MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Xuất xứ của dự án 1
2. Các căn cứ để lập báo cáo 2
2.1. Căn cứ pháp lý 2
2.2. Căn cứ kỹ thuật 3
2.3. Nguồn cung cấp số liệu và dữ liệu 3
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 3
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu của chủ dự án tạo lập 4
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 4
4. Tổ chức thực hiện ĐTM 5
CHƯƠNG 1: 6
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6
1.1. Tên dự án 6
1.2. Chủ dự án 6
1.3. Vị trí địa lý của dự án 6
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 7
1.4.1. Mục tiêu của dự án 7
1.4.2. Hình thức đầu tư 7
1.4.3. Nội dung đầu tư 7
1.4.3.1. Cơ cấu tổ chức quy hoạch và phương án đề xuất 7
1.4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất 8
1.4.3.3. Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc 9
1.4.3.4.Giải pháp thiết kế hạ tầng , kết cấu và kiến trúc 10
1.4.4. Tổng mức chi phí đẩu tư xây dựng 16
1.4.5. Tiến độ thực hiện 16
CHƯƠNG 2: 17
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 17
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 17
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 17
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 17
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 18
2.1.3.1. Môi trường không khí 19
2.1.3.2. Môi trường nước 20
2.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất 21
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 22
2.2.2. Điều kiện về xã hội 24
CHƯƠNG 3: 25
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25
3.1. Đánh giá tác động 25
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 25
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 27
3.1.3. Đối tượng bị tác động 27
3.1.3.1. Trong giai đoạn thi công công trình 27
3.1.3.2. Trong giai đoạn công trình đi vào hoạt động 28
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 28
3.1.5. Đánh giá các tác động môi trường chủ yếu của dự án 29
3.1.5.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 29
3.1.5.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công 30
3.1.5.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án hoàn thành 38
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 41
3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 41
3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 41
CHƯƠNG 4: 42
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA 42
VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 42
4.1. Đối với các tác động xấu 42
4.1.1. Nguyên tắc giảm thiểu cơ bản của dự án 42
4.1.2. Giảm thiểu tác động xấu và sự cố môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 44
4.1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc kế hoạch giải phóng mặt bằng 44
4.1.2.2. Tổ chức thực hiện 44
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do mất đất canh tác 45
4.1.2.4. Tổ chức truyền thông và cập nhật các thông tin tư vấn của cộng đồng 45
4.1.3. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 45
4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nước 45
4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí 46
4.1.3.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn gây ra 47
4.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường đất 47
4.1.3.5. Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường kinh tế - xã hội 48
4.1.4. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 49
4.1.4.1. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước 49
4.1.4.2. Giảm thiểu tác động tới môi trường không khí, tiếng ồn 52
4.1.4.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 52
4.2. Đối với sự cố môi trường 54
4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn thi công dự án 54
4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án hoàn thành 56
CHƯƠNG 5: 57
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 57
5.1. Chương trình quản lý môi trường 57
5.1.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 57
5.1.2. Các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 57
5.1.3. Các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn khu nhà ở thương mại Bắc Vinh đi vào hoạt động 58
5.1.4. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn khu nhà ở thương mại Bắc Vinh đi vào hoạt động 60
5.2. Chương trình giám sát môi trường 60
5.2.1. Giám sát chất thải 61
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh 61
CHƯƠNG 6: 61
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 61
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã 61
6.1.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.3. Kiến nghị đối với chủ dự án 61
6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã 61
6.1.1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội 61
6.1.3. Kiến nghị đối với chủ dự án 61
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã 61
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 61
1. Kết luận 61
2. Kiến nghị 61
3. Cam kết 61
72 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu nhà ở thương mại Bắc Vinh, xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự an toàn xã hội do việc tập trung đông người trong khu nhà ở thương mại.
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra
- Sự cố cháy nổ và nhóm sự cố xảy ra liên quan đến điện áp. Khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định;
- Hiện tượng lún sụt đất, ngập úng cục bộ ;
- Tai nạn giao thông;
- Rơi vãi hoá chất, vật liệu sản xuất do tai nạn giao thông;
- Tai nạn nghề nghiệp.
3.1.5. Đánh giá các tác động môi trường chủ yếu của dự án
Có thể liệt kê các tác động môi trường chủ yếu và mức độ tác động của các hoạt động của dự án đối với các thành phần môi trường ở khu vực trong bảng 3.3. sau:
Bảng 3.3: Các tác động môi trường chủ yếu của dự án
STT
Hoạt động của dự án
Các thành phần môi trường
Đời sống dân địa phương
Đất
Nước mặt
Nước ngầm
Không khí
Chất thải rắn
Tiếng ồn
1
Thay đổi sử dụng đất
- -
- -
-
-
2
Phát triển giao thông
- -
-
-
- -
-
- -
+++
3
Phát triển thương mại và dịch vụ
-
- -
-
-
- -
-
+++
4
Phát triển nhà ở
-
- -
-
-
- -
-
+++
5
Phát triển hệ thống cấp nước
-
-
+++
6
Phát triển hệ thống thoát nước
-
- - -
-
-
-
+++
7
Phát triển hệ thống điện
+++
8
Phát triển thông tin, văn hoá
-
+++
9
Phát triển hệ thống trường học
-
-
-
+++
10
Phát triển cây xanh, không gian mở
++
+++
+++
+++
-
++
+++
(- - -) : tác động xấu đến môi trường (mức độ nặng)
(- -) : tác động xấu trung bình
(- ) : tác động nhẹ
(+) : tác động có lợi
Nhận xét: Có thể nhận thấy rằng, bên cạnh những tác động bất lợi tới môi trường thì việc thực hiện dự án cũng có nhiều tác động có lợi cho người dân địa phương như tạo quỹ nhà, các công trình công cộng... khu nhà ở và cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho người dân xã Nghi Kim nói chung và thành phố Vinh nói riêng.
3.1.5.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, tác động đáng quan tâm nhất là việc trưng dụng đất. Đây là tác động không nhỏ trong quá trình thực hiện dự án và sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Để tạo ra được mặt bằng thi công thuận lợi, đúng theo yêu cầu thiết kế, cần phải giải toả thu hồi đất.
Khi di dời sẽ gây ảnh hưởng vĩnh viễn và tạm thời đối với một số hộ gia đình, việc kinh doanh, các vấn đề công ăn việc làm, các quá trình hoạt động sản xuất ….Những ảnh hưởng này là trực tiếp và phải có chi phí đền bù hợp lý.
Việc thu hồi đất đai sẽ tạo nên sự xáo trộn tạm thời trong cuộc sống của người dân. Có thể nói đây là những xáo trộn lớn trong giai đoạn thực hiện dự án, song có thể mang tính tạm thời (diễn ra trong thời gian không dài) đối với một số hộ gia đình, đồng thời cũng có thể có những tác động lâu dài đối với nhiều hộ gia đình, nhất là trong việc ổn định công ăn việc làm của người dân.
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trong khu vực giải toả hầu hết là đất ruộng (đất trồng lúa và hoa màu chiếm 72,23%). Vì vậy, việc giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của những hộ dân có đất trong khu vực giải toả. Những người bị ảnh hưởng sẽ được đền bù đối với những tài sản bị thiệt hại.
Sẽ có sự sẵn sàng bàn giao đất đúng tiến độ và cũng có sự chần chừ của một số hộ dân. Do vậy, cần có cơ chế chính sách phù hợp, việc làm công minh, có sự quan tâm và can thiệp của chính quyền (UBND xã, thành phố) và các cơ quan hữu quan nhằm đảm bảo sự công bằng, ổn định trong lúc di dời, thu hồi đất.
Hiện nay để giải phóng mặt bằng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trường Sơn tiến hành công tác điều tra chi tiết để lập kế hoạch, phương án và dự trù kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng. Công tác này là một trong những khâu vướng mắc đầu tiên, gặp nhiều khó khăn cả về phía chính quyền địa phương, chủ đầu tư và phía người dân phải giao đất giải phóng mặt bằng.
Ngoài những tác động trong công tác thu hồi đất cho dự án, cần đặc biệt quan tâm đó là việc di dời các công trình ngầm. Quá trình di dời ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các công trình ngầm, công trình nổi là điều không tránh khỏi nhưng dự án cũng không thể không triển khai. Do đó vấn đề cần làm và cần đề cập đó là sự quan tâm đúng mức của các ngành chức năng, sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan để có thể thực hiện một cách tốt nhất công tác di dời các công trình ngầm trong khu vực dự án.
Để giải quyết những vấn đề trên cần phải có sự bàn bạc, trao đổi và tính toán một cách kỹ lưỡng thì mới có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng do quá trình di dời các công trình đó gây ra.
3.1.5.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công
Tác động của nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn sử dụng nước bình quân là 100 lít/người /ngày và 80% trong đó là nước thải. Dự kiến tại thời điểm cao nhất mỗi ngày có khoảng 100 công nhân tham gia thi công, như vậy lượng nước thải sinh hoạt đạt khoảng 8 m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt có thể tham khảo theo tính toán của WHO nêu trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Đặc trưng nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu
pH
BOD5 (mg/l)
COD (mg/l)
SS (mg/l)
Tổng N (mg/l)
Tổng P (mg/l)
Coliform (MPN/100ml)
Giá trị
6,5-8
250
500
220
40
5
107 - 108
(Nguồn: WHO)
Như vậy, với 8 m3/ngày, tải lượng chất ô nhiễm thải ra một ngày như sau:
BOD5 = 250 x 8 x 1000 = 2.000.000mg/ngày = 2 kg/ngày
COD = 500 x 8 x 1000 = 4 kg/ngày
SS = 220 x 8 x 1000 = 1,76 kg/ngày
Tổng N = 40 x 8 x 1000 = 0,32 kg/ngày
Tổng P = 5 x 8 x 1000 = 0,04 kg/ngày
Tác động của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu của khu vực dự án, theo Niên giám thống kê thì lượng mưa trung bình là 2000mm/năm (2008). Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn trên tổng diện tích đất 63.190 m2 sẽ là: 126,38 m3/năm. Thường nước mưa chảy tràn cuốn theo nhiều bùn đất, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác như dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng…
Nước mưa chảy tràn tuy có lưu lượng lớn nhưng chỉ tập trung vào một vài tháng trong mùa mưa (thường trong khoảng tháng 6 đến tháng 8). So với nước thải, nước mưa khá sạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như sau: Tổng N = 0,5 - 1,5 mg/l; Tổng P =0,03 - 0,04 mg/l; COD = 10 - 12 mg/l; TSS = 10 - 20mg/l. Lượng nước mưa trong khu vực dự án là khá lớn nên khả năng hoà trộn pha loãng cao, dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sẽ giảm mạnh.
Tác động của nước thải
Lượng nước thải thải ra trong quá trình thi công tuy không lớn nhưng lượng nước này chứa nhiều cặn lơ lửng, vôi vữa, xi măng, đây là nguyên nhân khiến cho nguồn nước tiếp nhận loại nước thải này có độ pH cao, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và có thể ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật sống trong nguồn nước tiếp nhận.
Tác động đến chất lượng không khí
Tác động của khí thải từ các phương tiện giao thông
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, việc san ủi và thi công sẽ kéo theo các ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn phát sinh khí thải trong giai đoạn này chủ yếu từ các hoạt động vận chuyển đất cát để san lấp và khí thải từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công. Đặc trưng của các nguồn gây ô nhiễm không khí do giao thông được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 3.5: Đặc trưng nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn gây ô nhiễm
Các chất ô nhiễm không khí
- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải
- Khí thải từ máy móc thi công trên công trường
- Bụi, SO2, NOx, CO, Hydrocacbon, VOCs, CO2, tiếng ồn, rung động...
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng khu vực dự án, với tổng diện tích xây dựng là 63.190 m2 (6,319 ha), ước tính
- Khối lượng vét hữu cơ theo khảo sát : 63.190 x 0,1 = 6.319 (m3)
Trong đó: 0,1 là độ dốc thiết kế san nền
- Khối lượng đất đắp: 63.190 x 1,24 = 78.355,6 (m3)
Trong đó: 1,24 là độ cao cần đạt được.
- Khối lượng bê tông ước lượng khoảng: 23.791,5 (m3)
Vậy tổng khối lượng đất, cát, bê tông được dùng trong quá trình san lấp và thi công xây dựng là: 6.319 + 78.355,6 + 23.791,5 ≈ 108.466 m3 đất, cát bê tông cần dùng trong quá trình san lấp và thi công xây dựng. Lượng đất cát, bê tông này được thu mua trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện xung quanh.
Giả sử mỗi xe ôtô chuyên chở 8m3, vậy có khoảng 13.558 lượt xe. Tổng thời gian chở khoảng 90 ngày, lưu lượng xe là 151 xe/ngày. Với tỷ lệ xe chạy trong giờ làm việc là như nhau nên có thể tính bình quân xe chạy trong một giờ là: 181:8 = 18,87 ~ 19 lượt/h.
Mức độ ô nhiễm do các phương tiện giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “Hệ số ô nhiễm: do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập như sau:
Bảng 3.6: Hệ số phát thải đối với các nguồn thải di động đặc trưng (kg/1000km)
Phương tiện
Bụi
SO2
NOx
CO
VOC
Pb
Phương tiện vận tải nặng dùng dầu diesel từ 3,5 - 16 tấn
Chạy trong đô thị
Chạy ngoài đô thị
Chạy trên đường cao tốc
0,9
0,9
0,9
4,29S
4,15S
4,15S
11,8
14,4
14,4
6,0
2,9
2,9
2,6
0,8
0,8
Xe vận tải dùng dầu diesel > 16 tấn
Chạy trong đô thị
Chạy ngoài đô thị
Chạy trên đường cao tốc
1,6
1,6
1,3
7,26S
7,43S
6,1S
18,2
24,1
19,8
7,3
3,7
3,1
2,6
3,0
2,4
Xe buýt dùng dầu diesel > 16 tấn
Chạy trong đô thị
Chạy ngoài đô thị
Chạy trên đường cao tốc
1,4
1,2
0,9
6,6S
5,61S
6,11S
16,5
18,2
13,9
6,6
2,8
2,1
5,3
2,2
1,7
(Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993)
Chú thích:
P: hàm lượng chì có trong nhiên liệu (g/l)
S: hàm lượng phần trăm lưu huỳnh trong nhiên liệu (%),lấy hàm lượng S bằng 1l%
Như vậy, tải lượng ô nhiễm cho thời gian hoạt động san lấp mặt bằng là:
Tải lượng bụi: Eb = 19 x 0,9 = 17,1 kg/1000 km.h = 0,00475 mg/m.s
Tải lượng CO: ECO= 19 x 2,9 = 55,1 kg/1000 km.h = 0,0153 mg/m.s
Tải lượng SO2: ESO2= 19 x 4,15S = 78,85 kg/1000 km.h = 0,0219 mg/m.s
Tải lượng VOCs: EVOCs= 19 x 0,8 = 15,2 kg/1000 km.h = 0,0042 mg/m.s
Tải lượng NO2: ENO2= 19 x 14,4 = 273,6 kg/1000 km.h = 0,076 mg/m.s
Trong quá trình san lấp mặt bằng khu vực dự án, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc hại từ các phương tiện vận chuyển đất cát chủ yếu là trong khu vực dự án với bán kính trong vòng 100m, đồng thời mật độ thi công không lớn do thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu nên gây tác động không đáng kể đến các thôn xóm xung quanh.
Tác động của khí thải từ các hoạt động khác:
Hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí: như hoạt động đốt dầu, đun than... lượng khí thải này không nhiều chủ yếu là CO. SO2 và chỉ mang tính cục bộ...Các hoạt động gián tiếp như thải các chất thải, phân rác... vào môi trường, do sự phân huỷ các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối (NH4, H2S...) gây ô nhiễm môi trường không khí và mất cảnh quan đô thị
Tác động của tiếng ồn và rung động
Ô nhiễm tiếng ồn và rung động là một thành phần ô nhiễm môi trường chủ yếu trong các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Hiện tại khu vực dự án hầu như chưa bị ô nhiễm tiếng ồn và rung động. Việc ô nhiễm tiếng ồn và rung động sẽ chỉ diễn ra trong thời gian san nền và trong giai đoạn thi công xây lắp dự án. Các ô nhiễm này sẽ giảm dần khi quá trình thi công, xây lắp hoàn tất.
Ô nhiễm ồn và rung phát sinh từ:
Xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng,
Các thiết bị, máy móc xây dựng,
Trạm trộn bêtông
Máy đóng cọc,
Hoạt động ủi đất
Máy phát điện.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về mức ồn phát sinh của máy móc thiết bị thi công. Do vậy ở đây tham khảo mức ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng được Cục Đường bộ Liên bang Hoa Kỳ thống kê trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Mức ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng
Máy móc thiết bị
Mức ồn ở vị trí cách thiết bị 15m(dBA)
Quy định của cơ quan dịch vụ công cộng Hoa Kỳ (dBA)
Máy đóng cọc
90-104
95
Sửa máy và máy khoan
76-99
75
Xe tải
70-96
75
Máy cẩu
75-96
75
Xe lu
72-88
75
Máy kéo
73-96
75
Máy san ủi đất
77-95
75-80
Xe trải bêtông nhựa atphan
82-92
80
Máy trộn bêtông
71-90
75
Máy phát điện
70-82
75
Máy đầm rung
70-80
75
Mức ồn trong các hoạt động xây dựng đặc biệt được đánh giá như sau:
- Các hoạt động trộn bêtông
Mức ồn lớn nhất tại vị trí cách trạm trộn bêtông 15m là 90dBA, trong điều kiện không có vật che chắn; mức ồn tại khoảng cách xa gấp đôi bị giảm 6 dBA so với mức ồn trước đó. Vì vậy, mức ồn tại vị trí cách trạm trộn bêtông 10m, 60m, 120m tương ứng sẽ là 84dBA, 78dBA và 72dBA.
Trường hợp máy trộn bê tông cải tiến chỉ tạo nên mức ồn 75dBA tại vị trí cách 15m, thì mức ồn ở khoảng cách 60m chỉ còn là 63dBA.
- Các hoạt động đóng cọc
Hoạt động đóng cọc có thể tạo nên tiếng ồn vượt quá 105dBA trong phạm vi 15m tính từ nguồn gây ồn.
- Các hoạt động bóc đất, san lấp mặt bằng.
Để san lấp mặt bằng, cần có một số máy móc thiết bị như máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy san và ôtô tải. Các máy móc thiết bị này có thể tạo nên mức ồn 90dBA ở khoảng 15m. Nếu chúng cùng hoạt động thì mức ồn sẽ được cộng hưởng, ví dụ 6 máy cùng làm việc có thể gây mức ồn 97 - 98dBA.
- Máy phát điện
Mức ồn phát ra từ các máy phát điện có thể đạt 82dBA tại vị trí cách xa nó 15m. Như vậy, mức ồn lớn nhất ở khoảng cách 60m sẽ khoảng 70dBA.
Trong khu vực xây dựng, các máy móc khi hoạt động sẽ tạo ra tiếng ồn cao và ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân đang làm việc trong công trường. Tác động này được đánh giá là bất lợi nhưng mang tính cục bộ và tạm thời vì mức ồn này sẽ giảm nhanh khi truyền qua khoảng cách từ công trường tới các khu lán trại của công nhân và khu dân cư.
Dự kiến mức ồn bình quân trên công trường có thể đạt: 87 -90 dBA.
Như vậy mức ồn khi xây dựng cơ sở hạ tầng vượt quá mức ồn cho phép 5-10 dBA. Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ, công nhân viên thi công trên công trường và cộng đồng dân cư. ảnh hưởng này sẽ giảm đáng kể hoặc mất đi khi dự án đi vào hoạt động.
Ô nhiễm do các loại chất thải rắn
- Rác thải trong quá trình sinh hoạt của công nhân trên công trường nếu không có sự quản lý, thu gom tốt thì ngoài việc làm mất mỹ quan khu vực nó còn là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Theo ước tính trung bình mỗi cán bộ công nhân viên làm việc trên công trường thải ra 0,4 kg/ngày/người. Với khoảng 100 công nhân lượng rác thải sẽ là:
Q = 0,4 x 100 = 40 kg/ngày
Lượng rác thải sinh hoạt này sẽ tác động xấu tới môi trường nếu không được thu gom, xử lý hàng ngày.
Bên cạnh chất thải sinh hoạt, hoạt động xây dựng công trình còn thải ra các chất thải nguy hại như: dầu mỡ, dẻ lau dính dầu từ quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và vệ sinh xe máy thi công, tuy nhiên lượng chất thải này không lớn không dễ bị phân huỷ gây mùi khó chịu nên Ban quản lý công trường cần tuyên truyền cho các cán bộ công nhân viên thu gom các chất thải này để đúng nơi quy định để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đánh giá tác động tới kinh tế - xã hội
Hiện trạng khu đất trước khi triển khai dự án là khu đất gồm: Đất trồng lúa: 46.627,40m2; Đất trồng cỏ: 10.531,36m2; Đất bị khai thác: 4.252,52m2; Đất mộ xây: 57,27m2 ; Đất khác: 1.722,05 m2
Như vậy
Khu đất trên thuận lợi cho việc khai thác xây dựng
Đất ruộng, trồng cỏ chiếm trên 90%
Không phải giải phóng mặt bằng nhiều (trừ diện tích có nghĩa địa chiếm 0,08% tổng diện tích)
Chi phí đền bù thấp
Giao thông thuận lợi
Như vậy phần lớn đất canh tác sẽ được chuyển thành đất đô thị. Việc thay đổi sử dụng đất là một tác động lớn đến môi trường của dự án đặc biệt tác động tới đời sống của người dân mất đất canh tác, họ phải chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, do vậy đời sống của những hộ gia đình mất đất canh tác sẽ có sự thay đổi. Việc thay đổi này sớm ổn định hay không là phần lớn phụ thuộc vào chính sách đền bù và hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền cũng như sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình bị mất đất.
Bên cạnh đó Dự án Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh sẽ hình thành nên một khu đô thị với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vinh, mang lại lợi ích cho người dân địa phương.
Tác động đến hoạt động giao thông trong khu vực
Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường khu vực dự án hiện tại không lớn. Tuy nhiên, khi thi công, do quá trình tập kết nguyên vật liệu và các loại phương tiện, máy móc thi công sẽ cản trở sự đi lại của các phương tiện giao thông trong khu vực dự án và các tuyến đường liên quan nếu không có biện pháp quản lý và thi công hợp lý.
Để vận chuyển toàn bộ khối lượng vật liệu này và thiết bị máy móc đến công trường với thời gian thi công khoảng hơn 3 năm ước tính bình quân mỗi ngày hàng chục đến hàng trăm lượt xe tải 10 tấn ra vào công trường ở đây cả ngày lẫn đêm. Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường vận chuyển, và an toàn khi tham gia giao thông.
Tác động đến hệ sinh thái trong khu vực
Hệ thực vật
Như trong phần hiện trạng đã trình bày, nằm trong khu vực dự án chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng cỏ. Tổng số diện tích lúa bị phá hủy là 46.627,4 m2.
Hệ động vật
Chúng ta biết rằng trong khu vực dự án không có các loài động vật hoang dã mà chỉ có các loại ếch, nhái,... Hệ thống nước mặt trong khu vực chủ yếu là hệ thống thoát nước, các ao thả cá của dân. Do vậy, các tác động đến hệ động vật của quá trình triển khai dự án hầu như không đáng kể.
Tác động đến các công trình liên quan và cơ sở hạ tầng
Trong quá trình thi công, sẽ ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của các công trình nếu không có tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng, cụ thể là:
- Việc thi công đường trên một diện tích 6,319 ha, gặp các công trình ngầm, như hệ thống thông tin bưu điện, hệ thống thông tin quân đội, hệ thống thông tin điện lực, cáp điện ngầm. Do vậy sẽ có những tác động nhất định đến các hệ thống này, như lún, đứt rạn, gây rò rỉ. Đây là một trong những nội dung cần quan tâm và phải có sự phối hợp hết sức chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức quản lý các hệ thống ngầm này để di chuyển hoặc bảo trì một cách tốt nhất.
Tác động đến các công trình văn hoá lịch sử, cảnh quan khu vực
Phần diện tích khu vực dự án không có công trình văn hoá lịch sử, cơ quan Nhà nước, trường học... phải di dời do vậy những tác động lớn ở khu vực này là không có.
Trật tự an ninh xã hội
Việc tập kết trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu và công nhân đến làm việc tại khu vực dự án ngoài vấn đề gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh còn kéo theo ảnh hưởng hoạt động trật tự an ninh cho khu vực. Đặc biệt trong công tác bảo vệ trang thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng cũng như trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp giữa công nhân và người dân không loại trừ sự trà trộn, tranh thủ của các phần tử xấu xâm nhập vào khu vực thi công gây ảnh hưởng tới vấn đề trật tự an ninh trong khu vực.
Các tác động do sự cố
Trong quá trình thực hiện dự án sẽ khó lường trước được các sự cố bất thường xảy ra như:
- Sự cố tai nạn lao động trong quá trình thi công, vận chuyển
- Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, điện, các phương tiện thi công
- Sự cố về trật tự an ninh trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng.
Các tác động do độ cao san nền và thoát nước
Vào những thời điểm mưa lớn kéo dài, có thể gây úng ngập cục bộ nếu không có giải pháp thoát nước hợp lý. Do vậy khi quy hoạch san nền chủ đầu tư đã tính toán thiết kế chọn cao độ là 4,4 m phù hợp với cao độ đường trong khu vực thành phố Vinh, độ dốc được tính toán đảm bảo nước mưa trong khu vực đô thị có thể tự chảy với độ dốc ra đường 0,05 % - 0,1 %, dốc từ Bắc qua Nam, Tây xuống Đông theo hệ thống thoát nước chung của thành phố do vậy với cường độ mưa tính toán tại thời điểm mưa với lưu lượng lớn nhất theo tính toán là 126,38m3/năm thì hệ thống thoát nước phải được tính toán sao cho đảm bảo tiêu thoát nước cho khu nhà ở thương mại Bắc Vinh và không gây úng ngập khu vực đất canh tác cũng như khu dân cư.
3.1.5.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án hoàn thành
Trong giai đoạn này, nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường chủ yếu sẽ bắt nguồn từ các hoạt động của dự án như sau:
- Dòng giao thông hoạt động trong khu vực dự án;
- Hoạt động sinh hoạt của nhân dân;
Tác động tới môi trường do nước thải sinh hoạt
Khi đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của toàn khu nhà ở thương mại là Qsh » 144 m3/ngày
Lượng nước thải sẽ là: 144 x 80% = 115,2 m3/ngày
Trong đó:
- Lượng nước thải nhà vệ sinh: Hệ thống thoát nước của công trình là hệ thống thoát nước riêng nên lượng nước thải vào bể tự hoại chỉ là lượng nước thải từ các bệ phốt và bệ tiểu nam. Vì vậy lưu lượng nước thải từ bệ xí được tính bằng 15% tổng lượng nước thải:
Qth1= 15% x QTH = 15% x 115,2 = 17,28 m3/ngày.
- Lượng nước thải của hoạt động sinh hoạt khác:
Qth2= 115,2 – 17,28 = 97,92 m3/ngày.
Tải lượng các chất ô nhiễm tương ứng thải ra một ngày như sau:
BOD5 = 250 x 115,2 x 1000 = 28,8 kg/ngày
COD = 500 x 115,2 x 1000 = 57,6 kg/ngày
SS = 220 x 115,2 x 1000 = 25,34 kg/ngày
Tổng N = 40 x 115,2 x 1000 = 4,6 kg/ngày
Tổng P = 5 x 115,2 x 1000 = 0,58 kg/ngày
Tuy nhiên, trong hạng mục xây dựng đều có xây hệ thống bể tự hoại đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng do vậy nồng độ chất ô nhiẽm sẽ được giảm đi đáng kể.
- Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ rất cao, dao động từ 50-55 %, trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời, trong nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, cần thiết cho các quá trình chuyển hóa các chất bẩn trong nước thải.
- Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên của khu vực dự án ...
- Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó còn là nguồn để các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Áp dụng tiêu chuẩn nước thải
Căn cứ vào tính chất, lưu lượng, chất lượng nước của nguồn tiếp nhận là hệ thống tiêu nước (mương tiêu chạy sát ranh giới phía bắc của khu đất), nên áp dụng tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, ở mức II. Cụ thể, nước thải khu nhà ở thương mại Bắc Vinh sau khi qua xử lý phải đạt QCVN 14 :2008/BTNMT, với các thông số chính cụ thể như sau:
STT
Thành phần
Đơn vị
QCVN 14 :2008/BTNMT
1
SS
mg/l
100
2
BOD5
mg/l
50
3
Nitrat (NO3)
mg/l
50
4
Phosphat (PO43-)
mg/l
10
Khi khu nhà ở thương mại Bắc Vinh hoàn thành, hoạt động của khu xử lý nước thải nếu không được quản lý và vận hành tốt sẽ có thể gây mùi do khí thải sinh ra từ một số công đoạn trong hệ thống xử lý nước thải ở một số điểm như bể thu gom nước thải.
Tác động do rác thải sinh hoạt
Lượng chất thải có khả phát sinh trong quá trình dự án hoàn thành chủ yếu là rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thu gom trong quá trình vệ sinh đường. Lượng rác này không đồng nhất và tương đối ít. Thành phần rác bao gồm thực phẩm thừa (rau, quả, lá gói), gỗ vụn, túi nilon...
Bảng 3.8: Thành phần của rác thải sinh hoạt
TT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Các chất hữu cơ dễ phân huỷ
40 - 60
2
Các loại bao bì polyme
25 -35
3
Các chất dễ cháy như giấy, gỗ, lá cây
10 - 14
4
Kim loại
1 -2
5
Các chất khác
3 - 4
(Báo cáo ĐTM dự án Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn)
Lượng rác thải của Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh ước tính khoảng 600 – 1200 kg/ngày (ước tính có 1200 người sống và làm việc, định mức 0,5 – 1 kg/người/ngày).
Lượng rác này nếu quản lý tốt và thu gom, chuyên chở thường xuyên đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì sẽ ít gây ô nhiễm đến môi trường. Nếu sử dụng làm phân bón nên lưu ý tới lượng chất thải rắn vô cơ và ni lông, vì vậy cần phân loại trước khi làm phân.
Tác động do chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của công trình bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin - acquy, các loại dược liệu hỏng, bình xịt ruồi, muỗi, gián...Những phế phẩm này nếu không được thu gom và xử lý thì không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Tác động do gia tăng các phương tiện giao thông
Khi lưu lượng xe ở khu vực tăng lên sẽ kéo theo các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội là: tăng nồng độ ô nhiễm các chất khí và nước; tăng các sự cố do giao thông; tăng lượng rác thải xuống khu vực và tai nạn giao thông.
Tác động đến môi trường không khí
Nguồn ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt động của dự án là các loại khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải chạy qua khu vực. Các khí phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là: CO, SOx, Pb, NOx, bụi. Các khí này được hình thành trong quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ đốt trong.
Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực.
Tác động đến môi trường xã hội
- Về mặt mỹ quan, dự án góp phần làm cho thành phố Vinh khang trang, hiện đại, xanh, sạch đẹp, xây dựng được nếp sống văn minh đô thị, xây dựng được ý thức quyền lợi và nghĩa vụ của từng công dân tham gia bảo vệ môi trường. Lợi ích của dự án, đó cũng là một thành công của dự án.
- Khi dự á
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM Khu nhà ở thương mại Bắc Vinh tại xã Nghi Kim - TP Vinh - Nghệ An.doc