Nguồn: Tính tóan các công trình cấp thóat nước. Hoàng Huệ)
Như vậy nếu tính người thăm nuôi, người khám, người chữa bệnh ngọai trú thì mỗi giường bệnh có thể tới 3,25 người. Lượng nước thải qua thống kê các bệnh viện được tính khỏang 0,7 – 1,1 m3 nước thải/giường bệnh/ngày.
Với lượng giường bệnh dự kiến cho bệnh viện là 500 giường, thì lượng nước thải tổng cộng vào khoảng 350 – 550 m3/ngày. Trong đó khối lượng nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 70%, tương đương khoảng 400 m3/ngày.
4.3.4.2 Thành phần và tính chất nước thải
Nước thải bệnh viện ngòai các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững... còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa ... Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm.
Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
Nước thải khu mỗ: chứa máu và các bệnh phẩm,...
Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh (pathogen) khác nhau.
Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ. Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).
Nước thải sinh họat: (tắm giặt, vệ sinh..):
Hàm lượng COD :200 – 400 mg/l
Hàm lượng BOD5 :150 – 300 mg/l
Chất lơ lững :100 – 150 mg/l.
Nước thải từ phòng rửa phim: lưu lượng ít nhưng lại chứa nhiều chất lơ lững và chất vô cơ.
Tại cống thải chung:
Bảng 4.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
STT
Chỉ tiêu ô nhiễm
Đơn vị
Giá trị
TCVN 6772:2000
Mức I
1
pH
-
6.0 – 8.5
5 -9
2
COD
mg/l
300 – 400
50
3
BOD5
mg/l
200 – 300
30
4
SS
Mg/l
100 – 200
50
5
Coliform
MNP/100ml
108 –109
1.000
Ghi chú: TCVN 6772:2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụng cho các cơ sở dịch vụ
Bảng 4.4 cho thấy nước thải sinh hoạt bệnh viện có nồng độ ô nhiễm từ trung bình đến cao theo phân loại nước thải sinh hoạt. Nhưng thực tế, lượng nước thải có thể thấp hơn do không phải lúc nào bệnh viện cũng hoạt động tối đa công suất
Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi trùng cao hơn so với TCVN 6772:2000, mức I, quy định giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt cuả các cơ sở dịch vụ tại các khu vực chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, do đó, cần thiết phải xử lý loại nước thải này trước khi xả ra đồng ruộng cũng như xả vào các hệ thống thoát nước chung trong khu vực.
Nếu lượng nước thải này không được xử lý tốt thì nó sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước mặt, nước ngầm và đất đai. Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy do vi sinh vật, với nồng độ chất bẩn quá lớn sẽ làm mất khả năng tự làm sạch các nguồn nước, làm mất cân bằng oxy hoà tan, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động - thực vật nước và hệ sinh thái thủy vực, vi trùng gây bệnh sẽ phát triển mạnh, trong khi người dân trong khu vực có thể sử dụng nước suối để trong sinh hoạt.
Ngoài các nguồn nước thải nói trên, hoạt động của bệnh viện còn có khả năng phát sinh nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm và không thường xuyên khác đó là nước thải dùng cho chữa cháy khi xảy ra sự cố.
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa nước mưa rơi trên khuôn viên của bêïnh viện sẽ cuốn theo các chất rắn, bụi đất cát, dầu mỡ vương vải, nếu không được quản lý tốt sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
Lượng nước mưa lớn nhất rơi trên khuôn viên khu dự án có thể tính toán dựa trên cơ sở lượng mưa lớn nhất thống kê được (3000mm/năm) trong số ngày mưa nhỏ nhất (160 ngày) tại khu vực (tương ứng với tần suất mưa là 100%) trên diện tích 12 ha như sau:
120.000 m2 x 3.000 mm/ năm = 360.000 m3/ năm
hay lượng mưa bình quân là:
360.000 /160 ngày = 2.250 m3/ ngày
Như vậy lượng mưa lớn nhất có thể ước tính là 2.250 m3/ ngày
Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải, độ dốc và đê bao của các công trình trong bệnh viện. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính khoảng 0.5 - 1.5 mg N/l, 0.004 - 0,03 mg P/l, 10 - 20 mg COD/l, 10 - 20 mg TSS/l.
Nước tráng rửa phim
Sự hình thành nước thải từ quá trình tráng film X quang: chủ yếu do 3 nguồn chính: Quá trình Developer, Fixer và rửa phim
Đặc điểm của nước nước thải từ quá trình tráng film X quang
Lượng phim tiêu thụ hàng ngày tại Bệnh viện (quy mô 500 giường bệnh viện tuyến tỉnh) ước tính sẽ khoảng 200 – 300 tấm film/ngày.
Nồng độ các chất trong nước thải khác nhau tùy theo cách thức sử dụng hóa chất tráng film. Tuy nhiên, đặc điểm chung là đều chứa bạc ở các dạng và nồng độ khác nhau.
Lượng nước thải tráng film ước tính:
Theo nghiên cứu từ họat động chụp rửa film ảnh X quang tại các bệnh viện lớn nhỏ trên địa bàn tp HCM, thì số lượng film tráng được tương ứng với một bộ thuốc (20 lit Developer + 20 lit Fixer) là 404 tấm film.
Vậy ước tính trung bình lượng nước thải ra từ họat động tráng film X quang của Bệnh viện Đăk Nông:
250/404 x 40 l = 24,75 l/ngày
Tính chất của nước thải tráng film:
Tổng hợp các nguồn phân tích nước thải tráng film tại các bệnh viện ở Tp HCM, cho thấy tính chất của lọai nước thải này như sau:
Bảng 4.5: Thành phần ô nhiễm cuả nước thải tráng phim
Thông số
Developer
Fixer
Wash
Tiêu chuẩn
A, 5945 - 1995
6772:2000 mức I
PH*
10,4 – 10,6
5,2 – 6,1
6,2 – 7,2
6 – 9
5 -9
Độ màu (Pt-Co)*
720 – 3630
80 – 285
26 – 97
COD (mg/l)*
24.000 – 110.000
84.000 – 96.000
176 – 6.400
50
50
BOD (mg/l)
4430 – 8050
3.400 – 7.730
86 – 275
20
30
SO42- (mg/l)*
13625 – 17560
5.135 – 15.000
47 – 185
N – NH3 (mg/l)
20 – 34
20.160 – 24.976
32 – 68
0,1
Tổng N (mg/l)
437 – 1926
20.944 – 25.200
46 – 83
30
Ag (mg/l)
N/A
2.286 – 15.916
4,46 – 197
Cu (mg/l)
không phát hiện đến 0,2
không phát hiện
N/A
0,2
Pb (mg/l)
không phát hiện đến 2,9
không phát hiện
N/A
0,1
Zn (mg/l)
0,1 – 2,1
không phát hiện đến 0,65
N/A
1
Nguồn tổng hợp
Nhận xét
Lọai nước Developer có giá trị pH cao (từ 10,4 đến 10,6), pH của Fixer lại khá thấp (từ 5 đến 6). Nước thải rửa Wash có giá trị pH gần ở mức trung tính.
Hàm lượng chất hữu cơ cao, giá trị COD từ 80.000 – 110.000 mg/l cao gấp 800 đến 1100 lần tiêu chuẩn xã thải qui định. Tuy nhiên khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ này là khá thấp và biến đổi trong khỏang rộng (tỉ lệ BOD/COD dao động từ 0.03 đến 0.3).
Tổng Nitơ cũng rất cao (đặc biệt trong dung dịch thuốc Fixer cao gấp 417 lần so với tiêu chuẩn qui định. Đáng chú ý là Nitơ tồn tại trong dung dịch Fixer hầu hết ở dưới dạng Amonia.
Tùy thuộc vào hóa chất của các hãng khác nhau mà có thể có chì xuất hiện trong nước thải.
Về hàm lượng bạc trong nước thải, sẽ thay đổi tùy theo các cách sử dụng khác nhau.
4.3.5 Ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn của bệnh viện bao gồm chất thải do sinh hoạt và chất thải y tế.
4.3.5.1 Chất thải rắn sinh họat
Chất thải rắn sinh hoạt do cán bộ, công nhân viên bệnh viện, bệnh nhân nội và ngọai trú, người thăm nuôi thải ra.
Chất thải sinh họat sinh họat chủ yếu là chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.
Lượng rác phát sinh của các bệnh viện tuyến tỉnh theo số liệu điều tra của Bộ y tế, Bộ xây dựng tháng 6/2001 là 1,5 kg/ngày/giường. Với qui mô của bệnh viện là 500 giường thì lượng rác thải phát sinh hàng ngày là 750 kg/ngày. Trong đó rác sinh họat chiếm khỏang 60% tức 450 kg/ngày.
Rác sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ, các thành phần trơ và khó phân hủy như bao bì, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa, rác quét dọn từ sàn, hộp đựng đồ uống bằng PE, PET lượng rác này ít. Theo thống kê, rác thải sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ, được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.4: Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt
STT
Thành phần
Tỷlệ (%)
Hữu cơ
Thực phẩm
65-95
Giấy
0,05-25
Carton
0,0-0,01
Bao nilon
1,5-17
Plastic
0,0-0,01
Vải
0-5
Cao su
0,0-1,6
Da
0,0-0,05
Rác vườn
Gỗ
0,0-3,5
Vô cơ
Thủy Tinh
0,0-1,3
Sành sứ
0,0-1,4
Đồ hộp
0,0-0,06
Sắt
0,0-0,01
Kim loại khác
0,0-0,03
Bụi, tro
0,0-6,1
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3.5.2 Chất thải rắn y tế
Lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện ngoài rác thải sinh hoạt ra còn chứa một lượng lớn rác thải nguy hại là 300 kg/ngày (chiếm khỏang 40% tổng lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện). Tỷ trọng trung bình của rác thải y tế là 150 kg/m3, độ ẩm từ 37 – 42%, nhiệt trị từ 1400 – 2150 kcal/kg.
Bảng 4.5: Thành phần chất thải rắn y tế
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ (%)
Có thành phần chất thải nguy hại
Các chất hữu cơ
52.9
Không
Chai nhựa PVC, PE, PP
10.1
Có
Bông băng
8.8
Có
Vỏ hộp kim lọai
2.9
Không
Chai lọ thủy tinh, xilanh, thủy tinh, ống thuốc thủy tinh
2.3
Có
Kim tiêm, ống tiêm
0.9
Có
Giấy
0.8
Không
Các bệnh phẩm sau khi mổ
0.6
Có
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác
20.9
Không
Tổng
100
(Nguồn quản lý chất thải rắn – T.1 Chất thải rắn đô thị – GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
Chất thải rắn lâm sàng: gồm 5 nhóm
Nhóm A: là các chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông, băng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu,...
Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có bị nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn.
Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm xét nghiệm, nuôi cấy, túi đựng máu,...
Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:
Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng.
Thuốc gây độc tế bào
Nhóm E: là các mô cơ quan người-động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, nhau thai, bào thai. Khả năng gây ô nhiễm của các lọai chất thải rắn:
Các lọai bông, băng, gạc, đồ vải chứa rất nhiều vi trùng gây bệnh. Qua trung gian của các lọai côn trùng như ruồi, muỗi các lọai vi trùng này sẽ xâm nhập nhiều nơi, qua đường thức ăn, nước uống có thể gây ra các dịch bệnh trên phạm vi rộng.
Các lọai bệnh phẩm ngòai khả năng gây bệnh cho người còn dễ bị thối rửa, hôi thối làm ô nhiễm môi trường không khí và làm mất mỹ quan xung quanh bệnh viện
Các vật sắc nhọn như kim tiêm, ống chích nếu đưa thẳng ra bãi chôn lấp sẽ gây nguy hiểm cho công nhân thu dọn vệ sinh hoặc những người nhặt rác về các bệnh lây truyền qua đường máu khi giẫm phải.
4.3.5.3 Các loại chất thải khác
Ngoài hai loại chất thải rắn chính kể trên, trong quá trình hoạt động bệnh viện còn có khả năng gây phát sinh các loại chất thải rắn như: tro cuả quá trình đốt rác thải y tế và bùn cặn từ quà trình xử lý nước thải.
Bùn cặn từ quá trình xử lý nước thải: chủ yếu là các bùn cặn trong các hầm tự hoại ngay tại mỗi khu nhà vệ sinh và xác các vi sinh vật trong bể lắng cuả hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng thải này không nhiều khoảng 100 kg/ngày và không thải liên tục.
Thành phần chủ yếu cuả loại chất thải này là chất hưũ cơ dễ phân huỷ sinh học nhưng cũng có thể lẫn các vi sinh vật gây bệnh nên cần được thu gom và xử lý nhằm không gây ảnh hưởng cho môi trường và phát sinh bệnh dịch.
Tro cuả quá trình đốt rác thải y tế: Rác thải y tế sau khi đốt để lại phần cặn tro chiếm khoảng 5 – 10% tổng lượng rác đem đốt, tương đương khoảng 15 – 30 kg/ngày.
Do rác thải y tế được đốt dưới nhiệt độ rất cao 800 – 10000C nên thành phần chủ yếu cuả tro thải chủ yếu là các kim loại và oxit kim loại:
Bảng 4.7: Hàm lượng kim loại có trong tro cuả lò đốt rác y tế BV 175
Stt
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ
TCVN 6706:2000
Fe
mg/kg
280
-
Cu
mg/kg
1.550
-
Cr
mg/kg
45
1.000
Pb
mg/kg
410
2.000
Zn
mg/kg
150
-
Ni
mg/kg
36
-
Cd
mg/kg
21
100
Nguồn: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới
Tham khảo hàm lượng kim loại trong tro cuả quá trình đốt rác thải y tế cho thấy hầu hất các chỉ tiêu kim loại độc hại đều đạt tiêu chuẩn thải.
4.3.6 Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ và các chất thải có họat độ riêng giống như các chất phóng xạ. Tại bệnh viện, chất thải phóng xạ phát sinh từ các họat động chẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu.
Do không hoạt động chuyên khoa về xạ trị và điều trị ung thư, bệnh viện đa khoa Đăk Nông hầu như không có bệnh phẩm chiếu xạ, phim chụp X-quang hầu hết người bệnh sẽ mang về nhà nên tổng các chất phóng xạ cho bệnh viện tương đương với qui mô cuả bệnh viện đa khoa Đăk Nông là khoảng 10 kg/ngày.
4.3.7 Chất thải hóa học
Chất thải hóa học trong bệnh viện được phân thành hai loại:
Chất thải hóa học không nguy hại: đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ.
Chất thải hóa học nguy hại bao gồm:
Formaldehyd: được sử dụng trong khoa giải phẩu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác
Các chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim
Các dung môi: các dung môi dùng trong bệnh viện bao gồm các hợp chất halogen như methylen chlorid, chloroform, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothan, các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen, ethyl acetat và acetonitril
Oxi ethylen: được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Lọai khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người
Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh,...
4.3.8 Nguồn gây ô nhiễm đất
Trong quá trình trồng, chăm sóc cây xanh và các thảm cỏ, việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có thể gây nên tình trạng ô nhiễm đất do dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất. Việc chôn lấp các chất thải rắn không đúng phương pháp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
Tóm lại, quá trình xây dựng và hoạt động của Bệnh viện đa khoa Đăk Nông có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong tất cả các yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường thì các yếu tố ô nhiễm do nước thải, rác thải y tế và khí thải từ lò đốt rác y tế là các vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu, sẽ được ưu tiên xem xét trước. Các vấn đề ô nhiễm do chất phóng xạ, tiếng ồn và nhiệt dư của bệnh viện này là không lớn.
4.4 Đánh giá tác động của dự án đến môi trường
4.4.1 Tác động đến môi trường vật lý
4.4.1.1 Tác động của các khí thải
Tác hại của bụi:
Bụi tích lũy trong phổi và ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi kích thước >10mm được giữ lại bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và các hạt bụi có kích thước <10mm có thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước <1mm được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc.
Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da... sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.
Tiếp xúc với bụi kim loại gây ho, đau ngực, khó thở. Người thường xuyên tiếp xúc với bụi kim loại sẽ có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi. Bệnh này có thể gây biến chứng suy tim, bội nhiễm lao. Bệnh thường kết hợp với viêm phế quản mãn.
Sunfua dioxit (SO2)
SO2 phát sinh nhiều trong quá trình vận hành các xe và máy phát điện dự phòng, SO2 là khí không màu, vị cay, mùi khó chịu. SO2 có nhiều ở các lò đốt có sử dụng nhiên liệu có lưu huỳnh như ở lò đốt dầu…, có trong khói xe ôtô, xe máy…
SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt hình thành nhanh chóng các axit sunfurơ (H2SO3) và sunfuric (H2SO4). Do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu. Ở máu, H2SO4 chuyển hoá thành sunfat và thải ra nước tiểu. Do đó SO2 có khả năng gây bệnh tạo huyết và tạo ra metheglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe(II) thành Fe(III).
SO2 tác động mạnh, làm nạn nhân bị tức ngực, đau đầu, khó thở… Độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình ôxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130-260mg/m3 là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30-60 phút; với nồng độ 1000-1300 mg/m3 là liều gây chết nhanh (sau 30-60 phút).
Nitơ oxit (NOx)
NO2 phát sinh nhiều trong quá trình xây dựng và vận hành do sự hoạt động của các máy, xe phục vụ cho bệnh viện, NO2 là một khí có màu hồng. NO là khí không màu. Các khí oxit nitơ sinh ra từ các nguồn đốt nhiên liệu dầu, khí đốt, …
Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau mấy phút tiếp xúc, với nồng độ 15 - 50ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc. Với nồng độ khoảng 0,06ppm cũng có thể gây bệnh phổi như phù phổi, ung thư phổi cho người nếu tiếp xúc lâu dài.
Tiêu chuẩn của Việt Nam quy định nồng độ NO2 cho khu dân cư nhỏ hơn 0,05 mg/m3, khu vực sản xuất nhỏ hơn 6mg/m3.
Khí Oxit Carbon (CO):
Cacbon monoxit (CO) là khí độc,khó nhận biết do nó không màu, không mùi. CO được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu hay vật liệu có chứa cacbon, có mặt trong khói thải của các máy phát điện dự phòng và xe ôtô, xe máy, các bếp lò đốt dầu, than, gas… CO gây tổn thương thoái hoá hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, phù phổi, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt. Ngoài ra, CO còn tác dụng với Fe trong xytochrom-oxydaza (men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy) làm bất hoạt men, làm cho sự thiếu oxy càng trầm trọng.
Khí CO2
Bản thân khí CO2 gây rối loạn hô hấp bởi phổi và tế bào do chiếm mất chổ oxy. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003- 0,006%, nồng độ tối đa CO2 trong không khí là 0,1%
Tác động của chất thải rắn đến môi trường không khí
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt gây ô nhiễm không khí.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kỵ khí sinh các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu gồm CO2, CO, CH4, H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom, vận chuyển đến chôn lấp.
4.4.1.2 Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt
Nước thải s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 273nh gi tc 2737897ng mi tr4327901ng 2737889i vamp78.doc