Bụi phát sinh chủ yếu trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, nhập nguyên liệu. Bụi này có tỷ khối thấp dễ phát tán trong môi truờng không khí. Nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc trong các công đoạn này. Các hạt bụi có kích thước nhỏ thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây viêm nhiễm phế quản mãn tính, viêm giác mạc. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ra máu, đau ngực .Bụi có thể gây những biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính. Bụi còn có thể gây những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bện ở đườn tiêu hóa. Do vậy, việc giảm thiểu và xử lý bụi là cần thiết không thể thiếu.
70 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H VINA của công ty TNHH 3H VINA tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g suất lao động. Ngoài ra, nếu không có biện pháp giảm thiểu, mùi còn lan tỏa theo các khí VOC ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động của người lao động.
Hạt nhựa nguyên sinh: Chủ yếu mùi từ hỗn hợp Polycarbonate Resin.
- Polycarbonate Resin (hay còn được gọi là Lexan) là nhóm đặc biệt của nhựa dẻo polyme, là họ polyme có chứa nhóm carbonat (- 0 - (C = 0)- 0 -). Polycarbonate Resin có tính đàn hồi khá cao, cách điện tốt, truyền ánh sáng tốt hơn thủy tinh. Chúng được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng điện tử. Polycarbonate Resin được hình thành bởi phản ứng trùng hợp của Bisphenol A và Phosgene. Trong giai đoạn đùn ép nhựa, nhiệt độ cao có thể dẫn đến phản ứng phân tích Polycarbonate sinh ra Bisphenol A và Phosgene. Hai chất này ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
- Bisphenol A (BPA) là hợp chất hữu cơ với hai nhóm chức phenol. Bisphenol A ảnh hưởng lớn đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, gây tử vong cho thai nhi, trẻ sơ sinh bị dị tật, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nhỏ, ảnh hưởng lớn đến não bộ của trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc trực tiếp với Bisphenol A ảnh hưởng lớn đến bệnh tinm, tiểu đường, men gan, làm tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng xấu đến hoạt động nội tiết tố tuyến giáp.
Hiện tại giới hạn qui định tiếp xúc với con người của EPA là 50 μg/kg/ngày.
- Phosgene (COCl2): Trong tự nhiên xuất hiện khi phân hủy và đốt cháy hợp chất clo hữu cơ, ở nồng độ thấp chúng có mùi như cỏ khô. Phosgene là một chất độc ngấm ngầm, chúng chỉ được phát hiện mùi tại 4 ppm (cao hơn 4 lần so với ngưỡng giới hạn giá trị). Độc phát sinh khi Phosgene vào các Protein trong phế nang phổi gây ngạt thở cho người khi hít phải chúng.
Hỗn hợp các chất phụ gia:
- Glass fiber (thường gọi là sợi thủy tinh, Silica, SiO2), ở dạng tinh khiết tồn tại như một polimer (SiO2)n, rất dẻo, không cháy, không dẫn điện, chống ẩm mốc, chống co giãn, bền với axit. Thành phần của Glass fiber gây độc tương tự như amiăng: gây viêm phổi, ung thư nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Metablen là phụ gia tăng tính đàn hồi cho PVC, ABS, polycarbonate....ABS, polycarbonate and other thermoplastics. - Metablen S- 2001 ( hay được gọi là Polymer trong AS 4000) là một polymer tổng hợp của methyl methacrylate và monome butyl acrylate. Trong nhiệt độ cao, khí thải của methyl methacrylate và monome butyl acrylate during processing at elevated temperatures may pose a health hazard to workers,có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của công nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất.
- Resorcinol-bis (di-2-dimethyl phenylphos; C 6H 4(OH) 2) hay còn được gọi là resorcin, được sử dụng như chất chống cháy cho ABS, là một dihydroxyl benzen dễ bay hơi, chúng có mùi khó chịu, gây nhạy cảm cho da khi tiếp xúc trực tiếp, khi hít phải chúng gây kích ứng đường hô hấp, khó thở. Trong liều lượng lớn, nó là một chất độc gây ra điếc, tiết nước bọt, đổ mồ hôi, co giật.
Hỗn hợp các chất tạo màu:
- Papilion Black S-HB là hỗn hợp anthraquinon, sử dụng cho nhựa kỹ thuật công nghiệp. Khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ giải phóng các khí độc như CO, NOx. Nếu hít phải quá nhiều các khí độc hại trên sẽ gây kích ứng đường hô hấp.
- Papilion red S-A2G, Papilion red S-GF, Papilion yellow FL7G: Khi gặp nhiệt độ chúng có mùi khó chịu, khí bụi của chúng gây kích ứng đường hô hấp.
- Sumitone cyanine blue GH: Gây khó thở, ho.
- Titanium Dioxide: (TiO2): Cung cấp độ trắng và độ đục mờ cho các sản phẩm nhựa, sơn, mực, kem đánh răng, mỹ phẩm. Titanium Dioxide được phân loại như chất gây ung thư. Con người có thể có nguy cơ ung thư hay rối loạn di truyền khi tiếp xúc lâu dài với hợp chất này.
Qua phân tích trên ta thấy: Mùi phát sinh trong giai đoạn sản xuất các hạt nhựa rất phức tạp và hỗn hợp nhiều loại mùi khác nhau. Tác động của chúng đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất là không nhỏ.
Do tính chất đặc thù của hệ thống đùn ép nhựa tiên tiến mà công ty áp dụng, nên mùi sinh ra sẽ được hệ thống quạt hút hút trực tiếp mùi sinh ra vào hệ thống xử lý đồng bộ đi kèm với máy sản xuất. Tại đây mùi sẽ được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường bên ngoài, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động và môi trường xung quanh.
Để đảm bảo hơn nữa vấn đề môi trường và an toàn lao động, dự án cũng sẽ áp dụng thêm một số giải pháp khác (trình bày trong chương 4).
Tác động của nhiệt phát sinh từ quá trình gia nhiệt hạt nhựa
Cấu trúc của thiết bị gia nhiệt bao gồm một trục rỗng để đùn hạt nhựa ở giữa, xung quanh trục rống được gắn hệ thống điện cực để gia nhiệt cho hạt nhựa phía trong. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, thiết bị sẽ sinh ra một lượng nhiệt khá lớn tại khu vực giữa trục rỗng và vỏ máy. Lượng nhiệt này sẽ truyền qua vỏ ra môi trường nhà máy và gây tác động đến môi trường lao động. Vì vậy, việc đưa ra biện phát khống chế, giảm thiểu nhiệt độ phát sinh tại khâu gia nhiệt được đã được chú ý ngay từ khi lập dự án và sẽ được trình bày tại chương IV của báo cáo này.
Bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển
Bụi phát sinh vào môi trường: Chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển ra vào Công ty là các loại xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ trong nội bộ Công ty. Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diezel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbuahydro, aldehyde và bụi.
Tổng khối lượng vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm của Nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định là 210.000 tấn/năm. Giả sử công ty sử dụng xe có trọng tải 12 tấn để vận chuyển thì lượng xe vận chuyển hàng năm của nhà máy là 17.500 chuyến. Số ô tô cần thiết để vận chuyển tại nhà máy là 56 chuyến/ngày tương đương 07 chuyến/giờ.
Bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính
Loại xe
TSP (tổng bụi-muội khói)
(kg/1000km)
CO (kg/1000km)
SO2
(kg/1000km)
NOx
(kg/1000km)
Xe ô tô con & xe khách
0,07
7,72
2,05S
1,19
Xe tải động cơ Diesel > 3,5 tấn
1,6
28
20S
55
Xe tải động cơ Diesel < 3,5 tấn
0,2
1
1,16S
0,7
Mô tô & xe máy
0,08
16,7
0,57S
0,14
Trong đó: S - hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (0,5%).
(Nguồn: GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003).
Dựa trên hệ số ô nhiễm đối với các loại xe vận chuyển của một số chất ô nhiễm chính thể hiện ở bảng 3.3, chỉ tính tải lượng từ các phương tiện vận chuyển của nhà máy (bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường). Tải lượng của một số chất ô nhiễm chính như sau:
ECO = 7 x 28 = 196 kg/1000km.h = 0,054 mg/m.s
ESO2 = 7 x 20 x 0,5% =70 kg/1000km.h = 0,0195 mg/m.s
ENox = 7 x 55 = 385 kg/1000km.h = 0,107 mg/m.s
E bụi (muội) = 7 x 1,6 = 11,2 kg/1000km.h = 0,003 mg/m.s
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất do phương tiện vận chuyển
TT
Loại khí
Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)
1
CO
0,054
2
SO2
0,0195
3
NOx
0,107
4
Bụi (muội khói)
0,003
Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, chủ dự án sẽ chú trọng trong việc kiểm soát lượng phát sinh từ hoạt động trên và áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu lượng phát thải.
Bụi trong quá trình sản xuất
Bụi trong quá trình sản xuất chủ yếu phat sinh trong quá trình trộn liệu. Do nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa nguyên sinh, đồng thời quá trình phối trộn nguyên liệu, phụ liệu được thực hiện tự động trong buồng kín nên sẽ hạn chế rất nhiều bụi phát sinh trong quá trình sản xuất. Như vậy, bụi trong quá trình sản xuất được đánh giá là không đáng kể.
Hình 2. Máy trộn liệu
3.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng
Trong giai đoạn vận hành, các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là khí thải của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm. Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phát sinh một lượng lớn các dung môi hữu cơ bay hơi (VOCs) vào không khí, hơi nhựa. Tuy nhiên, nguồn phát sinh này đã được thu gom ngay tại nơi phát sinh nên không phát tán ra ngoài môi trường, do đó không ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận. Nếu lượng khí sinh ra từ quá trình sản xuất phát tán vào môi trường, khả năng ảnh hưởng đến môi trường và con người từ VOC (Volatile Organic Compounds - Các hợp chất hữu cơ bay hơi) sẽ tạo thành một nhóm các chất ô nhiễm không khí với rất nhiều hợp chất hoá học như: anđehyt, hydrocacbon mạch vòng, béo và hydrocacbon cơ clo.
Trong rất nhiều hợp chất trên, sự hiểu biết của con người về tác hại của chúng là rất hạn chế. Các bằng chứng về ngộ độc các chất hữu cơ bay hơi hay sự tham gia của chúng vào quá trình biến đổi gen – nguyên nhân của bệnh ung thư ngày càng rõ rệt, đã cho thấy mối nguy hiểm của VOC đối với con người và môi trường. Do vậy, mà việc kiểm tra cũng như bảo trì hệ thống xử lý khí đồng bộ của nhà máy là đặc biệt quan trọng.
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: Bụi, CO, SO2, NOx, VOC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Tuy nhiên, lượng phát sinh này không lớn nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người là không đáng kể. Tuy vậy, Công ty vẫn cần có những biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Các hợp chất bay hơi (VOC)
VOC- Volatile Organic Compounds- Các hợp chất hữu cơ bay hơi sẽ tạo thành một nhóm các chất ô nhiễm khí với rất nhiều hợp chất hoá học như: anđehyt, hydrocacbon mạch vòng, béo và hydrocacbon chứa clo. Trong rất nhiều hợp chất trên sự hiểu biết của con người về tác hại của chúng rất hạn chế. Tuy nhiên, các bằng chứng về ngộ độc các chất hữu cơ bay hơi hay sự tham gia của chúng vào quá trình biến đổi gen – nguyên nhân của bệnh ung thư ngày càng rõ rệt do đó cho thấy mối nguy hiểm của VOC đối với con người và môi trường.
Tác nhân SO2
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến.
Bảng 3.5. Tác động của SO2 đối với người và động vật
Giới hạn của độc tính
30 – 20 mg SO2/m3
Kích thích đường hô hấp, ho
50 mg SO2/m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)
260 – 130 mg SO2/m3
Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)
1300 – 1000 mg SO2/m3
Tác nhân NOx
Trong khí thải động cơ đốt trong khí NOx tồn tại chủ yếu ở hai dạng NO và NO2.
NO2 là khí có mùi gắt và màu nâu đỏ. Với một hàm lượng nhỏ cũng có thể gây tác hại cho phổi, niêm mạc. Ngoài ra, NO2 còn phản ứng với gốc hyđroxyl (HO- ) trong khí quyển để hình thành axít HNO3 và theo nước mưa rơi xuống mặt đất gây tác hại đến các công trình, vật dụng làm bằng kim loại, đá vôi, đá hoa,... và gây ô nhiễm nitơ cho nguồn nước mặt.
NO là khí không mùi, gây tác hại cho hoạt động của phổi, gây tổn thương niêm mạc. Trong khí quyển, NO không ổn định nên bị ôxi hóa tiếp thành NO2 và kết hợp với hơi nước tạo thành axit HNO3.
Tác nhân CO
Là chất khí không màu, không mùi có ái lựu mạnh với hemoglogin và chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Khí CO gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và gây rối loạn nhịp tim. Với nồng độ 250 ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Mối liên quan giữa CO và triệu chứng nhiễm độc được trình bày như sau:
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc
Nồng độ CO (ppm)
Triệu chứng
50
Nhiễm độc vừa
100
Nhiễm độc vừa phải, chóng mặt
250
Nhiễm độc nặng, chóng mặt
500
Buồn nôn
1000
Hôn mê
10000
Chết
Tác hại của bụi
Bụi phát sinh chủ yếu trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, nhập nguyên liệu.. Bụi này có tỷ khối thấp dễ phát tán trong môi truờng không khí. Nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc trong các công đoạn này. Các hạt bụi có kích thước nhỏ thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây viêm nhiễm phế quản mãn tính, viêm giác mạc. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ra máu, đau ngực….Bụi có thể gây những biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính. Bụi còn có thể gây những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bện ở đườn tiêu hóa. Do vậy, việc giảm thiểu và xử lý bụi là cần thiết không thể thiếu.
3.1.2 . Tác động đến môi trường nước
3.1.2.1. Nguồn phát sinh
- Nước thải từ quá trình làm mát.
- Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.
- Nước mưa chảy tràn,...
3.1.2.2. Thành phần và tải lượng
Nước thải từ quá trình làm mát
Nước thải từ quá trình sản xuất phát sinh tại công đoạn làm nguội sợi nhựa sau máy đùn ép tạo sợi – dây chuyền tạo hạt nhựa (làm lạnh trực tiếp).
Nước thải trong giai đoạn này hầu như không có chất ô nhiễm và không thải ra môi trường bên ngoài. Do bị hao hụt từ quá trình bay hơi nên hàng ngày phải bổ xung thêm một lượng nước nhất định để bù vào lượng nước đã bị hao hụt này. Theo ước tính mỗi tháng, lượng nước cần bổ sung vào khoảng 2,5 - 3 m3.
Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ các nguồn: nhà ăn, nhà vệ sinh, khu vực rửa tay chung của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể hiện như ở bảng 3.5.
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định với số lượng lao động 30 người, lưu lượng nước thải sẽ là:
G nước thải sinh hoạt = 30 người x 50 lít/người/ngày đêm
= 1.500 lít/ngày đêm = 1,5 m3/ngày đêm.
Nước thải sinh hoạt thường chứa các loại vi khuẩn, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nếu không được thu gom và xử lý sẽ tác động làm ô nhiễm nguồn nước. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất
ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(g/người/ngày)
Tải lượng
(Kg/ngày)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
Cột B
BOD5
45 - 54
1,35 – 1,62
900 – 1080
50
TSS
70 – 145
2,1 – 4,35
1400 - 2900
100
NO3-
6 – 12
0,18 – 0,36
120 - 240
50
PO43-
0,6 – 4,5
0,018 – 0,135
12 – 90
10
Amoni
3,6 – 7,2
0,108 – 0,216
72 – 144
10
Coliform
106- 109 MPN/100ml
104 MPN/100ml
Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí – tập 1, Generva, 1993;
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B: áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Như vậy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm với hàm lượng của hầu hết các chất ô nhiễm đặc trưng đều tương đối cao, nếu không có hệ thống thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án.
Nước mưa chảy tràn
Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tràn được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:
Q = y x F x h (m3/s)
Trong đó:
F: Diện tích thu nước tính toán. F = 900 m2.
h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán mm/h (h = 150 mm/h).
y: Hệ số dòng chảy (đối với đường bê tông, mái nhà lấy y = 0,9).
(Nguồn: TCVN 51: 1984 Thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình thiết kế - tiêu chuẩn thiết kế)
Thay số được: Q = 0,034 m3/s
Bảng 3.8. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
Loại mặt phủ
y
Mái nhà, đường bê tông
0,80 - 0,90
Đường nhựa
0,60 - 0,70
Đường lát đá hộc
0,45 - 0,50
Đường rải sỏi
0,30 - 0,35
Mặt đất san
0,20 - 0,30
Bãi cỏ
0,10 - 0,15
(Nguồn: TCXDVN 51:2008)
- Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa:
Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) khoảng 1.500 đến 1.800 mg/l.
Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau:
M = Mmax (1-e-Kz. t).F (kg)
(Nguồn: Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý môi trường nước - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội - 2002)
Trong đó:
+ Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vựcdự án; Mmax= 250 kg/ha;
+ Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz=0,4/ngày;
+ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày;
+ F: Diện tích khu vực thi công, F = 0,9 ha.
Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực dự án là 224 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận cũng như môi trường đất xung quanh.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó).
Do vậy, nhà máy cần có một số biện pháp quản lý vệ sinh và thu gom nước mưa hợp lý, tránh gây ô nhiễm. Các khu vực có nước mưa chảy tràn cần được vệ sinh sạch sẽ, không để dầu mỡ cuốn theo nước mưa đi vào môi trường.
3.1.2.3. Mức độ ảnh hưởng
- Như đã tính toán ở trên, lượng nước thải sinh hoạt khi dự án hoạt động ổn định là khoảng 1,5 m3/ngày. Xét về thành phần và tính chất, cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các cơ sở công nghiệp và cụm dân cư khác, nước thải sinh hoạt của nhà máy chứa cặn bã hữu cơ, chất lơ lửng, các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ số N và P) và các loại vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải sinh hoạt của nhà máy cũng sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh nhà máy và góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước mặt của khu vực.
Trị số BOD, COD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải vào nguồn tiếp nhận, nước thải sinh hoạt sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan và cũng rất nguy hại nếu con người sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt.
Để đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường thì nước thải sinh hoạt từ hoạt động của dự án phải được qua xử lý. Chi tiết về biện pháp xử lý được trình bày trong chương IV. Như vậy, về nước thải của công ty nếu được xử lý tốt, đảm bảo đủ điều kiện để thải vào khu xử lý của KCN thì không gây tác động đến môi trường.
Bảng 3.9. Tác động của một số chất gây ô nhiễm môi trường nước
TT
Thông số
Tác động
1
Các chất hữu cơ
- Làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước.
- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
- Gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
2
Chất rắn lơ lửng
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và tài nguyên thủy sinh.
- Tăng độ đục, giảm khả năng quang hợp của một số loại sinh vật hoại sinh.
3
Các chất dinh dưỡng (N, P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước và sự sống của sinh vật thủy sinh.
- Phát sinh nhiều loại sinh vật không mong muốn.
4
Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân gây các bệnh: thương hàn, phó thương hàn, tả, lỵ,…
- Coliform là nhóm gây bệnh đường ruột.
- E.coli là vi khuẩn thuộc nhóm coliform.
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực cơ sở sản xuất phụ thuộc vào lượng mưa trong năm. Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các tạp chất rơi vãi trên mái nhà xưởng và trên hệ thống đường giao thông nội bộ trước khi đi vào hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực. So với các nguồn nước khác, nước mưa chảy tràn tương đối sạch. Tuy nhiên vẫn cần phải có biện pháp khống chế nhằm loại bỏ và giảm thiểu các tạp chất bị cuốn theo nước mưa chảy tràn đến nguồn tiếp nhận.
3.1.3. Chất thải rắn từ hoạt động của dự án
3.1.3.1. Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động, dự án sẽ thải bỏ chất thải rắn bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên;
- Chất thải công nghiệp.
3.1.3.2. Thành phần và tải lượng
Chất thải rắn công nghiệp
Gồm các nguồn chất thải sau:
- Giấy photo, bìa catton, vỏ bao đựng nguyên liệu/sản phẩm,…: khoảng 200 kg/năm. Đây là được xếp vào loại phế liệu sạch sẽ được tái sử dụng.
- Sản phẩm lỗi là các sản phẩm không đạt được kích thước quy định, khoảng 100kg/ngày. Chất thải này sẽ được đưa tuần hoàn trở lại dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái chế, hoàn toàn không thải ra ngoài.
Rác thải sinh hoạt
Số lượng công nhân làm việc tại nhà máy sẽ là 30 người và mỗi người thải ra khoảng từ 0,2 kg/ngày, mỗi tháng làm việc 26 ngày thì lượng chất thải rắn phát sinh là 156 kg/tháng (lượng chất thải chủ yếu phát sinh tại khu vực nhà ăn). Loại chất thải rắn này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy, nếu không được thu gom và có biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây mùi hôi khó chịu và mất vẻ đẹp mỹ quan của Công ty.
Ngoài ra, còn có bùn (dạng bùn lỏng) từ bể phốt. Thành phần của bùn thải này chủ yếu là nước (chiếm tới ~ 85%, do thiết bị vệ sinh cần nước để hút lôi cuốn các cặn bẩn khác) ngoài ra là các chất thải khác (có hàm lượng nhỏ hơn 15%) bao gồm các loại cặn được phân hủy từ phân và giấy vệ sinh,… Lượng chất thải này khoảng 600 kg/lần, trung bình 2 năm cần vệ sinh 1 lần. Đây cũng được xem là chất thải không nguy hại, công ty sẽ thuê cở sở có chức năng phù hợp để xử lý theo quy định.
Bảng 3.10. Khối lượng chất thải rắn công ty có thể sẽ thải ra hàng tháng
STT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
Số lượng (kg/tháng)
1
Rác thải sinh hoạt (thức ăn thừa, cây khô, rác văn phòng…)
Bùn thải từ bể phốt
Rắn
Bùn
156
25
2
Rác thải công nghiệp
Thùng carton, giấy photo, vỏ bao…
Sản phẩm lỗi
Rắn
16,7
2600
Tổng số lượng
2797,7
Nguồn: Công ty TNHH 3H Vina
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng trong Công ty hầu như không đáng kể, ngành nghề sản xuất của dự án rất sạch, máy móc thiết bị toàn bộ chạy bằng mô tơ; không sử dụng dầu hộp số, chỉ sử dụng mỡ để bôi trơn cho một số thiết bị, do vậy có thể thấy chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là một số loại sau:
- Bao nilon lót trong bao chứa các chất phụ gia, sau khi nhập về sẽ được đổ ra các thùng chứa (thùng chứa dùng thường xuyên không bỏ), lớp linon bọc bên trong còn dính lượng rất nhỏ các chất phụ gia, lượng này không nhiều khoảng 0,5kg/ngày.
- Giẻ lau dùng để lau chùi sau mỗi đợt bôi mỡ cho một số chi tiết của máy móc thiết bị (thường 6 tháng tra mỡ một lần), lượng phát sinh khoảng 0,5 kg/lần.
- Bóng đèn huỳnh quang hỏng, trung bình 0,3 kg/tháng.
- Than hoạt tính dùng cho hệ thống xử lý khí thải đồng bộ: Định kỳ 6 tháng thay 1 lần với khối lượng khoảng 10 kg. Đây cũng được coi là chất thải nguy hại.
Bảng 3.11. Khối lượng chất thải nguy hại công ty có thể thải ra
Loại chất thải
Khối lượng
Vỏ bao nilon
0,5 kg/ngày
Giẻ lau
0,5 kg/lần
Bóng đèn huỳnh quang hỏng
0,3 kg/tháng
Than hoạt tính
10 kg/lần
Công ty sẽ tuân thủ đúng các biện pháp quản lý, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của nhà nước như Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT, Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT, cụ thể được trình bày trong chương sau.
3.1.3.3. Mức độ ảnh hưởng
Đối với chất thải rắn thì nguồn chính là rác thải sinh hoạt. Nguồn rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải khu hành chính, rác phát sinh do ăn uống. Thành phần của rác thải sinh hoạt có khoảng 60% chất hữu cơ, 40% chất vô cơ. Thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt có khả năng phân hủy nhanh. Nếu không được chứa trong thùng kín và thu gom trong ngày các khí ô nhiễm và mùi khó chịu sẽ phát tán vào không khí xung quanh.
Chất thải rắn sản xuất gồm bao bì nilon, đây là bao bì tương đối sạch, không chứa chất gì độc hại được sử dụng nhiều lần. Sản phẩm lỗi được thu gom và tuần hoàn trở lại quá trình sản xuất, không gây hại cho môi trường và con người. Rác thải công nghiệp khác như găng tay không dính dầu mỡ, quần áo bảo hộ sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý như rác thải sinh hoạt.
Tác hại của chất thải nguy hại: Chúng ta có thể bị phơi nhiễm (qua tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá) với những chất độc trong khi sử dụng. CTNH khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Khi thải bỏ chung với rác sinh hoạt, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân vệ sinh, hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hoá học trong xe chở rác hoặc trong lòng bãi rác.
Các loại chất thải nguy hại cũng sẽ được thu gom, bảo quản và xử lý theo đúng quy định về chất thải nguy hại.
3.2. NGUỒN TÁC ĐỘNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI
3.2.1. Tiếng ồn và rung động
Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H Vina thì khi dự án đi vào hoạt động, tiếng ồn phát sinh không lớn, chủ yếu từ các động cơ trong quá trình vận hành. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong giai đoạn cắt tạo hạt và sàn rung. Tuy nhiên, việc trang bị bảo hộ nhằm ngăn ngừa các tác động xấu của tiếng ồn đến sức khỏe của cán bộ vận hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất nhựa Bắc Ninh.doc