Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới ngày càng trở lên phức tạp sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, thêm vào đó là ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của nạn dịch SARS đầu năm 2003, hoạt động du lịch trên thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều du khách do không an tâm với sự an toàn cho bản thân đã huỷ bỏ chương trình du lịch của mình.

Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có nhiều yếu kém như: chưa có nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch.

 

doc134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể thao Hà Nội triển khai dự án theo Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500]. Trên cơ sở quy hoạch mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt, các nhận xét - đánh giá về phương án quy hoạch tổng thể như sau: a) Hiện trạng các khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần tại Hà Nội Hiện nay, Hà Nội có rất nhiều khu di tích thu hút sự quan tâm của du khách tham quan như: hồ Hoàn Kiếm, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Tây, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Cổ Loa, đền Gióng, công viên Thủ Lệ, công viên Lê Nin, công viên nước hồ Tây…Tuy hệ thống công viên trong thành phố đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của người dân Thủ đô sau những ngày làm việc mệt nhọc nhưng nó không đủ sức để đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi giải trí ngày càng tăng trong những ngày nghỉ cuối tuần của người dân. b) Hiện trạng các Khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần tại các khu vực kế cận Hà Nội Bao quanh Hà Nội là các tỉnh: Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh…với nhiều khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đang rất được du khách quan tâm như: Đồng Mô, Ao vua, suối Hai, suối Mơ, Khoang Xanh, Suối Tiên, vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Hồ Đại Lải, suối Ngọc – Vua Bà, khu du lịch Hồ Núi Cốc, … Khu du lịch Đồng Mô, Khoang Xanh – Suối Tiên - tỉnh Hà Tây (cũ) Cách thủ đô Hà Nội 40 km, khu du lịch Đồng Mô có diện tích khoảng 1300 ha với nhiều đảo và bán đảo nằm bên hồ cùng sân gôn, những ngôi biệt thự hiện đại ẩn mình trong các bìa rừng đang trở thành nơi an dưỡng lý tưởng cho du khách. Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên là một trong số ít các khu du lịch có môi trường sinh thái còn tương đối nguyên vẹn nằm cách Hà Nội khoảng 60 km đang thu hút du khách với những dòng suối vắt mình trên cao, len lỏi quan các sườn đá và những thác nước tung bọt trắng xóa từ trên cao đổ xuống. Nơi đây rất thích hợp cho các bạn trẻ ưa thích loại hình du lịch thiên nhiên. Khu du lịch và Vườn quốc gia Ba Vì - Tỉnh Hà Tây (cũ) Vườn quốc gia Ba Vì cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km nằm trong tổng thể khu du lịch với ao vua, Suối Hai. Với tổng diện tích 7.677 ha phân bố rải rác từ độ cao 200m đến 1300m so với mặt nước biển. Tại đây, đang lưu giữ rất nhiều động, thực vật quý hiếm như chồn bạc, gấu nhựa, cầy vằn, các loại tảo lục… cùng nhiều di tích như đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Thần Tản Viên Khu du lịch Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cách Hà Nội 86 km, khu nghỉ mát Tam Đảo với diện tích 253 ha nằm trên độ cao 900m so với mặt nước biển. Với khí hậu ôn hòa, mát quanh năm cùng với Vường quốc gia Tam Đảo diện tích 37000 ha là nơi sinh sống của nhiều hê động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Tam Đảo đang là một điểm tham quan một khu nghỉ mát thu hút được nhiều du khách Việt Nam và nước ngoài. Khu Đại Lải – tỉnh Vĩnh Phúc Cách Hà Nội 50 km, Đại Lải là một hồ nước nhân tạo rộng 525 ha. Trên hồ có đảo chim rộng 3 ha rừng tự nhiên, 300 ha rừng mới trồng cùng với hệ thực vật phong phú. Đại Lải có khí hậu mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Khu du lịch Suối Ngọc – Vua Bà - tỉnh Hà Tây (cũ) Đây là một quần thể du lịch sinh thái mới ra đời với diện tích khoảng 300 ha. Nằm cách Hà Nội 40 km, khu du lịch này còn khá mới mẻ với người dân thủ đô. Với khoảng cách trung bình hơn 60 km, các Khu du lịch kế cận Hà Nội đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Tuy nhiên chưa có một khu du lịch nào được đầu tư một cách có quy mô cả về kết cấu hạ tầng và các loại hình vui chơi giải trí. Hệ thống đường giao thông dẫn đến một số Khu du lịch đều trong tình trạng xuống cấp, ít được đầu tư tu bổ, thường xuyên gây rất nhiều khó khăn cho du khách tham quan. Duy có khu du lịch Tam Đảo, vườn quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh Suối Tiên là có hệ thống đường giao thông được đầu tư khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho du khách trong việc đi lại, tham quan. Mặc dù các Khu du lịch đang thu hút được sự quan tâm của du khách nhưng hầu hết các Khu du lịch chỉ tận dụng những gì sẵn có của tự nhiên đưa vào khai thác, sử dụng thu hút khách tham quan mà chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các loại hình vui chơi – giải trí phục vụ du khách. Nhìn chung, quanh Hà Nội có rất nhiều khu du lịch đang thu hút nhiều sự quan tâm của du khách nhưng chưa có khu du lịch nào có quy mô đủ lớn với kết cấu hạ tầng, các loại hình vui chơi – giải trí đầu tư một cách hoàn chỉnh, có hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong nghỉ ngơi, giải trí của người dân. c) Đầu tư cho Du lịch để khai thác và phát huy hết tiềm năng Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt nam đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trong đó có du lịch. Với sự phấn đấu của toàn xã hội, ngành du lịch Việt nam luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong tháng 11 năm 2009, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 387.871 lượt. Tính chung 11 tháng năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.400.088 lượt, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Ước tính tháng 11/2009 11 tháng năm 2009 Tháng 11 so với tháng trước Tháng 11/2009 so với tháng 11/2008 11 tháng so với cùng kỳ năm trước Tổng số 387.871 3.400.088 170,2 138,6 87,7 Chia theo phương tiện đến Đường không 307.871 2.719.225 195,0 153,4 90,9 Đường biển 4.000 61.435 133,3 25,5 42,9 Đường bộ 76.000 619.428 113,4 119,7 83,4 Chia theo mục đích chuyến đi Du lịch, nghỉ ngơi 231.605 2.002.930 173,5 119,1 83,8 Đi công việc 95.248 698.158 156,1 175,5 89,8 Thăm thân nhân 34.546 469.887 181,9 192,0 101,8 Mục đích khác 26.472 229.113 184,5 200,3 91,9 Chia theo một số thị trường Trung Quốc 64.736 476.489 118,7 123,8 80,6 Mỹ 33.063 368.089 187,2 153,8 97,2 Hàn Quốc 29.917 327.384 198,0 122,8 78,6 Nhật Bản 34.593 326.274 144,5 138,5 91,1 Đài Loan (TQ) 24.130 246.635 173,6 159,7 87,6 úc 20.113 193.285 160,4 168,9 91,6 Pháp 19.612 159.401 240,3 117,4 96,3 Malaisia 15.633 146.206 177,7 126,7 94,8 Thái Lan 13.632 138.750 147,6 91,0 82,1 Canada 7.809 76.899 224,9 137,2 98,0 Thị trường khác 124.633 940.676 205,9 155,8 87,6 [Nguồn: Báo cáo ngành du lịch năm 2009 – Tổng cục Thống kê] Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự như khái niệm du lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm trong lĩnh vực lớn hơn cả du lịch bền vững. Vì thế kỷ mới đang tới gần nên tất cả các hoạt động của con người cần phải trở nên bền vững - và du lịch không phải là một ngoại lệ. Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên do con người tạo ra). Do đó, du lịch sinh thái cần được hiểu là một trong những phạm trù của du lịch bền vững, khuyến khích ngành du lịch đại chúng có ứng xử thân thiện với môi trường, hay nói cách khác, Đảng và chính phủ khuyến khích ngành du lịch phát triển bền vững hơn. Tuy đã đạt được một số thành tích đáng trân trọng, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn rất nhiều yếu kém so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa, số điểm du lịch có sức hút đối với du khách, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế còn thiếu về số lượng, kém về quy mô, và yếu về chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy, lượng khách du lịch đến còn chưa cao so với các nước trong khu vực, thời gian lưu trú của khách du lịch không dài, và lượng khách du lịch quay trở lại Việt nam lần thứ hai cũng không nhiều. Chính vì vậy, bên cạnh việc khai thác tiềm năng của các điểm du lịch hiện có, việc đầu tư để phát triển thêm các điểm du lịch hấp dẫn và có quy mô lớn là hết sức cần thiết để Việt nam thực sự trở thành “Điểm đến của Thiên niên kỷ mới” trong mắt của bè bạn bốn phương. d) Cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới ngày càng trở lên phức tạp sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, thêm vào đó là ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của nạn dịch SARS đầu năm 2003, hoạt động du lịch trên thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều du khách do không an tâm với sự an toàn cho bản thân đã huỷ bỏ chương trình du lịch của mình. Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có nhiều yếu kém như: chưa có nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch. Trước bối cảnh đó và trước nhu cầu phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Du lịch Việt nam cần có một chiến lược phát triển đúng đắn, một chương trình hành động mạnh mẽ, đồng bộ trong phạm vi cả nước, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty CP đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, đã quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê tại khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô. Du lịch Hà nội đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng sản phẩm du lịch vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm du lịch văn hoá. Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt nam, du lịch Hà nội cũng đạt đựợc những bước tiến vững chắc trên chặng đường phát triển của mình và trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Châu á. Với vị trí địa lý thuận lợi và là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Thương mại và Du lịch của Việt nam, Hà Nội luôn có sức hút lớn với du khách bốn phương. Điều này thể hiện ở lượng khách du lịch đến với Hà nội ngày càng tăng. Đặc biệt là, năm 2002, lượng khách vào Hà Nội tăng đột biến, công suất phòng khách sạn đạt đến 70% - 80%. Nếu như 06 tháng đầu năm 2002, lượng khách quốc tế đến Hà Nội mới đạt con số 300.000 lượt người thì cuối năm đã đạt con số kỷ lục 900.000 lượt người. Doanh thu xã hội ước tính đạt 4.150 tỷ đồng. Doanh thu từ khách sạn, nhà hàng đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách Nhà nước riêng của các doanh nghiệp du lịch là 270 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2001. Và từ chỗ chỉ chiếm 22% lượng khách quốc tế đến Việt nam năm 1999, đến nay Hà Nội đã chiếm 32% thị phần. Trong đó, lượng khách du lịch có khả năng chi trả cao chiếm từ 60% đến 80%. Kết quả trên thật đáng tự hào. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng du lịch Hà nội vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình mặc dù có rất nhiều ưu thế nổi bật như: là vị trí đầu nguồn, nơi phát nguồn lượng khách du lịch quốc tế ở miền Bắc, có nhiều sản phẩm du lịch văn hoá, phong tục tập quán đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, với khoảng 515 di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di tích lịch sử văn hoá cổ xưa như khu phố cổ, Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một cột, chùa Trấn Quốc…. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều điểm du lịch của Hà Nội chưa được đầu tư đúng mức, hoặc chỉ được đầu tư một cách nhỏ giọt, dàn trải và phần lớn vẫn đang còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư, khai thác phục vụ cho phát triển du lịch, ví dụ như: khu du lịch đền Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội. Hơn thế nữa, du lịch Hà nội từ trước đến nay vẫn chỉ được tiếp cận và khai thác chủ yếu với các sản phẩm du lịch văn hoá. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững của du lịch Hà nội. Bởi lẽ, du khách luôn có nhu cầu thưởng thức sản phẩm du lịch mới và hấp dẫn đối với họ. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch đơn điệu, kém đa dạng, thiếu hấp dẫn sẽ làm giảm sức thu hút đối với không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế. Trước thực trạng đó của du lịch Hà Nội, việc đầu tư khai thác các điểm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của du lịch Hà Nội. e) Nhu cầu lưu trú của khách du lịch và nhu cầu nhà ở cao cấp ngày càng gia tăng Trong quá trình phát triển của mình, Du lịch Hà nội đã phát triển được một hệ thống các khách sạn và cơ sở lưu trú khác phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lưu trú đạt đó còn thiếu đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự phân bố các khách sạn chưa đều, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Như vậy, về lâu dài, điều này sẽ dẫn tới sự mất cân đối trong việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ cho sự phát triển của du lịch thủ đô. Hơn thế nữa, theo quy hoạch, quỹ đất ở khu vực trung tâm thành phố dùng vào mục đích xây dựng các cơ sở du lịch sẽ ngày càng hạn hẹp. Vì vậy, sự ra đời của hệ thống biệt thự cao cấp phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và khách đến chơi Gôn nằm bên cạnh quần thể sân Gôn 18 hố tại khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi đa dạng của khách du lịch, đồng thời góp phần thực hiện chính sách của thành phố trong việc điều tiết các sở lưu trú phát triển theo quy hoạch. 3.3 ĐáNH GIá PHƯƠNG áN ĐềN Bù, GPMB Và CáC TáC ĐộNG DO VIệC CHUYểN ĐổI MụC ĐíCH Sử DụNG ĐấT 3.3.1 Phương án đền bù và GPMB Qua khảo sát thực tế của Công ty CP đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội cho thấy, trên phần đất thuộc diện tích triển khai dự án chưa được đầu tư xây dựng và không có dân cư sống tập trung. Các công trình kiến trúc chủ yếu là nhà cấp 4 với diện tích xây dựng không lớn và nằm rải rác trong khu vực dự án. Trong diện tích đất đồi rừng, ngoài phần chân núi do lâm nghiệp quản lý, còn lại là đất do địa phương thực hiện theo chủ trương giao đất, giao rừng từ 30 năm đến 50 năm cho dân nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc... nhưng hiệu quả kinh tế xã hội không cao. Vì vậy, diện tích đất phải giải toả đền bù chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Quyết định số 4596/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 16/11/2007 về việc giao nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn giải phóng mặt bằng dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn, sự phối hợp của Công ty chủ đầu tư đang tiến hành lập phương án đền bù và GPMB cho dự án tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội nói chung theo: - Quyết định số 786/QĐ-UB ngày 17/09/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 1.542.834m2 đất tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị dự án theo quy hoạch. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2009 ; - Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 29/09/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Căn cứ Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Căn cứ Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phương án thực hiện Công ty CP đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội cùng với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Sóc Sơn. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện các công việc: Lập phương án đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án. Đo đạc diện tích đất thu hồi và cắm mốc xác định chính xác diện tích đất phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng dự án. Lập danh sách đối tượng, diện tích nằm trong diện giải toả mặt bằng xây dựng dự án. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ ý nghĩa kinh tế xã hội thiết thực của dự án, hiểu rõ tác động tích cực của dự án đối với đời sống của họ và của cộng đồng. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành họp với các hộ dân và lập hồ sơ đền bù giải toả đối với từng trường hợp cụ thể. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành thương lượng số tiền đền bù với các hộ dân có diện tích đất bị giải toả để có tổng số tiền đền bù chính xác cho từng hộ và ký giấy thoả thuận với chủ hộ. Thanh toán tiền đền bù cho từng hộ dân. Nhận bàn giao diện tích đất đã được đền bù từ phía hộ dân. Bàn giao đất trống cho nhà thầu để khởi công xây dựng. 3.3.2 Tác động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất GPMB, thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ - giao thông,... luôn được coi là công việc rất phức tạp do tác động đến nhiều yếu tố KT-XH của đời sống cộng đồng đang hưởng lợi từ các diện tích đó. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều dự án phát triển không thực hiện được hoặc bị chậm tiến độ do gặp phải khó khăn trong công tác đền bù và GPMB. - Đối với khu vực có dân cư sinh sống thì công tác đền bù và GPMB thường đi kèm với tái định cư, xây dựng các công trình mới thay thế theo phương châm “Nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ”. GPMB thường gây thiệt hại lớn đối với dân cư bị di dời, không những chỉ là phí tổn di chuyển mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đời sống lâu dài trước đây cũng như phong tục, tập quán và thói quen trong sinh hoạt. Tuy nhiên, khu vực xây dựng dự án Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của Chủ đầu tư Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội hầu như không có dân cư sinh sống, đất thu hồi chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, ruộng canh tác và đất trồng mầu, đất thuỷ lợi nên công tác đền bù và GPMB tương đối thuận lợi và có thể kết thúc nhanh chóng, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. - Khi diện tích đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp nông nghiệp của xã Phù Linh bị thu hồi sẽ tạo ra trên địa bàn một lực lượng lao động nông nghiệp thất nghiệp nhất định. Các lao động nông nghiệp thường không có hoặc có trình độ tay nghề thấp. Quá trình chuyển đổi việc làm đối với các lao động nông nghiệp sẽ gặp khó khăn mặc dù sẽ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ thỏa đáng từ chính quyền địa phương cũng như của Chủ đầu tư. - Tâm lý ngại thay đổi đã tồn tại trong người nông dân Việt Nam từ lâu và rất khó để có thể thay đổi những suy nghĩ này. Tuy nhiên, đối với lực lượng lao động trẻ thì đây chính là cơ hội giúp họ vươn lên, thoát ra khỏi sản xuất nông nghiệp, tiếp cận với các ngành nghề sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại hiện đại mà chắc chắn, đời sống sẽ dần được nâng cao hơn. 3.4 ĐáNH GIá TáC ĐộNG CủA Dự áN ĐếN CáC YếU Tố KT-XH Và MÔI TRƯờNG Tự NHIÊN TRONG GIAI ĐOạN THI CÔNG XÂY DựNG Dự áN 3.4.1 Các tác động đến các yếu tố KT-XH Tác động tiêu cực không mong đợi - Trong thời gian thi công xây dựng dự án thì việc tập trung một số lượng công nhân xây dựng và xe máy thi công sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến tình hình an toàn trật tự khu vực. Nếu ý thức của công nhân không tốt sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, đánh đề, nghiện hút, mại dâm,... Tình hình trật tự an ninh sẽ trở nên phức tạp và khó quản lý hơn. Đã có rất nhiều trường hợp thủ phạm của các vụ tội phạm hình sự, gây rối trật tự công cộng là công nhân xây dựng. - Tập trung nhiều người từ nơi khác đến cũng là nguyên nhân để nảy sinh các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là trong thời gian này, bệnh cúm (H1N1) đã xuất hiện trở lại tại các tỉnh miền Bắc, nguy hiểm hơn là đang có dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả...làm tăng nguy cơ lây lan trên người. Bên cạnh đó, dịch bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh trên gia súc trong thời gian qua diễn biến cũng rất phức tạp, đang có xu hướng lan rộng khắp các tỉnh thành ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các dịch bệnh trên đều chứa đựng nhiều tiềm ẩn bùng phát thành “đại dịch”. - Quá trình thi công xây dựng sẽ tập trung nhiều công nhân xây dựng từ nơi khác đến, đa phần là thanh niên với những lối sống, thói quen và phong tục, tập quán khác nhau. Xung đột với cộng đồng, đặc biệt thanh niên địa phương và công nhân đang làm việc có khả năng xảy ra, gây mất trật tự an ninh và an toàn xã hội và đôi khi để lại những hậu quả rất nặng nề cho các gia đình và toàn xã hội. - Tập trung nhiều công nhân xây dựng sẽ gây ra sức ép về mặt hạ tầng xã hội, giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ công cộng của dân cư hiện hữu. - Lưu lượng của các phương tiện tham gia giao thông chuyên chở VLXD và máy móc tăng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của các lái xe và người tham gia giao thông trên các tuyến đường trong khu vực. - Sự phát tán bụi, tiếng ồn của các phương tiện giao thông và máy móc xây dựng có hại đối với sức khỏe con người gián tiếp hay trực tiếp thông qua thức ăn. Mầm bệnh do ô nhiễm gây ra có thể phát sinh ngay hoặc tích tụ sau một thời gian mới phát sinh. Nhìn chung, với số lượng công nhân xây dựng tập trung thì yếu tố KT-XH sẽ bị tác động ít nhiều, tình hình an ninh trật tự sẽ phức tạp và khó quản lý hơn. Các tác động có lợi - Quá trình xây dựng sẽ tạo ra công ăn việc làm gián tiếp hoặc trực tiếp cho nhiều dân địa phương. Các lao động trực tiếp như: Công nhân xây dựng, bảo vệ, hậu cầu,…Các loại động gián tiếp như: Cung cấp các dịch vụ (điện thoại, fax, internet,…), hàng ăn uống, tạp hóa, xe ôm, nhà trọ,... - Quá trình thi công xây dựng sẽ kích thích phát triển ngành dịch vụ-thương mại trong phạm vi xã Phù Ninh và khu vực lân cận. Một bộ phận dân cư khu vực xung quanh sẽ chuyển sang là nghề kinh doanh phục vụ (cơm bình dân, giải khát,...) công nhân xây dựng cho công trường, thu nhập sẽ cao hơn và đều hơn sản xuất nông nghiệp hoặc tiểu thương như hiện nay. - Quá trình phát triển và hoàn thiện các công trình hạ tầng dự án sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá đất. Nhờ việc tăng giá đất, nhiều gia đình đã được "đổi đời" nhờ việc bán bớt đất ở để xây nhà, tậu xe, mua sắm đồ đạc và tiện nghị gia đình. - Thi công xây dựng sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm xây dựng, VLXD,… để phục vụ cho công tác xây dựng. 3.4.2 Tác động trong quá trình thi công xây dựng Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diễn ra các hoạt động chính sau: + Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ và bãi đỗ, khớp nối với hệ thống giao thông chung khu vực và với các dự án lân cận. + Xây dựng hệ thống trạm và đường ống cấp nước. + Xây dựng hệ thống trạm và đường dây cấp điện + Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và hệ thống đường ống thoát nước mưa, đấu nối với hệ thống chung của khu vực. + San nền các ô đất xây dựng - Xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc, bao gồm: + Xây dựng các công trình dịch vụ công cộng phục vụ khách du lịch. + Xây dựng các khu nhà vườn, biệt thự. + Xây dựng khu khách sạn. + Xây dựng các khu công viên vui chơi giải trí. - Xây dựng hệ thống cây xanh bao gồm: khu cây xanh kết hợp bãi xe và công trình HTKT; cây xanh cách ly và cảnh quan, cây xanh dọc theo các trục đường giao thông; cải tạo kết hợp trồng mới cây xanh trên đất rừng trong phạm vi nghiên cứu dự án. Tác động chính đến môi trường tự nhiên trong giai đoạn thi công sẽ bao gồm: - Thay đổi hệ sinh thái khu vực do quá trình san lấp mặt bằng: Từ hệ sinh thái nông nghiệp chuyển sang hệ sinh thái dịch vụ du lịch . - ảnh hưởng tới khả năng chống úng và tưới tiêu nông nghiệp cho các diện tích canh tác lúa xung quanh khu vực của xã do thay đổi chế độ dòng chảy của hệ thống mương nông nghiệp hiện có. - Bụi đất, bụi cát, VLXD,... trong quá trình vận chuyển, thi công đối với trực tiếp người công nhân lao động và cộng đồng dân cư xung quanh. Đặc biệt là ô nhiễm bụi đất đá do rơi vãi VLXD trong quá trình chuyên chở trên tuyến giao thông. - Bụi, khí độc, mùi (SO2, NOx, CO, H2S, hơi xăng, dầu...) do các phương tiện GTVT, máy móc thi công xây dựng thải ra. - Tiếng ồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM khu vui choi giai tri biet thu.doc
Tài liệu liên quan