Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng chung cư cao cấp Phong Phú – khu B tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10

I. TÊN DỰ ÁN: 10

II. CHỦ ĐẦU TƯ 10

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

1. Vị trí địa lý của dự án 10

2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của dự án 10

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

1. Giải pháp kiến trúc của dự án 10

1.1. Giải pháp chung: 10

1.2. Công năng phân bổ theo các tầng: 10

1.3. Cơ cấu căn hộ: 10

2. Giải pháp kết cấu của dự án 10

3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án 10

3.1. Quy hoạch giải phóng mặt bằng 10

3.2. Công tác san nền 10

3.3. Hệ thống giao thông 10

3.4. Hệ thống cấp điện 10

3.5. Hệ thống cấp nước 10

3.6. Hệ thống thoát nước mưa 10

3.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải 10

3.8. Thu gom và xử lý chất thải rắn 10

4. Chi phí đầu tư dự án 10

4.1. Nguồn vốn đầu tư. 10

4.2. Tổ chức quản lý dự án 10

4.3. Tiến độ thực hiện dự án 20

5. Các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 10

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG & KINH TẾ - XÃ HỘI 10

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10

1. Địa hình - Địa mạo 10

2. Điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn 10

3. Địa chất thủy văn: 10

4. Khí hậu 10

5. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án 10

5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 10

5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm 10

5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 10

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 10

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10

I. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10

1. Các nguồn gây ô nhiễm 10

1.1. Bụi 10

1.2. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển 10

1.3. Tiếng ồn 10

1.4. Nước thải 10

1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt 10

1.6. Vấn đề an toàn lao động 10

2. Các tác động khác 10

2.1. Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực 10

2.2. Tác động đến môi trường đất 10

2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật 10

2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực 10

2.5. Tác động giao thông chung quanh 10

II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10

1. Các nguồn gây ô nhiễm 10

1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 10

1.2. Chất thải rắn 10

1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 10

1.4. Ô nhiễm ồn 10

1.5. Khả năng gây cháy nổ 10

2. Các tác động đến môi trường và xã hội 10

2.1. Tác động đến môi trường từ nước thải 10

2.2. Tác động đến môi trường từ chất thải rắn 10

2.3. Tác động đến môi trường từ chất thải nguy hại 10

2.4. Tác động đến môi trường từ tiếng ồn 10

III. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 10

1.Tác động tích cực 10

2.Tác động tiêu cực 10

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 10

I. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 10

1. Tiếng ồn 10

2. Ô nhiễm không khí 10

3. Ô nhiễm môi trường nước 10

4. Chất thải rắn 10

5. Ô nhiễm môi trường đất 10

II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 10

1. Khống chế ô nhiễm nước 10

1.1.Nước mưa 10

1.2.Nước thải sinh hoạt: bao gồm 2 hệ thống 10

2. Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn 10

2.1.Biện pháp quản lý và thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình 10

2.2. Bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải 10

3. Phương án xử lý chất thải nguy hại 10

4. Phương án giảm thiểu ô nhiễm không khí 10

4.1. Biện pháp quy hoạch 10

4.2. Biện pháp quản lý 10

4.3. Khống chế ô nhiễm khí thải từ máy phát điện dự phòng 10

4.4. Khống chế ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn 10

4.5. Ô nhiễm ồn 10

4.6. Ô nhiễm mùi 10

5. Phòng cháy chữa cháy 10

6. Hệ thống chống sét 10

7. Trồng cây xanh trong khuôn viên khu nhà ở 10

8. Một số biện pháp hỗ trợ 10

III. TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU 10

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư: 10

2. Trách nhiệm của ban quản lý chung cư: 10

CHƯƠNG 5. CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10

CHƯƠNG 6. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10

I. CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 10

II. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10

1. Giám sát chất lượng môi trường không khí 10

2. Giám sát chất lượng nước thải 10

3. Giám sát chất lượng nước ngầm 10

4. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt 10

5. Các yếu tố khác 10

6. Chi phí giám sát chất lượng môi trường 10

7. Các biện pháp hỗ trợ 10

CHƯƠNG 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 10

I. PHẦN XÂY DỰNG 10

II. PHẦN THIẾT BỊ 10

CHƯƠNG 8. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 10

I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 10

II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 10

CHƯƠNG 9. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 10

I. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 10

II. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10

III. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10

1. Kết luận 10

1.1 Về mặt pháp lý 10

1.2 Về mặt hiệu quả kinh tế xã hội 10

2. Kiến nghị 10

PHẨN PHỤ LỤC 10

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng chung cư cao cấp Phong Phú – khu B tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 75,0 95,0 – 106,0 (Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000) Tài liệu (2): Mackernize, L.da, 1985 Mức độ ồn của các loại máy móc thiết bị phục vụ công tác đào đắp đất (xe tải, xe lu, xe xúc đất…) dao động trong khoảng từ 72 – 96 dBA, các máy móc để thao tác với các loại vật liệu xây dựng (máy trộn bêtông, bơm bêtông, cần cẩu, …) có độ dao động từ 75 – 88 dBA, các thiết bị như bơm, máy phát điện, máy nén khí có độ ồn từ 68 – 78 dBA. Các thiết bị khác như búa chèn và máy khoan đá, máy đóng cọc… có thể phát sinh tiếng ồn lên tới 106 dBA. Tác hại Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng tác động chủ yếu đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp ngoài công trường, ảnh hưởng đến các cơ quan thính giác như giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, rối loạn tim mạch… làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả lao động. Người làm việc tiếp xúc với tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn các chức năng thần kinh (stress), căng thẳng, cáu gắt, gây bệnh đau đầu, chóng mặt và có cảm giác sợ hãi, suy giảm khả năng tập trung và làm việc. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hoá. 1.4. Nước thải 1.4.1.Nước thải sinh hoạt Ô nhiễm nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường và nước mưa chảy tràn trên các bề mặt của công trường đang xây dựng. Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này thường xuyên dao động tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình. Ước tính tại thời điểm cao nhất, tổng số công nhân viên là 200 người, nhu cầu sử dụng nước trong ngày là 9 - 10 m3/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công do các hoạt động sinh hoạt cá nhân trong nhà vệ sinh. Nước thải từ các nhà vệ sinh của công nhân chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất cao (BOD, SS, Coliform…) nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ra các tác động đến môi trường nước ngầm khu vực dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau: BOD5: 35g/người/ngày (đối với nước thải đã lắng trong). TSS: 65g/người/ngày. Nitơ của muối amôn: 8g/nguời/ngày. Chất hoạt động bề mặt: 2,5g/người/ngày. (Nguồn: Giáo trình thoát nước – Tập 2: Xử lý nước thải NXB KH và KT, Hoàng Văn Huệ, 2002) 1.4.2.Nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc chế độ khí hậu của khu vực. Nếu không được quản lý tốt, nước mưa có thể bị nhiễm dầu do chảy qua những khu vực chứa nhiên liệu, qua khu vực đậu xe…Nước mưa chảy tràn cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn, dầu nhớt nhiên liệu gây nên các vấn đề về an toàn vệ sinh và mỹ quan khu vực. Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng. 1.4.3.Nước thải từ quá trình thi công móng cọc. Phương pháp khoan cọc nhồi làm cho kết cấu móng chắc hơn, giảm thiểu tiếng ồn nhiều hơn nhưng lại phát sinh một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải này nếu không được xử lí trước khi thải ra cống chung thì cũng sẽ gây ô nhiễm. 1.4.4.Nước thải từ quá trình rửa xe khi ra khỏi công trình Khi xe vận chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi công trình đều phải tiến hành rửa xe. Vì vậy sẽ phát sinh lượng nước thải từ quá trình này. Nước thải này chứa nhiều bùn, cát, đá…nếu không được xử lý thì nước thải này khi chảy vào hệ thống thoát nước chung sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ thống. 1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt Rác xây dựng gồm các vật liệu xây dựng như: gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt…) các tông, gỗ dán, xà bần, dây điện, ống nhựa, kính… phát sinh từ những vị trí thi công Các loại rác như bao bì, thực phẩm thừa… tạo từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Ước tính lượng rác thải này khoảng 120 – 150kg/ngày. Những tác động này nếu không tìm biện pháp hạn chế thì không chỉ ảnh hưởng tới công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, các cơ sở, nhà máy và khu dân cư ở khu vực lân cận. 1.6. Vấn đề an toàn lao động Công trình xây dựng là nhà cao tầng (25 tầng lầu và 01 tầng hầm) cho nên nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình thi công tương đối lớn. Do đó, Chủ Dự án sẽ chú ý đến vấn đề an toàn lao động khi vận chuyển và lắp đặt các máy móc có trọng tải lớn và khi thi công các công trình trên cao. Trong công trường thi công có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến tai nạn cho xe cộ hay tai nạn cho người lao động, người đi đường và dân cư xung quanh khu vực dự án Việc thi công các công trình trên cao có khả năng gây ra tai nạn lao động cao hơn do trượt té trên các giàn giáo, vận chuyển vật liệu xây dựng (ximăng, cát, …) lên các tầng cao và nhiều nguyên nhân khác Vật liệu xây dựng chất đống cao có thể gây nguy hiểm cho công nhân nếu đổ, ngã… Các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện hoặc do va chạm vào đường dây điện. Những ngày thi công công trình vào mùa mưa, khả năng tai nạn lao động trên công trường tăng cao hơn do đất trơn, dễ làm trượt té, đất mềm, lún dễ gây sự cố cho con người và các máy móc thiết bị thi công, gió bão lớn dễ gây ra tình trạng mất điện, hoặc đứt dây dẫn điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình 2. Các tác động khác 2.1. Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực Các nhà dân và các công trình khác trong khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi (làm ố vàng tường nhà), tiếng ồn và các chấn động mạnh. (có thể làm nứt lún các công trình kiến trúc gần nơi đóng cọc). Dự án sẽ gây các ảnh hưởng sau: Bụi làm ố vàng tường nhà và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, người thi công và người đi lại xung quanh. Tiếng ồn ảnh sức khoẻ người dân lân cận và khả năng làm việc của cơ quan, công ty xung quanh. Các chấn động mạnh có thể làm nứt lún nhà dân xung quanh và các công trình kiến trúc gần nơi đóng cọc. Các tác động của dự án còn là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông xung quanh. 2.2. Tác động đến môi trường đất Về mặt tích cực, dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch mà trước đây là đất dùng làm nhà xưởng. Điều này có nghĩa làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất. Đất nội bộ được san bằng phù hợp với địa hình khu vực cần khai thác, nói chung, điều này sẽ có lợi đến tài nguyên đất khu vực – ngoại trừ sự biến động về giá trị sử dụng của tài nguyên đất do thay đổi mục đích sử dụng. Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi bặm, đất cát sẽ tự thấm trong khuôn viên dự án. Điều này sẽ làm thay đổi thành phần tính chất của chất lượng đất. Các loại rác sinh hoạt và rác xây dựng nếu không được thu gom thường xuyên cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất đai trong vùng và có thể trở thành nơi lưu trú của các loài côn trùng, bọ sát có hại và là nguồn phát sinh dịch bệnh cho người lao động trên công trường. 2.3. Tác động đến tài nguyên sinh vật Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực dự án. Khi xây dựng dự án, một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải san nền để bố trí mặt bằng các công trình. Vì vậy, để đảm bảo cân bằng sinh thái và giảm bớt các tác động từ phía ngoài (bụi, tiếng ồn …), dự án phải tính đến việc trồng cây xanh mới. 2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực Giai đoạn thi công cơ bản của dự án tập trung rất đông công nhân. Đặc điểm của số lao động này phần lớn là lao động phổ thông, không hoàn toàn là dân cư trú chính thức trong địa bàn khu vực. Quá trình tập trung đông công nhân sẽ gây ra các vấn đề xã hội, gây mất trật tự an ninh khu vực như làm tăng các tệ nạn xã hội (trộm cắp, đánh nhau, ma tuý…) gây khó khăn cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng tại địa bàn khu vực dự án. 2.5. Tác động giao thông chung quanh Dự án nằm trong khu vực đường Nguyễn Văn Linh là con đường có lưu lượng xe cộ nhiều. Trong quá trình san nền và thi công của dự án cần rất nhiều các phương tiện vận chuyển để chở vật liệu xây dựng cũng như máy móc thiết bị để phục vụ cho dự án, mà giao thông ở đây đông đúc ít nhiều sẽ gây tình trạng kẹt xe. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý các phương tiện xe ra vào của dự án để tránh gây tắc nghẽn giao thông tại dự án. II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 1. Các nguồn gây ô nhiễm 1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 1.1.1.Nước mưa Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng trung tâm thương mại – căn hộ cao cấp, nước mưa sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra hệ thống thoát nước hoặc phần lớn thấm trực tiếp xuống đất. Khi trung tâm được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường. 1.1.2.Nước thải sinh hoạt Lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1.000m3 (chiếm 80% lượng nước cấp: (Qmax + QTM ) x 0,8). Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân trong khu vực này. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh Ecoli. Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm cao hơn. Bảng 15: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) STT THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ TB TCVN 6772:2000 (mức I) 1 pH 6,8 – 7,8 5 – 9 2 SS mg/l 100-220 50 3 BOD mg/l 110-250 30 4 N_NO3 mg/l 20-40 30 5 P – PO43- mg/l 4 – 8 6 6 Tổng Coliform MNP/100 ml 106 – 108 1.000 (Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB khoa học kỹ thuật, 1999) Bảng 16: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý ở bể tự hoại) STT THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ TB TCVN 6772:2000 (mức I) 1 pH 6 – 8 5 – 9 2 SS mg/l 50-100 50 3 BOD mg/l 120-140 30 4 N_NO3 mg/l 20-40 30 5 P – PO43- mg/l 4 – 8 6 6 Tổng Coliform MNP/100 ml 106 – 108 1.000 (Nguồn: Thoát nước – Tập 2: Xử lý nước thải – Hoàng Huệ, NXB KHKT) Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất thải rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn sông, suối tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại nguồn sông suối này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng này. Các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ gây ra các vấn đề tắc nghẽn các cống thoát nước tại khu vực, gây ra tình trạng ứ đọng nước thải, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và làm mất vẻ mỹ quan khu vực. 1.2. Chất thải rắn 1.2.1. Rác thải sinh hoạt Lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các căn hộ, các dịch vụ công cộng, và khách ra vào trung tâm thương mại, qui mô dân số dự kiến của chung cư là 2.928 người (theo Dự án Đầu tư). Do đó, thành phần và khối lượng rác thải ra như sau: Rác thải sinh hoạt bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai... Lượng chất thải rắn có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt = 1,5 kg/người/ngày (theo Dự án Đầu tư). Như vậy lượng rác thải sinh hoạt: 1,5 kg/người/ngày x 2.928 người = 4.392kg/ngày Khối lượng rác thải của khu thương mại (ước tính chiếm khoảng 15% khối lượng rác thải khu nhà ở) 4.392 kg/ngày ´ 15% = 659 kg/ngày. Vậy tổng khối lượng chất thải rắn là: 4.392 + 659 = 5.051 kg/ngày Bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống xử lý nước thải tập trung Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại bể tự hoại và trạm xử lý nước thải tập trung của khu nhà sẽ làm phát sinh một lượng bùn thải đáng kể. Vì quá trình xử lý chủ yếu sử dụng biện pháp sinh học nên lượng bùn sinh ra từ các công trình bể thuộc dạng bùn sinh học, dễ phân hủy. Khối lượng bùn ước tính từ bể lắng theo đường bùn tuần hoàn Trong đó: : Thời gian lưu bùn trong bể Aerotank, = 10 ngày. Vr: Thể tích hữu ích của bể Aerotank, Vr= 300 m3 (mục 7.1) X: Nồng độ sinh khối bùn hoạt tính trong bể Aerotank, X = 3000mgVSS/l Qdư : Lưu lượng bùn dư cần xử lý. Q: Lưu lượng nước thải, Q = 1.000 m3/ngày. Xr: Nồng độ sinh khối bùn tuần hoàn vào bể Aerotank, Xr = 8000 mgSS/l Xe: Nồng độ sinh khối trong nước thải đầu ra của bể lắng 2, Xe = 25mg/l Tỷ lệ Như vậy lưu lượng bùn dư phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung cần phải xử lý là 12m3/ngày. Khối lượng bùn từ bể tự hoại sẽ được ước tính ở phần sau (tính toán thể tích bể tự hoại) 1.2.2. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Các loại chất thải nguy hại trong khu nhà thường là gas, chất tẩy rửa, pin, các loại hóa mỹ phẩm, các thùng sơn đã qua sử dụng, các vật dụng y tế trong các căn hộ gia đình… Tác hại: Chất thải nguy hại thực sự đe dọa đến sức khỏe con người như tổn thương cơ thể, có khả năng gây dị ứng các bệnh mãn tính và cấp tính, đường hô hấp, ung thư, rối loạn hệ thần kinh, gây đột biến, … Nếu chất thải nguy hại không được thải bỏ đúng cách sẽ hủy hoại môi trường và là những mối nguy hại tiềm ẩn đến sức khỏe cộng đồng. 1.2.3 Rác thải y tế: Cơ sở y tế của chung cư cao cấp Phong Phú – khu B: là một phòng y tế nhỏ chủ yếu để làm công tác sơ cứu tại chỗ cho những trường hợp bệnh tật hay tai nạn cấp bách trước khi chuyển đi các bệnh viện chức năng trong huyện Bình Chánh và Thành phố. Tổng rác thải y tế trong Cơ sở y tế khu chung cư trung bình khoảng 2kg/ngày. Lượng rác thải này được thu gom riêng ( 2 ngày thu gom 1 lần) và vận chuyển đến nơi xử lý rác thải y tế của Thành phố. Nước thải y tế tính trung bình khoảng 0.5m3/ ngày được đưa vào trạm xử lý nước thải của chung cư để xử lý. 1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 1.3.1.Các phương tiện vận chuyển Chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào Khu dân cư là các loại xe máy, xe ô tô, xe tải vận chuyển các loại. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi. Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, không cố định nên việc khống chế và kiểm soát rất khó khăn. Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng (phanh). Bảng 17: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ôtô Thành phần khí độc hại (%) Chế độ làm việc của động cơ Chạy chậm Tăng tốc độ Ổn định Giảm tốc độ Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen Khí CO Hydrocacbon NOx (ppm) Aldehyde 7,0 0,5 30 30 Vết 0,04 60 10 2,5 0,2 1050 20 0,1 0,02 850 20 1,8 0,1 650 10 Vết 0,01 250 10 2,0 1,0 20 300 Vết 0,03 30 30 (Nguồn: Ô nhiễm không khí – TS. Đinh Xuân Thắng – 2003) 1.3.2.Máy phát điện dự phòng Dự án sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho khu nhà ở trong thời gian mạng lưới điện quốc gia bị ngắt. Việc sử dụng máy phát điện chỉ trong thời gian ngắn và mang tính gián đoạn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng máy phát điện cũng sẽ làm phát sinh ra các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO Để tính toán mức độ ô nhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm như sau: Bảng 18: Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO Chất ô nhiễm Hệ số (g/HP.giờ) HC 0,11 NO2 10,66 Bụi 0,15 SO2 0,57 CO 1,79 (Nguồn: Theo tài liệu “kỹ thuật đánh giá ô nhiễm môi trường” của WHO) Căn cứ vào công suất 1 máy phát điện của dự án 1200KVA, tương đương 1700Hp. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện ước tính như sau Bảng 19: Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện Chất ô nhiễm Hệ số (g/HP.giờ) g/h g/s HC 187 0,052 NO2 18.122 5,033 Bụi 255 0,071 SO2 969 0,27 CO 3.043 0,84 1.3.3.Hệ thống gas Nguy cơ hỏa hoạn xảy ra ngày càng nhiều trong thành phố. Trong đó, gas là yếu tố gây hỏa hoạn nhiều nhất, hầu hết là các đám cháy do sự bất cẩn của người dân: Quên khóa gas sau khi sử dụng xong. Hút thuốc khi vào hầm chứa gas Do đó phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề chứa gas và nhắc nhở người dân cẩn trọng trong quá trình sử dụng gas. 1.3.4.Mùi hôi Từ hệ thống xử lý nước thải Mùi hôi phát sinh khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu phát sinh từ trạm xử lý nước thải. Bản chất của nước thải xử lý chủ yếu là nước thải từ quá trình sinh hoạt, quá trình xử lý nếu phát sinh mùi hôi là do nước thải lưu chứa trong hệ thống các bể sẽ phát sinh các khí gây mùi H2S, NH3, … do quá trình vận hành và quản lý trạm xử lý không tốt (lưu lượng khí ở bể Aeroten không đủ, thời gian lưu nước ở các bể lớn gây nên tình trạng phân hủy kị khí nước thải…). Mùi hôi đặc trưng của nước thải sẽ gây mất mỹ quan cho khu vực dự án đặc biệt đối với dự án là khu nhà ở cao cấp. Mùi hôi gây cảm giác khó chịu, tạo môi trường sống và làm việc không tốt đặc biệt cho những hộ gia đình xung quanh. Từ khu vực nấu ăn. Trong quá trình nấu ăn phát sinh mùi như nấu mắm kho cá, chiên thịt…khi sử dụng dầu mỡ lại nhiều lần hoặc không thường xuyên thay dầu nấu ăn. Những mùi này ở một giới hạn nào đó làm cho con người cảm giác rất khó chịu. Đặc biệt trong thành phố nói chung cũng như khu vực dự án nói riêng nhà của dân, công ty và doanh nghiệp tư nhân rất đông, kết cấu xây dựng sát nhau không thông thoáng được. Do đó trong quá trình nấu ăn phải có biện pháp xử lý mùi thích hợp. 1.4. Ô nhiễm tiếng ồn 1.4.1.Từ quá trình sinh hoạt Dự án là trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm kết hợp với khu căn hộ cao cấp với qui mô dân số dự kiến khoảng 2.928 người, tập trung tại một khu vực nhất định, do đó, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người dân là có thể. Tuy nhiên, cường độ tiếng ồn rải rác và không tập trung, nhiều hộ gia đình sinh hoạt riêng biệt, cho nên, ồn sẽ không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. 1.4.2.Từ máy móc thiết bị Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia bị ngắt. Tuy nhiên nguồn ồn này không diễn ra liên tục và chỉ trong một thời gian ngắn Hoạt động của các loại máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm nước, máy thổi khí phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải…) Các phương tiện giao thông vận tải từ cư dân trong các căn hộ, các phương tiện ra vào trung tâm thương mại… Đó là tiếng ồn phát ra từ các động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói… Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau Tuy nhiên các nguồn gây ồn của dự án nhìn chung không lớn và không thường xuyên. 1.5. Khả năng gây cháy nổ Khu nhà ở và trung tâm thương mại là nơi người dân tập trung đông. Do đó, khả năng hỏa hoạn do bất cẩn của người dân rất có thể xảy ra. Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do: Vứt bừa bãi tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào các khu vực dễ cháy nói chung. Bất cẩn trong quá trình sinh hoạt và nấu nướng của người dân như: rò rỉ gas từ bếp gas, nấu cơm, ủi đồ, quạt,… Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt.... bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy; Do vậy, Chủ Đầu tư cần thiết lập hệ thống PCCC tại chỗ, đặt nhiều nơi để có thể dễ lấy và sử dụng tốt trong khu vực khu nhà ở cao cấp và từng căn hộ riêng biệt, trong khu trung tâm thương mại, trong các khu vực dịch vụ công cộng… để người dân có thể chữa cháy kịp thời nếu hỏa hoạn xảy ra trước khi Đội PCCC chuyên nghiệp đến. 2. Các tác động đến môi trường và xã hội Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ra các tác động đến môi trường chủ yếu là nước thải, chất thải rắn, các sự cố xảy ra ở khu nhà ở - trung tâm thương mại và các tác động đến kinh tế xã hội tại khu vực dự án. 2.1. Tác động đến môi trường từ nước thải Các tác động đến môi trường chủ yếu là nước thải từ quá trình sinh hoạt của người dân trong khu nhà ở. Các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ gây ra các vấn đề tắc nghẽn các cống thoát nước tại khu vực, gây ra tình trạng ứ đọng nước thải, phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và làm mất vẻ mỹ quan khu vực. Chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải (chủ yếu là cacbonhydrat) nếu không được xử lý trước khi xả vào nguồn nước, sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Ngoài ra lượng dầu mỡ có trong nước thải sinh hoạt sẽ hạn chế sự hòa tan, xâm nhập oxy vào nguồn nước do đó ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thuỷ sinh vật khu vực đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, khối lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của khu nhà ở có thể ước tính theo bảng 19 Bảng 19: Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người Chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số phát thải Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Chất lơ lửng 170 – 220 133 – 173 BOD5 của nước đã lắng 45 – 54 35 – 42 Nitơ tổng 6 – 12 0.7 – 1.4 P-PO4 0.6 – 4.5 0.47 – 3.35 Dầu mỡ 10 – 30 7.85 – 23.55 Tổng Coliform (k.lac/ng/ngđ) 106 – 109 7.85*108 – 1011 Feacal Coliform (k.lac/ng/ngđ) 105 – 106 7.85*107 – 108 Trứng giun sán 103 7.85*105 Chlor 4 – 8 3.1 – 6.3 2.2. Tác động đến môi trường từ chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình riêng lẻ. Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học cao, là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như: ruồi, muỗi, gián… đồng thời gây mất vẻ mỹ quan cho khu nhà ở cao cấp. Vì quy mô dân số của khu nhà ở rất lớn (dự kiến đến khoảng 2.928 người) nên với lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày rất lớn, phải có biện pháp thu gom, quản lý và xử lý hợp lý. 2.3. Tác động đến môi trường từ chất thải nguy hại Chất thải nguy hại thực sự đe dọa đến sức khỏe con người như tổn thương cơ thể, có khả năng gây dị ứng các bệnh mãn tính và cấp tính, đường hô hấp, ung thư, rối loạn hệ thần kinh, gây đột biến, … Nếu chất thải nguy hại không được thải bỏ đúng cách sẽ hủy hoại môi trường và là những mối nguy hại tiềm ẩn đến sức khỏe cộng đồng. 2.4. Tác động đến môi trường từ tiếng ồn Người làm việc tiếp xúc với tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn các chức năng thần kinh (stress), căng thẳng, cáu gắt, gây bệnh đau đầu, chóng mặt và có cảm giác sợ hãi, suy giảm khả năng tập trung và làm việc. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hoá. III. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 1.Tác động tích cực Dự án Chung cư cao cấp Phong Phú – khu B sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân, tạo một môi trường sống văn minh hiện đại và đảm bảo an ninh. Khu chung cư sẽ góp phần làm cho diện mạo của xã Phong Phú nói riêng và của huyện Bình Chánh nói chung ngày càng hiện đại và phát triển. Đồng thời dự án cũng đáp ứng được nhu cầu đô thị hóa trước mắt và lâu dài của huyện. Ngoài ra, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trước mắt sẽ tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động vào công việc xây dựng. Sự phát triển của dự án sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu đô thị này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện trong mỗi người dân. Trong khu vực dự án hiện nay, không có các di tích lịch sử hoặc công trình văn hoá mỹ thuật nên không ảnh hưởng đến các điều kiện văn hoá tinh thần của nhân dân trong vùng. Ảnh hưởng tích cực nhất đến dự án là : dự án nằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng Khu chung cư Phong Phú – Khu B tại xã Phong Phú – huyện Bình Chánh – TPHồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan