MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Xuất xứ của Dự án 4
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 5
3. Các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 9
4. Tổ chức thực hiện ĐTM 11
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13
1.1. Tên dự án 13
1.2. Chủ dự án 13
1.3. Vị trí địa lý của Dự án 13
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 15
1.4.1. Các hạng mục công trình chính 15
1.4.2. Các công trình phụ trợ và khả năng đáp ứng 16
1.4.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Dự án 18
1.4.4. Danh mục các loại máy móc, trang thiết bị tại Nhà máy 19
1.4.5. Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ cho Nhà máy 20
1.4.6. Nhu cầu nhân lực phục vụ cho Nhà máy 22
1.4.7. Sản phẩm, công suất 23
1.4.8. Tiến độ thực hiện Dự án 23
1.4.9. Tổng vốn đầu tư Dự án 23
CHƯƠNG 2 25
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 25
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 25
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 25
2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn 25
2.1.3. Hiện trạng các thành phần tự nhiên khu vực Dự án 30
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 33
2.2.1. Điều kiện kinh tế 33
2.2.2. Điều kiện xã hội 34
2.3. Hiện trạng hạ tầng KCN Sóng Thần 2 34
CHƯƠNG 3 36
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 36
3.1. Đánh giá tác động 36
3.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải 36
3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 57
3.1.3. Đối tượng bị tác động 61
3.1.4. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 63
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 65
CHƯƠNG 4 67
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67
4.1. Đối với các tác động xấu 67
4.1.1. Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 67
4.1.2. Khống chế tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 70
4.2. Đối với sự cố môi trường 80
4.2.1. Khống chế các sự cố và rủi ro môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị 80
4.2.2. Khống chế các sự cố và rủi ro môi trường trong giai đoạn hoạt động 81
CHƯƠNG 5 84
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 84
5.1. Chương trình quản lý môi trường 84
5.2. Chương trình giám sát môi trường 88
5.2.1. Giám sát chất thải 88
5.2.2. Giám sát khác 89
5.3. Dự toán kinh phí cho các hệ thống xử lý môi trường và giám sát môi trường 90
CHƯƠNG 6 91
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 91
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 92
1. Kết luận 92
2. Kiến nghị 93
3. Cam kết 93
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng – công suất 120000 sản phẩm/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo kết quả tính toán ở bảng trên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao, nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực Dự án. Vì vậy, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp hiệu quả thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực Dự án theo đúng quy định.
Chất thải
Chất thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ hai nguồn : Chất thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân và chất thải nguy hại, không nguy hại phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị tại Dự án.
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt của công nhân với thành phần chủ yếu là cơm canh thừa, vỏ trái cây, túi nilon, vỏ hộp cơm,... Hệ số phát sinh khoảng 0,3 – 0,5 kg/người/ngày. Với số lượng công nhân làm việc 30 người thì khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này khoảng 9 – 15 kg/ngày.
Chất thải sinh hoạt chủ yếu chứa các thành phần hữu cơ, lâu ngày có thể thối rữa, bốc mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, phát sinh các bệnh truyền nhiễm do sinh vật trung gian như ruồi, kiến, gián, chuột mang lại.
Chất thải từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị
Chất thải phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị gồm có thành phần nguy hại và không nguy hại.
Các thành phần không nguy hại trong quá trình này như sắt thép vụn, carton, gỗ, nhựa, nylon,... Từ thực tế lắp đặt tại các nhà máy khác thì khối lượng phát sinh ước tính khoảng 150 kg.
Thành phần nguy hại phát sinh trong quá trình này thường là dầu cặn từ quá trình chạy các máy móc thiết bị, giẻ lau, bao bì dính các thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải,... Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong suốt quá trình này ước tính khoảng 20 kg. Tuy nhiên, Dự án áp dụng các biện pháp quản lý chất thải thích hợp nên trên thực tế, mức độ tác động xấu từ chất thải ở giai đoạn này đến môi trường là thấp.
Chất thải sinh hoạt được Công ty Dịch vụ Công ích thị xã Dĩ An thu gom hàng ngày, chất thải từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị được vận chuyển và thải bỏ đúng nơi quy định ngay khi phát sinh, chất thải nguy hại được chứa vào bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng trong khu vực lưu trữ chất thải nguy hại và Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH đến để xử lý CTNH này theo đúng quy định.
Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
Hoạt động của máy móc thiết bị, việc tập kết, lưu trữ nguyên nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động tại Dự án và các hoạt động sinh hoạt của công nhân làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như : Nước thải, chất thải rắn, nguyên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ,... Tuy nhiên, mặt bằng dự án nằm trong KCN Sóng Thần 2 đã được đánh giá tác động môi trường tổng thể và khối lượng chất thải phát sinh không lớn, thời gian lắp đặt ngắn nên các tác động tiêu cực đến môi trường đất là không đáng kể.
Giai đoạn hoạt động sản xuất
Nguồn phát sinh tác động được nêu cụ thể trong bảng sau :
Bảng 3.6 : Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của Dự án
Các loại chất thải
Nguồn phát sinh
Dạng chất thải
Khí thải
Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu sản phẩm và các quá trình giao thông khác
Bụi đất lôi cuốn từ mặt đất, các khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu vận hành xe như NOx, SO2, CO, bụi.
Quá trình đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng
Bụi và khí thải như SO2, NOx, CO, nhiệt thải,…
Công đoạn sơ chế, tinh chế, lắp ráp, chà nhám và sơn sản phẩm
- Bụi.
- Tiếng ồn.
- Khí thải.
- Nhiệt thải.
Công đoạn pha chế hóa chất
Hơi dung môi hữu cơ
Mùi hôi phát sinh trong toàn bộ quá trình
Đó là mùi hôi đặc trưng từ nước thải sinh hoạt và các nguồn khí thải
Nước thải
Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên hoạt động trong Dự án
Ô nhiễm chủ yếu các chất hữu cơ BOD5, COD, SS và vi sinh vật gây bệnh
Chất thải không nguy hại
Giấy vụn phế liệu phát sinh từ văn phòng
Chủ yếu chứa các thành phần như Xenluloza, Eminxenluloza
Bao bì đựng nguyên vật liệu và thành phẩm
Bao bì không dính các thành phần độc hại
Chất thải sinh hoạt
Nhiều thành phần, chủ yếu là hữu cơ
Chất thải nguy hại
Các hộp mực in và mực máy photo sử dụng trong văn phòng, bóng đèn, pin ắc quy hư hỏng, than hoạt tính đã qua sử dụng,…
Thành phần chủ yếu là nhựa tổng hợp, kim loại, thủy tinh có dính các chất nguy hại như kim loại nặng, thủy ngân, chì,…
Các loại thùng, phuy có chứa hoặc nhiễm dầu, hóa chất
Bao gồm các loại thùng, phuy sắt và nhựa chứa dầu DO, hóa chất sử dụng tại Nhà máy
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp và đánh giá
Ô nhiễm môi trường không khí
Khí thải từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm
Các phương tiện giao thông ra vào Dự án không chỉ gây ra sự xáo trộn lôi cuốn bụi mặt đất mà quá trình đốt dầu vận hành xe cũng phát sinh ra các nguồn ô nhiễm. Các phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu Diezel, quá trình vận hành các phương tiện này thải vào môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như : bụi, NOX, SO2, CO,... Hàng ngày ước tính có khoảng 10 lượt xe hơi và xe tải, 200 lượt xe gắn máy ra vào dự án và thời gian tối đa cho mỗi lần nổ máy là 10 phút. Với khoảng thời gian đó, xe tải và xe hơi sử dụng khoảng 1 lít nhiên liệu, xe gắn máy sử dụng hết khoảng 0,1 lít nhiên liệu. Từ đó có thể tính toán được mỗi ngày có khoảng 30 lít nhiên liệu được các phương tiện sử dụng ra vào dự án.
Dựa vào lượng nhiên liệu sử dụng và hệ số ô nhiễm khi đốt nhiên liệu từ các phương tiện do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập, ta có thể tính toán được tải lượng của các chất ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông tại khu vực Nhà máy đưa vào môi trường không khí như sau :
Bảng 3.7 : Tải lượng ô nhiễm khí thải đốt nhiên liệu từ các phương tiện giao thông
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000 lít)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/năm)
1
Hydrocacbon
33,2
363,54
2
SO2
0,90
9,85
3
NOx
11,30
123,7
4
CO
291
3.186,45
5
Aldehyde
0,4
4,38
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp và tính toán
Như vậy, từ kết quả trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào Nhà máy là không lớn. Khu vực dự án có chất lượng môi trường nền khá tốt nên có thể tự làm sạch nguồn ô nhiễm này.
Ô nhiễm khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng
Để chủ động trong hoạt động sản xuất của Nhà xưởng, Công ty có bố trí dự phòng 01 máy phát điện 350 KVA trong trường hợp mất điện. Lượng dầu DO đốt khoảng 15 lít/h với khối lượng riêng của dầu là 0,85 kg/lít thì khối lượng dầu DO sử dụng là 12,75 kg/h. Nhiệt độ khói thải 200oC (473oK). Các thông số ô nhiễm chính từ máy phát điện là bụi, SO2, NOx, CO, VOC.
Theo tài liệu đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới WHO thì tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình sử dụng dầu DO của máy phát điện như sau.
Bảng 3.8 : Tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số tải lượng ô nhiễm
(kg/tấn dầu)
Tải lượng tính toán
(g/h)
1
Bụi
0,71
9,05
2
SO2
20S
2,55
3
NOX
9,62
122,655
4
CO
2,19
27,92
5
VOC
0,791
10,08
Nguồn : Pollution – World Health Organization, Geneva, 1993
(Ghi chú : Số liệu tính toán với dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 1%).
Thể tích sản phẩm cháy thu được trong quá trình đốt 1 kg dầu DO ở điều kiện chuẩn, [Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Nxb KHKT, 2001] :
V = 0,683.10-2.S + 1,865.10-2h.C + 1,853.10-2(1 – h)C + 0,111.H + 0,0124.W + 0,0016.d.a(1 + 0,0016.d).[0,089.C + 0,264.H – 0,0333(O – S)] + 0,8.10-2.N + 0,79a(1 + 0,0016.d). [0,089.C + 0,264.H – 0,0333(O – S)] + 0,21(a– 1). (1 + 0,0016.d). [0,089.C + 0,264.H – 0,0333(O – S)] – 0,5.1,723.10-3/rNO2
Trong đó :
C-Thành phần Cacbon trong dầu DO : 76,26%
S-Thành phần Lưu huỳnh trong dầu : 0,5%
O-Thành phần Oxy trong dầu DO : 0,22%
N-Thành phần Nitơ trong dầu : 0,24%
H-Thành phần Hydro trong dầu : 22,72%
W-Thành phần ẩm trong dầu : 0,05%
A-Thành phần tro : 0,01%
a-Hệ số không khí thừa : 1,3
h-Hệ số cháy không hoàn toàn : 0,05
d-Độ chứa hơi : 17 g/kg
rNO2-Khối lượng riêng của NO2 : 2,054 kg/Nm3
Thể tích sản phẩm cháy nhiên liệu dầu DO ở điều kiện chuẩn V = 18,7232 m3 chuẩn/kg.dầu. Nhiệt độ khí thải cao nhất 200oC (473oK), lượng khí thải thực tế là: 18,7232 x (273 + 200)/273 = 32,4398 m3/kg dầu.
Như vậy, ta có lưu lượng khí thải từ máy phát điện như sau :
Ở điều kiện chuẩn (25oC, 1atm) : 18,7232 x 12,75 = 238,72 m3/h.
Ở nhiệt độ 200oC : 32,4398 x 12,75 = 413,61 m3/h.
Nồng độ tính toán các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện như sau (mg/Nm3) :
Bảng 3.9 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/Nm3)
QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp = 1,0; Kv = 1,0)
1
Bụi
37,91
200
2
SO2
10,68
500
3
NOX
513,8
850
4
CO
116,96
1.000
5
VOC
42,22
-
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp và tính toán
Nhận xét : Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều thấp so với giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19 : 2009/BTNMT, cột B (Kp = 1,0; Kv = 1,0).
Ô nhiễm không khí từ khu vực pha chế hóa chất
Trong quy trình sản xuất tại Nhà máy có công đoạn pha chế hóa chất vì vậy sẽ làm phát sinh hơi dung môi hữu cơ như Toluen, Xylen, Axeton,… Việc pha chế hóa chất có sử dụng dung môi hữu cơ trong điều kiện bình thường dễ dàng phân tán vào môi trường xung quanh kèm theo các mùi rất đặc trưng của Toluen, Xylen, Axeton,… do tính đặc thù các mùi này là dễ nhận biết bằng khứu giác dù nồng độ rất bé và thường gây cảm giác khó chịu.
Theo số liệu tham khảo đo hàm lượng hơi dung môi hữu cơ tại công đoạn pha chế hóa chất của nhà máy có công nghệ sản xuất tương tự là Công ty TNHH Scancom Việt Nam tại KCN Sóng Thần 1 thì nồng độ các chất ô nhiễm tại công đoạn này được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.10 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại công đoạn pha chế hóa chất
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/m3)
TCVS theo QĐ 3733/2002/QĐ – BYT
1
Toluen
5,12
300
2
Xylene
7,05
300
3
Axeton
0,4
1.000
Nguồn : Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
Nhận xét : Kết quả đo đạc cho thấy nồng độ các chất hữu cơ tại công đoạn pha chế dung môi hữu cơ thấp hơn so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT.
Ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ công đoạn sơ chế, tinh chế, lắp ráp, chà nhám và sơn sản phẩm
Theo kết quả tham khảo của Nhà máy sản xuất bàn ghế gỗ của Công ty TNHH Scancom Việt Nam tại Bình Dương có công nghệ tương tự cho thấy, hàm lượng bụi và khí thải tại các phân xưởng sản xuất này thay đổi trong khoảng 0,204 đến 3,033 mg/m3 và đều thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh lao động kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT (6 mg/m3). Đơn vị lấy mẫu, đo đạc và phân tích là Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương. Bảng kết quả phân tích đo hiện trạng không khí tại Nhà máy sản xuất bàn ghế gỗ của Công ty TNHH Scancom Việt Nam như sau :
Bảng 3.11 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại Nhà máy có công nghệ tương tự
Chỉ tiêu
Điểm đo
Bụi
NO2
SO2
CO
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
Khu vực cắt
0,824
-
-
-
Khu vực sơn sản phẩm
3,033
-
-
-
Khu vực lắp ráp
0,704
-
-
-
Khu vực chà nhám
2,109
0,135
0,272
1,310
Khu vực làm màu, trang trí
0,690
0,342
0,128
634
TCVSLĐ 3733/2002/QĐ/BYT
6
10
10
40
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp
Nhận xét : Qua kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy nồng độ bụi và khí thải tại các công đoạn sơ chế, tinh chế, lắp ráp, chà nhám và sơn sản phẩm thường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên để đảm bảo nồng độ bụi trong các phân xưởng luôn đạt tiêu chuẩn quy định, Công ty tiến hành lắp đặt thiết bị Cyclone khô kết hợp với lọc bụi tay áo để xử lý triệt để lượng bụi và khí thải phát sinh này.
Ô nhiễm không khí do khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, việc vận chuyển, phân phối nguyên liệu và hàng hóa được thực hiện bởi các phương tiện vận tải. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu dầu DO nên thải ra môi trường không khí một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, CxHy, CO,… Nguồn phát sinh khí thải do đốt dầu DO của các phương tiện này thì không tập trung và không liên tục.
Đặc điểm của nguồn phát sinh khí thải do các phương tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm dạng thấp, chất độc hại phát tán cục bộ và nồng độ các khí thải thường không quá cao, do vậy tác động của chúng không đáng kể.
Bảng 3.12 : Nồng độ chất ô nhiễm đo tại cổng Nhà máy có công nghệ tương tự
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/m3)
QCVN 05 : 2009/BTNMT
1
Bụi
0,204
0,3
2
SO2
0,262
0,35
3
NO2
0,075
0,2
4
CO
0,359
30
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp
Nhận xét : Hầu hết các chỉ tiêu không khí đều rất thấp so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05 : 2009/BTNMT.
Tác động của khí thải
Qua phân tích các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động của Dự án thấy các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi và khí thải trong quá trình vận chuyển; khí thải tại máy phát điện dự phòng; hơi dung môi hữu cơ từ khu vực pha chế hóa chất và bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn sơ chế, tinh chế, lắp ráp, chà nhám, sơn sản phẩm.
Các tác nhân gây tác động chủ yếu có trong khí thải là bụi, các khí axit (SO2, NO2, CO), THC. Đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân viên của Nhà máy, dân cư, môi trường và động thực vật xung quanh Dự án, đặc biệt là khu vực có hướng gió thổi chính.
Các tác động của chất gây ô nhiễm không khí được mô tả trong bảng sau.
Bảng 3.13 : Tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí
Stt
Thông số
Các tác động
Bụi
Đối với con người và động vật, bụi gây kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi, gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa, che chắn tầm nhìn khi giao thông.
Đối với thực vật : Bụi làm giảm khả năng hô hấp của lá cây, nhẹ thì làm cho cây héo úa, giảm năng suất nặng thì làm cho cây chết.
Đối với môi trường : Bụi làm cho ánh sáng khúc xạ, làm nhiễm bẩn nước mưa và làm tăng nhiệt độ không khí do nó có khả năng giữ nhiệt.
Các oxyt axit (SOx, NOx) có trong khí thải động cơ
Đối với con người và động vật : Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu, SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
Đối với thực vật : Các khí axit làm tổn thương lá cây, tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.
Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng Ôzôn.
Oxyt cacbon(CO)
Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
Khí cacbonic (CO2)
Gây rối loạn hô hấp phổi.
Gây hiệu ứng nhà kính.
Tác hại đến hệ sinh thái.
Hydrocarbons có trong hóa chất bay hơi từ chất thải
Gây nhiễm độc cấp tính : Suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong
Khí H2S từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ (chủ yếu có trong rác thải và nước thải sinh hoạt)
H2S là khí có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc trưng.
H2S được oxy hóa nhanh chóng để tạo thành các Sulfat, các hợp chất có độc tính thấp hơn.
H2S ức chế men Cytochromoxydaza (men hô hấp WARBURG) cho nên có tác động mạnh tới hệ hô hấp. Ngay ở nồng độ thấp, H2S có tác dụng kích thích lên mắt và đường hô hấp. Khi tiếp xúc kéo dài sẽ làm giảm khứu giác, nhất là tiếp xúc ở nồng độ cao làm tê liệt khứu giác.
H2S ở nồng độ 5 ppm gây nhức đầu khó chịu, ở nồng độ 500 ppm có thể gây tử vong. Trong môi trường lao động, H2S được quy định ở nồng độ tối đa là 10 mg/m3 trung bình 8 giờ.
Khí CH4 từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ (chủ yếu có trong rác thải và nước thải sinh hoạt)
Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí. Nó ít gây độc hại, nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra là vấn đề cháy nổ khi CH4 tồn tại ở nồng độ 5 – 15%.
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp và đánh giá
Các tác động của khí thải từ quá trình hoạt động được khống chế bằng các biện pháp đề xuất trong chương 4 do đó trên thực tế các tác động trên được kiểm soát và khống chế.
Ô nhiễm môi trường nước
Nước mưa chảy tràn
Theo các tài liệu “Cấp thoát nước – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 1996” và “Mạng lưới thoát nước – Nhà xuất bản xây dựng, 1996” thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà xưởng được tính theo công thức sau :
Q = j x q x S
Trong đó
S : Diện tích nhà máy = 1,2943 ha
j : Hệ số dòng chảy (dự án đi vào hoạt động chọn j = 0,95)
q : Cường độ mưa (l/s.ha), q = 166,7 x i
166,7 : Modul chuyển từ cường độ mưa tính theo lớp nước sang cường độ mưa tính theo thể tích.
i (mm/phút) : Cường độ của trận mưa là tỷ số giữa chiều cao lớp nước với thời gian. Theo số liệu thủy văn của khu vực vào năm 2010, thì i = 1,2 mm/phút.
Þ q = 166,7 x 1,2 = 200,04 (l/s.ha)
Tổng lượng nước mưa phát sinh lớn nhất từ Nhà máy :
Q = j x q x S = 0,95 x 200,04 x 1,2943 = 0,246 (m3/s)
Nước thải sinh hoạt
Theo dự kiến của Chủ đầu tư, khi Dự án đi vào hoạt động ổn định sử dụng khoảng 450 lao động. Trung bình mỗi người làm việc tại Nhà máy sử dụng khoảng 100 lít nước/ngày trong đó nước vệ sinh được thu qua bể tự hoại (nước đen) khoảng 60 lít/người/ngày, lượng nước còn lại trung bình mỗi người sử dụng khoảng 40 lít/người/ngày để vệ sinh thông thường như rửa mặt, rửa tay chân, vệ sinh sau khi ăn (nước xám),… sẽ không được thu qua bể tự hoại.
Do vậy, lượng nước thải sinh hoạt thải ra đi vào bể tự hoại trung bình khoảng 21,6 m³/ngày đêm; lượng nước thải sinh hoạt còn lại không đi qua bể tự hoại trung bình thải ra mỗi ngày khoảng 14,4 m³/ngày.đêm. Đối với nước thải sinh hoạt như vệ sinh rửa tay chân, mặt mũi,… khó ước tính được nồng độ ổn định vì phụ thuộc nhiều vào đặc tính sản xuất của mỗi nhà xưởng. Nước thải này được Công ty thu gom và đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của KCN Sóng Thần 2.
Đối với nước vệ sinh đi qua bể tự hoại, đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh) nếu không được tập trung và xử lý thì cũng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này bị phân hủy gây ra mùi hôi.
Bảng 3.14 : Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ trung bình (mg/l)
1
pH
6,8
2
Chất rắn lơ lửng
220
3
Tổng chất rắn
720
4
COD
500
5
BOD5
250
6
Tổng Nitơ
40
7
Tổng Phospho
8
Nguồn : Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1999
Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại Carbonhydrate, Protein, Lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, CH4,… Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt quy chuẩn QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột B – Tiêu chuẩn thu gom nước thải của KCN Sóng Thần 2 nhiều lần. Vì vậy, nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ tại các bể tự hoại 03 ngăn của Nhà máy trước khi đấu nối dẫn nước thải sinh hoạt về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sóng Thần 2 để xử lý đạt QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột A (ứng với hệ số Kf = 1,0 và Kq = 0,9) trước khi thải vào kênh Ba Bò.
Nước thải sản xuất
Trong toàn bộ quy trình công nghệ của Nhà máy không sử dụng nước vì vậy hoạt động của Nhà máy không làm phát sinh nước thải sản xuất. Nước thải phát sinh tại Dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên của Nhà máy.
Tác động của nước thải
Như phân tích ở trên nguồn nước thải trong quá trình hoạt động của Dự án chủ yếu là nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy. Nước thải phát sinh được Chủ dự án thu gom và xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung của KCN Sóng Thần 2, do đó đối tượng chịu sự tác động chính là hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sóng Thần 2. Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Sóng Thần 2 gặp sự cố mà nguyên nhân là do không kiểm soát được hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thì đối tượng chịu tác động gián tiếp là kênh Ba Bò.
Dựa vào các nguồn ô nhiễm đặc trưng của nước thải, Chúng tôi đưa ra các tác hại của một số chất ô nhiễm trong nước thải như sau.
Bảng 3.15 : Tác hại của một số chất ô nhiễm trong nước thải
Stt
Thông số
Tác hại
Nhiệt độ của nước thải từ hệ thống xử lý khí thải và nước thải sinh hoạt
Làm ảnh hưởng đến động thực vật có trong nguồn tiếp nhận nước thải như cây cối và động vật sống trên đất, cụ thể ở đây có thể làm giảm năng suất của cây hay làm chết cây và các loài côn trùng sống trong đất tại các hố thoát nước của dự án.
Ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải.
Làm tăng khả năng bốc hơi của các chất thải có trong nước, đặc biệt là các hợp chất dễ bay hơi như Amonia.
Các chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt (BOD5, COD).
Giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước. Các hợp chất này phân hủy gây ra mùi khó chịu cho công nhân viên hoạt động trong nhà máy.
Các hợp chất hữu cơ có trong nước thải còn làm cho ô nhiễm nước ngầm và đất khu vực tiếp nhận nguồn ô nhiễm này, là môi trường để phát triển các vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật làm việc tại dự án và xung quanh dự án.
Các chất hữu cơ quá cao nếu không được xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Sóng Thần 2 và các quá trình xử lý tiếp theo. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không cao do khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhà đầu tư đã tính đến các chỉ tiêu này có thể vượt Quy chuẩn QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột B.
Chất rắn lơ lửng có trong nước thải sinh hoạt
Làm bít các mao dẫn trong đất khu vực tự thấm, giảm khả năng thấm nước.
Các chất lơ lửng thấm vào nước ngầm còn làm giảm chất lượng nước ngầm khu vực Dự án, ảnh hưởng đến độ trong của nước.
Các chất dinh dưỡng (N,P) có trong nước thải sinh hoạt
Gây hiện tượng phú dưỡng, mà ở đây là đất trong khu vực Dự án, gây ra hiện tượng phát triển mạnh một số loại rêu và thực vật không có ích.
Các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải sinh hoạt
Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh.
Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
Nguồn : Công ty TNHH Môi trường Vạn Tường tổng hợp và đánh giá
Tác động của các yếu tố có trong nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động được khống chế và kiểm soát bằng các biện pháp mô tả trong chương 4 do đó trên thực tế, các tác động đó giảm nhiều so với những mô tả tại bảng trên.
Chất thải
Chất thải sinh hoạt
Chất thải thông thường phát sinh từ Dự án bao gồm một số giấy vụn phế liệu phát sinh trong hoạt động của văn phòng, các bao bì đựng nguyên vật liệu không dính các thành phần độc hại và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên : Giấy vụn phế liệu từ văn phòng ước tính lượng phế liệu này phát sinh khoảng 2 – 3 kg/ngày. Thành phần chủ yếu của nguồn phế thải này là Xenluloza, Heminxenluloza.
Với tổng số lượng công nhân viên làm việc khi Dự án đi vào sản xuất ổn định khoảng 450 người và trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0,3 – 0,5 kg, thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính là 135 – 225 kg/ngày. Thành phần thông thường của chất thải rắn sinh hoạt như sau :
Bảng 3.16 : Thành phần của chất thải sinh hoạt
Stt
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Thức ăn thừa
50,27
2
Giấy các loại
2,72
3
Que, gỗ vụn
6,27
4
Cao su, nhựa
0,71
5
Vỏ ốc, vỏ sò
1,06
6
Thủy tinh
0,31
7
Gạch đá, đất,sỏi, sành sứ
7,43
8
Kim loại
1,02
9
Rác vụn kích cỡ dưới 10 mm
30,21
Tổng cộng
100%
Nguồn : PTS. Nghiêm Xuân Đạt – Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở thành phố – NXB chính trị quốc gia
Chất thải sinh hoạt phần lớn là có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Đây là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như : Ruồi, muỗi, chuột, gián,… làm mất vệ sinh và mỹ quan của Nhà máy, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm này. Ngoài ra, nếu không được bảo quản tốt, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt cuốn theo các chất ô nhiễm thấm vào đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn sinh ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực. Qua bảng trên thì các chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và phát sinh với khối lượng khá lớn, vì vậy nếu không được thu gom và xử lý sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất vẻ đẹp mỹ quan của Nhà máy.
Chất thải không nguy hại
Thành phần chất thải rắn sản xuất của Nhà máy chủ yếu là các loại phế liệu gỗ vụn, d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng – công suất 120000 sản phẩm-năm.doc