Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc

Quá trình xây dựng, nâng cấp bệnh viện song song với việc khám và điều trị bệnh cho người dân, vì thế ngoài những tác động đến công nhân trực tiếp làm việc trên công trường, trong giai đoạn xây dựng còn gây tác động đến cán bộ nhân viên, bệnh nhân khám và điều trị trong bệnh viện.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng cơ bản:

- Các hạng mục công trình thi công được che chắn, đảm bảo đúng quy định về xây dựng.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá phải được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở nguyên vật liệu vượt quá tải trọng quy định.

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công không hoạt động trong giờ nghỉ ngơi, trong khu vực điều trị của bệnh nhân.

- Không sử dụng các xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển nguyên vật liệu và thi công công trình, được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung.

- Tiến hành phun nước tạo độ ẩm, giảm nồng độ phát tán bụi tại khu vực công trường xây dựng trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu hanh khô.

- Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công lập kế hoạch thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, rung.

Các công trình xây dựng mới sẽ được bố trí xây dựng trước và cách ly với khu vực khám chữa bệnh bằng tường rào, che phủ bạt những nơi phát sinh nhiều bụi; các khu cải tạo lại được tận dụng sử dụng để khám chữa bệnh cho nhân dân, sau khi xây dựng xong khu mới sẽ chuyển dần các phòng ban chức năng và khám chữa bệnh lên khu mới sau đó mới luân phiên sửa chữa các khu được cải tạo lại theo dự án.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường bị phân tán và có nồng độ không lớn, hơn nữa quá trình thi công thực hiện trên môi trường rộng, thoáng, thời gian thi công ngắn nên loại ô nhiễm này thường được coi là nguồn ô nhiễm thứ cấp. Ngoài ra, nguồn khí thải: CO2, Clo, H2S, NH3…còn được sinh ra từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. c. Nguồn phát sinh nước thải Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ các quá trình sau: - Quá trình sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công. - Phát sinh từ nước mưa chảy tràn. Loại ô nhiễm này không lớn, ít quan trọng. Bên cạnh đó với cách quản lý phù hợp của chủ đầu tư, tiến độ công trình được đẩy nhanh, việc xây dựng tuân thủ theo đúng quy trình và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành nên có thể làm hạn chế tối đa nguồn nước thải phát sinh này. Trong quá trình xây dựng ước tính số lượng công nhân trực tiếp thi công trên công trường khi đông nhất khoảng 40-50 người, nhu cầu nước cấp sinh hoạt 120l/người/ngày, tổng lượng nước thải phát sinh bằng 80% tổng lượng nước cấp vào khoảng 3,84 - 4,8 m3/ngày đêm. - Nước thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh viện đây là nguồn phát sinh liên tục và mang nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm. Hiện bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc theo quyết định có quy mô 200 giường tương đương mỗi ngày thải ra môi trường 200 m3/ngày đêm. d. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công trên công trường như: Bao bì, phế liệu đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, vỏ hộp, thức ăn thừa, túi nilon, nhựa... và chất thải rắn trong xây dựng và tháo dỡ các công trình cũ (gạch, ngói vỡ, vật liệu thừa, đất đá...). Nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí tập trung hợp lý chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh, gây tâm lý bất ổn đối với công nhân trực tiếp xây dựng, đối với những người dân sống xung quanh khu vực xây dựng dự án. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt của công nhân xây lắp công trình ước tính khoảng 0,8 kg/người/ngày-đêm, với số lượng công nhân thi công khi cao điểm khoảng 40-50 người tương đương lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 32 - 40kg/ngày-đêm. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện cũng phát sinh nguồn chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn trong quá trình khám chữa bệnh và bệnh phẩm. Chất thải rắn sinh hoạt bệnh viện ước tính 1,02 kg/giường/ngày-đêm, trong đó chất rắn nguy hại khoảng 0,2 kg/giường/ngày-đêm. Với quy mô của bệnh viện là 200 giường thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 204 kg/ngày-đêm, chất thải rắn nguy hại 40 kg/ngày-đêm. 3.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu bao gồm: Chất thải khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải phóng xạ và các chất thải nguy hại khác do các hoạt động của bệnh viện gây nên. Nguồn gốc phát sinh được trình bày khái quát trong bảng sau: Bảng 9: Nguồn thải và các yếu tố gây ô nhiễm khi dự án đi vào hoạt động STT Yếu tố ô nhiễm Nguồn gốc phát sinh 1 Ô nhiễm không khí: mùi, các chất hữu cơ bay hơi, Các thuốc mê bốc hơi: halothane (Fluothane), enflurane (Ethrane), isoflurane (Forane), Clo, H2S, NH3, vi khí hậu, tiếng ồn, vi khuẩn trong không khí, Dioxin. + Do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ. + Quá trình khám và điều trị bệnh nhân có dùng một số hóa chất hữu cơ bay hơi (alcol, ete...)... + Quá trình đốt nhiên liệu do bếp nấu và ô tô đi lại trong và ngoài bệnh viện. + Do bụi dẫn truyền các vi khuẩn khu trú tại các buồng bệnh. + Quá trình vận hành lò đốt chất thải y tế 2 Ô nhiễm nước: chất rắn lơ lửng, BOD, COD, các chất hữu cơ, vi sinh vật, hóa chất, chất kháng sinh, chất dinh dưỡng của Nitơ và Photpho... - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; nước thải sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh; nước từ khu phẫu thuật và xét nghiệm; nước mưa chảy tràn, nước thải hoá chất: các loại nước vacxin, huyết thanh quá hạn, các hoá chất xét nghiệm, nước thải từ nhà ăn, nhà bếp… 3 Ô nhiễm đất: ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong đất, thoái hóa đất, thay đổi thành phần cơ lý, hóa của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất - Do nước thải của bệnh viện thải ra môi trường không được xử lý. Rác thải bệnh viện không được thu gom xử lý triệt để… 4 Ô nhiễm do chất thải rắn: bệnh phẩm, băng, gạc, bơm kim tiêm, găng tay, các mô bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật và tiểu phẫu, lọ thuốc… và rác thải sinh hoạt. + Từ khám, chữa và điều trị bệnh. + Giải phẫu, xét nghiệm, pha chế thuốc tại khoa dược... + Từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà thăm nuôi bệnh nhân, khách vãng lai. 5 Ô nhiễm phóng xạ: Bức xạ Gamma. Phát sinh trong quá trình vận hành thiết bị chiếu, chụp X- quang. a. Nguồn phát sinh khí thải Các chất hữu cơ bay hơi như: aceton, este, formandehit, phenol, benzen, clo, iot, HCl... phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, lưu giữ bệnh phẩm, xét nghiệm, khử trùng, lưu giữa hóa chất xét nghiệm và các công tác khác. Các khí CO, NOx, SO2, Dioxin... phát sinh trong quá trình sử dụng lò đốt rác thải y tế, sử dụng các máy nén khí, máy phát điện dự phòng, xe chuyên chở bệnh nhân. Cỏc chất hữu cơ cú trong nước thải bị phõn huỷ dưới tỏc động của vi sinh vật hiếu khớ và yếm khớ tuỳ theo điều kiện tại những nơi thu gom, vận chuyển sẽ sinh ra cỏc khớ độc hại khỏc nhau như: CH4, NH3, H2S... phát sinh mùi hôi thối. Đồng thời các vi sinh vật gây bệnh, phát triển mạnh bám vào các Sol khí, hạt bụi theo không khí lan toả khắp nơi có thể là nguồn lây lan bệnh dịch. b. Nguồn phát sinh nước thải Khi quá trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp xong bệnh viện đi vào hoạt động sẽ có nhiều nguồn phát sinh nước thải. Tuy nhiên có thể phân loại chúng theo hai nhóm chính sau: - Nước mưa chảy tràn Nguồn nước mưa chảy qua bề mặt khuôn viên của bệnh viện. Lưu lượng dòng thải xuất hiện không đều và tồn tại trong thời gian ngắn với khoảng dao động lớn, phụ thuộc vào các mùa trong năm. Vào mùa khô lượng nước chảy tràn ít hơn so với mùa mưa. Tải trọng các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn được ước tính trong bảng sau: Bảng 10: Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn Nguồn thải Đơn vị Tổng Nitơ Tổng photpho BOD5 COD TSS Tổng Colifrom (MPN/100 ml) Nước mưa chảy tràn Kg/km2/năm 875 105 4,725 31,150 64,05 58.000 (Nguồn: Giáo trình thoát nước và xử lý nước thải. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội) Như vậy với diện tích khu vực dự án là 45.942m2, nếu không có biện pháp xử lý nguồn thải này, hàng năm sẽ đưa vào môi trường một lượng chất thải sau: Tổng nitơ: 875 x 45.942 x 10-6 = 40,2 kg/năm. Tổng photpho: 105 x 45.942 x 10-6 = 4,8 kg/năm. BOD5: 4,725 x 45.942 x 10-6 = 0,22 kg/năm. COD: 31,15 x 45.942 x 10-6 = 1,43 kg/năm. TSS: 64,05 x 45.942 x 10-6 = 2,94 kg/năm. - Nước thải bệnh viện Bao gồm nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nước thải phát sinh từ quá trình điều trị, từ khu phẫu thuật, khoa dược, các labo xét nghiệm, phòng chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu và hóa chất, kho vật phẩm... Các thành phần chính gây nên ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gõy ra là cỏc chất hữu cơ; cỏc chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); cỏc chất rắn lơ lửng và cỏc vi trựng, vi khuẩn gõy bệnh. Cỏc chất hữu cơ cú trong nước thải làm giảm lượng -xy hũa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật. Vì vậy, đặc thù của nguồn nước thải bệnh viện chứa các vi sinh vật, chất tẩy rửa, sát trùng. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận nước thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ... làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị. Nguồn nước thải này sau khi hoà vào hệ thống nước thải sinh hoạt nếu thải trực tiếp ra môi trường thì những mầm bệnh này xâm nhập vào các loại thuỷ sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thuỷ canh và sau đó trở lại với con người. Theo số liệu nghiên cứu, thống kê về nước thải bệnh viện đa khoa và các bệnh viện chuyên khoa trong nước và trong khu vực cho thấy lượng nước thải của bệnh viện nói chung chiếm 80% nhu cầu nước cấp sinh hoạt. Như vậy, với lượng nước cấp trung bình là 400m3/ngày đêm, vậy lượng nước thải ra sẽ là 320 m3/ngàyđêm. Trong quá trình hoạt động có những lúc nhu cầu khám chữa bệnh của người dân vượt quá quy mô thiết kế của bệnh viện, do đó ta chọn hệ số quá tải hay hệ số điều hoà là 1,5 vậy lượng nước thải sẽ dao động trong khoảng 480 m3/ ngàyđêm. Trong đó nước thải tại các khoa lâm sàng và các labo xét nghiệm chiếm 30% tổng lượng nước thải tương đương 144 m3; Tổng lượng nước thải sinh hoạt chiếm 70% tương đương 336m3, trong đó nước thải tại các nhà vệ sinh tự hoại chiếm 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt bằng 100,8 m3. Thành phần nguồn nước thải này rất đa dạng, phụ thuộc cụ thể vào quy mô hoạt động của từng khoa, phòng, số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Có thể chia thành: + Nước thải sinh hoạt: chứa các thành phần chủ yếu là cặn bã, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Khi đổ vào vực nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của động vật thuỷ sinh và chất lượng nước sinh hoạt của người dân xung quanh. Theo tính toán thống kê của tổ chức Y tế thế giới tại nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) như sau: Bảng 11: Khối lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt Chỉ tiêu ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 - 55 COD 72 - 102 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 Dầu mỡ 10 - 30 Tổng Nitơ 6 - 12 Amoni 2,8 - 4,8 Tổng Phospho 0,8 - 4,0 Tổng Coliform 106 - 109 Fecal Coliform 105 - 106 Trứng giun sán 103 (Nguồn: Assessment of sources of air - WHO - 1993) + Tại các labo xét nghiệm: nước thải sinh ra từ các labo xét nghiệm có lưu lượng không lớn nhưng lại chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chất kháng sinh tồn dư, hóa chất xét nghiệm, kim loại nặng. + Tại khu phẫu thuật và các khoa lâm sàng: trong thành phần nước thải thường chứa các vi khuẩn gây bệnh, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng. Đặc biệt nước thải có chứa máu, mủ, dịch… từ khâu phẫu thuật thường chứa một lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh. Bảng 12: Tỷ lệ % vi khuẩn gây bệnh phân lập từ mủ vết mổ TT Tổng số bệnh phẩm Tụ cầu vàng Trực khuẩn Gram (-) E.Coli Enterosp Alka Pseudo Proteus 1 454 137 80 81 15 82 73 2 304 97 53 72 25 58 49 3 214 67 18 81 16 35 48 Tổng cộng 972 301 151 234 56 175 170 Tỷ lệ (%) 31 15,5 24 5,8 18 17,5 (Nguồn: Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa học Bệnh viện Huế 1998) + Tại các khoa cận lâm sàng: thành phần nước thải chứa nhiều các hợp chất hữu cơ như: Glucoza, sacaroza, lactoza, sulphat amon phosphoran.... Các hợp chất vô cơ, hoạt độ phóng xạ anpha, beta thường cao hơn mức cho phép. Nhìn chung, đặc trưng chủ yếu của nguồn nước thải bệnh viện nói chung có hàm lượng COD, BOD, Amoni, Coliform cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn nước mặt hiện hành. Ngoài ra trong nguồn nước thải này còn chứa nhiều vi khuẩn gây dịch bệnh như: trực khuẩn lị, trực khuẩn thương hàn, giun sán… Kết quả điều tra phân tích thành phần và tính chất của nước thải bệnh viện khu vực miền Trung và miền Bắc nước ta trong những năm trước được thể hiện trong bảng sau. Bảng 13: Chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải bệnh viện TT Chỉ tiêu Đơn vị đo Giá trị TCVN 6772-2000 TCVN 5945-2005 Min TB Max Cột A Cột B 1 pH - 6,2 7,4 8,1 5 - 9 6-9 5,5-9 2 NH4+ mg/l 8,0 14 25 - 5 10 3 BOD5 mg/l 110 150 250 30 30 50 4 COD mg/l 140 200 300 - 50 80 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 160 220 50 50 100 6 Coliform MPN/ 100 ml 106 107 109 1000 3000 5000 (Nguồn: Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc 1999) Bảng 14: Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện TT Vi khuẩn gây bệnh Tỷ lệ phát hiện được (%) 1 Staphylococcus aureus 82,54 2 Pseudomonas aeruginosa 14,62 3 E.Coli 51,61 4 Enterobacter 19,36 5 K.pneumoniea 12,91 6 Citrobacer 1,93 7 Vi khuẩn khác 10,96 c. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu và đào tạo cán bộ, từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, khách vãng lai và nhân viên y tế. Đặc trưng chất thải rắn của bệnh viện có chứa một lượng nhất định các vật tư y tế tiêu hao, vật phẩm y tế như: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. Chất thải rắn trong quá trình giải phẫu như: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm, cùng với các chất thải khác như rác thải sinh hoạt. Nhiều loại vật phẩm y tế thường mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hoặc là môi trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Do vậy, nếu rác thải không được quản lý hoặc xử lý thích hợp sẽ là nguồn lây lan bệnh tật ra môi trường xung quanh. Bảng15: Định mức rác thải tại bệnh viện TT Tuyến bệnh viện Chất thải trung bình của bệnh viện (kg/giường/ngày-đêm) Chất thải nguy hại (kg/giường/ngày-đêm) 1 Bệnh viện tuyến tỉnh 1,23 0,35 2 Bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố 1,02 0,20 (Nguồn: Đề án xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện tại tỉnh Thanh Hoá) Như vậy, với quy mô 400 giường - bệnh, lượng rác thải của bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc thải ra hằng ngày ước tính khoảng 408 kg/ngày- đêm. Trong đó rác thải nguy hại tương đương 80kg/ngày-đêm. Chọn hệ số quá tải hay hệ số điều hoà của chất thải rắn là 1,5 vậy khối lượng rác thải của bệnh viện Ngọc Lặc khi cao điểm nhất khoảng 612 kg/ngày-đêm, rác thải nguy hại tương đương 120 kg/ngày-đêm. * Chất thải rắn nguy hại Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải độc hại của bệnh viện được chia thành các nhóm như sau: 1. Chất thải lây nhiễm: + Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. + Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải hoá học nguy hại: + Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. + Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này). + Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo quy chế này). + Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 2. Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. + Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 4. Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. Bảng 16: Các hạt nhân phóng xạ sử dụng trong các cơ sở y tế Hạt nhõn phúng xạ Cỏc hạt phỏt sinh Thời gian bỏn huỷ Ứng dụng 3H Hạt beta 12,3 năm Nghiờn cứu 14C Hạt beta 5730 năm Nghiờn cứu 32P Hạt beta 14,3 ngày Trị liệu 51Cr Tia gamma 27,8 ngày Chẩn đoỏn in vitro 57Co Hạt beta 270 ngày Chẩn đoỏn in vitro 59Fe Hạt beta 45,5 ngày Chẩn đoỏn in vitro 67Ga Tia gamma 72 giờ Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 75Se Tia gamma 120 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 123I Tia gamma 13 giờ Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 125I Tia gamma 60 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 131I Hạt beta 8 ngày Trị liệu, nghiờn cứu 133Xe Hạt beta 5,3 ngày Chẩn đoỏn hỡnh ảnh 3.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra Lượng nước thải phát sinh khi dự án đi vào hoạt động nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ có khả năng gây hiện tượng phú dưỡng tại các khu vực tiếp nhận nước thải gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Việc khoan thăm dò địa chất trong quá trình khảo sát sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nếu chủ dự án không có biện pháp lấp hố khoan hợp lý và đúng kỹ thuật, thì tại các lỗ khoan này có thể xuất hiện các hiện tượng sụt lún bề mặt, thậm chí có thể làm thay đổi mực nước ngầm. 3.3. Đối tượng, quy mô bị tác động - Tác động trực tiếp: Các nguồn chất thải phát sinh trong quá trình thi công và hoạt động của dự án nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần môi trường như: + Môi trường không khí xung quanh. + Môi trường nước. + Môi trường đất. + Môi trường kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi hoàn thiện quá trình nâng cấp, cải tạo bệnh viện thì nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, giảm tải cho các bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh. - Tác động gián tiếp: Các thành phần môi trường cơ bản khi bị ô nhiễm sẽ gián tiếp tác động xấu tới sức khỏe người dân quanh vùng. ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường chung của người dân. Những tác động tiềm tàng nêu trên có quy mô rộng, thời gian tác động kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Vì vậy, chủ dự án sẽ xây dựng kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường một cách cụ thể, hợp lý và bền vững. 3.4. Đánh giá tác động 3.4.1. Giai đoạn xây dựng, cải tạo và nâng cấp song song quá trình khám chữa bệnh a. Tác động đến môi trường không khí - Bụi, đất đá và hơi khí độc Khi thi công dự án, một khối lượng lớn đất đá, vật liệu xây dựng, máy móc thi công được chuyển đến khu vực dự án để phục vụ cho công tác san nền và xây dựng cơ bản. Kéo theo đó là một lượng lớn bụi thải, đất đá rơi vãi và hơi khí độc. Bụi, đất đá và hơi khí phát sinh trong giai đoạn xây dựng nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc nếu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân. Đặc biệt là những người công nhân đang thi công trên công trường. Tuy thời gian tiếp xúc với các tác nhân nêu trên không dài nhưng với nồng độ cao cũng có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, phế quản, khí quản...), các bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các bệnh về mắt (viêm mi mắt, viêm giác mạc mắt...), các bệnh về đường tiêu hóa v.v... Song song với quá trình nâng cấp bệnh viện thì việc khám chữa bệnh của người dân vẫn diễn ra, nguồn ô nhiễm bụi, đất đá này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người bệnh cũng như y, bác sỹ trong bệnh viện. Các khí độc phát sinh từ các công trình vệ sinh, các công trình xử lý nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí trong bệnh viện, đồng thời phát tán các vi khuẩn gây bệnh từ các công trình cũ này ra môi trường có thể là nguồn lây lan dịch bệnh cho cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như người dân và công nhân thi công trên công trường. Ô nhiễm bụi còn có tác dụng xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ một lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ chậm phát triển, lá úa vàng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển và đơm hoa kết trái của cây trồng. - Tiếng ồn: Phát sinh từ hoạt động xây dựng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí xung quanh, môi trường lao động của người công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhĩ, ù tai, điếc ...). Trong giai đoạn xây dựng mở rộng, đối với người bệnh đang điều trị cần sự yên tĩnh thì tiếng ồn trong giai đoạn này là tác nhân gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình đều trị. - Nước thải: Việc ngập úng do nước mưa, nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng là có thể xảy ra. Tại các khu vực ngập úng lâu ngày sẽ phát sinh các hơi khí không mong muốn như H2S, NH3 làm ô nhiễm môi trường xung quanh. b. Tác động đến môi trường nước - Nước thải: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công; một phần của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các y bác sỹ trong bệnh viện và lượng nước mưa chảy tràn. + Nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công bình quân khoảng từ 60 - 80 lít/ người/ ngày đêm, tuy nhiên lượng thải này cũng thay đổi theo thời gian trong quá trình thi công. Lượng nước thải của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các y bác sỹ trong bệnh viện. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật là nguyên nhân gây ô nhiễm trực tiếp cho môi trường tiếp nhận, là nơi chứa các ổ dịch bệnh rất dễ lây lan nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do các công trình được xây dựng, cải tạo lần lượt nên bệnh viện và bên thi công sẽ tận dụng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh cũ để tận dụng trong quá trình thi công và khám chữa bệnh nên hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn phát sinh ô nhiễm này. + Nước mưa chảy tràn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ thời tiết, khí hậu trong khu vực. Nước mưa chảy tràn có hàm lượng chất lơ lửng và bùn đất cao, ngoài ra còn nhiều tạp chất khác như dầu, mỡ... Tác động dễ nhận thấy nhất của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung truyền nhiễm bệnh cho người và động vật, đặc biệt là không tạo được môi trường trong sạch cho bệnh nhân chóng khoẻ mà còn có khả năng lây lan những nguồn bệnh mới cho bệnh nhân cũng như cán bộ trong bệnh viện. Ngoài ra với thành phần ô nhiễm như trên, nguồn nước thải này khi thải trực tiếp vào môi trường tiếp nhận mà không qua khâu xử lý sơ bộ nào sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm nước mặt khu vực xung quanh. - Bụi, đất đá thải và chất thải rắn: Đất đá thải và bụi phát sinh có thể gây tắc các đường ống dẫn nước thải, thoát nước mưa. Do đó, làm tăng khả năng ngập úng cục bộ, đồng thời nước rỉ rác với các thành phần ô nhiễm hữu cơ cao cũng sẽ làm tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước thải chung này. Đây là nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm tầng nông. c. Tác động tới sức khỏe người công nhân - Ô nhiễm không khí, tiếng ồn là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người công nhân, ảnh hưởng tới khả năng tập trung công việc, giảm hiệu quả sản xuất của công nhân và tăng nguy cơ tai nạn trong lao động. - Chất thải rắn phát sinh nếu không được quản lý và thu gom hiệu quả sẽ là môi trường có nguy cơ cao đối với người công nhân. Lượng chất thải này chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của công nhân (bao bì, vỏ đồ hộp, túi nilon…) và chất thải rắn trong xây dựng ( bao bì xi măng, đất đá rơi vãi, thép vật liệu thừa, gạch vỡ, đá thừa…). Chúng có khối lượng không lớn, tuy nhiên rất khó kiểm soát do không tập trung và thói quen xấu trong sinh hoạt.Việc để rơi vãi các vật liệu thừa như: đinh sét, dây kẽm rỉ, lưỡi cưa... gây ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân đang thi công. Trong giai đoạn xây dựng mở rộng tác nhân trên còn gây ảnh hưởng tới cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi dẫm phải chúng.Tuỳ vào mức độ, ảnh hưởng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây uốn ván và các bệnh biến chứng khác. 3.4.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3.4.2.1. Tác động đến các thành phần môi trường a. Tác động đến môi trường không khí Các hơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM BV da khoa ngoc lac..doc
Tài liệu liên quan