MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH SÁCH HÌNH 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU 8
1. Xuất xứ của dự án 8
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện DTM 9
2.1. Các văn bản pháp luật, kỹ thuật 9
2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn các quy chuẩn áp dụng 9
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình DTM 10
4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 10
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 12
1.1 Tên dự án 12
1.2. Chủ dự án 12
1.3. Vị trí địa lí của dự án 12
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 12
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 12
1.4.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục dự án 12
1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị 16
1.4.4. Nguyên-nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án 16
1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án 16
1.4.6. Vốn đầu tư 16
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 17
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỰC HIỆN DỰ ÁN 18
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 18
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 18
2.1.2. Điều kiện về khí tượng 18
2.1.3. Điều kiện thuỷ văn, thủy triều 20
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường các thành phần vật lý 20
2.1.5. Tài nguyên sinh học 21
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
2.2.1. Điều kiện kinh tế 22
2.2.2. Điều kiện xã hội 23
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24
3.1. Các nguồn gây tác động 24
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 24
3.1.1.1. Trong quá trình xây dựng 24
3.1.1.2. Trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án. 30
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 33
3.1.2.1. Việc di dời, đền bù và tái định cư 33
3.1.2.2. Biến đổi hệ sinh thái 34
3.1.2.3. Tác động đến hệ thống giao thông 34
3.1.3. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 34
3.1.3.1. Sự cố cháy, nổ 34
3.1.3.2. Tai nạn lao động 35
3.1.3.3. Thời tiết bất thường 35
3.2. Đánh giá các tác động 35
3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 35
3.2.1.1 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường không khí 35
3.2.1.2 Tác động do tiếng ồn 37
3.2.1.3 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường nước 37
3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn 38
3.2.1.5. Tác động đến nguồn nước ngầm 39
3.2.1.6. Tác động đến môi trường đất 39
3.2.2. Tác động đến môi trường khinh tế xã hội 39
3.2.2.1. Tác động do giải tỏa, đền bù, di dời dân cư 39
3.2.2.2. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội 40
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 42
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường 42
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 42
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng 42
4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí 44
4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn 44
4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất 45
4.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước 45
4.1.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 46
4.1.2.6. Các biện pháp khác 46
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành 48
4.1.3.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 48
4.1.3.2. Biện pháp quản lý thu gom xử lý chất thải rắn 52
4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí 54
4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 56
4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị 56
4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ 56
4.2.1.2 Phòng cháy các thiết bị điện 56
4.2.2 Trong giai đoạn xây dựng 56
4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ 56
4.2.2.2 Phòng cháy các thiết bị điện 56
4.2.3. Trong giai đoạn vận hành 57
4.2.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ 57
4.2.3.2 Phòng cháy các thiết bị điện 57
4.3. Các biện pháp hỗ trợ phòng chống sự cố 58
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 59
5.1. Chương trình quản lý môi trường 59
5.2 Chương trình giám sát môi trường 62
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 62
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 62
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 64
6.1. Ủy ban nhân dân và mặt trận Tổ quốc phường Hòa Khánh Nam 64
6.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư 64
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 66
1. Kết luận 66
2. Cam kết 67
3. Kiến nghị 67
PHỤ LỤC 68
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 77
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9119 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu Đô Thị Mới – Phường Hòa Khánh Nam – Quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ phải di chuyển đến nơi ở mới. Đây sẽ là khó khăn cho nhân dân và chính quyền trong vùng dự án.
3.1.2.2. Biến đổi hệ sinh thái
Theo ước tính hoạt động xây dựng cần một diện tích khoảng 14 hecta để xây dựng các khu: khu trung cư, khu dịch vụ, khu công viên cây xanh, hệ thống đường giao thông...
Dự án được xây dựng chủ yếu ở vùng có giá trị về môi trường sinh thái không cao vì chủ yếu đây là khu vực đất trống, xung quanh có dân cư sinh sống.
Tuy nhiên, đối với hệ sinh thái dưới nước, mà cụ thể là hệ sinh thái biển chịu một số các tác động: ô nhiễm môi trường nước biển do rác thải, ảnh hưởng tới hệ sinh vật biển gần bờ...
3.1.2.3. Tác động đến hệ thống giao thông
Quá trình thi công xây dựng cũng như trong thời gian dự án đi vào vận hành chính thức sẽ góp phần làm tăng mật độn giao thông tại khu vực, nồng độ các chất trong không khí gia tăng đồng thời còn có thể làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông tại các tuyến đường xung quanh dự án.
Tuy nhiên, sự hình thành dự án sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông tại khu vực.
3.1.3. Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.3.1. Sự cố cháy, nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ mang nhiều nguy cơ gây cháy nổ, điển hình như:
- Trong quá trình xây dựng có sử dụng các loại nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng dầu cho các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, các máy móc thiết bị sử dụng điện năng, đây cũng là mối nguy cơ đe dọa cho sự cố chập điện nếu như không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt.
Sự cố cháy nổ có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, làm ô nhiễm các hệ sinh thái đất, nước, không khí rất nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của con người trong khu vực dự án.
- Trong quá trình hoạt động của dự án, các hoạt động sinh sống của khu dân cư, các hoạt động vui chơi giải trí...cũng tăng nguy cơ đến sự cố cháy nổ.
Vào mùa mưa, khả năng khu vực dự án bị đánh sét cũng có thể xảy ra.
3.1.3.2. Tai nạn lao động
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn rất đa dạng, bao gồm:
- Các ô nhiễm môi trường có khả năng gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường nếu tiếp xúc trong thời gian dài với nồng độ bụi và tiếng ồn cao như gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
- Trong công trình thi công có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến tai nạn cho người lao động, người đi đường và dân cư xung quanh khu vực dự án.
- Việc thi công các công trình trên tầng cao có khả năng gây ra tai nạn lao động cao hơn do trượt ngã trên các giàn giáo, vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát,...) lên các tầng cao và nhiều nguyên nhân khác nữa.
- Các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện hoặc do va chạm vào đường dây điện.
Những ngày mưa khả năng xảy ra tại nạ giao thông trên công trường thi công tăng cao hơn do đất trơn, dễ làm trượt ngã, đất mềm, lún dễ gây ra sự cố cho con người và các máy móc thiết bị thi công, gió bão gây đứt dây điện.
Khi dự án đi vào hoạt động, các sự cố tai nạn có thể xảy ra như:
- Hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ, thi đấu thể dục thể thao... có thể gây ra tai nạn.
- Trong các hoạt động sinh hoạt của người dân, việc sử dụng dầu, gas...làm nhiên liệu cũng có khả năng gây nên tai nạn do cháy nổ.
3.1.3.3. Thời tiết bất thường
Dự án nằm trong khu vực có nhiều biến động về thời tiết như: gió, bão, lũ lụt... Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi xây dựng các công trình chức năng và hệ thống đường điện thì cần phait khảo sát kỹ, tham khảo về tình hình gió bão của khu vực để có các giải pháp thiết kế phù hợp.
3.2. Đánh giá các tác động
3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
3.2.1.1 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Công tác san lấp, xây dựng dự án tác động đến môi trường không khí trong khu vực dự án như: bụi, khí thải, khói thải, tiếng ồn. Các nguồn gây ô nhiễm này tác động lên sức khỏe con người mà đối tượng bị tác động chính là người lao động trực tiếp trên công trường. Tùy mưc độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với nguồn bụi, khí thải, khói thải, mà người lao động có thể nhiễm các bệnh.
Bảng 3.6 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí thể hiện trong bảng sau:
STT
Thông số
Tác động
01
Bụi
- Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa
02
Khí axit
(SOx, NOx)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm trữ lượng kiềm trong máu
- Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng Ozôn
03
Oxyt cacbon (CO)
- Giảm khả năng vận chuyển Oxi của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành Cacboxyhemoglobin
04
Khí Cacbonic (CO2)
- Gây rối loạn hô hấp phổi
- Gây hiệu ứng nhà kính
- Tác hại đến hệ sinh thái
05
Hydrocarbon
(THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan, có khi gây tử vong
06
Các loại thuốc bảo vệ thực vật
Là chất độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoe khi nhiễm phải quá liều lượng cho phép
Do tập trung máy móc, thiết bị thi công và các phương tiện vận tải cùng hoạt động nên môi trường có thể bị ô nhiễm bởi khí thải. Tải lượng các chất ô nhiễm NOX, SO2,CO2, CO, VOC,… sẽ gia tăng trong khu vực, mưc độ và phạm vi ảnh hưởng pụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khả năng phát tán vào không khí. Ở nước ta, do không khí nóng ẩm, sự có mặt của axit SO2, NOx,… làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu. Bụi kết hợp với các chất ô nhiễm khác bám trên công trình, xe cộ, làm hư hại, giảm mĩ quan và tăng chi phí bảo dưỡng, tu sửa. Dưới ánh ắng mặt trời, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) kết hợp với NOx tạo thành ozon hoặc chất oxi hóa mạnh và phá hủy vật liệu nhanh.
Việc công nhân thi công phải làm việc trong thời gian dài trên những khu đất trống sẽ dễ mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt… dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng khả năng xảy ra tai nạn lao động.
Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt có hại cho sức khỏe của trẻ em, người già, và những người mắc bệnh về hô hấp. Dự án với điiểm nhấn chính là tạo chỗ ở cho người dân, do đó cần khống chế các ảnh hưởng ô nhiễm do khí thải.
3.2.1.2 Tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn cao của thiết bị máy móc như máy điều hòa không khí, máy phát điện… thường gây khó chịu cho người, đặc biệt là những thời điểm bất lợi như ban đêm, những khi cúp điện, lúc trời nóng bức… Nếu không chú ý áp dụng biện pháp chống ồn hiệu quả, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khu vực dự án.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến tâm lí của người lao động mà trực tiếp lên thính giác người lao động gây mệt mỏi, kém tập trung và sẽ bị ảnh hưởng trong trong thời gian dài tiếp xúc. Tuy nhiên, nhìn chung ảnh hưởng là ảnh hưởng không lớn do khu vực thi công rộng.
3.2.1.3 Tác động của chất ô nhiễm trong môi trường nước
Quá trình đổ đất đá, đổ bê tông xây dựng làm phát sinh yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước: một lượng đất cát, vật liệu xây dựng trên mặt bằng thi công sẽ rơi và lắng xuống kênh rạch góp phần làm gia tăng hàm lượng chất rắn và độ đục của nước.
Việc tập kết công nhân đến khu vực thi công sẽ kéo theo việc xuất hiện các lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nứơc thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc chủ yếu vào số lượng công nhân làm vệc tại hiện trường và cách thức quản lí chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ lán trại và khu nhà tạm của công nhân ước tính khoảng 8m3/ ngày đêm. Tuy lưu lượng nước này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lí lượng nước này một cách hợp lí. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, cấc tác động kiểu này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp.
Nồng độ nước thải sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn quy định có thể gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận do hàm lượng hữu co cao, lượng cặn lơ lưởng lớn và mang nhiều mầm bệnh.
Hàm lượng hữu cơ cao trong nước thải sinh hoạt trong một thời gian tích lũy sẽ lên men, phân hủy tạo ra các khí, mùi và mù đặc trưng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường. Quá trình phân hủy chất hữu cơ làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống của các hệ thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận: thực vật thoái hóa hay chết dần, động vật như tôm cá phải di cư đến nơi khác.
Mặt khác, nước thải chứa chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển, khi thoát ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm cho nguồn nước không thể sử dụng vào nhưng mục đích khác được. Việc khắc phục tác động tiêu cực của các loại nước thải sinh hoạt này có thể thực hiện bằng các công trình xử lý khả thi tương ứng.
Với cường độ mưa tương đối cao, nếu không có biện pháp quản lý, giữ nước và tiêu thoát đúng, mưa sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước, xói mòn đất, cuốn xăng dầu từ khu vực để xe, nhà kho gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.
3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý kịp thời các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên tạo ra các hợp chất có mùi như H2S, mercaptan... ảnh hưởng đến vệ sinh và cảnh quan toàn khu vực.
Các loại chất thải rắn là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển và là nguồn phát sinh và lây lan các nguồn bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người và cảnh quan khu vực. Nếu không được xử lý tốt, chất thải rắn sẽ gây tác động xấu đến môi trường không khí, nước, đất.
3.2.1.5. Tác động đến nguồn nước ngầm
- Giảm trữ lượng nước ngầm do: khi thực hiện dự án diện tích nền bê tông, nhựa tăng lên hạn chế khả năng thấm nước xuống tầng nước ngầm.
- Chất lượng nước ngầm tại khu vực có thể bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt từ hoạt động giải phóng mặt bằng, hoạt động xây dựng và chất thải khi dự án đi vào hoạt động. Các chất độc hại sẽ có điều kiện thấm xuống tầng nước ngầm do các hoạt động dào đắp, hoạt động khai thác nước ngầm.
3.2.1.6. Tác động đến môi trường đất
- Trong quá trình tiến hành xây dựng dự án việc trượt lở đất, xụp lún và xói mòn đất có thể diễn ra nếu chủ dự án không có biện pháp chắn che thích hợp. Các hiện tượng này sẽ làm mất đi một khối lượng lớn đất bị cuốn xuống các kênh dẫn ra biển.
- Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng thải ra trong quá trình thi công cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu không có biện pháp thu gom và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.
3.2.2. Tác động đến môi trường khinh tế xã hội
3.2.2.1. Tác động do giải tỏa, đền bù, di dời dân cư
Trong giai đoạn giải tỏa, đền bù và di dời dân cư trong khu vực dự án có khả năng xảy ra các vấn đề như sau:
Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân:
- Thay đổi đời sống kinh tế của người dân.
- Tác động đến nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình. Khi di dời dân vào khu dân cư mới, người dân gặp khó khăn trong việc ổn định cuộc sống.
Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội:
- Việc đền bù đất đai cho người dân dang sin sống trên đất đai cần giải tỏa không thỏa đáng sẽ dẫn đến những tranh chấp giữa người này với các cơ quan quản lý địa phương cũng nhưu chủ dự án, từ đó nảy sinh ra nhiều các vấn đề xã hôi phức tạp và từ đó làm giảm tiến độ thực hiện dự án.
- Bố trí khu tái định cư cho người dân thuộc diện giải tỏa.
- Giá trị đất tăng dẫn đến vấn đề mua bán, tranh chấp đất dai.
Ảnh hưởng tới đời sống của người dân sau khi di dời
- Thay đổi môi trường sinh sống của các hộ sau khi dời.
- Công tác tái định cư, tạo việc làm mới.
3.2.2.2. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế
Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu nhập ngân sách cho địa phương. Các loại hình dịch vụ sẽ thu hút người lao động tại địa phương, góp phần đa dạng hóa ngành nghề, các loại dịch vụ, phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng này cũng kéo theo những vấn đề phức tập mới gây khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu lao động, ảnh hưởng trực tiến đến kinh tế - xã hội.
Xã hội
Dự án khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng góp phần làm gia tăng diện mạo mới cho thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Liên Chiểu nói riêng.
Ngoài ra, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trước mắt sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong và ngoài địa phương.
Vệ sinh và sức khỏe cộng đồng
Nếu điều kiện sống tại các khu dự án không đạt tiêu chuẩn, môi trường bị ô nhiễm thì gây ảnh hưởng rất xấu đến sứ khỏe của các hộ dân cư.
Vệ sinh môi trường: Khi dự án đi vào hoạt động thì một loạt các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường cũng cần được tiến hành như việc phân loại, thu gom và xử lý triệt để các loại rác thải, nước thải. Như vậy, mới có thể đảm bảo được sức khỏe cho người dân.
Giao thông
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động máy móc thiết bị...Nếu không có sự kết hợp hài hòa và sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường.
Tác động đến tình hình trật tự an ninh
Giai đoạn thi công cơ bản sẽ tập trung các công nhân chủ yếu là lao động phổ thông, có thể không phải là dân cư trú chính thức trong địa bàn của quận Liên Chiểu, thu nhập không cao so với mức sống chung của Thành phố, một số có thể sống trong các lán trại tạm thời trong công trình. Các tác động có thể xảy ra như:
- Mâu thuẫn giữa các công nhân xây dựng với người dân xung quanh.
- Có khả năng làm tăng các tệ nạn xã hội trong khu vực như rượu chè, ma túy, trộm cắp...
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn chuẩn bị, dự án “khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng” là hoạt động giải phóng mặt bằng.
Giải phóng mặt bằng là hoạt động chủ yếu liên quan đến môi trường xã hội: thu hồi và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, bồi thường chuyển hóa lao động, trực tiếp tác động đến cuộc sống người dân.
Vì vậy cần có một giải pháp bồi thường hợp lí theo hướng vừa bồi thường đất ở, đất nông nghiệp vừa ưu tiên lợi ích của dự án có thể đem lại cho các hộ dân.
Công tác đền bù diện tích đất đai cho người dân theo các quy định của pháp luật về thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Phương án đền bù thực hiện áp giá một lần cho người dân, UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì thành lập hội đồng đền bù bao gồm đại diện các cơ quan chuyên môn, đại diện các hộ dân có diện tích bị thu hồi và đại diện chủ đầu tư. Là khu vực có dân ở nên cần bố trí chỗ ở tái định cư cho người dân.
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng
Quá trình thi công xây dựng dự án được thực hiện trong khu vực thi công rộng, các hoạt động thi công xây dựng sẽ gây ra các tác động môi trường, hệ sinh thái, an toàn lao động và sứ khỏe của công nhân.
Theo dự kiến kế hoạch xây dựng Dự án sẽ diễn ra trong thời gian 36 tháng, những biện pháp tổng hợp cần thiết mà Nhà thầu và chủ đầu tư sẽ áp dụng bao gồm:
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trên công trường .
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa quá trình thi công nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Có biện pháp quản lý, thu gom và kịp thời vận chuyển toàn bộ chất thải xây dựng đến nơi quy định.
- Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Để đạt được kết quả tốt về các mặt nói trên khi chọn biện pháp thi công nên:
+ Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi công.
+ Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa.
- Phần tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể:
+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất, vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét…
+ Các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công những công trình ngầm, bố trí các tuyến thi công hợp lí để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lí để không gây cản trở lẫn nhau….
+ Tại mặt bằng thi công phải đảm bảo:
Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế vệ sinh.
Bố trí hợp lý các tuyến đường vận chuyển và đi lại
Phải lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ,…
Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức độ ồn cao như máy phát điện…
Che chắn những khu vực phát sinh bụi
Đất, cát, vật liệu xây dựng phải được đổ đống gọn và được che chắn nhất là vào mùa mưa để giảm tối đa lượng đất cát bị cuốn trôi theo nước mưa.
Xây dựng các công trình xử lý nước tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm), quy định bãi rác… tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng thải ra.
Nhà thầu xây dựng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu dọn, vận chuyển thường xuyên chất thải ra khỏi khu vực xây dựng dự án.
Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân.
4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề lớn nhất trong trong giai đoạn thi công của dự án.
Thành phần gây ô nhiễm là bụi, đất đá, tiếng ồn, khí thải máy chuyên dụng : CO2, SO2, NO, NO2., bụi lơ lửng, bụi chì. Chất gây ô nhiễm có đặc điểm phát tán không liên tục, gây ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, tùy thuộc vào tiến độ xây dựng, số lượng ca máy, ca xe hoạt động. Các biện pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựng khu đô thị:
- Cần kiểm tra xe tải, thiết bị xây dựng sử dụng cho công trình này trước khi cho phép vận hành. Các thiết bị này cần đạt TCVN về khí thải và độ ồn. Đây là điều kiện đấu thầu.
- Che kín thùng xe mọi phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (cát, đất sét, xi măng, đá…) để tránh phát tán bụi. Lái xe phải tuân thủ các quy luật giao thông nhằm tránh ùn tắc, an toàn di chuyển.
- Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá đầy, tránh tình trạng rơi vãi nguyên vật liệu ra đường.
4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
Các biện pháp sau đây để tránh tác động của tiếng ồn:
- Bố trí hợp lý cho các nguồn gây tiếng ồn lớn
Tùy theo cường độ của các nguồn ồn, dự án sẽ bố trí tất cả các nguồn gây tiếng ồn lớn (máy đóng cọc, máy phát điện…) cách đối tượng nhạy cảm từ 200- 300m.
- Tránh ồn cho các đối tương nhạy cảm:
+ Nếu không thể đáp ứng được khoảng cách cần thiết nói trên thì phải áp dụng một số biện pháp tránh ồn cho các đối tượng nhạy cảm. Một trong các biện pháp đó là lắp đặt rào cản chống ồn xung quanh đối tượng cần bảo vệ như sử dụng cây xanh hay các vật liệu chống ồn ( xốp, bông…). Do đặc trưng của công trình có mật độ cây xanh khá cao, nên việc tạo rào cản chống ồn bằng việc sử dụng cây xanh là hợp lý, có tính kinh tế, tăng vẻ mỹ quan cho khu vực. Bố trí cây xanh hợp lý có tác dụng giảm cường độ ồn đến khoảng 10- 40dBA. Công ty thiết kế dự án sẽ xem xét chi tiết việc bố trí cây xanh giảm ồn cho từng đối tượng.
+ Đối với máy phát điện, ngoài biện pháp đặt cách xa nguồn nhạy cảm, chủ dự án cần sử dụng máy phát điện có lớp cách âm giảm tối đa tiếng ồn phát sinh do hoạt động của máy phát điện.
+ Ngoài biện pháp kĩ thuật trên, cần quản lý tốt các phương tiện vận chuyển hạng nặng trong khi vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án để giảm phát sinh tiếng ồn, đặc biệt là những vị trí gần đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn.
4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất
Khi tiến hành các hoạt động xây dựng, môi trường đất sẽ bị tác động đáng kể. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường đất cần áp dụng một số biện pháp như:
- Giảm thiểu việc đào đắp làm xáo trộn các tầng thổ nhưỡng.
- Không để các chất ô nhiễm như dầu mỡ, xăng nhớt chảy tràn hoặc thấm vào đất.
- Thu gom nước thải và tập trung chất thải rắn để xử lý.
- Việc xử lý nền móng phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước
Trong quá trình thi công, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa chảy tràn. Để giảm thiểu vấn đề này, cần tiến hành các biện pháp như:
Nước thải sinh hoạt của công nhân
Sử dụng tối đa lực lượng lao động địa phương để giảm lượng nước thải sinh ra.
Trang bị các nhà vệ sinh di động hoặc tại công trường xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại. Các hầm tự hoại này phải được xây dựng có kích thước phù hợp với công nhân trên công trường. Sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và phải san lấp các hầm tự hoại này. Ngoài ra việc giáo dục ý thức cho công nhân là cần thiết.
Nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn
Đào rãnh thu gom nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực thi công. Lượng nước thải xây dựng và nước mưa này sẽ được dẫn theo tuyến mương thoát nước đến hồ lắng trước khi chảy xuống biển nhằm đẳm bảo hạn chế nước chảy tràn kéo theo đất cát, các chất cặn bã xuống biển gây ô nhiễm biển.
4.1.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
- Các loại chất thải rắn đất, cát, đá được thu gom liên tục trong quá trình thi công và tận dụng để san lấp mặt bằng.
- Các loại coffa, sắt thép được tái sử dụng hoàn toàn.
- Các loại bao bì chứa vật liệu xây dựng: được thu gom tập trung, một phần được tái sử dụng tại chỗ, phần còn lại sẽ thu gom đúng quy định.
- Các loại chất thải nguy hại: giẻ lau, thùng sơn… sẽ được thu gom tách riêng và hợp đồng thu gom triệt để.
4.1.2.6. Các biện pháp khác
An toàn giao thông trong giai đoạn thi công
- Các biện pháp như lắp đặt các biện báo giao thong và hệ thống chiếu sáng dọc tuyến đường chở vậtu liệu xây dựng vào công trường sẽ được thực hiện.
- Sắp xếp các khu vực chưa vật liệu xây dựng, thiết bị phù hợp không để chiếm lối đi lại.
Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân
- Khu lán trại của công nhân cần phải được trang bị các tiện nghi cần thiết. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhà vệ sinh, nơi chứa rác phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe công nhân nhằm phòng ngừa dịch bệnh, triệt tiêu khả năng lây nhiễm bệnh từ công nhân.
- Khai thông cống rãnh, các vũng nước tù đọng, diệt trừ bọ gậy và muỗi đẻ phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
- Phát động hoạt động của đoàn thể nhằm giải quyết các tệ nạn trong tập thể công nhân đồng thời đưa ra các quy định cụ thể đối với công nhân tại công trường.
- Giáo dục ý thức công nhân trong việc bảo vệ môi trường, do khu vực sát với biển.
- Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân về an toàn lao động.
Trong những trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được chi thị rõ ràng:
+ Vòi nước xả rửa khi sự cố, tủ thuốc và dụng cụ rửa mặt….
+ Bình cung cấp oxy.
+ Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: cấp cứu, cứu hỏa….
Các biện pháp phòng chống cháy nổ
Việc tập kết công nhân xây dựng dự án ít nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình, của chính những người lao động trực tiếp trên công trường. Do đó cần có những biện pháp cụ thể và chi tiết trong hạn chế khả năng cháy nổ như:
- Khu vực để nguyên vật liệu tách biệt với khu vực thi công, cấm công nhân không hút thuốc gần khu vực này.
- Bình chữa cháy, máy bơm, ống dẫn nước được trang bị và luôn trong tình trạng sẵn sàng chữa cháy khi gặp sự cố.
Chống sét và các phương pháp phòng ngừa sét
- Đơn vị thi công có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thu sét tại các điểm cao của công trình theo quy phạm của nhà nước khi thi công xây dựng công trình.
- Xây dựng hệ thống chống sét trực tiếp cho từng khu riêng biệt, sử dụng kim chống sét phóng điện sớm (ESE), sử dụng công nghệ Spark Gap không phóng xạ với cáp thoát sét bọc chống nhiễu chống hiện tượng sét đánh tạt ngang và kết hợp với hệ thống nố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 272NH GI TC 2727896NG MI TR4317900NG D7920 N KHU.doc