Số lượng công nhân làm việc tại nhà máy sẽ là 200 người và mỗi người thải ra khoảng từ 0,5 kg/ngày, mỗi tháng làm việc 26 ngày thì lượng chất thải rắn phát sinh là 2.600 kg/tháng (lượng chất thải chủ yếu phát sinh tại khu vực nhà ăn, văn phòng). Loại chất thải này bao gồm: rau, hoa quả, thức ăn thừa, bao bì túi nilon đựng thức ăn,.
Loại chất thải rắn này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy, nếu không được thu gom và có biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây mùi hôi khó chịu và mất vẻ đẹp mỹ quan của Công ty.
Ngoài ra, còn có bùn (dạng bùn lỏng) từ bể phốt. Thành phần của bùn thải này chủ yếu là nước (chiếm tới ~ 85%, do thiết bị vệ sinh cần nước để hút lôi cuốn các cặn bẩn khác) ngoài ra là các chất thải khác (có hàm lượng nhỏ hơn 15%) bao gồm các loại cặn được phân hủy từ phân và giấy vệ sinh, Lượng chất thải này khoảng 2.000 kg/lần, trung bình 2 năm cần vệ sinh 1 lần. Đây cũng được xem là chất thải không nguy hại, công ty sẽ thuê cở sở có chức năng phù hợp để xử lý theo quy định
90 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành, khu công nghiệp Đại Đồng, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy;
- Khí thải, bụi khói từ quá trình đốt cháy nhiên liệu: dầu, than
- Bụi kẽm phát sinh từ các công đoạn sản xuất.
Môi trường không khí
3
Chất thải rắn:
- Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn;
- Xỉ, tạp chất, đất cát có lẫn trong nguyên liệu đầu vào;
- Xỉ than tại các lò luyện;
- Bao bì chứa nguyên liệu;
- Cặn bùn từ hệ thống xử lý khí thải.
- Rác thải sinh hoạt;
- Cặn bùn từ bể tự hoại.
Môi trường đất,
Môi trường không khí.
4
Chất thải nguy hại:
- Giẻ lau, găng tay, quần áo dính dầu;
- Dầu mỡ thải, can đựng dầu mỡ;
- Thùng chứa dầu đốt;
- Bóng đèn huỳnh quang hỏng;
- Mực in thải.
Môi trường đất,
Môi trường không khí,
môi trường nước.
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
1
An toàn lao động và sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp
Công nhân.
2
Ồn, rung
3
Nhiệt độ
Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do dự án xẩy ra
Rủi ro về cháy nổ;
Rủi ro về tai nạn lao động;
Rủi ro về sự cố trong hệ thống xử lý chất thải.
Môi trường không khí;
Thiệt hại về người và tài sản.
3.2.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
3.2.1.1. Tác động đến môi trường không khí
* Nguồn phát sinh
- Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển;
- Bụi trong quá trình sản xuất.
* Thành phần và tải lượng chất ô nhiễm
Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển
Bụi, khí thải phát sinh vào môi trường: Chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển ra vào Công ty là các loại xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ trong nội bộ Công ty. Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diezel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi.
Giả sử công ty sử dụng xe ô tô có trọng tải 2,5 tấn để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, nhiên liệu, ta có thể ước tính số ô tô cần thiết để vận chuyển tại nhà máy là 07 chuyến/giờ.
Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính
Loại xe
TSP (tổng bụi-muội khói)
(kg/1000km)
CO (kg/1000km)
SO2
(kg/1000km)
NOx
(kg/1000km)
Xe ô tô con & xe khách
0,07
7,72
2,05S
1,19
Xe tải động cơ Diesel > 3,5 tấn
1,6
28
20S
55
Xe tải động cơ Diesel < 3,5 tấn
0,2
1
1,16S
0,7
Mô tô & xe máy
0,08
16,7
0,57S
0,14
Trong đó: S - hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (0,5%).
(Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003).
Dựa trên hệ số ô nhiễm đối với các loại xe vận chuyển của một số chất ô nhiễm chính thể hiện ở bảng 3.3, chỉ tính tải lượng từ các phương tiện vận chuyển của nhà máy (bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường). Tải lượng của một số chất ô nhiễm chính như sau:
ECO = 7 x 28 = 196 kg/1000km.h = 0,054 mg/m.s
ESO2 = 7 x 20 x 0,5% =70 kg/1000km.h = 0,0195 mg/m.s
ENox = 7 x 55 = 385 kg/1000km.h = 0,107 mg/m.s
E bụi (muội) = 7 x 1,6 = 11,2 kg/1000km.h = 0,003 mg/m.s
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất do phương tiện vận chuyển
TT
Loại khí
Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)
1
CO
0,054
2
SO2
0,0195
3
NOx
0,107
4
Bụi (muội khói)
0,003
Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, chủ dự án sẽ chú trọng trong việc kiểm soát lượng phát sinh từ hoạt động trên và áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu lượng phát thải.
Bụi và khí thải trong quá trình sản xuất
- Quá trình bốc dỡ nguyên liệu:
Với nguyên liệu là xỉ kẽm, bột xỉ kẽm thì sẽ phát sinh lượng bụi kẽm trong quá trình nhập nguyên liệu, cho nguyên liệu vào lò luyện là điều không tránh khỏi. Lượng bụi này không đáng kể, lượng phát sinh ước tính bằng 0,05% nguyên liệu đầu vào (180 tấn xỉ, bột kẽm) tương đương với 90 kg/tháng, tức 3,5 kg/ngày. Lượng bụi này có tính chất không phát tán ra xa, chỉ ảnh hưởng đến người công nhân hoạt động trực tiếp tại các công đoạn này.
- Bụi, khí thải phát sinh do đốt nhiên liệu:
Công ty sử dụng lò luyện công nghệ cao dùng nhiên liệu điện, dầu, than.
Khi sử dụng nhiên liệu là điện, dầu lượng bụi, khí thải được giảm thiểu rất nhiều các khí thải ô nhiễm so với các công nghệ sản xuất sử dụng nhiên liệu khác như than hoặc củi.
Ngoài nhiên liệu điện, dầu, công ty có sử dụng thêm nhiên liệu khác là than. Khi sử dụng loại nhiên liệu này thì tiết kiệm được chi phí hơn so với điện, dầu nhưng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm nhiều hơn.
Để xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu gây ra, chúng tôi chia ra thành hai loại: nhiên liệu dầu và nhiên liệu than.
+ Với nhiên liệu là dầu đốt:
Trong quá trình đốt nhiên liệu để tạo ra phản ứng cháy tại các lò nung, lò chưng hơi,...Ngoài sử dụng nhiên liệu là điện, công ty còn sử dụng nhiên liệu dầu DO để đốt cháy. Đây là loại dầu đốt ít gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng dầu DO sử dụng trong sản xuất trung bình khoảng 70 kg/h.
Theo Giáo trình ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 3, của GS.TS Trần Ngọc Chấn. Chúng ta có thể tính toán được nồng độ của các chất ô nhiễm trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Các khí độc hại như NOx, CO2, SO2,... được xác định theo nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu tại khu vực xưởng sản xuất như sau:
Lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h B = 70 kg/h (15 tấn/tháng)
Hệ số cháy không hoàn toàn Eta (0,005-0,05): h = 0,05
Hệ số thừa không khí Anfa: a = 1,5
Hệ số mang tro bụi theo khói: a = 0,8
Nhiệt độ khói ở miệng ống khói, oC: tkhói = 200
Thành phần nhiên liệu:
% Độ ẩm toàn phần (Wp)
% Độ ẩm
(Ap)
% Lưu huỳnh (Sp)
% Các bon
(Cp)
% hyđro
(Hp)
% Ni tơ (Np)
% Ôxy
(Op)
2
0,15
0,4
85,55
11,5
0,2
0,2
Kết quả tính toán như sau:
Bảng 3.14. Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ khí thải và bụi phát sinh khi sử dụng nhiên liệu dầu
TT
Đại lượng tính
Công thức tính
Đơn vị
Kết quả
1
Lượng không khí khô lý thuyết
Vo = 0,089Cp + 0,26Hp - 0,0333 (Op-Sp)
m3 chuẩn/kgNL
10,61
2
Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy
(ở t = 30oC ; j = 65%; d = 17g/kg)
Va = (1 + 0,0016d)Vo
m3 chuẩn/kgNL
10,9
3
Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí a = 1,2 - 1,6 ( lấy a =1,5 )
Vt = a*Va
m3 chuẩn/kg NL
16,35
4
Lượng khí SO2 trong SPC
VSO2 = 0,683*Sp/100
m3 chuẩn/kg NL
2,73.10-3
5
Lượng khí CO trong SPC với hệ số cháy không hoàn toàn về hoá học và cơ học h (h = 0,01-0,05)
VCO = 1,865*hCp/100
m3 chuẩn/kg NL
7,98.10-2
6
Lượng khí CO2 trong SPC
VCO2 = 1,853(1 - h)
*Cp/100
m3 chuẩn/kg NL
1,51
7
Lượng hơi nước trong SPC
VH2O = 0,111Hp + 0,0124Wp + 0,0016dVt
m3 chuẩn/kg NL
1,75
8
Lượng khí N2 trong SPC
VN2 = 0,8Np/100 + 0,79Vt
m3 chuẩn/kg NL
12,92
9
Lượng khí O2 trong không khí thừa
VO2 = 0,21( a- 1)Va
m3 chuẩn/kg NL
1,14
10
a) Lượng khí NOx trong SPC (xem như NO2: rNO2 = 2,054 kg/m3 chuẩn)
b) Quy đổi m3 chuẩn/kgNL
MNOx= 1,723*10-3*B1,18
VNOx = MNOx*3600/B*rNOx
kg/h
m3 chuẩn/kg NL
0,26
6,51
11
Lượng SPC tổng cộng SPC ở điều kiện chuẩn)
VSPC = VSO2 + VCO + VCO2 + VH2O + VN2 + VO2 – VNOx
m3 chuẩn/kg NL
10,89
12
Lượng khói (SPC) ở điều kiện chuẩn
Lc = VSPC.B/3600
m3/s
0,21
13
Lượng khói (SPC ở điều kiện thực tế to = 200oC)
Lt = Lc(273 + t khói)/273
m3/s
0,36
14
Lượng khí SO2 với rSO2 =2,926 kg/m3chuẩn
MSO2 = VSO2*B*r SO2
*1000/3600
g/s
0,16
15
Lượng khí CO với r CO =1,25kg/m3chuẩn
MCO = VCO*B*r CO
*1000/3600
g/s
1,94
16
Lượng khí CO2 với r CO2 =1,977kg/m3chuẩn
MCO2 = VCO2*B*r
CO2*1000/3600
g/s
58,05
17
Lượng khí NOx với rNOx = 2,054kg/m3chuẩn
MNOx = 1,723*B 1,18/1000
g/s
0,26
18
Lượng cho bụi với hiệu số tro bay theo khói a = 0,1- 0,85 (lấy a = 0,8)
Mbụi=10*a*Ap*B/3600
g/s
2,33.10-2
19
Nồng độ phát thải chất ô nhiễm trong khói thải
CSO2 = MSO2/Lt
g/m3
0,444
CCO = MCO/Lt
g/m3
5,389
CCO2 = MCO2/Lt
g/m3
161,25
CNOx = MNOx/Lt
g/m3
0,772
Cbụi = Mbụi/Lt
g/m3
0,065
Nguồn: GS. TS. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2004.
Ghi chú: m3 chuẩn/kg NL – mét khối chuẩn trên 1 kg nhiên liệu.
So sánh nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải được tính toán ở trên với tiêu chuẩn cho phép về khói thải TCVN 5939-2005.
Bảng 3.15. Bảng so sánh kết qủa nồng độ chất ô nhiễm tính toán lý thuyết với giới hạn cho phép của khí thải nhà máy đang hoạt động theo TCVN 5939:2005
TT
Chất ô nhiễm
Giá trị tính toán
mg/Nm3
TCVN 5939:2005 (B)
1
SO2
444
500
2
CO
5.389
1.000
3
CO2
161.250
-
4
NOx
772
850
5
Bụi khói
65
200
Nhận xét: Kết quả tính toán lượng khí độc hại phát sinh do đốt cháy nhiên liệu dầu theo lý thuyết có các chỉ tiêu như CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5939 theo cột B (đối với cơ sở xây dựng mới).
+ Với nhiên liệu là than:
Quá trình đốt than thải ra bụi và khí độc hại (NOx, COx, SOx). Có thể ước tính lưu lượng, nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm như sau:
Lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h B = 500 (100 tấn/tháng)
Hệ số cháy không hoàn toàn Eta (0,01-0,05): h = 0,05
Hệ số thừa không khí Anfa: a = 1,5
Hệ số mang tro bụi theo khói: a = 0,8
Nhiệt độ khói ở miệng ống khói, oC: tkhói = 200
Giả sử công ty sử dụng nhiên liệu là than cám 4 Quảng Ninh, thành phần than theo phần trăm trọng lượng như sau:
% Độ ẩm toàn phần (Wp)
% Độ ẩm
(Ap)
% Lưu huỳnh (Sp)
% Các bon
(Cp)
% hyđro
(Hp)
% Ni tơ (Np)
% Ôxy
(Op)
8
15
0,8
64,8
3,8
0,9
6,7
Nhiệt năng của nhiên liệu than theo công thức Mendeleev:
Qp = 81.Cp + 246 Hp – 26 (Op – Sp) – 6 Wp (kcal/kgNL)
Qp = 81 x 64,8 + 246 x 3,8 – 26 (6,7 – 0,8) – 6 x 8 = 5982 kcal/kg.
Kết quả tính toán như sau:
Bảng 3.16. Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ khí thải và bụi phát sinh khi đốt cháy nhiên liệu than
TT
Đại lượng tính
Công thức tính
Đơn vị
Kết quả
1
Lượng không khí khô lý thuyết
Vo = 0,089Cp + 0,26Hp - 0,0333 (Op-Sp)
m3 chuẩn/kgNL
6,574
2
Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy
(ở t = 30oC ; j = 65%; d = 17g/kg)
Va = (1 + 0,0016d)Vo
m3 chuẩn/kgNL
6,753
3
Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí a = 1,2 - 1,6 ( lấy a =1,5 )
Vt = a*Va
m3 chuẩn/kg NL
10,13
4
Lượng khí SO2 trong SPC
VSO2 = 0,683*Sp/100
m3 chuẩn/kg NL
5,464.10-3
5
Lượng khí CO trong SPC với hệ số cháy không hoàn toàn về hoá học và cơ học h (h = 0,01-0,05)
VCO = 1,865*hCp/100
m3 chuẩn/kg NL
6,04.10-2
6
Lượng khí CO2 trong SPC
VCO2 = 1,853(1 - h)
*Cp/100
m3 chuẩn/kg NL
1,141
7
Lượng hơi nước trong SPC
VH2O = 0,111Hp + 0,0124Wp + 0,0016dVt
m3 chuẩn/kg NL
0,549
8
Lượng khí N2 trong SPC
VN2 = 0,8Np/100 + 0,79Vt
m3 chuẩn/kg NL
8,01
9
Lượng khí O2 trong không khí thừa
VO2 = 0,21( a- 1)Va
m3 chuẩn/kg NL
0,709
10
a) Lượng khí NOx trong SPC (xem như NO2: rNO2 = 2,054 kg/m3 chuẩn)
b) Quy đổi m3 chuẩn/kgNL
c) Thể tích khí tham gia vào phản ứng của NOx
d) Thể tích khí O2 tham gia vào phản ứng của NOx
MNOx=3,953.10-8.(BQ)1.18
VNOx = MNOx/B*rNOx
VN2(NOx) = 0,5.VNOx
VO2(NOx)= VNOx
kg/h
m3 chuẩn/kg NL
1,73
1,685.10-3
0,842.10-3
1,685.10-3
11
Lượng SPC tổng cộng SPC ở điều kiện chuẩn)
VSPC = Tổng các mục(4-9) +10b - 10c - 10d
m3 chuẩn/kg NL
10,474
12
Lượng khói (SPC) ở điều kiện chuẩn
Lc = VSPC.B/3600
m3/s
1,455
13
Lượng khói (SPC ở điều kiện thực tế to = 200oC)
Lt = Lc(273 + t khói)/273
m3/s
2,521
14
Lượng khí SO2 với rSO2 =2,926 kg/m3chuẩn
MSO2 = VSO2*B*r SO2
*1000/3600
g/s
2,22
15
Lượng khí CO với r CO =1,25kg/m3chuẩn
MCO = VCO*B*r CO
*1000/3600
g/s
10,486
16
Lượng khí CO2 với r CO2 =1,977kg/m3chuẩn
MCO2 = VCO2*B*r
CO2*1000/3600
g/s
313,299
17
Lượng khí NOx với rNOx = 2,054kg/m3chuẩn
MNOx = 1,73*1000/3600
g/s
0,481
18
Lượng cho bụi với hiệu số tro bay theo khói a = 0,1- 0,85 (lấy a = 0,8)
Mbụi=10*a*Ap*B/3600
g/s
16,667
19
Nồng độ phát thải chất ô nhiễm trong khói thải
CSO2 = MSO2/Lt
g/m3
0,881
CCO = MCO/Lt
g/m3
4,159
CCO2 = MCO2/Lt
g/m3
124,276
CNOx = MNOx/Lt
g/m3
0,191
Cbụi = Mbụi/Lt
g/m3
6,611
Nguồn: GS. TS. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2004.
Ghi chú: m3 chuẩn/kg NL – mét khối chuẩn trên 1 kg nhiên liệu.
So sánh nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải được tính toán ở trên với tiêu chuẩn cho phép về khói thải TCVN 5939-2005.
Bảng 3.17. Bảng so sánh kết qủa nồng độ chất ô nhiễm tính toán lý thuyết với giới hạn cho phép của khí thải nhà máy đang hoạt động theo TCVN 5939:2005
TT
Chất ô nhiễm
Giá trị tính toán
mg/Nm3
TCVN 5939:2005 (B)
1
SO2
881
500
2
CO
4.159
1.000
3
CO2
124.276
-
4
NOx
191
850
5
Bụi khói
6.611
200
Nhận xét: Đối chiếu với giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp theo TCVN 5939:2005 cột B được trích dẫn tại bảng 3.17. Có các chỉ tiêu đều vượt giới hạn cho phép nhiều lần: SO2 vượt 1,7 lần, CO vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép 4,1 lần, bụi vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép 33 lần.
Để giảm thiểu triệt để lượng bụi và khí thải phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu, công ty sẽ có biện pháp xử lý triệt để lượng khí thải này, biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày tại chương 4 của báo cáo này.
Ø Đối với bụi và khí thải của máy phát điện (dự phòng)
Để ổn định điện cho hoạt động của dự án trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, Dự án có sử dụng 2 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 1000 KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu tổng của các máy là 300 Kg dầu DO/h.
Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993) có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong bảng sau (tính cho trường hợp tất cả các máy phát điện của dự án đều được sử dụng cùng một thời điểm):
Bảng 3.18. Tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm
Hệ số
Kg/tấn
Tải lượng
Kg/h
g/s
Bụi
0,71
0,21
0,058
SO2
20S
3
0,83
NO2
9,62
2,89
0,80
CO
2,19
0,66
0,183
VOCs
0,791
0,24
0,067
(Nguồn: WHO, 1993 (Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%))
Lưu lượng khí thải: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu, lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 2000C, thì lượng khí thải thực tế sinh ra được tính theo công thức:
Trong đó:
a: Hàm lượng % lưu huỳnh có trong dầu DO (0,5 %);
b: Hàm lượng % nitơ có trong dầu DO (0,2 %);
c: Hàm lượng % hydro có trong dầu DO (22,8 %);
d: Hàm lượng % carbon có trong dầu DO (76 %);
T: Nhiệt độ khí thải (4730K);
Vt: Thể tích khí thải ở nhiệt độ T ( với hệ số đốt dư 30 %).
Thay số liệu trung bình về thành phần dầu DO vào công thức trên ta có Vt = 37 m3
Như vậy, khi đốt cháy 1kg DO chạy máy phát điện với hệ số đốt dư 30 %khí sạch sẽ thải ra 37 m3 khí thải ở 2000C. Với định mức 300 kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 3,17 m3/s.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện: Nồng độ của khí thải của máy phát điện được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 3.19. Nồng độ khí thải của máy phát điện dự phòng
Chất ô nhiễm
Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3)
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)
QCVN 19:2009
(mg/Nm³)
Bụi
18,4
31,69
200
SO2
261,8
453,55
500
NO2
252,37
437,16
850
CO
57,73
100
1.000
VOCs
21,14
36,6
-
Ghi chú:
Nm3 – Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.
- QCVN 19:2009 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn khí thải (QCVN 19:2009/BTNMT) nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng dự án vẫn phải trang bị thêm một ống khói cao 8 - 10m cho máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải máy phát điện vào môi trường không khí xung quanh khi máy đã hoạt động được một thời gian.
* Mức độ ảnh hưởng
Trong giai đoạn vận hành, các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là bụi và khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm, trong quá trình sản xuất.
Tác động của bụi
+ Bụi gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như:
- Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn;
- Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoản mạch và có thể làm cháy động cơ điện
+ Đối với sức khỏe con người:
- Đối với da và niêm mạc: Bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc
- Đối với mắt: Bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc. Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt.
- Đối với bộ máy hô hấp: Bụi chứa trong không khí nên tác hại lên đường hô hấp là chủ yếu. Bụi trong không khí càng nhiều thì bụi vào trong phổi càng nhiều. Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm phế quản. Các hạt bụi có kích thước < 5µm vào được phế nang, chúng là bụi hô hấp rất nguy hiểm. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho khạc đờm, đau ngực,… Bụi có thể gây những biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính, bệnh bụi phổi.
Tác hại của bụi kẽm, kẽm oxit
Không như những kim loại nặng khác, kẽm oxit ít độc và ít nguy hiểm. Nó cung cấp kẽm -một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho con người, động vật, thực vật ; cơ thể người trưởng thành có khoảng 2g kẽm và mỗi ngày cần phải hấp thụ 10 đến 20 mg. Tuy nhiên, ZnO vẫn làm ô nhiễm môi trường. Theo tiêu chuẩn quốc tế, mật độ ZnO trong không khí phải dưới 10mg/m3 ở nơi sản xuất và dưới 5mg/m3 ở môi trường thường. Nếu ăn phải hoặc hít vào một lượng lớn kẽm oxit sẽ bị sốt, buồn nôn khó thở trong nhiều giờ liền. Những triệu chứng này sẽ dần biến mất và không để lại di chứng.
Tác nhân SO2
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến
Bảng 3.20. Tác động của SO2 đối với người và động vật
Giới hạn của độc tính
30 – 20 mg SO2/m3
Kích thích đường hô hấp, ho
50 mg SO2/m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)
260 – 130 mg SO2/m3
Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)
1300 – 1000 mg SO2/m3
Tác nhân NOx
Trong khí thải động cơ đốt trong khí NOx tồn tại chủ yếu ở hai dạng NO và NO2.
NO2 là khí có mùi gắt và màu nâu đỏ. Với một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây tác hại cho phổi, niêm mạc. Ngoài ra, NO2 còn phản ứng với gốc hyđroxyl (HO- ) trong khí quyển để hình thành axít HNO3 và theo nước mưa rơi xuống mặt đất gây tác hại đến các công trình, vật dụng làm bằng kim loại, đá vôi, đá hoa,... và gây ô nhiễm nitơ cho nguồn nước mặt.
NO là khí không mùi, gây tác hại cho hoạt động của phổi, gây tổn thương niêm mạc. Trong khí quyển, NO không ổn định nên bị ôxi hóa tiếp thành NO2 và kết hợp với hơi nước tạo thành axit HNO3.
Tác nhân CO
Là chất khí không màu, không mùi có ái lựu mạnh với hemoglogin và chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Khí CO gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và gây rối loạn nhịp tim. Với nồng độ 250 ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Mối liên quan giữa CO và triệu chứng nhiễm độc được trình bày như sau:
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc
Nồng độ CO (ppm)
Triệu chứng
50
Nhiễm độc vừa
100
Nhiễm độc vừa phải, chóng mặt
250
Nhiễm độc nặng, chóng mặt
500
Buồn nôn
1000
Hôn mê
10000
Chết
3.2.1.2 . Tác động đến môi trường nước
* Nguồn phát sinh
- Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
- Nước thải từ nhà bếp của nhà máy;
- Nước mưa chảy tràn,...
* Thành phần và tải lượng
Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ các nguồn: nhà ăn, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay chung của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể hiện như ở bảng 3.3.
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định với số lượng lao động 200 người, lưu lượng nước thải sẽ là:
G nước thải sinh hoạt = 200 người x 50 lít/người/ngày đêm
= 10.000 lít/ngày đêm = 10 m3/ngày đêm.
Nước thải sinh hoạt thường chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nếu không được thu gom và xử lý sẽ tác động làm ô nhiễm nguồn nước. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.22. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất
ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(g/người/ngày)
Tải lượng
(Kg/ngày)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
Cột B
BOD5
45 - 54
9 - 10,8
900 – 1.080
50
TSS
70 – 145
14 - 29
1.400 – 2.900
100
NO3-
6 – 12
1,2 - 2,4
120 - 240
50
PO43-
0,6 – 4,5
0,12 - 0,9
12 - 90
10
Amoni
3,6 – 7,2
0,72 - 1,44
72 - 144
10
Coliform
106- 109 MPN/100ml
104 MPN/100ml
Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993;
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B: áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Như vậy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm với hàm lượng của hầu hết các chất ô nhiễm đặc trưng đều tương đối cao, nếu không có hệ thống thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án.
Nước thải nhà bếp
Khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất ổn định với 200 công nhân viên, ước tính lượng nước sử dụng cho nhà bếp: 200 x 30 lít/người/ngày = 6 m3/ngày
Tại đây, sẽ phát sinh một lượng nước thải ước tính khoảng 4,5 m3/ngày từ quá trình rửa rau quả, thịt cá, thực phẩm và nước rửa bát, đĩa, xong nồi… nước thải này chủ yếu chứa các chất hữu cơ, axit béo,… do có hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao nên cần thu gom dầu mỡ trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.
Nước mưa chảy tràn
- Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tràn được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:
Q = y x F x h (m3/s)
Trong đó:
F: Diện tích thu nước tính toán. F = 14.758,8 m2.
h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán mm/h (h = 150 mm/h).
y: Hệ số dòng chảy (đối với đường bê tông, mái nhà lấy y = 0,9).
(Nguồn: TCVN 51: 1984 Thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình thiết kế - tiêu chuẩn thiết kế)
Thay số được: Q = 0,55 m3/s
Bảng 3.23. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
Loại mặt phủ
y
Mái nhà, đường bê tông
0,80 - 0,90
Đường nhựa
0,60 - 0,70
Đường lát đá hộc
0,45 - 0,50
Đường rải sỏi
0,30 - 0,35
Mặt đất san
0,20 - 0,30
Bãi cỏ
0,10 - 0,15
(Nguồn: TCXDVN 51:2008)
- Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa:
Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) khoảng 1.500 đến 1.800 mg/l.
Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau:
M = Mmax (1-e-Kz. t).F (kg)
(Nguồn: Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý môi trường nước - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội - 2002)
Trong đó:
+ Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vựcdự án; Mmax= 250 kg/ha;
+ Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz=0,4/ngày;
+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày;
+ F: Diện tích khu vực thi công, F = 1,47588 ha.
Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực dự án là 368kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận cũng như môi trường đất xung quanh.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó).
Do vậy, nhà máy cần có một số biện pháp quản lý vệ sinh và thu gom nước mưa hợp lý, tránh gây ô nhiễm. Các khu vực có nước mưa chảy tràn cần được vệ sinh sạch sẽ, không để dầu mỡ cuốn theo nước mưa đi vào môi trường.
* Mức độ ảnh hưởng
- Như đã tính toán ở trên, lượng nước thải sinh hoạt khi dự án hoạt động ổn định là khoảng 15 m3/ngày. Xét về thành phần và tính chất, cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các cơ sở công nghiệp và cụm dân cư khác, nước thải sinh hoạt của nhà máy chứa cặn bã hữu cơ, chất lơ lửng, các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ số N và P) và các loại vi sinh vật gây b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường (DTM) của Nhà máy kẽm Trường Thành.doc