Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác vàng khu Hố Gần, mỏ Bồng Miêu

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BÁO CÁO 1

1.2 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1

1.2.1 CÁC GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP 2

1.2.2 TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ XÂY DỰNG BÁO CÁO 2

1.2.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO 3

1.2.4. TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM 4

CHƯƠNG 2 6

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 6

2.1.TÊN DỰ ÁN 6

2.2. CHỦ DỰ ÁN 6

2.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 7

2.4. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ ÁN 7

2.4.1 MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 7

2.4.2. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 10

2.5. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA 10

DỰ ÁN HỐ GẦN 10

2.5.1. MẶT BẰNG XÂY DỰNG MỎ 11

2.5.2. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN KHOÁNG 13

2.5.2.1. Lựa chọn phương pháp khai thác 13

2.5.2.2 Khu chứa thải (TSF) 13

2.5.2.3 Quản lý nước từ mỏ 17

2.5.2.4 Đá thải 19

2.5.2.5 Phương pháp tuyển khoáng 19

2.6 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN VÀ NGUỒN VỐN 22

2.6.1 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN 22

2.6.2 CHI PHÍ CHO DỰ ÁN HỐ GẦN 22

2.6.3 TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN 23

CHƯƠNG 3 24

GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 24

MÔI TRƯỜNG NỀN 24

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 24

3.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 24

3.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO KHU DỰ ÁN 24

3.1.3 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN 25

3.1.4 ĐỊA CHẤT MỎ 25

3.1.5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 28

3.1.6 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 28

3.1.6.1 Nhiệt độ 29

3.1.7 LƯỢNG MƯA, ĐỘ ẨM 30

3.1.8 CHẾ ĐỘ GIÓ 32

3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 33

3.2.1 DÂN SỐ 33

3.2.2 KINH TẾ 34

3.2.3 LAO ĐỘNG 35

3.2.4 TÁC ĐỘNG CỦA DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 36

3.2.5 XÃ HỘI 36

3.2.5.1 Giáo dục 36

3.2.5.2 Sức khỏe 37

3.2.5.3 Việc làm 37

3.2.6 SẮC TỘC 38

3.2.7 VĂN HÓA 39

3.2.8 LỊCH SỬ VÀ KHẢO CỔ HỌC 39

3.2.9 THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN BỒNG MIÊU 40

3.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ 41

3.4 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 42

3.4.1 TÀI NGUYÊN ĐẤT 42

3.4.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM 44

3.4.4 HỆ ĐỘNG THỰC VẬT (TÀI NGUYÊN SINH THÁI) 45

3.5 MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NỀN 48

3.5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẤT 48

3.5.2 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG NƯỚC 51

3.5.2.1 Khu vực lấy mẫu và vị trí lấy mẫu 51

3.5.2.2 Phương pháp lấy mẫu 51

3.5.2.3 Kết quả phân tích nước mặt 55

3.5.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM 57

3.5.3.1 Khu vực lấy mẫu và vị trí lấy mẫu 57

3.5.3.2 Phương pháp lấu mẫu 57

3.5.3.3 Kết quả phân tích chất lượng nước 58

3.5.3.4 Kết quả phân tích nước ngầm 59

3.5.4 CHẤT LƯỢNG CÁC LOÀI THỦY SINH 59

3.5.5 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 60

3.5.6 TIẾNG ỒN 61

3.5.7 ĐỊA CHẤN 61

3.5.8 MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TẠI KHU VỰC KHAI THÁC 62

3.6 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NỀN HIỆN TẠI 64

3.6.1 CHẤT LƯỢNG ĐẤT 64

3.6.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 69

3.6.2.1 Chất lượng nước mặt đánh giá năm 1994 69

3.6.2.2 Chất lượng nước mặt đánh giá năm 2004 69

3.6.2.3 Tóm tắt kết quả phân tích nước mặt 70

3.6.3 CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 72

3.6.3.1 Chất lượng nước ngầm năm 1994 72

3.6.3.2 Chất lượng nước ngầm năm 2004 73

3.6.3.3 Tóm tắt kết quả phân tích nước ngầm 73

3.6.4 HỆ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT 74

3.7 DỰ BÁO DIỄN BIẾN CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 74

3.7.1 KHÁI QUÁT 74

3.7.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 75

3.7.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 75

3.7.4 . TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI 75

3.7.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp 75

3.7.4.2 Những ảnh hưởng gián tiếp 76

CHƯƠNG 4 77

DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 77

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 77

4.1 KHÁI QUÁT 77

4.2 CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG 77

4.3 BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP VÀ NHÀ THẦU 79

4.4 KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 79

4.4.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỐI LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯƠC MẶT 79

4.4.1.1 Khái quát 79

4.4.1.2 Giai đoạn xây dựng 80

4.4.1.3 Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ 80

4.4.1.4 Giai đoạn sau khi đóng cửa mỏ 82

4.4.1.5 Môi trường tiếp nhận 82

4.4.2 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NƯỚC NGẦM 83

4.4.2.1 Tháo khô mỏ 83

4.4.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 83

4.4.4 TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN 84

4.4.4.1 Các nguồn có khả năng gây ra tiếng ồn 84

4.4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá 84

4.4.4.3 Đánh giá tác động 85

4.4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 85

4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 86

4.5.1 BẢN CHẤT CỦA CÁC TÁC ĐỘNG 86

4.5.2 ĐỘC TỐ 86

4.5.3 MẤT MÁT NƠI CƯ TRÚ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 87

4.6 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI 88

4.6.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 88

4.6.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI 88

4.6.2.1 Khái quát 88

4.6.2.2 Các tác động tích cực đến kinh tế xã hội 89

4.6.2.3 Các tác động tiêu cực có thể có từ dự án 90

4.7 PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO VÀ SỰ CỐ 92

CHƯƠNG 5 94

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU 94

CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CÓ THỂ CỦA DỰ ÁN 94

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 94

5.1 KHÁI QUÁT 94

5.2 CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ SỰ CỐ 94

5.2.1 PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC 94

5.2.2 PHƯƠNG ÁN TUYỂN KHOÁNG 94

5.2.3 QUY HOẠCH HỢP LÝ TỔNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN 98

5.2.4 CHẤT LƯỢNG/SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 101

5.2.5 SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN 108

5.2.6 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ RỦI RO 108

5.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 110

5.3.1 KHÁI QUÁT 110

5.3.2 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC 110

5.3.2.1 Quản lý nước mưa chảy tràn 110

5.3.2.2 Quản lý chất thải rắn 111

5.3.2.3 Chất thải sinh hoạt 113

5.3.2.4 Nước thải công nghiệp 114

5.3.2.5 Dầu thải 117

5.3.2.6 Hoá chất và các chất thải khác 117

5.3.2.7 Xyanua 117

5.3.2.8 Nước ngầm 120

5.3.2.9 Các lỗ khoan 120

5.3.3 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 121

5.3.4 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN 121

5.3.5 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 123

5.3.6 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 124

5.3.7 GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI 125

5.4 PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC 125

5.4.1 KHÁI QUÁT 125

5.4.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐÓNG CỬA MỎ 126

5.4.3 HOÀN THỔ 126

5.4.4 CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC BÃI ĐÁ THẢI 127

5.4.5 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÓNG CỬA KHU ĐẬP CHỨA QUẶNG THẢI 128

5.4.6 QUẢN LÝ ĐẤT MÀU VÀ HOÀN THỔ ĐẤT TRỒNG 129

5.5 KHỐNG CHẾ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI SAU KHI ĐÓNG CỬA MỎ 130

CHƯƠNG 6 131

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, QUAN TRẮC 131

VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 131

6.1 GIỚI THIỆU CHUNG 131

6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 131

6.2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC 131

6.2.2 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG 131

6.3 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 132

6.3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 132

6.3.2 ĐO LƯU LƯỢNG NƯỚC 132

6.3.3 QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM 132

6.3.3.1 Quan trắc nước mặt 132

6.3.3.2 Quan trắc mực nước ngầm 133

6.3.3.3 Lấy mẫu trầm tích 134

6.3.3.4 Quan trắc khí tượng 136

6.3.3.5 Quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn và độ rung 136

6.3.4 GIÁM SÁT CÁC BÃI ĐÁ THẢI 137

6.3.5 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT 137

6.3.6 QUAN TRẮC HỆ SINH THÁI 137

6.3.7 QUẢN LÝ XYANUA 137

6.3.8 THỜI GIAN VÀ TẦN XUẤT QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 139

6.4 CÁC SỰ CỐ VỀ MÔI TRƯỜNG 139

6.5 CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ QUAN TRẮC 139

MÔI TRƯỜNG 139

6.5.1 DỰ TOÁN CHI PHÍ 139

6.5.2 CHI PHÍ CHO BỘ PHẬN MÔI TRƯỜNG 140

6.5.3 DỰ TOÁN CHI PHÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 140

6.5.4 DỰ TOÁN CHI PHÍ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU KHI ĐÓNG CỬA MỎ 142

6.5.5 KÝ QUỸ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 142

CHƯƠNG 7 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144

7.1 CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 144

7.1.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG 144

7.1.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM 144

7.1.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI: 144

7.1.4 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI: 145

7.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 145

 

 

doc162 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác vàng khu Hố Gần, mỏ Bồng Miêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ thấp mực nước ngầm, nước rò rỉ từ bãi đá thải TSS, thay đổi pH, kim loại hòa tan trong nước, các chất dư từ quá trình nổ mìn Chế biến quặng Thải quặng, thải nước xử lý, nước tràn đập và rò rỉ nước ở khu chứa thải TSS, các kim loại, xyanua và các hóa chất khác Vận tải (đường bộ) Bụi, tiếng ồn, khí thải và các loại thải khác. TSS, lốp và phanh xe hỏng, nhiên liệu và dầu mỡ rò rỉ Bảo dưỡng xe, máy Nước mưa trên mặt, chảy tràn Dầu mỡ, kim loại, chất tẩy rửa Nhà ở và văn phòng làm việc Nước thải, nước mưa trên mặt đất, nước chảy tràn, nước rò rỉ từ bãi chôn rác thải TSS, các kim loại, chất dinh dưỡng, khuẩn Coliform Sẽ xây dựng một hệ thống kênh mương dẫn nước để dẫn nước của thượng nguồn suối Lò đi vòng ra ngoài đập chứa thải của quy trình ngâm chiết và đập thải chính, xây dựng một hệ thống mương chắn nước để ngăn không cho nước chảy tràn qua các bãi đá thải và moong khai thác. Nước ngấm từ các bãi thải sẽ được thu gom về đập chứa thải chính. Tổng diện tích của các bãi đá thải khoảng 18.394m2. Với lượng mưa bình quân hàng năm là 5.265mm/năm (số liệu 1993-1994), ước tỉnh tổng khối lượng nước mưa rơi xuống các bãi đá thải là: Qt = 5,3m x 18.394m2 = 96.852 m3/năm. Ước tính lượng mưa rơi xuống khu đập chứa quặng thải (194.241 + 38.577 m2) là: Qt=5,3m x 232.818m2= 1.233.935m3/năm. Phần lớn lượng nước mưa này (70-75%) tập trung vào 3 tháng mùa mưa (từ tháng 10-đến tháng 1). Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 515.763m3 (509872,15 + 5891.1) nước và quặng thải từ nhà máy xả ra khu đập chứa thải. Trong một năm có lượng mưa trung bình, và tính đến yếu tố bốc hơi ở bề mặt khu chứa thải, thì dự kiến khối lượng nước cần xử lý và xả ra ngoài tự nhiên trung bình khoảng 785.497 m3/năm với lưu lượng xả 24,91L/giây và lưu lượng dòng chảy là 0 L/giây. Đập sẽ được lắp đặt các máy bơm sao cho có thể bơm được 200l/giây hay 720m3/giờ để kịp thời bơm nước dư thừa của đập. Mương dẫn nước phải được thiết kế sao cho có thể bảo đảm thoát nước tốt cho cả trường hợp có mưa lớn hàng trăm năm mới xảy ra một lần (lượng mưa tối đa). Lượng mưa tối đa trong 6 giờ được dự kiến là 1460mm. Lượng nước chảy về đập trong trường hợp này được dự tính là 127,4m3/giây, tương đương với lượng nước thừa của đập thải là 2.900.000m3. Trong trường hợp này, lượng nước thừa này sẽ được xả ra ngoài qua đập tràn và mực nước tối đa giữ lại trong đập là 1,7m. Giai đoạn sau khi đóng cửa mỏ Sau khi đóng cửa mỏ, toàn bộ trang thiết bị, nhà xưởng và cơ sở hạ tầng mỏ sẽ được di dời và khu vực mỏ sẽ được trồng lại thảm thực vật. Có thể xảy ra tình trạng rửa lũa axit đá dập vỡ chứa sunphua chứa trong bãi thải, quặng thải và ở các moong khai thác còn sót lại. Nước trong khu chứa thải có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ở hạ lưu suối Lò và sông Vàng. Trong lòng đập chứa thải chính và đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết sẽ được thiết kế có một đầm nước nhỏ để ngăn chặn tình trạng oxy hóa chất thải khi chất thải lắng đọng. Nước từ đầm lầy sẽ xả qua một đập tràn. Nước từ mương dưới chân đập sẽ chảy vào một đầm nhỏ hơn được hình thành từ kênh thu nước dưới đập chính. Tại đây nước thải sẽ được pha loãng với nước chảy tràn qua đập tràn và tiếp tục được pha loãng trước khi chảy vào sông Vàng. Diện tích của đầm nước cuối cùng trong khu chứa thải khoảng 5 ha. Lưu lượng nước từ đầm lầy này gần giống với đặc điểm lưu lượng nước hiện tại của Suối Lò. Lưu lượng xả trung bình của đầm lầy là 32l/giây, cực tiểu là 2,73l/giây và cực đại là 340l/giây trong trường hợp xảy ra mưa lớn. Dự kiến nước thải chỉ chứa một lượng rất nhỏ các kim loại, sulfat và nitrat bởi vì lớp đất sét và hệ thực vật trong đầm sẽ giữ chúng lại trong trầm tích của đầm lầy. Nước thải sẽ được quan trắc và trong trường hợp cần thiết, đầm lầy sẽ thay đổi để nước được giữ lại trong đầm lâu hơn làm giảm các chất ô nhiễm trước khi xả ra sông Vàng. Các biện pháp này sẽ đảm bảo rằng sau khi đóng cửa mỏ nước thải của khu đập chứa thải đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp của Việt Nam. Các tác động tiềm tàng này sẽ được xem xét đồng thời các biện pháp xử lý ngăn chặn sẽ được đề xuất cụ thể trong chương tiếp theo. 4.4.1.5 Môi trường tiếp nhận Kết quả đo lưu lượng nước sông Vàng được thực hiện từ tháng 01/1994 đến tháng 06/1995 cho thấy lưu lượng trung bình là 2,53m3/giây (tối đa 23,4 m3/giây, tối thiểu 0,00 m3/giây). Hình 3.6 biểu thị lượng nước thải của sông Vàng đo được tại trạm BM5A, cách điểm hợp lưu với suối Lò khoảng 1000m. Suối Lò đã được xem xét để làm nơi tiếp nhận nguồn nước xả của mỏ. Kết quả quan trắc lưu lượng nước của suối được tiến hành từ tháng 01/1994 đến tháng 06/1995 cho thấy lưu lượng trung bình là 31,91L/giây (tối đa 338,97L/giây, tối thiểu 2,73 L/giây). Hình 3.7 biểu thị lưu lượng của suối Lò đo được tại trạm HG1 gần cửa thung lũng. Lưu lượng thải trung bình của mỏ là 24,91L/giây, thấp hơn lưu lượng trung bình của suối Lò. Mặc dù nước thải từ đập chứa thải của dây chuyền ngâm chiết được xả qua đập thải chính, nhưng sau khi qua đập chứa thải chính nó sẽ không độc hại vì nó được pha loãng và được giữ lại trong đập thải chính trong một thời gian dài, và do đập thải chính chỉ chứa thải quặng của dây chuyền tuyển trọng lực. Sau khi đóng cửa mỏ, nước chảy qua khu đập chứa thải sẽ là tổng lưu lượng của thung lũng Suối Lò. Căn cứ theo lượng nước xả đã tính toán của đập và lưu lượng đo được ở sông Vàng, sông Vàng sẽ giúp hòa loãng nước thải mỏ với tỉ lệ là 100:1. 4.4.2 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NƯỚC NGẦM 4.4.2.1 Tháo khô mỏ Theo tính toán, lượng nước mỏ cần tháo khô sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm vì các moong khai thác nằm trên sườn tây bắc của một dãy núi có lưu vực rất nhỏ. Tính dẫn nước của tầng đá phiến rất không đồng nhất, dẫn theo mặt phiến cao gấp 10 lần theo phương vuông góc với mặt phân phiến. Do vậy, nước chảy vào mỏ chủ yếu là từ phần cao theo hướng cắm của tập đá phiến ở phía trên các công trình khai thác. Dựa vào thiết kế và vị trí hiện tại của các moong khai thác, mặt phân phiến, hướng cắm của đá phiến và độ dẫn nước là 1 x 10-6m/giây, lưu lượng nước ngầm vào giữa mùa khô tính được là 167m3/ngày. Lưu lượng nước ngầm có thể còn thấp hơn nữa vào cuối mùa khô và cao hơn gấp nhiều lần vào mùa mưa. Tuy nhiên, lưu lượng của nước ngầm sẽ không đáng kể so với lượng mưa đổ vào khu mỏ. 4.4.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Mức độ ô nhiễm bụi trong giai đoạn xây dựng mỏ là khá lớn song sẽ giảm dần trong quá trình mỏ hoạt động do các khu vực bị xáo trộn được phủ đất màu và phục hồi thảm thực vật. Trong quá trình khai thác, mỗi năm sẽ sử dụng khoảng 55.200 kg thuốc nổ. Nổ mìn sẽ tạo ra các loại khí thải (NOx, SOx, CO, CO2) và bụi. Bụi nổ mìn sẽ được khống chế bằng phun nước. Khói xe và khí thải do nổ mìn tạo ra gồm: CO2, CO, SOx, NOx và hyđro carbon. 4.4.4 TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN 4.4.4.1 Các nguồn có khả năng gây ra tiếng ồn Các loại máy móc sẽ được sử dụng cho mỏ gồm: máy đập hàm, máy nghiền côn, máy nghiền bi, máy xúc và xe tải. Dự kiến các nguồn có khả năng gây ồn chính là: Các hoạt động khai thác tại moong khai thác lộ thiên Các xe tải vận chuyển quặng từ mỏ về nhà máy Các hoạt động tại khu vực nhà máy (nghiền, sàng đá) Đổ thải Xe tải chạy trên đường, chủ yếu trong giai đoạn xây dựng mỏ. Máy bơm thải tại đập thải 4.4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998 quy định các mức độ ồn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng và khu dân cư. Bảng 1 của tiêu chuẩn này quy định mức độ ồn cho phép tại các khu vực dân cư là: 06:00-18:00, Leq 60 dB(A); 18:00-22:00, Leq 55 dB(A); và 22:00-06:00, Leq 50 dB(A). Ngoài ra, trong TCVN 5949:1998 cũng quy định các mức độ ồn cao hơn mức cho phép đối với các khu vực dân cư nằm xen kẽ với các khu kinh doanh, dịch vụ và sản xuất là: 06:00-18:00, Leq 75 dB(A); 18:00-22:00, Leq 70 dB(A); và 22:00-06:00, Leq 50 dB(A). Mức độ ồn cao hơn mức cho phép sẽ được áp dụng cho các khu vực như Thôn Bồng Miêu, nơi có các hoạt động mua bán và dân cư sinh sống. Mức quy định cụ thể sẽ được áp dụng riêng cho từng thôn. Cần lưu ý rằng Thôn 9 Bồng Miêu có đường giao thông chính đi qua và nhà dân nằm rất gần trục đường này nên sẽ bị tác động tiếng ồn với mức rất cao bởi các xe cộ lưu thông trên đường vào mọi thời điểm trong ngày. 4.4.4.3 Đánh giá tác động Do thiếu số liệu ghi nhận về mức độ ồn của thiết bị nên việc đánh giá này dựa vào số liệu của nhà sản xuất thiết bị và số liệu đo được từ các dự án tương tự sử dụng các thiết bị hiện đại ở New Zealand. Thiết bị sử dụng cho dự án này cũng sẽ là loại hiện đại và được gắn bộ phận giảm thanh của nhà sản xuất (OEM). Số liệu đo được từ các mỏ khác cho thấy rằng mức độ ồn của các nguồn gây tiếng ồn chính trong giai đoạn khai thác là máy xay/nghiền đá: Lw 120-125 dB(A), khoan đá: Lw 125-130 dB(A) và xe tải/xe xúc gàu: Lw 120 dB(A). Theo tính toán cường độ tiếng ồn của toàn khu vực nhà máy, bao gồm tiếng ồn của xe cộ là Lw 125 dB(A) vì các nguồn có khả năng phát ra tiếng ồn không thể được vận hành cùng một thời điểm hay hoạt động hết công suất. Trong quá trình thực hiện khoan, mức độ ồn trong khu vực khai thác sẽ lên đến Lw 130 dB(A), tuy nhiên vào những thời điểm khác có thể sẽ không vượt mức Lw 120 dB(A). Căn cứ theo dữ liệu trên và giả sử rằng không có vật cản giữa khu vực nhà máy với các khu vực dân cư, cường độ tiếng ồn tại Thôn 9 Bồng Miêu và các thôn lân cận có thể lên đến Leq 58-59dB(A) và còn cao hơn trong trường hợp có máy khoan hoạt động. Cường độ tiếng ồn dự kiến tác động đến các thôn xa hơn từ 1.5-2km là khoảng Leq 53-54dB(A). Cường độ tiếng ồn vào ban ngày tuân theo giới hạn cụ thể cho phép về tiếng ồn, tuy nhiên vào ban đêm cường độ tiếng ồn có thể vượt quá mức cho phép từ 3-8 dB(A). Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng hầu hết nhà dân trong thôn đều nằm gần đường cái chính, dó đó sẽ bị tác động bởi tiếng ồn của xe cộ ở mức cao vào mọi thời điểm trong ngày. 4.4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Các tác động đến việc sử dụng đất đã được đánh giá gồm: Làm suy giảm tầng đất màu hay chất lượng đất do công tác san gạt, xói mòn và ô nhiễm Xung đột với địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong vùng dự án Diện tích đất màu mỡ bị thu hẹp do phát triển dự án Diện tích đất dự kiến sẽ sử dụng xây dựng mỏ được trình bày trong bảng 4.4 Bảng 4.4 Dự kiến đất có thể bị tác động Mục Diện tích Vùng mỏ bị tác động bề mặt 5.4 ha Đập chứa thải, các hồ chứa nước mưa, đường vận chuyển 19.4ha Các bãi chứa đá thải 1.8 ha Khu nhà máy và khu bảo dưỡng, kể cả 30m vùng đệm 3.4 ha Đường vào mỏ 12 ha (15000 x 8) hiện có sẽ được nâng cấp Tổng diện tích 42.0 ha Trong khu vực dự án không có dân cư sinh sống và đất sử dụng cho mục đích canh tác. 4.5 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 4.5.1 BẢN CHẤT CỦA CÁC TÁC ĐỘNG Các tác động nghiêm trọng đến sinh thái có thể xảy ra do không kiểm soát được quá trình thải nước thải mỏ hay nước thải đi kèm với quặng thải hay chất thải rắn ra môi trường tiếp nhận. Do đó, trong báo cáo này đề cập đến nhiều hệ thống của mỏ nhằm lượng hóa bản chất hóa học của chất thải mỏ và hiểu được môi trường tự nhiên (lượng mưa, lưu lượng của sông suối, thành phần hóa học, hệ sinh vật) để bảo đảm rằng sẽ không xảy ra việc không quản lý được thải. Nhận thức và việc tính toán về sự cân bằng nước giúp đưa ra phương pháp quản lý thải mỏ trình bày trong phần 5 và 6. Hệ sinh thái sẽ bị tác động nếu nước trong đập bị cạn và quặng thải bị ô xi hóa, nếu nước nhiều hơn dự báo sẽ dẫn đến khả năng không khống chế được nước xả. Sự ô nhiễm vượt các tiêu chuẩn cho phép có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái dưới nước và trên cạn. Các tác động sinh học tiềm tàng từ việc triển khai dự án có thể nhóm thành bốn (4) vấn đề chính Ảnh hưởng của độc tố cấp tính từ thải mỏ; Ảnh hưởng của độc tố thường xuyên từ thải mỏ; Tổn thất môi trường sống và đa dạng sinh học; và Sức khỏe và an toàn cộng đồng. 4.5.2 ĐỘC TỐ Nếu nước bị nhiễm bẩn vô tình chảy từ khu dự án vào thuỷ vực hạ nguồn thì có khả năng ảnh hưởng độc tố cấp tính và lâu dài đến sinh vật, bao gồm cả con người. Mặt nước hở của các đầm chứa thải dung dịch xử lý (như đập chứa thải) có thể thu hút các loại chim, động vật hoang dã và có thể cả các động vật nuôi; sự có mặt của kim loại và xyanua trong đập chứa thải có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến tử vong của động vật hoang dã và vật nuôi. Tác động bổ sung gây độc hàng ngày đến cơ thể có thể xảy ra do tăng lượng chất ô nhiễm (như bụi, khí thoát ra và nước thải) thải ra môi trường. Trong môi trường tự nhiên, một số chất gây ô nhiễm như arsen, cadmi, xyanua, chì và thủy ngân có nồng độ tự nhiên tăng cao, và cũng có thể được tăng cao do các hoạt động khai thác mỏ trước đây gây nên. Nồng độ của các nguyên tố này tăng lên cũng gây tác động đến các sinh vật thủy sinh. Vì vậy, các sinh vật thủy sinh bao gồm cả cá cũng có thể có những sự thay đổi để thích nghi với những chất ô nhiễm tự nhiên. Các loại kim loại gây độc hại chủ yếu là thủy ngân, acsen và chì. Các chất hóa học này có thể được tích lũy sinh học, do đó có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu như sự tích lũy này tập trung ở các cây lương thực và động vật. Khai thác vàng theo dự kiến của dự án sẽ phải xử lý đá quặng chứa nhiều nguyên tố gây ô nhiễm môi trường (như những nguyên tố đã liệt kê ở trên). Tuy nhiên, do có sự kiểm soát và không xả thải bừa bãi ra môi trường như hoạt động khai thác vàng trái phép, nên rất ít khả năng xảy ra tác động đáng kể. 4.5.3 MẤT MÁT NƠI CƯ TRÚ VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Sẽ xảy ra mất nơi cư trú của động vật hoang dã trong khu vực do phát triển mỏ, gồm khu nhà máy, các bãi đổ đá thải và khu chứa thải. Có thể sẽ có sự di cư của động vật hoang dã ra khỏi khu dự án do tiếng ồn từ các hoạt động mỏ gây ra. Nếu các tác động này xảy đến với những loài cư trú bao quanh khu vực mỏ hay các khu vực mà nơi cư trú của chúng bị phá vỡ thì tác động của nó sẽ là rất nghiêm trọng. Hiện vẫn chưa đánh giá được hết mức độ tác động của các hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác rừng bừa bãi trước đây. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng trong hầu hết các trường hợp động vật hoang dã sẽ di cư khỏi khu vực này và đến nơi ở mới gần đó để tránh tiếng ồn và các hoạt động của con người gây ra khi khai mỏ. Những loài có nguy cơ cao bị mất nơi cư trú, nếu chúng sinh sống gần khu vực mỏ, có thể sẽ không thể tìm được nơi cư trú mới hay không thể sống sót được trong môi trường đã bị thay đổi. Tuy nhiên hầu như không có loài động vật quý hiếm hay đang gặp nguy hiểm nào xuất hiện trong khu vực mỏ. Ở gần khu vực mỏ, sự mất đi nơi cư trú sẽ là lâu dài, suốt giai đoạn xây dựng và khai thác mỏ, rồi sẽ trở lại ở dạng đã thay đổi sau khi môi trường được phục hồi. Có thể mất 5 đến 20 năm sau khi đóng cửa mỏ để thiết lập một hệ sinh thái mới trên đất đã cải tạo. Dự kiến sẽ có ít tác động đáng kể đối với việc mất nơi cư trú và đa dạng sinh học vì diện tích dự án thì nhỏ và đã phải chịu tác động của việc sử dụng đất cường độ cao trước đây. 4.6 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI 4.6.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Có khả năng xảy ra các rủi ro cho sức khoẻ con người trước mắt cũng như lâu dài trong khu vực dự án và gây hại cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực hạ lưu, nếu các dung dịch ô nhiễm bất ngờ thoát ra từ khu dự án hoặc qua đường nước ngầm, nhiễm bẩn nước mặt hay thoát ra không khí. Một trong những tác động đáng kể đến sức khỏe của con người có thể liên quan đến hoạt động của các các phương tiện giao thông của mỏ và sự gia tăng áp lực chung lên các khu vực có mật độ dân cư dày như thôn 5 và thôn 6. Tuy nhiên đường nhựa 2 làn xe hiện đang được xây dựng ở khu Bồng Miêu sẽ làm giảm được áp lực này. Sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng mỏ, dự kiến hoạt động giao thông phục vụ mỏ đi từ Bồng Miêu đến Tam Lãnh sẽ khoảng 10 lượt/ngày. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI 4.6.2.1 Khái quát Mỏ Hố Gần có thể có những tác động xã hội tích cực và tiêu cực đến khu vực dự án. Những tác động tích cực của dự án: Góp phần phát triển một ngành công nghiệp thăm dò và khai thác vàng hiện đại. Kích thích phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mới. Đóng góp vào ngân sách nhà nước và của tỉnh bằng các loại thuế. Tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng và các chuyên gia khai thác của Việt Nam dẫn đến nâng cao mức sông của mọi người Tạo cơ hội học hành cho nhân dân trong vùng. Các tác động tiêu cực có thể có từ dự án bao gồm: Có thể cần di dời tái định cư những người dân đang sống trong khu vực dự án. Có thể có tổn thất về thu nhập/ tài nguyên cho dân địa phương do rừng bị xáo trộn bởi các hoạt động khai thác mỏ Áp lực về dân số từ các dòng nhân công nhập cư có thể làm tăng áp lực về nhà cửa, các dịch vụ công cộng địa phương ở trong vùng dự án. Tăng mật độ giao thông và nhu cầu năng lượng cho mỏ có thể gây ra những tác động kéo dài suốt thời gian mỏ hoạt động. Mất nguồn tài nguyên khoáng sản đối với những người khai thác vàng thủ công/trái phép hiện nay. Tổn hại đến tài nguyên nước Tác động đến những khu vực có tầm quan trọng về văn hóa đối với người dân địa phương. 4.6.2.2 Các tác động tích cực đến kinh tế xã hội Doanh thu Các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của dự án Hố Gần là: Tổng doanh thu: 28,0 triệu USD, Tổng chi phí: 23,0 triệu USD, Tổng lợi nhuận: 5,0 triệu USD, Số lao động trực tiếp: 103 người, Dịch vụ việc làm khác: 721 người. Dự án Hố Gần sẽ đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân, tăng nguồn thu ngân sách cho các ngành và tỉnh, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, khắc phục các tác động môi trường tồn tại trước đó (do khai thác vàng trái phép để lại), cải thiện dịch vụ xã hội, nâng cao năng lực lâu dài cho ngành quản lý môi trường. Việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho dự án sẽ tạo việc làm mới và tăng trưởng kinh tế trong các ngành phục vụ. Theo ảnh hưởng tăng theo cấp số nhân, lượng tiền đầu tư vào nền kinh tế khu vực và địa phương thường đi kèm với nhu cầu lớn hơn về hàng hoá và dịch vụ. Điều đó sẽ tạo ra các cơ hội cho kinh doanh và việc làm mới. Nhân dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ được cải thiện và các chương trình quản lý môi trường xã hội. Cộng đồng địa phương và trong vùng Các tác động tích cực đến cộng đồng địa phương gồm: Kích thích tiêu dùng trong nền kinh tế địa phương sẽ tạo động lực phát triển kinh tế của khu vực. Sáng kiến kinh tế xã hội như cung cấp năng lượng, khắc phục những tác động tồn tại từ trước, xây dựng tiềm năng và chương trình đào tạo, các chương trình kinh tế xã hội khác... Cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường bằng việc hỗ trợ chương trình xây dựng tiềm năng cho các ban ngành trong tỉnh (như các cơ quan chức năng quản lý môi trường tỉnh). Cải thiện đường sá, sức khỏe, giáo dục, đào tạo, điện năng và thông tin từ việc triển khai các đề án cơ bản. Ưu tiên tuyển dụng lao động và dịch vụ cung cấp ở địa phương cho dự án nếu đáp ứng được yêu cầu. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của địa phương. Tạo cơ hội học hành ở mức địa phương và quốc gia (như hỗ trợ các điều kiện trường học/ nguồn vốn, học bổng cho người lao động và gia đình của họ). Tài trợ cho các chương trình văn hoá, xã hội (đặc biệt cho nhóm người yếu thế như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ em). 4.6.2.3 Các tác động tiêu cực có thể có từ dự án Các tác động do tái định cư Kết quả khảo sát vào tháng 3/2003 cho thấy không có hộ dân nào đang sống hợp pháp ở trong khu vực dự kiến xây dựng nhà máy tuyển và đập chứa thải. Hiện tại chỉ có một vài căn lều của một số người dân làm nương rẫy trong thung lũng suối Lò. Tuy nhiên, Công ty khai thác vàng Bồng Miêu và Ủy ban Nhân dân xã Tam Lãnh đã thỏa thuận với nhau rằng các lều này chỉ dựng lên tạm thời và sẽ phải di dời khi có yêu cầu của Công ty. Do đó sẽ không xảy ra vấn đề di dời dân, tái định cư. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng Diện tích khai thác mỏ là rất nhỏ, chiếm 0.84% đất rừng của xã Tam Lãnh. Sản phẩm rừng có thể hái lượm phân bố khá rộng khắp, và những cây gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực mỏ Hố Gần đã được khai thác tận thu hết. Các khu vực bị xáo trộn trong quá trình khai thác sẽ được phục hồi lại môi trường bằng việc trồng rừng trở lại. Áp lực dân số Sự phát triển mỏ sẽ kéo theo đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng công sở, nhà ở cho người lao động, truyền thông và cải tạo đường xá, cầu cống hiện có. Công nhân xây dựng sẽ ở tại Bồng Miêu và công nhân mỏ sẽ ở tại khu nhà cho công nhân được xây dựng gần mỏ (Hình 2.2). Nhân viên mỏ ở và làm việc tại văn phòng mỏ Bồng Miêu hiện nay. Các dịch vụ ăn uống sẽ được mang đến từ Bồng Miêu và Tam Lãnh và các vùng lân cận. Dự án sẽ tiếp tục dựa vào cộng đồng địa phương trong suốt tuổi thọ của mỏ. Dự án sẽ được triển khai thành hai giai đoạn: phát triển mỏ (xây dựng) và sản xuất. Giai đoạn phát triển và sản xuất dự kiến sẽ kéo dài trong 7 năm dựa trên trữ lượng khoáng sản đã biết hiện nay. Trong quá trình xây dựng và sản xuất, một dòng công nhân và kỹ thuật viên đổ về khu vực sẽ có khả năng gây tác động đối với cộng đồng địa phương. Những người mới đến sẽ làm tăng áp lực đối với các phương tiện y tế và giáo dục, nhà ở và cơ sở hạ tầng. Các khu vực xung quanh có thể phải chịu việc gia tăng dân số do di dân của các bộ phận khai thác, những người công nhân và gia đình của họ. Các tác động kinh tế xã hội cụ thể bao gồm: Bộc lộ mức độ mới và /hoặc cao hơn về các rủi ro an toàn và sức khoẻ. Làm tăng tính cạnh tranh đối với các nguồn lực địa phương dẫn đến tình trạng khó khăn về kinh tế và giá cả tăng. Sự căng thẳng xã hội và các vấn đề liên quan đến việc nhập cư của người công nhân (mại dâm, cờ bạc, nghiện hút). Tăng cường khả năng thất thế của người dân tộc thiểu số và nhóm người ít khả năng cạnh tranh. Tác động đến giao thông vận tải Do mật độ giao thông và việc vận chuyển bằng xe tải trong vùng tăng trong quá trình xây dựng và sản xuất của dự án sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh công cộng như bụi và tiếng ồn. Mật độ giao thông trong khu vực tăng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn và cản trở các hoạt động của nhân dân địa phương. Tuy vậy, sự phát triển của dự án cũng góp phần cải thiện hệ thống đường xá cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Tác động đến năng lượng Hoạt động của dự án dẫn đến nhu cầu năng lượng của địa phương tăng lên đáng kể. Dự kiến giai đoạn đầu mỏ sẽ sử dụng nguồn điện từ máy phát điện, sau đó sẽ kéo một đường điện cao thế từ lưới điện quốc gia và xây dựng một trạm hạ thế riêng ở gần khu mỏ. Do đó nguồn cung cấp năng lượng địa phương sẽ không bị ảnh hưởng mà còn có thể tận dụng được các dịch vụ hỗ trợ. Mạng lưới thông tin liên lạc sẽ được cải thiện đáng kể bằng việc lắp đặt thêm các đường cáp quang hiện đại đến bưu điện xã Tam Lãnh. Tác động đến nguồn tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động khai thác vàng đang diễn ra hiện nay trong khu vực dự án là bất hợp pháp. Dự án Hố Gần sẽ là dự án khai thác vàng quy mô công nghiệp đầu tiên ở địa phương. Dự án sẽ tận thu được nguồn tài nguyên với hiệu quả cao nhất và tỉ lệ thu hồi đạt tối ưu, bảo vệ được môi trường và đóng đầy đủ các loại thuế cho nhà nước, không như hoạt động khai thác vàng trái phép trong thời gian qua. Tác động đến các công trình văn hóa lịch sử Trong khu vực dự án, không có khu nào có ý nghĩa văn hóa và lịch sử cụ thể. Do vậy sẽ không có tác động bất lợi nào mà dự án có thể gây ra cho những khu vực có ý nghĩa văn hóa và lịch sử ở địa phương cũng như quốc gia. Tuy nhiên, dự án sẽ làm thay đổi ít nhiều cách sống ở các làng xung quanh, ít nhất là trong thời gian hoạt động mỏ. Sẽ có những tác động văn hoá đến cư dân, có thể tiêu cực đối với người này nhưng lại tích cực với số người khác. 4.7 PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO VÀ SỰ CỐ Bão lụt được xem là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động khai thác tại khu vực Bồng Miêu. Khu vực này thường có bão hay lũ quét đi qua mỗi năm một lần. Bão thường đi vào khu vực biển gần Đà Nẵng. Hầu hết chúng di chuyển theo hướng tây bắc, trừ một số di chuyển theo hướng tây nam. Các cơn bão di chuyển theo hương tây nam đặc biệt nguy hiểm đến khu vực Bồng Miêu. Phương án quản lý nước của dự án cũng tính đến mối rủi ro này. Hệ thống mương thoát nước của mỏ được thiết kế để có thể thoát nước tốt trong trường hợp xảy ra mưa lớn trăm năm mới xuất hiện một lần. Đập chứa thải được thiết kế có cả đập tràn để bảo vệ đập trong những trường hợp như vậy. Sự cố rủi ro địa chấn đã được đánh giá và được đề cập trong Phần 3.5.6, và thiết kế xây dựng được xem xét đủ sức chịu đựng cường độ địa chấn 475 năm mới xảy ra một lần. Đập chứa thải được thiết kế xây dựng bảo đảm chịu đựng được đợt động đất mạnh nhất có chu kỳ lặp lại còn dài hơn nữa (1 lần trong chu kỳ 10.000 năm). Trong việc sử dụng thiết bị khai thác, nổ mìn, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe sẽ tuân thủ và áp dụng những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng là tiếng ồn, tăng mật độ giao thông vận tải, và ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái do dung dịch xử lý hoặc thải sinh hoạt gây nên, và việc tác động xã hội như cờ bạc, đĩ điếm, tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng. Những mối quan tâm lo ngại này đã được đề cập đến trong kế hoạch phát triển mỏ và được trình bày tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docEIA_Amended_26April05_Final_Vn_Edited_by.doc
Tài liệu liên quan