MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
1.1. TÊN DỰ ÁN: 9
1.2. CHỦ DỰ ÁN: 9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 10
1.4.1 Quy mô xây dựng và cấp hạng công trình: 10
1.4.2. Phương án thi công 16
1.4.3 Phương án cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho công trình. 17
1.4.4 Phương án đền bù tái định cư: 19
1.4.5. Kinh phí thực hiện dự án: 19
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án 20
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 21
2.1.1 Vị trí địa lý: 21
2.1.2 Địa hình địa mạo: 21
2.1.3 Địa chất: 21
2.1.4 Điều kiện về khí tượng, thủy văn 23
2.1.5. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 25
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI 27
2.2.1. Dân cư – lao động 27
2.2.2. Tình hình xã hội 31
2.3 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 32
2.3.1 Tài nguyên đất: 32
2.3.2 Tài nguyên nước: 33
2.3.3 Tài nguyên động thực vật: 34
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: 38
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra: 40
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG: 42
3.3.1 Tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng: 42
3.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 43
3.3.3 Tác động môi trường trong giai đoạn sử dụng công trình: 51
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 57
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 58
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU: 58
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu trong GĐ giải phóng mặt bằng của dự án 58
4.1.2 Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công dự án: 61
4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong GĐ sử dụng công trình: 66
4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: 67
4.2.1. Sự cố cháy nổ và sự cố lao động 67
4.2.2. Sự cố ngập úng, sạt lở đất: 68
4.2.3. Sự cố giao thông 69
CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 71
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 73
6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 73
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG: 73
6.2.1 Chương trình quản lý môi trường 74
6.2.1 Chương trình giám sát môi trường: 74
6.2.2. Kinh phí cho quan trắc và giám sát môi trường: 75
CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 77
CHƯƠNG 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 78
CHƯƠNG 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 80
9.1 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 80
9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: 80
9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 81
9.2 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 82
9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng: 82
9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 82
9.3 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14576 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối QL1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khí ô nhiễm từ các phương tiện vận tải, phương tiện thi công tính theo định mức cho xe chạy bằng dầu diezel. Việc tính toán nồng độ khí ô nhiễm từ các phương tiện vận tải và thi công (Theo tài liệu Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) như sau:
Định mức tiêu hao nhiên liệu trong 1 ca (7 giờ):
Ô tô: 6, 6 lít/giờ x 7 giờ x 1,5 (hệ số xe cũ) x 0,9 = 62,37 kg/ca/chiếc.
Xe gàu xúc: 10 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 94,5 kg/ca/chiếc.
Máy ủi T -100M và Komasu: 7 lít /giờ x7 giờ x1,5 x0,9= 66,15 kg/ca/chiếc
Máy ủi D7: 11 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 103,95 kg/ca/chiếc.
Xe ủi C -130: 7 lít /giờ x 7 giờ x 1,5 x 0,9 = 66,15 kg/ca/chiếc.
Tải lượng ô nhiễm theo định mức (g/kg nhiên liệu): NO, NO2 = 20 ; CO = 200 ; SO2 = 5 ; CnHm = 25 ; Muội than = 5.
Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công nêu ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công
Phương tiện
Nhiên liệu tiêu hao (kg/ca)
Tải lượng chất ô nhiễm (g/ca)
NOx
CO
SO2
CnHm
Muội than
Ô tô
62,37
1247,4
1427,4
311,85
1584,25
311,85
Xe gàu xúc
94,5
1890
18900
472,5
2362,5
472,5
Máy ủi Komasu
66,15
1323
13230
330,75
1668,75
330,75
Máy ủi D7
104
2080
20800
520
2600
520
Xe ủi C - 130
66
1320
13200
330
1650
330
(Nguồn: Địa chất môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Giai đoạn vận hành công trình
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh dọc tuyến đường do nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương (Tại các hàng quán dọc tuyến đường, và sinh hoạt của người dân,...) và khách qua lại (các loại bao bì, túi nilong, đồ gói thức ăn, thức ăn thừa,...).
Nguồn phát sinh chất thải lỏng
Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng chú ý sau khi công trình đưa vào sử dụng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông, bảo dưỡng đường định kỳ.
Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung
Khi công trình đi vào vận hành, lưu lượng xe tham gia giao thông sẽ tăng so với hiện nay. Các phương tiện giao thông sẽ thải ra bụi đất, khí độc như NOx, SOx, COx, CmHn hơi xăng dầu, bụi cao su (do sự bào mòn giữa lốp xe và mặt đường). Ngoài ra khí thải còn phát sinh từ quá trình phân huỷ rác thải trên đường phố, rác thải sinh hoạt và từ các cống, mương thoát nước của các khu dân cư trong vùng.
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:
Nước mưa chảy tràn:
Do quá trình thi công sẽ diễn ra liên tục cho nên khi có mưa bão xảy ra, nước mưa chảy tràn sẽ rửa trôi bùn đất đổ vào vực nước một số sông và hệ thống rãnh thoát nước, mương thủy lợi tại các đoạn canh tác nông nghiệp trên tuyến đường. Nước mưa chảy tràn cũng là nguồn gây ra các sự cố sạt lở, ngập úng cục bộ nếu không làm tốt công tác xây dựng hệ thống thoát nước.
Tiếng ồn và rung động
Nguồn gây ồn và rung động phát sinh từ việc bốc dỡ các vật liệu xây dựng và của các phương tiện thi công trên công trường (xe vận tải, máy đào, ủi, máy trộn bê tông, máy nổ, máy bơm, máy đóng cọc, xe lu...). Tiếng ồn đặc trưng bởi độ lớn của mức áp suất âm thanh. Sau đây (Bảng 3.2) là mức áp suất âm thanh LpA của một số nguồn ồn thường gặp.
Bảng 3.2. Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng
Stt
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m
01
Máy ủi
93,0
02
Máy khoan đá
87,0
03
Máy đầm nén (xe lu)
72,0 - 74,0
04
Máy xúc gầu trước
72,0 - 84,0
05
Gầu ngược
72,0 - 93,0
06
Máy kéo
77,0 - 96,0
07
Máy cạp đất
80,0 - 93,0
09
Máy lát đường
87,0 - 88,5
10
Xe tải
82,0 - 94,0
11
Máy trộn bê tông
75,0 - 88,0
12
Bơm bê tông
80,0 - 83,0
13
Máy đập bê tông
85,0
14
Cần trục di động
76,0 - 87,0
15
Máy phát điện
72,0 - 82,5
16
Máy nén
75,0 - 87,0
17
Búa chèn và máy khoan đá
81,0 - 98,0
18
Máy đóng cọc
95,0 - 106,0
(Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải)
Các nguồn gây ồn trong giai đoạn xây dựng có thể coi như thuộc loại nguồn điểm. Theo tính toán mức độ lan truyền tiếng ồn, mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn (D) được xác định như sau:
L = 20log (D0/D)1+a. Trong đó: a là hệ số trạng thái địa hình (a= 0 đối với địa hình bằng phẳng, không có cây và vật chướng ngại); D0 là khoảng cách đặc trưng từ nguồn đến điểm đo.
Kết quả tính toán và thực tế khảo sát các khu vực tương tự cho thấy loại nguồn ồn này có độ ồn giảm đi khoảng 10 dBA cho mỗi lần tăng gấp đôi khoảng cách đến nguồn. (Giả sử ở khoảng cách D0=5 m mức ồn đo được là 100 dBA thì ở khoảng cách D =10m mức ồn là 90dBA và ở khoảng cách D =20 m mức ồn đo được là 80 dBA).
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra:
Tính rủi ro về sự cố môi trường gây ra bởi dự án bao gồm các yếu tố sau:
Sự cố do cháy nổ.
Sự cố ngập úng gây hại đến hoa màu và cây trồng của dân.
Sự cố lao động xảy ra do hoạt động thi công.
- Sự cố giao thông do hoạt động của các phương tiện và người tham gia giao thông trên tuyến đường (tai nạn giao thông).
Sự cố do thời tiết, dòng chảy.
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
Đối tượng và quy mô bị tác động trong các giai đoạn thực hiện dự án nêu trong các bảng từ 3.3 - 3.5.
Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
TT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
1
Các hộ dân cư
Gồm 115 hộ dân
2
Đất ruộng vườn và hoa màu trên đất
Khoảng 506.604 m2
3
Nhà cấp 4 của dân
4.420m2
3
Công trình công cộng
11 trụ điện hạ thế, 6 trụ điện thoại và 35 cột điện sinh hoạt
Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công công trình
TT
Đối tượng bị tác động
Quy mô tác động
1
Môi trường đất, nước
- Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước dọc theo tuyến đường thực hiện dự án.
- Dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện dự án.
- Công nhân trực tiếp thi công trên công trường.
2
Môi trường không khí
- Công nhân trực tiếp thi công trên công trường.
- Khu dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện DA.
- Hệ sinh thái trên cạn khu vực dự án.
3
Tiếng ồn
- Công nhân trực tiếp thi công trên công trường.
- Dân cư gần hành lang tuyến đường (khoảng 1000 hộ), tuy nhiên thời gian chịu ảnh hưởng của tiếng ồn là không lớn (khoảng 3-5 ngày).
4
Các vấn đề về xã hội
Ảnh hưởng đến các vấn đề về kinh tế – xã hội của các xã có tuyến đường đi qua nói riêng và ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói chung
Bảng 3.5: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án
TT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tácđộng
1
Môi trường không khí
- Các loại khói thải từ động cơ của các loại phương tiện tham gia giao thông ảnh hưởng đến khu dân cư, các công trình, trụ sở, cơ quan xí nghiệp dọc theo tuyến đường thực hiện dự án.
2
Môi trường nước mặt
- Hoạt động dân sinh của dân cư dọc theo tuyến đường thực hiện dự án.
- Hệ sinh thái dọc theo tuyến đường
3
Văn hóa, trật tự an toàn xã hội
- Dân cư ở dọc theo tuyến đường thực hiện dự án nói riêng và khu vực các xã mà tuyến đường đi qua nói chung.
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG:
Trong quá trình triển khai dự án sẽ không tránh khỏi các tác động tiêu cực đến môi trường trong khu vực. Các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của dự án lên môi trường khu vực được liệt kê trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khi
thực hiện dự án
TT
Các giai đoạn của dự án
Các tác động có thể xảy ra
1
Chuẩn bị mặt bằng
(GPMB)
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Suy giảm đa dạng sinh học
- Biến đổi hệ thống thuỷ văn mặt
- Giảm thu nhập của hộ dân bị di dời.
- Giảm sản lượng nông nghiệp
- Gây ô nhiễm môi trường do rác thải, khí thải, bụi, tiếng ồn và nước thải.
- Quan hệ giữa chủ đầu tư với nhân dân địa phương.
2
Thi công xây dựng
- Bụi, khí độc, tiếng ồn.
- Chất thải rắn
- Nước thải
- Thu hẹp dòng chảy
- Ngập úng cục bộ.
- Tăng mức sử dụng tài nguyên
- Quan hệ giữa công nhân xây dựng và nhân dân địa phương.
3
Giai đoạn sử dụng
- Bụi, tiếng ồn, khí thải, rác thải
- Tăng dân số, tăng nhu cầu năng lượng
- Tăng lưu lượng giao thông và tai nạn giao thông.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.3.1 Tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng:
Công trình dự kiến xây dựng sẽ chiếm dụng một phần diện tích đất vườn, đất nông nghiệp, đất công cộng...Sau khi tính toán các phương án về kỹ thuật, đền bù, kinh tế thì phương án được lựa chọn với diện tích đền bù tạm tính bao gồm:
Diện tích đất vườn: 506.604 m2 ;
Diện tích nhà cấp 4 : 4.420m2;
Công trình công cộng: 11 trụ điện hạ thế, 6 trụ điện thoại và 35 cột điện sinh hoạt.
Một số hạng mục khác như: rào xây, nhà tranh tre, nhà thờ...
Nhìn chung, diện tích đất đai dự kiến thu hồi phục vụ Công trình không lớn, không đi qua những vùng đất mang tính “nhạy cảm” về môi trường. Hơn nữa, khi Công trình đi vào sử dụng, việc lưu thông tuyến đường trong các vùng được thuận tiện, giá trị sử dụng đất vùng lân cận sẽ được tăng lên do đó sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mà đối tượng hưởng lợi là người dân trong đó bao gồm cả những đối tượng bị thu hồi đất.
Từ những lợi ích trên và xuất phát từ nguyện vọng của người dân, nếu việc đền bù giải phóng được tiến hành đúng quy định sẽ không xảy ra những tranh chấp, xung đột giữa người dân và người dân, giữa người dân và chính quyền trong quá trình giải phóng mặt bằng.
Tác động đến hệ sinh thái:
Trong giai đoạn GPMB, hệ sinh thái chủ yếu bị tác động gồm:
(1) Đối với thực vật: Làm giảm đi một diện tích thực vật được trồng trên đất. Tuy nhiên, thực vật chủ yếu là cây cỏ và cây nông nghiệp giá trị kinh tế thấp gồm hoa màu và một diện tích lúa nước, do vậy, không làm thay đổi nhiều đến hệ sinh thái khu vực. Sau khi công trình đi vào hoạt động một số loại cây được trồng và mọc tự nhiên sẽ phục hồi lại được phần nào hệ sinh thái vốn có của nó.
(2) Đối với động vật:
- Động vật trên cạn: Khi thảm thực vật bị chặt bỏ, các loài động vật sẽ mất đi nơi cư trú, sinh sống, chúng sẽ di chuyển đến nơi cư trú, sinh sống mới. Tuy nhiên, các loài động vật ở đây chủ yếu là các loài gặm nhấm, bò sát như chuột, rắn, tắc kè và một số loài khác như cóc, nhái, chim...là những loài có giá trị kinh tế thấp, ít mang tính nhạy cảm.
- Động vật dưới nước: Việc phá bỏ các thảm thực vật ven bờ sông phục vụ thi công xây dựng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài sống thủy sinh sống ẩn nấp dưới các tảng đá ven bờ hoặc trong các hang hốc đất như cua, rắn...
Nhìn chung, việc giải phóng mặt bằng cho Công trình sẽ không ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái khu vực do tính đa dạng sinh thái khu vực thấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ chỉ đạo đơn vị thi công phối hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt quá trình giải phóng mặt bằng để tránh chặt phá hay giải phóng quá mức ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung của khu vực.
3.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Hoạt động san lấp địa hình tạo mặt bằng thi công có tác động mạnh tới các yếu tố môi trường như: chiếm dụng và làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nguy cơ gây sạt lở đất (tại các đoạn địa hình dốc, ta luy sườn đồi) do xói mòn; giảm khả năng thoát nước của khu vực, làm đục nước và suy giảm chất lượng nước mặt (sông, suối, hồ) và nước ngầm, giảm khả năng thấm nước của đất do thay đổi kết cấu đất; gây ô nhiễm không khí do bụi và các loại khí thải phát sinh từ phương tiện cơ giới, gia tăng tiếng ồn và tác động xấu tới cuộc sống của dân cư; xuất hiện mâu thuẫn giữa công nhân và người bản xứ do khác nhau về lối sống, tác động đến các hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp và tình hình giao thông dọc tuyến đường.
Để xây dựng công trình, một lượng lớn vật liệu xây dựng và vật tư sẽ được đưa đến công trình. Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng tạo nên nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và xã hội. Có thể liệt kê các tác động môi trường như sau: sạt lở, hư hỏng đường vận chuyển, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí trên tuyến vận chuyển bởi bụi và khí thải động cơ, phát sinh tiếng ồn, môi trường nhân văn và hoạt động kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông) bị ảnh hưởng.
Việc xây dựng cầu cống và rãnh thoát nước được thực hiện đồng bộ với việc san lấp và tạo mặt bằng tuyến đường. Tác động tiêu cực của công đoạn này chủ yếu gồm: tăng nguy cơ gây sạt lở đất, gây ô nhiễm không khí và nước tạm thời trong thời gian xây dựng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến đường.
Dưới đây là những phân tích chi tiết các loại tác động tiềm tàng có nguồn gốc từ các hoạt động này trong thi công :
Tác động do nước thải
Nguồn phát sinh
Trong quá trình xây dựng công trình, nước thải sẽ phát sinh từ những nguồn sau:
(1). Nước thải xây dựng bao gồm:
Nước thải dư thừa từ quá trình trộn vữa và làm ẩm nguyên vật liệu;
Nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ và bảo dưỡng công trình:
(2). Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các lán trại, sinh hoạt hàng ngày của công nhân, bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chân tay, giặt giũ,..(khoảng 50 công nhân tham gia xây dựng).
(3). Nước mưa chảy tràn trên mặt đất sinh ra trong những ngày trời mưa.
Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm
(1). Nước thải xây dựng:
Thành phần nước thải không chứa các chất độc hại, chỉ đơn thuần là chất rắn lơ lửng, cát, sạn với tải lượng sinh ra không đáng kể, nước thải chảy trên bề mặt đất đã được thấm qua đất như một màng lọc sau đó mới theo độ dốc chảy ra lưu vực tiếp nhận (trong trường hợp lượng nước thải lớn). Nước thải phát sinh khi bảo dưỡng cầu, cống các loại sẽ chảy trực tiếp xuống lòng sông, tuy nhiên lượng nước này không đáng kể và không chứa các tác nhân gây độc hại đến môi trường nước.
(2). Nước thải sinh hoạt:
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Do đó nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và số lượng công nhân. Ước tính một ngày một người sử dụng tổng cộng khoảng 30 lít nước, số lượng công nhân thi công xây dựng khoảng 50 người (số lượng này có thể tăng lên vào những ngày công việc cần số lượng nhân công nhiều như đổ bê tông, phóng lao, hạ cọc...), lượng nước phát thải chiếm khoảng 80% nước cấp thì tổng lượng nước thải ước tính 1,5m3/ngày.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) đối với những quốc gia đang phát triển có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường
Chất ô nhiễm
Tải lượng (g/người/ngày)
Tải lượng ước tính cho 50 công nhân (g/50người/ngày)
BOD5
45 - 54
2250 - 2700
Chất rắn lơ lửng
70 - 145
3500 - 7250
Dầu mỡ
10 - 30
500 - 1500
Tổng Nitơ
6 - 12
300 - 600
Amoni
2,4 - 4,8
120 – 240
Tổng Photpho
0,8 - 4
40 – 200
Tổng Coliform
106 - 109 MPN/100ml
5.107 - 5.1010 MPN/100ml
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - 1993
Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm không lớn nhưng có độ nhiễm bẩn cao nên chủ đầu tư cần xây dựng các nhà vệ sinh tạm để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, tránh thải bừa bãi ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, cộng đồng dân cư, gây mất mỹ quan khu vực.
(3). Nước mưa chảy tràn: loại nước này chỉ phát sinh trong những ngày trời mưa, lượng mưa phụ thuộc vào mùa, ngày, bề mặt đất, độ dốc địa hình,...
Trên toàn tuyến đường có nhiều công trình trên sông (đặc biệt có 2 cây cầu tương đối dài qua sông Nghèn và sông Cửa Sót) do đó trên đường di chuyển, nước mưa có thể cuốn theo đất, cát, các chất ô nhiễm như dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, máy móc thi công làm ô nhiễm dòng sông tác động đến đời sống thủy sinh do thay đổi môi trường sống, xa hơn nữa là tác động đến cộng đồng dân cư khi sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt. Do đó, cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm nước mặt, tạo thoát rãnh hợp lý... để tránh những tác động do nước mưa gây ra.
Tác động do chất thải rắn
Nguồn phát sinh: Chất thải rắn trong quá trình thi công công trình chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
Rác thải xây dựng phát sinh trong các công đoạn thi công;
Chất thải sinh hoạt của công nhân tham gia trên công trường;
Thành phần và tải lượng
(1). Rác thải xây dựng: bao gồm các loại rác thải sau:
Phế thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng, gồm: bao bì đựng vật liệu xây dựng, các loại vật liệu xây dựng dư thừa như cát, đá, xi măng, bê tông rơi vãi, ốc vít hư hỏng...Tải lượng các nguồn thải này khó tính được, nó phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân và biện pháp thu gom, tái sử dụng các phế liệu sản xuất vào các mục đích khác.
Trầm tích phát sinh từ quá trình nạo vét lòng sông tại vị trí các mố, trụ cầu với thành phần chứa các trầm tích hữu cơ bị phân hủy, cát, đá, sỏi.
Bùn hữu cơ phát sinh từ quá trình bóc hữu cơ: Trước khi làm đường cần tiến hành bóc lớp vỏ hữu cơ để đảm bảo độ chặt, cứng cho nền đất trước khi xây dựng. Hoạt động này làm phát sinh một lượng đất chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao.
(2). Rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động trên công trường: Thành phần chủ yếu của nguồn thải này gồm giấy loại, bao bì đựng thức ăn, các vật dụng sinh hoạt...Đây là nguồn thải dễ thu gom và xử lý. Theo ước tính, lượng rác thải của một người là 0,3kg/người/ngày và căn cứ vào lượng công nhân thi công thì lượng rác thải phát sinh ước tính 15kg/ngày (0,3kg/người/ngày x 50người).
(3). Chất thải sinh hoạt từ quá trình vệ sinh cá nhân: có đặc điểm dễ phân hủy sinh học; chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với sinh vật, vi khuẩn gây bệnh và có mùi hôi khó chịu. Chất thải sinh hoạt chủ yếu là chất rắn lơ lửng trong thành phần của nước thải sinh hoạt, dựa vào kết quả tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt trong phần trên thì lượng chất thải sinh hoạt ước tính cho 50 công nhân thải ra trong một ngày là 3,5kg - 7,5kg. Như vậy lượng chất thải này không lớn và có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tích cực.
Đánh giá mức độ tác động:
(1). Rác thải xây dựng:
- Đối với phế thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng: nguồn thải này nếu không được thu gom sẽ chiếm dụng diện tích đất, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực; nếu rác thải vứt bừa bãi trên công trường, khi có nước mưa chảy tràn sẽ bị lôi cuốn, tan rữa theo nước mưa sẽ làm tăng các tác nhân ô nhiễm dòng chảy (sông, kênh).
Sự tích tụ các chất thải dưới lòng sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, bồi lắng dòng sông và làm phát sinh các khí độc gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
Tuy nhiên, tác động này chỉ mang tính tạm thời trong giai đoạn thi công, các loại rác thải đa phần có thể thu gom, tái sử dụng vào mục đích khác (đất đá thừa có thể tận dụng đắp nền, vỏ bao xi măng, sắt thép vụn có thể bán cho các thu mua phế liệu…).
- Đối với chất là bùn, đất, đá từ quá trình nạo vét lòng sông và bóc hữu cơ bề mặt đất: Lượng chất thải này nếu vứt bừa bãi, không thu gom hợp sẽ làm chiếm dụng tích đất, mất mỹ quan khu vực; khi có mưa lượng bùn, đất sẽ bị cuốn trôi làm ô nhiễm các lưu vực tiếp nhận.
(2). Rác thải sinh hoạt và chất thải từ quá trình vệ sinh cá nhân: Mặc dù lượng thải này không lớn nhưng có độ nhiễm bẩn cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh, làm mất mỹ quan khu vực, gây mùi hôi khó chịu. Đặc biệt do công trình nằm sát và ngay trên sông, kênh nước nên chất thải này có thể theo nguồn nước cuốn xuống sông, gây ô nhiễm nguồn nước, tác động đến sức khỏe cư dân xung quanh vì hiện tại một số gia đình vẫn sử dụng nước sông vào mục đích sinh hoạt như giặt giũ, tắm rửa...
Tác động đến môi trường đất:
Khi công trình đang xây dựng, các tác động đến môi trường đất bao gồm:
Một diện tích đất ngoài quy hoạch làm đường và cầu sẽ bị chiếm dụng tạm thời để làm bãi chứa nguyên vật liệu, lán trại tạm. Hoạt động này làm thay đổi tính chất, kết cấu đất ban đầu của nó.
Hoạt động thi công xây dựng gây nên xáo trộn, hủy hoại thảm thực vật và làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất; tăng nguy cơ sụt lở đất, xói lở bờ sông, đặc biệt ở giai đoạn thi công mố cầu hai bên bờ sông.
Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu; sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ...
Tác động đến tài nguyên sinh vật:
Khi tiến hành thi công cầu và đường sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật khu vực bao gồm:
- Hệ thuỷ sinh:
Đất đá rơi, xói lở, vật liệu xây dựng rơi xuống sông, kênh làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước dẫn đến làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
Xăng dầu rò rỉ hoặc hóa chất độc hại từ quá trình lưu thông và vận chuyển của các phương tiện theo dòng nước chảy vào sông, kênh ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh và có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật vào chuỗi thức ăn.
- Hệ sinh thái trên cạn:
Diện tích thảm thực vật hai bên tuyến đường bị phá bỏ dẫn đến hệ thực vật ở đây bị suy giảm đồng thời những loài động vật sống trong môi trường này sẽ giảm dần, mất đi hoặc di dời đi nơi khác.
Trong thời gian thi công, tác động của bụi, khí thải sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây xanh. Việc hình thành tuyến đường làm xáo trộn, phá vỡ tính nguyên vẹn và thống nhất của hệ sinh thái.
Tác động đến dòng chảy sông, kênh:
Trong quá trình xây dựng, việc xuất hiện các mố cầu, chân cầu và các phương tiện hỗ trợ thi công trên sông có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy sông tại vị trí thi công cầu.
Trên thực tế, việc xây dựng cầu gần như không ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của sông Nghèn và sông Cửa Sót vì tổng thiết diện ngang các trụ cầu và cầu không đáng kể so với mặt cắt ngang sông. Chỉ một số dòng chảy nhỏ có thể bị thay đổi hoặc đổi hướng do sự xuất hiện các mố cầu và chân cầu, nhưng các ảnh hưởng này rất nhỏ. Điều này đã được kiểm chứng và đánh giá đối với các công trình cầu vượt sông khác ở Việt Nam (ví dụ như cầu Thanh Trì, Hà Nội).
Ở các đoạn thi công cầu vượt qua mương nội đồng, các vật rắn, nguyên vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, be tông...) rớt xuống lòng kênh có thể làm ngăn cản, tắc nghẽn dòng chảy.
Tác động đến hoạt động giao thông (đoạn qua khu vực)
- Đối với giao thông đường bộ: Sự xuất hiện của các xe tải trọng lớn vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ Công trình gây hư hại đường sá, mật độ xe tăng làm cản trở giao thông, có thể gây ra tai nạn đặc biệt khi đi qua khu vực đông dân cư như trường học, nhà trẻ nếu không điều tiết lượng xe và tốc độ phù hợp.
- Đối với giao thông đường thủy: Hằng ngày lưu lượng phương tiện hoạt động qua lại trên đoạn sông đi qua khu vực khá lớn, bao gồm tàu vận chuyển hàng hóa có trọng tải từ 5 đến 500 tấn, tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản và phương tiện giao thông đường thủy khác. Hoạt động xây dựng công trình sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường thuỷ do sự xuất hiện các thiết bị thi công trên sông; nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và quá trình thi công trên sông gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực thi công.
Tiếng ồn và rung động.
Tiếng ồn và rung động trong thi công có nguồn phát sinh từ các thiết bị thi công (máy rung, máy đầm, máy trộn bê tông,…), phương tiện thi công (xe lăn, lu, máy đào, xe tải) và các máy móc khác (máy phát điện, máy bơm,..). Các thiết bị thi công gây tiếng ồn và độ rung cao trong phạm vi hoạt động của người lao động (92 – 110 dBA) song phạm vi tác động đến khu vực xung quanh chỉ trong vòng bán kính 20 - 30 m tính từ vị trí thi công.
Tác động đến đời sống cộng đồng và các hoạt động kinh tế
(1). Tác động tiêu cực:
- Các tác động như đã phân tích ở trên (ô nhiễm do bụi, khí, tiếng ồn, độ rung…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư xung quanh khu vực Công trình, làm tăng chi phí xã hội cho việc khám chữa bệnh, đồng thời làm giảm năng suất lao động.
- Mâu thuẫn, bất đồng có thể xảy ra giữa công nhân tham gia xây dựng công trình với người dân địa phương do sự khác biệt về lối sống, thu nhập.
- Sự du nhập hay phát triển các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Đây là thực tế xảy ra khá phổ biến tại các lán trại xây dựng và khu dân cư xung quanh.
(2). Tác động tích cực:
Ngoài những mục tiêu về kinh tế, xã hội và chính trị mà Công trình mang lại, quá trình thi công Công trình còn tạo ra một số tác động tích cực sau:
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong khu vực như tham gia vận chuyển vật tư, thiết bị, đào, đắp đất đá, thi công công trình...
- Góp phần tăng trưởng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, vận tải và các dịch vụ phục vụ tiêu dùng khác.
Rủi ro và tai biến:
(1). Sự cố tai nạn lao động:
Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng công trình, các trường hợp có thể xảy ra tai nạn lao động bao gồm:
- Do công nhân bất cẩn trong lao động, thiếu ý thức chấp hành an toàn lao động, giao thông thấp, không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động;
- Khi tiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM Xay dung tuyen duong.doc