MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
1.1. Tóm tắt về xuất xứ 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2
2.CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2
2.1. Văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật 2
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 4
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 5
3.PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 6
4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM 7
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9
1.1. TÊN DỰ ÁN 9
1.2. CHỦ DỰ ÁN 9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 9
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11
1.4.1. Các hạng mục công trình 11
1.4.2. Công nghệ của dự án 13
1.4.2. Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất 17
1.4.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, hóa chất và nhiên liệu 18
1.4.4. Sản phẩm và công suất sản xuất 20
1.4.5. Nhu cầu lao động 20
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án 20
1.4.7. Vốn đầu tư và nguồn vốn 22
1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 23
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 24
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 24
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 24
2.1.2. Điều kiện về khí tượng thủy văn 27
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 28
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33
2.2.1. Điều kiện kinh tế 33
2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội 33
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 34
3.1.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 35
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35
3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng 35
3.1.1.2. Giai đoạn hoạt động 40
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 47
3.1.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng 47
3.1.2.2. Giai đoạn hoạt động 47
3.1.3. Đối tượng bị tác động 49
3.1.3.1. Môi trường vật lý 49
3.1.3.2. Môi trường kinh tế – xã hội 51
3.1.3.3. Con người và sinh vật 52
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 52
3.1.4.1. Giai đoạn 1 – giai đoạn thi công xây dựng 52
3.1.4.2. Giai đoạn 2 - giai đoạn hoạt động 53
3.2.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 54
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 57
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 57
A. Khống chế các tác động xấu có liên quan đến chất thải 57
4.1.1. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 57
4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí, tiếng ồn 57
4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt 58
4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn 58
4.1.2. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 58
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn 58
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 61
4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn không nguy hại và chất thải nguy hại 65
B. Khống chế các tác động xấu không liên quan đến chất thải 66
4.1.3. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 66
4.1.3.1. Nước mưa 66
4.1.3.2. Giảm thiểu các vấn đề xã hội do mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương trong giai đoạn thi công xây dựng 66
4.1.4. Khống chế các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 67
4.1.4.1. Nước mưa chảy tràn 67
4.1.4.2. Giảm thiểu tai nạn giao thông và quản lý công nhân nhập cư thuê nhà ở trong giai đoạn dự án mới đi vào hoạt động 67
4.2. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67
4.2.1. Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 67
4.2.1.1. Sự cố hư hỏng thiết bị 67
4.2.1.2. Sự cố hỏa hoạn, sét đánh 68
4.2.1.3. Sự cố tai nạn lao động 68
4.2.2. Khống chế các sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành 69
4.2.2.1. Phòng chống cháy nổ 69
4.2.2.2. Biện pháp đối với sự cố rò rỉ dầu 69
4.2.2.4. Biện pháp khống chế sự cố xử lý chất thải không đạt yêu cầu 70
4.2.2.5. Biện pháp an toàn lao động 70
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .68 71
5.1 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY HIỆN HỮU. 71
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 71
5.2.1. Trong quá trình thi công xây dựng 71
5.2.2. Trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động 72
5.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 72
5.3.1. Giám sát chất thải 73
5.3.2. Giám sát môi trường xung quanh 73
5.3.3. Giám sát sức khỏe người lao động 74
5.3.4. Dự toán kinh phí giám sát môi trường hàng năm 74
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỘNG 76
6.1 Ý KIẾN THAM VẤN CỦA UBND PHƯỜNG PHÚ THỌ. 76
6.2 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN PHƯỜNG PHÚ THỌ 76
6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CÔNG TY TNHH LOTTE 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. KẾT LUẬN 78
2. KIẾN NGHỊ 78
3. CAM KẾT 79
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu 79
3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án 80
87 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án mở rộng nhà máy sản xuất gum công suất 900 tấn/năm tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải và chất thải rắn.
Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiềng ồn
i. Bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng công trình
Theo khảo sát thực tế tại khu đất dự án, hiện nay khu vực dự án đã được san lấp theo địa hình của toàn Công ty, tuy nhiên trên khu vực dự án mọc nhiều cây cỏ dại. Do đó, trước khi tiến hành xây dựng, sẽ phải tiến hành bóc lớp đất trên cùng để đổ bỏ. Lớp đất này có chiều dày khoảng 10 cm, chủ yếu là lớp đất bề mặt và rễ cây cỏ dại. Với diện tích khu đất dự án mở rộng là 2.656 m2 (trong đó bao gồm nhà xưởng mới, văn phòng kho và các công trình phụ trợ) tổng khối lượng đất hữu cơ cần đổ bỏ được ước tính khoảng 2.656 m2 x 0,1 m = 265,6 m3, với tỷ trọng 1,4 tấn/m3, tổng khối lượng sẽ phải chuyên chở là 371,84 tấn. Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO, thì hệ số phát tán bụi trung bình từ công trường là 0,075 kg/tấn đất chuyên chở, vậy với tổng khối lượng đất cần chuyên chở như trên thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình san lấp khoảng 28 kg. Dự kiến thời gian san ủi mặt bằng khoảng 1 tuần thì tải lượng phát sinh bụi trung bình do việc san ủi mặt bằng khoảng 4 kg/ngày. Do lượng bụi phát sinh khá lớn, nếu không có các giải pháp khống chế hợp lý thì lượng bụi sẽ gây tác động đáng kể đến công nhân trực tiếp xây dựng và công nhân viên đang làm việc trong nhà máy hiện hữu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất gum (các sản phẩm có thể bị nhiễm bẩn do bụi), ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Đối với các hoạt động xây dựng khác như: xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình công cộng và trồng cây xanh, thì mức độ ô nhiễm do bụi phát sinh trong thi công xây dựng là không thể dự báo cụ thể do thiếu các cơ sở số liệu tính toán tin cậy, mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng bụi phát sinh trong các công đoạn này có tính chất cục bộ, di động và rất gián đoạn theo theo thời gian thi công xây dựng.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp đề xuất trong chương 4.
ii. Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
Trong quá trình xây dựng, hàng ngày sẽ cần một lượng các phương tiện giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu. Các phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu Diesel. Quá trình vận hành các phương tiện này sẽ thải vào môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất gây ô nhiễm như: bụi, SO2, NO2, CO và VOC.
Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel
Thông số
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
(g/xe.km)
Chạy không tải
611x10-3
582x10-3
1.620x10-3
913x10-3
511x10-3
Chạy có tải
1.190x10-3
786x10-3
2.960x10-3
1.780x10-3
1.270x10-3
Nguồn: GEMIS V.4.1
Dự báo số lượt phương tiện vận chuyển cho dự án trong giai đoạn xây dựng trung bình khoảng 3 – 4 lượt xe/ngày.
Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công trong giai đoạn xây dựng với quãng đường vận chuyển trong dự án khoảng 1000m theo GEMIS V.4.1 được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện thi công và vận chuyển trong dự án
Thông số
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
(kg/ngày)
Chạy không tải
0,0018 – 0,0024
0,0017 – 0,0023
0,0049 – 0,0065
0,003 – 0,0037
0,0015 – 0,002
Chạy có tải
0,0036 – 0,0048
0,0024 – 0,0031
0,0089 – 0,0118
0,0053 – 0,0071
0,0038 – 0,0051
Tính toán theo GEMIS V.4.1
Nhận xét:
Tải lượng ô nhiễm khí thải của các phương tiện vận chuyển tại dự án trong giai đoạn xây dựng thấp. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, đơn vị thi công tránh vận chuyển cùng một lúc làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
Do vị trí dự án nằm khá gần khu dân cư, cách khu dân cư gần nhất chỉ khoảng 100m và sát cạnh nhà máy hiện hữu nên sẽ gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh và hoạt động của nhà máy. Và tác động này chỉ kéo dài trong giai đoạn xây dựng dự án. Tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp đề xuất trong chương 4.
iii. Tiếng ồn của các trang thiết bị, máy móc thi công
Khu đất thực hiện dự án có kết cấu địa chất khá thuận lợi việc thi công dự án, không cần sự gia cố nền đặc biệt. Do đó, bên cạnh nguồn ồn do hoạt động đào và đắp đất, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như: máy ủi, xe lu, máy cạp đất, máy trộn bê tông, cần trục di động,… cũng gây ồn đáng kể.
Mức ồn phát sinh cách nguồn 1,5m từ một số thiết bị thi công được tham khảo và trình bày trong bảng 3.3. Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể dự báo theo công thức sau:
Li = Lp - ΔLd - ΔLc (dBA)
Trong đó:
Li : Mức ồn tại điểm tính toán các nguồn gây ồn khoảng cách d, bỏ qua độ giảm mức ồn qua vật cản (m)
Lp : Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5m)
ΔLc : Độ giảm mức ồn qua vật cản (giả sử bỏ qua vật cản ΔLc = 0)
ΔLd : Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i, với ΔLd = 20 lg [(r2/r1)1+a] (dBA)
r1 – khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m)
r2 – khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m)
a – Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (giả sử a = 0)
Từ công thức trên có thể tính toán mức độ gây ồn của các thiết bị, máy móc thi công trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 50m, 100m và 200m.
Bảng 3.3. Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng
Thiết bị,
máy móc thi công
Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) (*)
Mức ồn cách nguồn 3m (dBA) (*)
Mức ồn cách nguồn 50m (dBA)
Mức ồn cách nguồn 100m (dBA)
Mức ồn cách nguồn 200m (dBA)
Máy ủi
93,0
87
62,5
56,5
50,5
Máy đầm nén (xe lu)
72,0 – 74,0
66 - 68
41,5-43,5
35,5-37,5
29,5-31,5
Máy cạp đất, máy san
80,0 – 93,0
74 - 87
49,5-62,5
43,5-56,5
37,5-50,5
Máy trộn bêtông
75,0 – 88,0
69 - 82
44,5-57,5
38,5-51,5
32,5-45,5
Bơm bêtông
80,0 – 83,0
74 - 77
49,5-52,5
43,5-46,5
37,5-40,5
Máy đầm bêtông
85,0
79
54,5
48,5
42,5
TCVN 5949-1998 (6 ¸18h)
60 dBA
Nguồn:(*) Tài liệu Nguyễn Đinh Tuấn, 2000 và Tài liệu Mackernize, 1985
Như vậy, trong phạm vi 1,5 m, 3m từ vị trí thi công đến các công trình đang hoạt động của hầu hết các thiết bị thi công đều vượt quá giới hạn mức ồn cho phép đối với cơ quan hành chính (60 dBA) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Do đó nhà máy hiện hữu đang hoạt động sẽ chịu ảnh hưởng của tiếng ồn từ các thiết bị thi công này là quá giới hạn cho phép. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời. Tuy nhiên, những vị trí cách công trường thi công 50m (đường), 100m (khu dân cư)và 200m (nhà máy đường Bình Dương) mức ồn đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi, tuy vậy nguồn ô nhiễm này chỉ có tính chất tạm thời và chỉ gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công xây dựng dự án. Do đó, chủ công trình xây dựng sẽ có kế hoạch cụ thể và sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn.
Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải chính trong giai đoạn xây dựng là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công nhưng rất ít, chủ yếu là nước rửa tay chân và vệ sinh đơn thuần. Ước tính số lượng công nhân tập trung làm việc tại công trường trong giai đoạn cao điểm khoảng 25 công nhân. Với tiêu chuẩn cấp nước trung bình là 100 l/người.ngày đêm thì nước thải trung bình của mỗi người khoảng 60 l/người.ngđ. Như vậy, tổng số 25 công nhân xây dựng sẽ phát sinh khoảng 1,5 m3/ngđ nước thải sinh hoạt. Lưu lượng này không lớn nhưng do đặc tính nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm.
Nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua các chỉ tiêu BOD5 hoặc các chỉ số tương tự (COD và TOC). Nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6 g/100g (tham khảo báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty TNHH Treil Trims đã được Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương phê duyệt, và các báo cáo khác). Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết là nguồn có chứa nhiều loại vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, khi nước thải sinh hoạt nhiễm chất bài tiết và thấm vào đất thì đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho môi trường đất và nước ngầm của khu vực. Vì vậy, nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng sẽ được thu gom và xử lý hợp lý.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ làm phát sinh các nguồn chất thải rắn như : chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, phế thải vật liệu xây dựng và chất thải nguy hại.
i. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng
Hoạt động xây dựng phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động ăn uống và vệ sinh. Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người tại công trình xây dựng hiện nay ước tính khoảng 0,5 kg/người.ngđ. Do đó, với số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 25 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt của công nhân sẽ là 12,5 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng sẽ được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định.
ii. Phế thải vật liệu xây dựng
Phế thải từ vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại phế thải rơi vãi trong quá trình xây dựng như đất đá, gạch, xi măng, sắt thép vụn,… Lượng chất thải này sinh ra tùy thuộc vào đặc điểm công trình và phương thức quản lý của dự án. Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực. Với đặc tính công trình như trên, lượng chất thải rắn từ họat động xây dựng ước tính khoảng 10 tấn sau khi đã tận dụng phần xà bần cho san lấp bao gồm các lọai như: carton, gỗ, nhựa, nylon, miếng xốp, sắt vụn,…
iii. Chất thải nguy hại
Quá trình xây dựng sẽ phát sinh một số các chất thải rắn nguy hại như: dầu hắc và các thùng phuy chứa dầu hắc phục vụ cho công tác thi công đường giao thông, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…), dầu mỡ thải…. Đây là nguồn ô nhiễm sẽ được thu gom và xử lý hợp lý theo đúng các quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong suốt quá trình xây dựng ước tính tối đa khoảng 250 kg bao gồm giẻ lau, thùng sơn, cọ dính sơn, bóng đèn, ….ngoài ra quá trình họat động của các phương tiện thi công (các xe cơ giới) cũng làm phát sinh một lượng nhớt thải; lượng nhớt thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thi công ước tính tối đa khoảng 100 lít.
3.1.1.2. Giai đoạn 2 : Giai đoạn hoạt động của dự án
Dựa trên qui trình công nghệ, danh mục trang thiết bị máy móc và nguyên vật liệu sử dụng được trình bày trong chương 1, có thể dự đoán các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án. Để xác định được mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải từ dự án đến môi trường xung quanh, việc tính toán tải lượng cho các dòng thải là rất cần thiết. Các nguồn gây tác động của dự án đến môi trường xung quanh được trình bày chi tiết như sau:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
i. Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Bụi đất và các khí ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu, sản phẩm. Nguyên nhân do hoạt động vận chuyển làm lôi cuốn bụi từ mặt đất và các khí CO, NOx, SO2, bụi…phát sinh do các phương tiện vận chuyển sử dụng xăng, dầu. Bụi và các khí ô nhiễm khác phát sinh từ quá trình này có tính chất phân tán và đáng kể vào mùa khô. Tuy nhiên do công ty hoạt động với quy mô nhỏ nên lượng nguyên liệu nhập vào và sản phẩm tạo ra không nhiều. Trung bình mỗi tháng công ty nhập và xuất khoảng 5-6 xe tải nên có thể dự đoán lượng bụi và các khí ô nhiễm phát sinh từ hoạt động này không đáng kể. Ngoài ra, các tuyến đường nội bộ trong công ty sẽ được bê tông hóa nên đã hạn chế tối đa lượng bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động này.
ii. Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng
Để ổn định điện cho hoạt động của Dự án trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia có sự cố cúp điện, chủ đầu tư sẽ trang bị 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 500 KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 70lít dầu DO/h (tương đương với khảng 59,5 kg/giờ).
Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng sau:
Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm
Hệ số
kg/tấn
Tải lượng ô nhiễm máy phát điện 500 KVA/giờ
(kg/h)
Bụi
0,71
0,042245
SO2
20S
0,2975
NO2
9,62
0,57239
CO
2,19
0,130305
VOC
0,791
0,047065
(Nguồn: World Health Organization Geneva, 1993)
Ghi chú:
S - là tỉ lệ lưu huỳnh có trong dầu DO, thực tế dầu DO công ty sử dụng có S=0.25%
Tỷ trọng dầu 0.85 tấn/m3 (0.82 – 0.89) theo hướng dẫn sử dụng nhiên liệu dầu, mỡ của tác giả Vũ Tam Huề – Nguyễn Phương Tùng.
Từ lượng nhiên liệu sử dụng và hệ số tương ứng tính được tải lượng các chất ô nhiễm như bảng 3.4
Lưu lượng khí thải:
Trong quá trình đốt nhiên liệu thường có hệ số khí dư so với tỉ lệ hợp thức là 30%, khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải thực tế sinh ra được tính theo công thức:
Vt =
Trong đó:
Theo kết quả phân tích một số mẫu dầu DO của Petrolimex ta có:
a: Hàm lượng % lưu huỳnh có trong dầu DO (0,25%)
b: Hàm lượng % Nitơ có trong dầu DO (0,24%)
c: Hàm lượng % Hydro có trong dầu DO (23 %)
d: Hàm lượng % Carbon có trong dầu DO (76,26%)
T: Nhiệt độ khí thải (473oK)
Vt: Thể tích khí thải ở nhiệt độ T (với hệ số đốt dư 30%)
Thay số liệu trung bình về thành phần dầu DO vào công thức trên ta có Vt = 37,49 m3. Như vậy khi đốt 1kg dầu DO chạy với hệ số đốt dư là 30% thải ra 37,49 m3 khí thải ở 2000C (khoảng 22 m3 ở điều kiện tiêu chuẩn). Lưu lượng khí thải: từ máy phát điện 500KVA trong một giờ là 2230,66m3/h ở 2000C (khoảng 1.311,63 m3/h ở điều kiện chuẩn).
Nồng độ khí thải
Dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm như đã tính ở phần trên và lưu lượng khí thải ta tính được nồng độ chất ô nhiễm trong không khí.
Nồng độ của khí thải của máy phát điện được tính trong bảng sau:
Bảng 3.5. Nồng độ của khí thải của máy phát điện
Chất ô nhiễm
Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)
TCVN 5939:2005
cột B
(Kp=1 và Kv=0,8)
Nhiệt độ
2000C
-
-
Bụi
18,9
32,2
160
SO2
133,37
226,8
400
NO2
256,6
436,39
464
CO
58,42
99,34
800
VOC
21,1
35,88
-
Ghi chú: TCVN 5939:2005 – Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (TCVN 5939:2005, cột B) cho thấy các chất ô nhiễm có nồng độ đều nằm trong giới hạn cho phép. Máy phát điện hoạt động không thường xuyên nên dự án sẽ trang bị ống khói với chiều cao thích hợp để phát tán nguồn ô nhiễm này. Tính toán chiều cao hiệu quả được trình bày trong mục 4.1.2.1.
iii. Khí thải từ việc đốt nhiên liệu hoá lỏngLPG cấp nhiệt cho lò hơi
Công ty sử dụng khí gas hóa lỏng LPG để vận hành lò hơi. Hiện tại công ty có 2 lò hơi có công suất 500kg/giờ và 300 kg/giờ vận hành luân phiên. Khi dự án xưởng mới xây dựng xong, công ty sẽ trang bị thêm 1 lò hơi có công suất 500 kg/giờ. Định mức tiêu hao nhiên liệu của lò hơi này trung bình 20kg LPG/giờ. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình đốt LPG cấp nhiệt nồi hơi công suất 500kg/h được trình bay trong bảng sau:
Bảng 3.6. Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm quá trình đốt LPG
Chất ô nhiễm
Hệ số
kg/tấn
Tải lượng ô quá trình đốt LPG cho nồi hơi công suất 500kg/h
(kg/h)
Bụi
0,012
0,00024
SO2
0
0
NOx
0,09
0,0018
CO
0,03
0,0006
VOC
0,0045
0,00009
(Nguồn: World Health Organization Geneva, 1993)
Qua tính toán cho thấy tải lượng ô nhiễm từ quá trình đốt LPG là rất thấp, do đó LPG được coi như nguồn nhiên liệu sạch. Để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ quá trình đốt LPG chỉ cần xây ống khói có chiều cao như tính toán tại mục 4.1.2.1
iv. Mùi hôi
Quá trình hoạt động của dự án sẽ làm phát sinh ra nguồn ô nhiễm mùi từ việc phân hủy các chất hữu cơ có trong thành phần của nước thải sinh hoạt, rác thải. Do quá trình phân hủy có thể tạo ra các chất gây mùi như H2S, NH3, CH4, một số andehit và axit. Song với rác thải sinh hoạt và sản xuất được thu gom cẩn thận, lưu trong những thùng chứa rác có nắp đậy và được thu gom vận chuyển đi hàng ngày thì vấn đề ô nhiễm mùi sẽ được hạn chế.
Cho đến hiện nay, việc đo và xác định giới hạn cho phép của mùi hôi còn chưa được quy định và chưa có một loại thiết bị, máy móc nào có thể phân tích được chỉ tiêu này. Chúng chỉ được xác định thông qua cảm tính và phụ thuộc vào tâm sinh lý của con người.
v. Tiếng ồn
Tiếng ồn nếu không có các biện pháp khống chế hữu hiệu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động, làm giảm khả năng tập trung, gia tăng sự mất năng lượng do các yếu tố vật lý, làm chậm phản ứng tâm sinh lý và phản xạ của công nhân.
Tiếng ồn trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu phát sinh từ hoạt động của máy nén khí, lò hơi, máy phát điện, máy trộn, máy cắt…Tuy nhiên, với máy phát điện chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố mất điện, máy nén khí hoạt động vào cuối ngày, khi công nhân đã nghỉ làm việc để vệ sinh thiết bị nên tác hại các nguồn ồn này không đáng kể. Hơn nữa, qua kết qua phân tích tiếng ồn trong các khu vực sản xuất và bên ngoài nhà máy hiện hữu (bảng 2.1) cho thấy tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty dao động trong khoảng 53,8 đến 81,5, đạt tiêu chuẩn theo quy định về tiếng ồn theo TCVN 5949-1998 và tiếng ồn trong sản xuất TCVS 3733/2002/QĐ-BYT theo quy định của Bộ Y tế.
vi. Nhiệt độ
Nhiệt thừa phát sinh từ quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc tại phân xưởng. Khi phải làm việc thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cơ thể và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương.
Tuy nhiên, nhiệt độ trong các phòng làm việc của nhà máy luôn luôn được kiểm soát đạt tiêu chuẩn quy định đối với một nhà máy sản xuất bánh kẹo. Theo bảng 2.1, nhiệt độ trong các phòng sản xuất luôn được điều chỉnh ở mức khoảng 26oC, ở các khu vực văn phòng và phòng kiểm tra chất lượng khoảng 29-30 oC . Riêng đối với khu vực lắp đặt nồi hơi, nhiệt độ khá cao là 32,7 oC. Như vậy tất cả các khu vực làm việc của nhà máy có nhiệt độ đều đạt tiêu chuẩn quy định về nhiệt độ trong sản xuất (TCVS 3733/2002/QĐ-BYT theo quy định của Bộ Y tế). Đối với nhà xưởng mở rộng sẽ hoạt động giống xưởng cũ nên khả năng về ô nhiễm nhiệt độ không đáng lo ngại.
Tóm lại với đặc trưng ngành nghề hoạt động của dự án cần sự sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe nhân viên. Vì vậy quá trình sản xuất trên tất cả các khâu đều phải đảm bảo vệ sinh và môi trường. Một số nguồn ô nhiễm do các hoạt động phụ trợ của nồi hơi hay máy phát điện đều không đáng kể và không liên tục.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án chỉ có nước thải sinh hoạt. Tính chất và tải lượng của các loại nước thải của dự án sẽ được cụ thể như sau:
i. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của công ty chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh và nước rửa tay chân của công nhân viên. Nước thải này chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (N, P) các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD) và các vi khuẩn, khi thải ra ngoài môi trường nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng tới môi trường.
Công ty có 130 công nhân viên hoạt động trong nhà máy hiện hữu với lượng nước thải ước tính trung bình khoảng 60 lít nước/người/ngày, tương đương với lượng thải ra là 7,8 m3/ngày. Khi dự án mở rộng đi vào hoạt động, lượng công nhân viên sử dụng khoảng 140 người thì lượng nước thải trung bình mỗi ngày là 8,4m3. Tổng lượng nước thải của toàn công ty khi dự án mở rộng đi vào hoạt động là 16,2m3.
Hiện nay, nước thải sinh hoạt của công ty được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi cho tự thấm. Khi dự án mở rộng được xây dựng, nhà thầu xây dựng cũng sẽ xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để thu gom và xử lý lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Kết quả phân tích nước thải sau bể tự hoại của nhà máy thể hiện trong bảng 2.4 cho thấy so sánh với tiêu chuẩn thải loại A TCVN 5945:2005 cho thấy nước thải sinh hoạt thường có nồng độ BOD5, COD, Coliform không đạt tiêu chuẩn cho phép. Đây cũng là đặc trưng chung của nước thải sinh hoạt nếu chỉ xử lý bằng bể tự hoại. Vì vậy, khi dự án mới được triển khai xây dựng, công ty sẽ có phương án thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt của cả công ty đạt loại A theo TCVN 5945:2005 trước khi thải ra môi trường.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sản xuất
Chất thải nguy hại
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
i. Chất thải rắn sinh hoạt
Số lượng công nhân viên làm việc tại công ty khi dự án mở rộng đi vào sản xuất ổn định khoảng 140 người và lượng công nhân viên hiện tại của công ty là 130 người. Thực tế hiện tại với nhà máy hiện hữu, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0,3-0,5 kg thì khối lượng chất thải rắn phát sinh trong toàn công ty tính là 81-135 kg/ngày. Thành phần đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt như sau:
Bảng 3.7. Thành phần đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt.
STT
Thành Phần
Tỷ Lệ (%)
Khoảng dao động
Trung bình
01
Thực phẩm
61,0 - 96,6
79,17
02
Giấy
1,0 - 19,7
5,18
03
Carton
0 - 4,6
0,18
04
Nilon
0 - 36,6
6,84
05
Nhựa
0 - 10,8
2,05
06
Vải
0 - 14,2
0,98
07
Gỗ
0 - 7,2
0,66
08
Cao su mềm
0
0
09
Cao su cứng
0 - 2,8
0,13
10
Thủy tinh
0 - 25,0
1,94
11
Lon đồ hộp
0 - 10,2
1,05
12
Sắt
0
0
13
Kim loại màu
0 - 3,3
0,36
14
Sành sứ
0 - 10,5
0,74
15
Bông băng
0
0
16
Xà bần
0 - 9,3
0,69
17
Styrofoam
0 - 1,3
0,12
Tổng cộng
100
Nguồn: Trung tâm Centema, 2002
Qua bảng thống kê trên thì các chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và phát sinh với khối lượng khá lớn. Vì vậy nếu không được thu gom và xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất vẻ đẹp mỹ quan của công ty. Vì vậy, cũng như cách quản lý chất thải rắn hiện nay, khi dự án mở rộng hoạt động, công ty sẽ trang bị các thùng đựng rác kín đặt đúng nơi quy định để thu gom và xử lý lượng rác thải trên.
ii. Chất thải rắn sản xuất
Hoạt động, công suất của nhà máy mở rộng hoàn toàn giống nhà máy hiện hữu do đó thành phần, khối lượng chất thải rắn sản xuất có thể tham khảo số liệu thực tế từ hoạt động của nhà máy hiện hữu như sau:
- Các sản phẩm hư hỏng, nhiễm bẩn: Trung bình loại này thải ra khoảng 21 tấn/năm, trung bình khoảng 70 kg/ngày. Sản phẩm hết hạn sử dụng phát sinh hàng tháng khoảng 1000-1200 kg. Các sản phẩm thải bỏ này có thành phần chủ yếu là các loại hương liệu, nguyên liệu dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, chúng là những chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, song bên cạnh đó cũng có thành phần khó phân huỷ hơn như gum. Do đó các sản phẩm này sau khi được đơn vị có trách nhiệm thu gom cần phải có biện pháp xử lý hợp lý.
- Thùng carton, bao nilong đựng nguyên phụ liệu: khoảng 18,42-27,62 tấn/năm, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 61,4-92,1 kg. Thành phần chủ yếu là xenluloza, heminxenluloza và nhựa tổng hợp (chủ yếu là PE). Chúng có thể được tái chế để sử dụng.
iii. Chất thải rắn nguy hại
Thùng đựng dầu mỗi năm khoảng 2 thùng loại 100lít, bóng đèn và pin thải bỏ… chúng thuộc thành phần chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Do đó công ty sẽ thu gom và quản lý nghiêm ngặt nguồn ô nhiễm này.
iv. Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải.
Trong quá trình xử lý nước thải sẽ phát sinh một lượng bùn thải, bùn có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ đã phân huỷ sinh học. Lượng bùn này không nhiều nhưng nếu không được thu gom và xử lý sẽ phát sinh ra mùi gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực. Công ty sẽ có biện pháp thu gom được trình bày trong chương 4.
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Giai đoạn 1- giai đoạn thi công xây dựng
Dự án mở rộng nhà máy sản xuất bánh kẹo được thực hiện trong khuôn viên của Công ty TNHH Lotte Việt Nam. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng dự án các tác động liên quan đến công tác đền bù và giải phóng mặt bằng sẽ không được đề cập đến. Chỉ có một số tác động không liên quan đến chất thải của dự án trong giai đoạn xây dựng được trình bày như sau:
a. Nước mưa
Nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công xây dựng cũng là nguồn nước thải phải được lưu ý. Vì nước mưa có thể sẽ bị nhiễm bẩn bởi nồng độ các chất lơ lửng cao và các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nên đơn vị thi công sẽ chọn thời điểm xây dựng thích hợp và có kế hoạch quản lý các loại vật liệu nhằm giảm khả năng nước mưa chảy tràn trong khu vực bị nhiễm bẩn.
Tuy nhiên, hiện tại xung quanh khuôn viên công ty đã có hệ thống mương thu gom nước mưa chảy tràn nên vấn đề này không đáng lo ngại. Hệ thống thu g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 76690329-DTM-LOTTE-28-08-Sau-Bao-Ve.doc