Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức đến 2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 1

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 3

2.1. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 3

2.1.1. Cấp trung ương: 3

2.1.2. Cấp địa phương: 4

2.2. Căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 4

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐMC. 5

CHƯƠNG 1 7

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 7

1.1. Cơ quan chủ dự án : 7

1.2. Mô tả tóm tắt dự án : 7

1.2.1. Nội dung phạm vi nghiên cứu của dự án: 7

1.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 : 8

1.2.2.1 Quan điểm phát triển : 8

1.2.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: 9

1.2.5. Xây dựng các phương án phát triển 10

1.2.5.1. Xây dựng các phương án phát triển 10

1.2.5.2. Lựa chọn phương án phát triển 11

1.2.6. Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11

1.2.6.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa kinh tế 11

1.2.6.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp 12

1.2.6.3. Chuyển dịch cơ cấu khu vực sản xuất - dịch vụ 12

1.2.7. Giải pháp thực hiện mục tiêu quy hoạch 12

1.2.7.1. Phát triển nguồn nhân lực 12

1.2.7.2. Khoa học công nghệ: 12

1.2.7.3. Phát triển các thành phần kinh tế 13

1.2.7.4. Tăng cường năng lực hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. 13

1.2.7.5. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. 13

1.3. Phạm vi nghiên cứu ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án 14

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC : 14

1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án : 14

CHƯƠNG 2 16

MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 16

2.1. MÔ TẢ TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 16

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất: 16

2 .1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bến Lức : 16

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình: 17

2.1.1.3 Mạng lưới sông ngòi 18

2.1.1.3.1. Sông Vàm Cỏ Đông 18

2.1.1.3.2. Sông Bến Lức 19

2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn: 19

2.1.2.1 Điều Kiện khí tượng: 19

2.1.2.2 Chế độ thuỷ văn và dòng chảy mặt 21

2.1.3 Hiện trạng các nguồn tài nguyên : 23

2.1.3.1 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất: 23

2.1.3.1.1. Đặc điểm các loại đất chính huyện Bến Lức: 23

a. Nhóm đất phù sa 23

b. Nhóm đất phèn 23

2.1.4.1.2 Tình hình sử dụng đất 24

2.1.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng 25

2.1.3.3. Tài nguyên nước 25

2.1.3.3.1. Tài nguyên nước mặt 25

2.1.3.3.2. Tài nguyên nước ngầm 25

2.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng: 26

2.1.3.5. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học 26

2.1.3.5.1. Tài nguyên sinh vật 26

2.1.3.5.2. Tài nguyên thủy sinh 26

2.1.3.6. Tài nguyên nhân văn 27

2.1.3.6.1. Di tích lịch sử văn hoá: 27

2.1.3.6.2. Các loại tài nguyên nhân văn khác 28

2.1.4 Hiện trạng môi trường: 28

2.1.4.1 Chất lượng nước: 28

2.1.4.1.2 Chất lượng nước ngầm 29

2.1.4.1.3 Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải công nghiệp và nguy hại 30

2.1.4.1.3 Chất lượng nước thải đô thị huyện Bến Lức 32

2.1.4.1.4 Hiện trạng môi trường nước thải ở một cơ sở sản xuất và tải lượng ô nhiễm 34

2.1.4.2 Hiện trạng chất lượng không khí: 35

2.1.4.2.2 Hiện trạng môi trường khí thải ở một số cơ sở sản xuất 35

2.1.4.3 Hiện trạng chất thải rắn: 36

2.1.4.3.1 Rác sinh hoạt: 36

2.1.4.3.2 Rác y tế: 37

2.1.4.3.3 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại 38

2.1.4.3.4 Hiện trạng môi trường chất thải rắn ở một số cơ sở sản xuất 39

2.1.5 . Hiện trạng phát triển kinh tế: 42

2.1.5.1 Tình hình phát triển chung của huyện Bến Lức năm 2009 - 2010: 42

2.1.5.2 Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng 44

2.1.5.3 Hiện trạng phát triển Nông nghiệp: 45

2.1.5.4 Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ 46

2.1.5.5 Tình hình phát triển mạng lưới đô thị 47

2.1.5.6 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 48

2.1.5.6.2. Hệ thống thông tin liên lạc 49

2.1.5.6.3. Kết cầu hạ tầng điện, nước 49

2.1.5.6.4. Công viên, cây xanh đô thị 50

2.1.5.7 Hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội: 50

2.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN. 52

2.2.1. Vấn đề ô nhiễm suy thoái môi trường nước 52

2.2.2. Vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên môi trường đất 54

2.2.3. Vấn đề gia tăng ô nhiễm môi trường không khí 54

2.2.4. Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên rất khó kiểm soát 55

2.2.5. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 55

Dự báo khối lượng rác thải trong các khu/cụm công nghiệp đến năm 2010 55

2.2.6. Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. 57

2.2.7. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 58

CHƯƠNG 3 59

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN 59

3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 59

3.1.1. Đối chiếu so sánh các quan điểm mục tiêu 59

3.1.1.1 Cơ sở pháp lý đối sánh 59

3.1.1.2.1 Quan điểm 64

3.1.1.2.2. Những định hướng lớn đến năm 2020 65

3.1.1.2.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp 65

3.1.1.2.2. 2. Thương mại – dịch vụ 65

3.1.1.2.2. 3. Phát triển nông nghiệp nông thôn 66

3.1.1.2.2. 4. Định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng 67

3.1.1.2.2.5. Phát triển văn hóa xã hội 70

3.1.1.2.3. Mục tiêu đến năm 2010 72

3.1.2. Dự báo các tác động, ảnh hưởng 78

3.2. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT 79

3.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN 83

3.3.1. Xác định thành phần dự án gây tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan: 83

3.3.2. Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan: 86

3.3.2.1. Đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian, thời gian, đặc tính của tác động: 86

3.3.2.2. Dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động của thành phần dự án: 115

3.3.3. Đánh giá tác động tích lũy của toàn bộ dự án đến vấn đề môi trường liên quan và dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động tích lũy của dự án: 120

3.3.3.1. Đánh giá tác động tích lũy của toàn bộ dự án đến vấn đề môi trường liên quan: 120

3.3.3.2. Dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động tích lũy của toàn bộ dự án: 123

a) Môi trường đất: 124

b) Môi trường nước: 125

c) Môi trường không khí: 126

d) Môi trường đô thị và công nghiệp: 127

e) Môi trường nông nghiệp và nông thôn: 127

f) Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học: 127

h) Môi trường xã hội và an ninh quốc phòng: 128

CHƯƠNG 4 130

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, CẢI THIỆN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 130

4.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU VÀ CẢI THIỆN ĐỐI VỚI DỰ ÁN 130

4.1.1. Điều chỉnh, tối ưu hóa các mục tiêu, định hướng và phương án phát triển 130

4.1.1.1 Cụ thể hóa và định hướng các mục tiêu 131

4.1.1.2. Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng 132

4.1.2. Điều chỉnh, tối ưu hóa các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng 133

4.1.3. Điều chỉnh, tối ưu hóa các dự án thành phần, hoạt động cụ thể trong dự án. 134

4.1.4. Điều chỉnh, tối ưu hóa các giải pháp, phương án tổ chức thực hiện dự án 134

4.1.4.1. Giải pháp kỹ thuật 135

4.1.4.2. Giải pháp kỹ thuật tổng thể và cụ thể cho từng nội dung dự án quy hoạch 138

4.1.4.2. Về Giải pháp Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch 140

4.1.5. Các biện pháp giảm thiểu đối với những tác động tiêu cực không thể tránh được của các dự án thành phần, hoạt động của các dự án. 145

4.1.6. Định hướng về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, thành phần trong dự án trong giai đoạn xây dựng các dự án đầu tư 149

4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 150

4.2.1. Chương trình quản lý môi trường 150

4.2.2. Chương trình giám sát môi trường 154

4.2.2.1. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường cơ sở nước mặt 154

4.2.2.2. Chương trình quan trắc môi trường tác động nước mặt 156

4.2.2.3. Chương trình quan trắc, giám sát các nguồn thải 159

4.2.2.4. Các chương trình giám sát môi trường trọng điểm 162

CHƯƠNG 5 163

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 163

5.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 163

5.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 163

5.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập 164

5.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐMC 164

5.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng 164

5.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng 165

5.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 168

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 170

1. VỀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỚI CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 170

2. VỀ TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 170

3. VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN 171

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHÁC 171

4.1. Kết luận 171

4.2. Kiến nghị khác 173

 

 

doc178 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Lức đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp tăng bình quân 4%, thương mại - dịch vụ tăng bình quân 21%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – xây dựng - thương mại - dịch vụ - nông lâm nghiệp với tỷ trọng đến năm 2020 như sau : công nghiệp – xây dựng chiếm 75%, thương mại - dịch vụ 20%, nông lâm nghiệp 5% so với tổng GDP. GDP bình quân đầu người từ 1.160 USD năm 2010 lên 2.890 USD năm 2020. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên mỗi năm khoảng 0,03%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15%, phổ cập trung học cơ sở toàn Huyện vào năm 2005, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2%. Tăng tỷ lệ lao động có tay nghề, cán bộ có trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa. Đầu tư kết cấu hạ tầng để nâng đô thị Bến Lức thành đô thị vệ tinh của Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của tỉnh Long An. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện. Nhiệm vụ Theo quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020, Huyện Bến Lức tiếp tục hình thành hai khu vực lãnh thổ có chức năng khác nhau : Khu vực phía Bắc của Huyện : chức năng sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong Huyện và Tp.HCM, loại cây trồng chủ yếu là cây mía và một số cây trồng khác có hiệu quả kinh tế; chăn nuôi tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm và khai thác nuôi trồng thủy sản. Khu vực phía Nam của Huyện: Dành một phần đất phát triển lúa đặc sản, rau sạch nhưng chức năng chính là tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Trên cơ sở định hướng không gian lãnh thổ, nhiệm vụ then chốt của giai đoạn (2015 -2020) là : Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội : Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là nhiệm vụ then chốt hàng đầu được đặt ra trong giai đoạn 2010 – 2015, trong đó tập trung đầu tư 1.852 ha đất công nghiệp, 694 ha đất đô thị, ngoài ra còn đầu tư nối kết các tuyến giao thông quan trọng, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục dạy nghề, điện nước cho công nghiệp và dân sinh. Nguồn vốn đầu tư được thông qua các dự án đầu tư trong và ngoài nước, vốn ngân sách, vốn huy động nhân dân, vốn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; trong đó vốn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng được xem là nguồn vốn chủ yếu trong thời kỳ 2010 – 2015. Quản lý quy hoạch: Quản lý sử dụng đất đai, quản lý đô thị theo quy hoạch tổng thể mặt bằng và quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch chung nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững đúng định hướng. Tập trung phát triển các lĩnh vực then chốt trong các ngành kinh tế: Công nghiệp : Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và khu đô thị tập trung. Thương mại – dịch vụ: Nâng giá trị và tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong cơ cấu GDP, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị và các vùng nông thôn. Hoàn thiện nâng cấp, cải tạo, xây mới các khu thương mại, trung tâm buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nông nghiệp: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm - 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001. - 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải. - 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. - An toàn hoá chất đựơc kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/ 2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Cải thiện chất lượng môi trường - Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu đạt 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định. - Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng. - Giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc Dioxin. - 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2010. - 90% các sơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất. - Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng một số thuỷ sản. Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao - Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng. - Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân. - Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng lượng tiêu thụ hàng năm. - Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước. Đáp ứng yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế có tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá - 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO theo 14.001. - 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát. - Loại bảo hoàn toàn việc nhập khẩu chất thải nguy hại. Ngoài ra, Quyết định cũng đã ban hành 36 chương trình, đề án, dự án trọng điểm về bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020. Việc đối sánh với dự án quy hoạch của huyện về bảo vệ môi trường, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch về bảo vệ môi trường trong dự án quy hoạch là chưa đầy đủ và còn thiếu hụt nhiều chỉ tiêu môi trường quan trọng. Bên cạnh đó, dự án quy hoạch mới chỉ dự kiến nguồn vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế, chưa quy hoạch nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho nên chưa thể hiện rõ quan điểm nêu trong Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị về “đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Nguyên nhân của tình trạng này có yếu tố khách quan là hiện nay chúng ta mới chỉ đang tiến hành nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm Bộ chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường, nên chưa có những hướng dẫn cụ thể của Trung ương cho việc áp dụng các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường ở cấp địa phương. Do đó, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp địa phương còn chưa chú trọng lồng ghép chặt chẽ với phát triển bền vững và thiếu nhiều chỉ tiêu môi trường quan trọng như trên đã nêu. 3.1.2. Dự báo các tác động, ảnh hưởng Nhìn chung, dự án quy hoạch đã dự kiến hợp lý về quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ưu tiên, các ngành, lĩnh vực và tiểu vùng lãnh thổ, cũng như về mức độ, quy mô, nhịp độ và cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, vấn đề khác nảy sinh là so với thời kỳ 2005 - 2010 vừa qua, thì dự án quy hoạch đã dự kiến một thời kỳ phát triển “nóng” về kinh tế - xã hội huyện Bến Lức kéo dài đến năm 2020, cho nên các áp lực đối với trạng thái TN&MT của huyện sẽ là rất cao như các nội dung dự báo diễn biến môi trường chiến lược của huyện đã cho thấy rất rõ “bức tranh” biến đổi rất mạnh về trạng thái TN&MT huyện đến năm 2020, với những nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường gia tăng, có thể gây nên hậu quả khó lường là làm suy giảm năng lực phát triển bền vững của huyện một cách rất sâu sắc, kéo theo là sự suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của nhân dân. Do đó, huyện sẽ buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng các khả năng đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị là: bảo vệ môi trường phải được lồng ghép chặt chẽ trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành theo tinh thần “đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Vì vậy, Báo cáo ĐMC sẽ thực hiện sự bổ khuyết một cách căn bản những nội dung còn thiếu hụt này của dự án quy hoạch trên cơ sở nguyên lý “bảo đảm tính thống nhất hữu cơ và tối ưu hóa giữa các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”, mà trên cơ sở này có thể thực hiện nguyên lý tối ưu hóa giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh như trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 3.2: Các thành phần chính trong nguyên lý tối ưu hóa giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ môi trường Quy hoạch phát triển KT-XH Quy hoạch bảo vệ môi trường Các vấn đề cần tối ưu hóa 1. Các điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ làm căn cứ quy hoạch phát triển KT-XH 1. Các điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ làm căn cứ quy hoạch BVMT 1. Duy trì và bảo vệ trạng thái cân bằng động trong hệ thống tự nhiên tổng thể 2. Các nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển KT-XH 2. Các nguồn lực tài nguyên và môi trường cho quy hoạch BVMT 2.1. Khai thác, sử dụng hợp lý, cân đối và hài hòa 2.2. BVMT trong lành 3. Hiện trạng phát triển KT-XH 3. Hiện trạng môi trường và hiện trạng công tác BVMT 3.1. Sự bất hợp lý trong phát triển KT-XH và BVMT 3.2. Các vấn đề môi trường còn tồn đọng cấp bách 4. Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển KT-XH dự kiến 4. Dự báo diễn biến môi trường và đánh giá xu thế diễn biến môi trường chiến lược 4.1. Các vấn đề môi trường sẽ nảy sinh cấp bách 4.2. Xác định các vấn đề cần tối ưu hóa trong quy hoạch BVMT 5. Các phương án quy hoạch phát triển KT-XH và phương án tối ưu hóa được lựa chọn 5. Các phương án quy hoạch BVMT và phương án tối ưu hóa được lựa chọn 5. Nguyên lý tối ưu hóa giữa nhu cầu phát triển KT-XH và BVMT, PTBV 3.2. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐỀ XUẤT Trong đánh giá tác động môi trường, phân tích các phương án lựa chọn là sự xem xét, đánh giá một cách trung thực các phương án khác nhau nhằm lựa chọn phương án thực hiện dự án đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định và môi trường bền vững nhất. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020 đã đề xuất 3 phương án phát triển cụ thể: Phương án I: Trên cơ sở xem xét mức tăng trưởng kinh tế của huyện khoảng 12 %/năm và tiếp tục giữ được mức tăng trưởng trên trong thời kỳ 2011 - 2015. GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD vào năm 2015 và 4000 USD vào năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng công nghiệp lên 70% bằng cách thu hút vốn đầu tư, đưa ra các chủ trương chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Phương án này khả thi cao, nhưng chưa tạo ra được những đột phá lớn để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa với tiềm năng và thế mạnh lớn của huyện. Phương án II: Phương án này thể hiện sự phấn đấu tích cực toàn diện bằng cách phát huy cao những lợi thế so sánh, khu công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng công nghiệp lên 75% bằng cách thu hút vốn đầu tư, đưa ra các chủ trương chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư Khả năng huy động vốn đầu tư phát triển tốt hơn phương án I. Tăng trưởng kinh tế đạt 14,0% vào năm 2015 và 16% vào năm 2020; GDP bình quân đầu người đạt 3800 USD vào năm 2015 và 5000 USD vào năm 2020. chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch, ít khói (như chế biến nông – thủy sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, sản phẩm nông nghiệp, bánh kẹo,hang tiêu dùng, may mặc, phân bón…). Phương án III: Là phương án tính tới những khả năng các khu cụm công nghiệp được lấp đầy, cơ sở hạ tầng đều hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả với lượng vốn đầu tư phát triển cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng công nghiệp lên 80%, nâng cao năng suất sản xuất bằng cách,. tích cực kêu goị đầu tư, đưa ra các chủ trương chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tận dụng,phát huy tối đa nguồn lực, điều kiện, tiềm năng của huyện. Kết quả của phương án là tăng trưởng kinh tế cao, đạt 16% giai đoạn 2011 - 2015 và 18,0 % giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đạt 3700 USD vào năm 2015 và 6800USD vào năm 2020 Để lựa chọn Phương án phát triển phù hợp nhất Báo cáo đã tiến hành phân tích và đánh giá từng phương án được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đưa ra trong bảng sau. Thang điểm được tính như sau: Điểm âm (-) chỉ tác động bất lợi; điểm dương (+) chỉ tác động tích cực Điểm 0: không tác động Điểm 1: tác động (bất lợi hoặc tích cực) yếu Điểm 2: tác động (bất lợi hoặc tích cực) trung bình Điểm 3: tác động (bất lợi hoặc tích cực) mạnh Bảng 3.3: Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất huyện Bến Lức đến 2020 TT Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 1 Suy giảm nguồn nước mặt -2 -2 -3 2 Suy giảm nguồn nước ngầm -2 -2 -3 3 Thay đổi kết cấu đất -2 -2 -3 4 Ô nhiễm môi trường đất -1 -1 -2 5 Ô nhiễm môi trường không khí -1 -2 -3 6 Suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học -1 -2 -3 7 Cải thiện cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường 1 2 2 8 Khả năng huy động nguồn lực phát triển 1 2 3 9 Tăng trưởng kinh tế 0 2 3 10 Sức khỏe cộng đồng 3 2 1 Tổng điểm -4 -3 -8 Nhận xét các phương án: Phương án 1: Phương án này tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển ở mức trung bình (12%/năm), do vậy áp lực về phát triển kinh tế xã hội lên môi trường không lớn, các thành phần môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng ở mức nhẹ. Tuy nhiên, chưa tạo ra được những đột phá lớn trong phát triển kinh tế để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa với tiềm năng và thế mạnh lớn của huyện. Phương án 2: Phương án này phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13 - 14,0% vào năm 2015 và 16% vào năm 2020. Mức dộ tác động đến các thành phần môi trường ở mức trung bình. Tuy nhiên, phương án này sẽ huy động được tối đa phát huy cao những lợi thế so sánh, khu công nghiệp, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh. vì huyện ít tiềm lực về du lịch nên các ngành dịch vụ cũng phát triển không nhanh. Phương án chú trọng công nghiệp ít khói là biện pháp khả thi phù hợp với muc tiêu Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Do đó, Phương án này có tính khả thi cao, có hiệu quả cao. Phương án 3: Tăng trưởng kinh tế ở mức cao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 16% vào năm 2015 và 18% vào năm 2020, các khu, cụm công nghiệp được lấp đầy khả, các dự án khu vực dịch vụ, cơ sở hạ tầng đều hoàn thành đưa vào sử dụng, nên năng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng, lượng chất thải phát sinh ra môi trường ngày càng nhiều. Hậu quả là gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội vì thế kém bền vững. Trên cơ sở xem xét và đánh giá tác động môi trường của 3 phương án trong dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hội đã đưa ra, báo cáo ĐMC thống nhất lựa chọn phương án thứ II bởi vì phương án này sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và phù hợp với khả năng huy động các điều kiện, tiềm năng và nguồn lực của huyện trong thời gian từ nay đến 2020. Tuy nhiên, trong việc xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã theo phương án này cần lồng ghép chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường vào phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng, chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Bến Lức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 3.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN 3.3.1. Xác định thành phần dự án gây tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là quy hoạch tổng hợp có quy mô lớn và bao hàm tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, dự án sẽ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội và tài nguyên thiên nhiên toàn huyện Bến Lức, trong đó có các thành phần có tác động đáng kể đến môi trường huyện, và các khu vực lân cận. Các thành phần dự án có tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan được trình bày trong bảng dưới: Bảng 3.4: Các thành phần dự án gây tác động đáng kể STT Thành phần dự án Yếu tố tác động 1 Các nguồn tác động hiện hữu: Khu đô thị, khu dân cư, KCN – CCN, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Khí thải công nghiệp, giao thông. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón), nước do nuôi trồng thủy sản. Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt. Chất thải nguy hại: bệnh viện, bao bì của hóa chất trong nông nghiệp. Bệnh tật do môi trường. 2 Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập trung. Khí thải giao thông, bụi xây dựng, đun nấu. Tiếng ồn giao thông, xây dựng. Nước thải sinh hoạt, dịch vụ. Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện. Phá hủy hệ sinh thái (dưới nước, trên cạn). Thay đổi mục đích sử dụng đất. Thay đổi cảnh quan. Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, giáo dục Ảnh hưởng an ninh xã hội. Bệnh tật do quá trình đô thị hóa. 3 Quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng. Tiếng ồn công nghiệp, giao thông, xây dựng. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt. Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt. Chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp. Thay đổi mục đích sử dụng đất Thay đổi cảnh quan Phá hủy hệ sinh thái. Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm. Ảnh hưởng an ninh xã hội. Bệnh tật do môi trường công nghiệp. 4 Quy hoạch phát triển Nông lâm thủy sản Khí thải do sử dụng thuốc BVTV, dọn đồng ruộng. Chất thải rắn nông nghiệp, làm thủy lợi nội đồng. Nước thải nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Chất thải nguy hại: hóa chất nông nghiệp. Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Phát triển hạ tầng kỹ thuật (làm thủy lợi, hồ chứa…) Bệnh tật do sản xuất nông nghiệp (ngộ độc thuốc BVTV,…). 5 Quy hoạch phát triển dịch vụ (bao gồm cả thương mại, du lịch) Khí thải, tiếng ồn: giao thông. Chất thải rắn sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt, dịch vụ. Thay đổi mục đích sử dụng đất. Thay đổi cảnh quan. Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, văn hóa và giáo dục ở địa phương. Ảnh hưởng an ninh xã hội. 6 Khai thác tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản Khí thải, nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động khai thác. Phá vỡ cảnh quan. Phá hủy hệ sinh thái. Suy giảm tài nguyên nước ngầm. Suy giảm tài nguyên biển. Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm ở địa phương. Ảnh hưởng an ninh xã hội. Bệnh tật do các hoạt động khai thác tài nguyên. 7 Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất Phá hủy kết cấu đất. Phá hủy hệ sinh thái. Phá hủy cảnh quan. Thay đổi vi khí hậu. Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hóa, lối sống. Ảnh hưởng an ninh xã hội. 8 Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (GTVT, thuỷ lợi, xử lý môi trường, viển thông, cấp và thoát nước, cấp điện) Khí thải từ hoạt động giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi. Tiếng ồn từ quá trình xây dựng giao thông, thủy lợi. Chất thải rắn xây dựng giao thông, thủy lợi. Môi trường nước do cải tạo, xây dựng thủy lợi. Thay đổi canh quan. Phá hủy hệ sinh thải. Thay đổi điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Ảnh hưởng an ninh xã hội. 9 Vấn đề mở rộng thu hút đầu tư vào các KCN Di dân, nhà ở, xuất hiện các khu nhà “ổ chuột” ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và chất lượng cuộc sống. Tăng khối lượng chất thải, nước thải, khí thải. Giảm mật độ cây xanh che phủ. Trật tự an ninh xã hội. Nguồn: Trung tâm tư vấn Môi trường ECO, năm 2010 3.3.2. Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan: 3.3.2.1. Đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian, thời gian, đặc tính của tác động: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức đến năm 2020 được thực hiện trong không gian bao trùm toàn huyện và các khu vực lân cận như: Đức Hòa, Thủ Thừa, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và thực hiện trong thời gian dài. Quy hoạch này sẽ tác động với quy mô khác nhau, mức độ khác nhau tới các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan như sau: a) Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập trung: Theo quy hoạch dự án, đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, năm 2020 đạt 45 - 50,0%. Đến năm 2020 hệ thống đô thị huyện Bến Lức gồm: Huyện Bến Lức sẽ hình thành đô thị mới bao gồm thị trấn Bến Lức và một số xã lân cận. Đây sẽ là đô thị công nghiệp nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An gồm thị trấn Bến Lức các xã Mỹ Yên, Long Hiệp, Phước Lợi, Thạnh Phú, Nhựt Chánh, Thạnh Đức và một phần các xã An Thạnh, Tân Bửu. Mục tiêu sẽ phấn đấu: Thị trấn Bến Lức được công nhận là Đô thị loại II. Các đơn vị còn lại là: xã Thạnh Lợi sẽ phấn đấu trở thành thị trấn đô thị loại IV, xã Thạnh Hoà, xã Lương Bình, xã Lương Hoà, xã Tân Hoà, xã Bình Đức, xã An Thạnh, xã Tân Bửu, xã Thanh Phú, xã Thạnh Đức, xã Nhựt Chánh Lợi sẽ phấn đấu trở thành thị trấn đô thị loại III , xã Long Hiệp, xã Mỹ Yên, xã Phước Lợi sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ trở thành các trung tâm KT-VH của huyện. Năm 2020 , trên địa bàn huyện sẽ hoàn thành nâng cấp, mở rộng tuyến đường Thạnh Đức – Vàm Thủ Đoàn và xây dựng cầu Vàm Thủ Đoàn; đường An Thạnh - Rạch Rít, đường Mỹ Yên - Tân Bửu; đường Mỹ Yên - Thanh Phú; đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng tuyến đường từ tỉnh lộ 830 - Tân Hòa - Bình Lợi (Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng mới cầu Tân Hòa; kêu gọi Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư cầu Rạch Hai Nhung… Bảng 3.5 : Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động STT Đối tượng chịu tác động Quy mô tác động Giai đoạn xây dựng Giai đoạn hoạt động Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian 1 Các yếu tố vi khí hậu - Cục bộ Ngắn - - Cục bộ Dài 2 Chế độ thủy văn - Cục bộ Ngắn - - Cục bộ Dài 3 MT không khí - - - Cục bộ Ngắn - - Rộng Dài 4 MT Nước mặt - Cục bộ Ngắn - - - Rộng Dài 5 MT Nước ngầm - Cục bộ Ngắn - - - Rộng Dài 6 MT Đất - - - Cục bộ Ngắn - - Cục bộ Dài 7 HST trên cạn - - Cục bộ Ngắn - Cục bộ Dài 8 HST dưới nước - Cục bộ Ngắn - - - Rộng Dài 9 Hiệu ứng nhà kính - - Cục bộ Ngắn - - - Rộng Dài 10 Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa - - Cục bộ Ngắn + Cục bộ Dài 11 Phát triển kinh tế + + + Rộng Dài 12 An ninh – xã hội - - Cục bộ Ngắn - Rộng Dài 13 Đời sống dân cư - - Cục bộ Ngắn + + + Rộng Dài 14 Việc làm + + Cục bộ Ngắn + + + Rộng Dài 15 Văn hóa – giáo dục - Cục bộ Ngắn + + + Rộng Dài 16 Sức khỏe cộng đồng - - Cục bộ Ngắn + + + Rộng Dài Nguồn: Trung tâm tư vấn Môi trường ECO, năm 2010 Chú thích: Tác động tích cực Tác động tiêu cực + + + Mạnh - - - Mạnh + + Vừa - - Vừa + Nhỏ - Nhỏ Không rõ Không rõ Tác động của quy hoạch đô thị đến các vấn đề môi trường liên quan chủ yếu bao gồm: ô nhiễm do nước thải đô thị, ô nhiễm không khí đô thị và ô nhiễm do chất thải rắn đô thị: ä Ô nhiễm do nước thải đô thị Theo kết quả quy hoạch của dự án, đến năm 2015 tổng dân số khu vực đô thị huyện Bến Lức là 121.250 người, đến năm 2020 là 150.000 người, theo chỉ tiêu cấp nước tại các đô thị thì đến năm 2015, 2020 tổng nhu cầu cấp nước cho hoạt động đô thị có thể thấy diễn biến ô nhiễm do nước thải đô thị như trong bảng dưới: Bảng 3.6: Lượng nước ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt đô thị đến năm 2020 huyện Bến Lức Năm dự báo Dân số đô thị Bến Lức (người) Tỷ lệ cấp (l/người/ngày) Tổng lượng nước cấp (m3/ngày) Lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày) 2010 120.000 100 12.000 9.600 2015 121.250 150 18187,5 14.550 2020 150.000 150 22.500 18.000 Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt đô thị đến năm 2020 huyện Bến Lức Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm trung bình (g/người/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) 2010 2015 2020 Chất rắn lơ lửng (SS) 107,5 12.900 13.034,375 16.125 BOD5 49,5 5.940 6.001,875 7.425 COD (dicromate) 93,5 11.220 11.336,875 14.025 Amoni (N-NH4) 5,4 648 654,75 810 Tổng Nitơ (N) 9 1.080 1.091,25 1.350 Tổng Phospho 2,5 300 303,125 375 Dầu mỡ phi khoáng 20 2.400 2425 3000 Đây sẽ là một trong những áp lực chính gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước mặt tại các đô thị (các sông, hồ, kênh, rạch chảy qua các đô thị), ảnh hưởng tới khả năng sử dụng các nguồn nước mặt để cấp nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
Tài liệu liên quan