Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án thuỷ điện La Trọng

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn này là rác thải và nước thải sinh hoạt, dầu mở, chất thải rắn xây dựng như đất, đá, sỏi . Các chất thải có thể bị mưa kéo xuống các mương thoát nước nhỏ, suối cạn và đổ vào sông Rào Nậy và do vậy có thể làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nước mặt: làm tăng độ đục, nồng độ các chất hữu cơ và vi khuẩn trong nước. Song, với tải lượng thải rất nhỏ thì chỉ sau một thời gian ngắn, nguồn nước có khả năng tự làm sạch. Tuy nhiên, với thời gian thi công dài (khoảng 3 năm), số lượng công nhân lao động trên công trường lớn (khoảng 300 người), nên ảnh hưởng nêu trên là đáng quan tâm.

doc81 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 8603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án thuỷ điện La Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp; + Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng của khu vực dự án. b. Thành phần và tải lượng: * Nước thải sinh hoạt và vệ sinh: Nước thải từ sinh hoạt như tắm, rửa…từ nhà nghĩ ca, nhà tắm, nhà ăn tập thể. Nước thải vệ sinh chứa nhiều chất hữu cơ (lơ lửng và hoà tan), các chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh, …Thành phần các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày như bảng 3.3 - Tổng số cán bộ CNV của Nhà máy thuỷ điện La Trọng khi đi vào vận hành là 32 người, ước tính mỗi người sử dụng 150lít nước/ngày thì lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 4,8m3 /ngày. - Tải lượng thải (tính theo BOD5 ) từ nước thải sinh hoạt (Mức cao nhất từ bảng 3.3: 32người x 54g BOD5/người/ngày = 1,72 kg/ngày. Với khối lượng ô nhiễm hưu cơ (tính theo BOD) không lớn nhưng đây là nguồn thải thường xuyên cần phải xử lý triệt để nhằm tránh tác động gây ô nhiễm môi trường nước của khu vực. Trong khu nhà văn phòng điều hành đã có sẵn nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh được xây dựng theo đúng quy định, nên chất thải vệ sinh ở đây coi như đã được xử lý an toàn. * Nước thải từ quá trình vận hành máy: Trong quá trình vận hành nhà máy thuỷ điện La Trọng sẽ phát sinh lượng nước thừa phải tháo khô đó là: - Tháo nước làm mát tổ máy: nước làm mát có tác dụng thu nhiệt từ thiết bị làm nguội của máy phát điện, dầu ổ trục, hệ thống kích thích. Nước làm mát được lấy từ đường ống áp lực, sau khi qua hệ thống làm mát, nhiệt độ nước tăng lên sẽ được tháo xả ra phía hạ lưu. - Tháo nước kiểm tra sửa chữa: nước chảy qua tua bin, nước trong ống xả, nước trong buồng xoắn hoặc phần còn lại của ống áp lực phải tháo khô để kiểm tra sửa chữa. Lượng nước này chiếm tỷ lệ lớn nhất. - Lượng nước rò rỉ trong nhà máy: nước rò rỉ ở nắp tua bin, nước rò trong các đường ống, nước rữa các thiết bị khi sửa chữa. Các nguồn nước trên không phát sinh đồng thời mà phụ thuộc và chu kỳ vận hành của nhà máy. Tổng lượng nước xả của nhà máy ước tính khoảng 30 -40m3/h. Lượng nước này được dẫn vào bể chứa rồi bơm hút xả ra hạ lưu. Lượng nước xả này chủ yếu chứa cặn, đất cát nhỏ. Ngoài ra nước rò rỉ của từ nhà máy còn chứa một phần các chất ô nhiễm khác như rỉ sét máy móc, đường ống, dầu bôi trơn tuabin bị nước cuốn trôi trong quá trình quay…. Nhưng với thải lượng nhỏ nên không gây tác động đáng kể đến chất lượng nước sông Rào Nậy. * Nước mưa chảy tràn: Theo kế hoạch của dự án, toàn bộ chất thải rắn được thu gom và vận chuyển đi ngay trong ngày, chứ không chôn, ủ lại tại mặt bằng của khu vực, nên nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của khu vực dự án được xem là loại nước thải ít ô nhiễm và do vậy không cần xử lý. Tuy vậy, cần có kế hoạch kiểm tra nghiêm ngặt để tránh sự vương vãi các chất thải trên mặt bằng xung quanh của khu vực nhà máy. 3.1.2.3 Chất thải rắn: *Nguồn phát sinh: - Do quá trình làm việc, sinh hoạt của CBCNV nhà máy. - Bùn, cặn, đất, cát các loại từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết bị đường ống trong nhà máy thủy điện. *Thành phần và tải lượng: - Rác thải sinh hoạt chủ yếu là các loại văn phòng phẩm, bao bì polyme đựng thức ăn dư thừa… Ước tính tổng lượng rác thải hằng ngày (chấp nhận, lượng rác thải trung bình là 0,4 kg/người/ngày): 0,4 kg/người/ngày x 32 người = 13 kg/ngày. Lượng rác thải trên được thu gom vào thùng đựng rác sau đó đem đốt hoặc chôn lấp đúng theo quy chuẩn. - Bùn cặn, đất, cát từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết bị, đường ống trong nhà máy thuỷ điện: Lượng chất thải này chủ yếu là do các tạp chất trong nước sông Rào Nậy lắng đọng. Chúng sẽ theo đường ống xả rửa dẫn vào bể lắng của nhà máy. Nhìn chung hàm lượng cặn này không lớn do hàm lượng chất rắn lơ lững trong nước sông Rào Nậy thấp. 3.1.2.4. Điện từ trường: Việc phát điện của Nhà máy thủy điện có điện áp cao (6,3KV) sau khi qua các máy biến áp tăng lên 35KV, cho nên sẽ xuất hiện điện từ trường từ các thiết bị và đường dây điện cao áp như: máy phát điện, máy biến áp, đường dây dẫn điện 35KV, 6.3KV. Nếu cường độ điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì sẽ gây ra tác động xấu đến sức khoẻ con người. 3.1.2.5. Các rủi ro và sự cố trong quá trình vận hành nhà máy: - Sự cố cháy nổ có thể xảy ra tại các vị trí như : Máy phát điện, máy biến áp, bồn chứa dầu, máy nén khí, hệ thống dây điện trong nhà máy. Nguyên nhân chủ yếu là do bất cẩn trong vận hành, hư hỏng thiết bị quan trắc báo cháy hoặc chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC. Các sự cố cháy thường diễn ra bất ngờ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. - Các sự cố về điện: Tai nạn do điện giật có thể xảy ra bất ngờ do công nhân nhà máy phải thường xuyên làm việc với các thiết bị, đường dây điện có điện áp cao. - Sự cố do sét đánh: Trong quá trình vận hành nhà máy, trạm biến áp, đường dây 35KV thì sự cố do sét đánh có thể xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến an toàn người và công trình. - Sự cố sạt lở: Nước sau khi quay tuabin tuy đã giảm bớt một phần năng lượng nhưng khả năng gây xói lỡ công trình, sạt lỡ bờ sông là hoàn toàn có thể xảy ra nếu công tác tiêu năng, xây dựng kè, kênh hướng dòng không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Nhìn chung, các sự cố môi trường xảy ra bất ngờ, gây những tác hại lớn và sẽ được chủ dự án đặc biệt quan tâm và có các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ TÁC ĐỘNG - Với quy mô công trình thuỷ điện La Trọng sẽ có những tác động chính sau: Bảng 3.5. Đối tượng và quy mô bị tác động bởi công trình thuỷ điện La Trọng Các hoạt động chủ yếu Tác động đặc trưng và cơ bản nhất Quy mô tác động Ngăn đập chứa nước - Thay đổi dòng chảy - Bồi lắng dòng sông - Hình thành chế độ thuỷ văn mới phía thượng lưu và hạ lưu đập - Ngăn cản cá di cư - Nguy cơ sạt lở - Phạm vi khu vực lòng hồ và khe suối hạ lưu đập Ngập nước - Ngập đất hoa màu của người dân - Làm mất thảm thực vật - Phạm vi khu vực lòng hồ Di dân và tái đinh cư - Ảnh hưởng đến hoa màu của người dân - Phản ứng của người dân với việc triển khai dự án - Nếu không được sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương thì việc triển khai dự án sẽ bị cản trở - Trong quá trình xây dựng thi công các hạng mục công trình của dự án, đối tượng và quy mô tác động như sau : Bảng 3.6. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công Các hoạt động chủ yếu Tác động đặc trưng và cơ bản nhất Đối tượng bị tác động Quy mô tác động Tập kết công nhân - Các chất thải sinh hoạt - Gia tăng mật độ giao thông - Ảnh hưởng đến vấn đề an ninh và các vấn đề xã hội khác - Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương - Môi trường tại khu vực dự án - Giao thông - Đáng lưu ý Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công trên công trường - Tiếng ồn, bụi, khí thải - Các sự cố về tai nạn giao thông - Tăng mật độ giao thông - Người dân dọc trục đường vận chuyển - Công nhân trên công trường - Môi trường không khí - Chất lượng đường sá - Nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường dọc tuyến đường vận chuyển và trên công trường Nổ mìn - Tiếng ồn, bụi... - An toàn lao động - Ảnh hưởng đến các công trình xung quanh - Công nhân trên công trường - Dân cư bản Ra Mai - Môi trường không khí, nước - Phải đặc biệt quan tâm nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản San ủi mặt bằng - Tiếng ồn, bụi,khí độc - Các sự cố thi công tiềm ẩn - Phá huỷ tài nguyên sinh vật trong phạm vi thi công - Công nhân trên công trường - Người dân khu vực xung quanh - Môi trường không khí, môi trường nước sông Rào Nậy - Ô nhiễm do bụi, tiếng ồn tương đối lớn - Sự cố sạt lở - Tai nạn lao động có thể xảy ra bất ngờ - Không huỷ hoại đáng kể tài nguyên sinh học Ngăn đập chứa nước, dẫn dòng - Thay đổi dòng chảy - Sạt lở đất đá - Bồi lắng nhánh sông hạ lưu đập - Đời sống các sinh vật thuỷ sinh - Nhánh sông hạ lưu đập bị ảnh hưởng khoảng 5km. - Các đối tượng và quy mô bị tác động sẽ có thể xả ra trong giai đoạn hoạt động của dự án như sau : Bảng 3.7. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà máy Nguồn ô nhiễm Đối tượng bị tác động Quy mô tác động (nếu không được khống chế) Hiện tượng phú dưỡng lòng hồ - Chất lượng môi trường nước đập chứa - Mức độ thấp, ảnh hưởng đến chất lượng nước hạ lưu không đáng kể Tiếng ồn phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy - Công nhân vận hành nhà máy - Mức ồn khá cao. Tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân vận hành, ít ảnh hưởng đến các khu vực làm việc và dân cư xung quanh Điện từ trường - Công nhân vận hành nhà máy - Điện từ trường tại một số vị trí làm việc vượt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ công nhân Điều kiện vi khí hậu trong nhà máy thuỷ điện - Công nhân vận hành nhà máy - Điều kiện làm việc không thông thoáng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Nước thải từ quá trình vận hành nhà máy thuỷ điện - Chất lượng nước sông Rào Nậy phía hạ lưu - Các đối tượng dùng nước khác phía hạ lưu - Nước này tương đối sạch, ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng nước sông Nước thải sinh hoạt - Chất lượng nước sông Rào Nậy - Các đối tượng dùng nước khác phía hạ lưu - Mức độ gây tác động đáng lưu ý do chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh Nước mưa chảy tràn - Chất lượng nước sông Rào Nậy - Ảnh hưởng đến an toàn công trình do sạt lở - Các đối tượng dùng nước khác phía hạ lưu - Cuốn theo dầu, đất cát và gây xói ở đất. Nếu không được kiểm soát thì gây tác động lớn Bùn cát từ bể chứa nước rò rỉ - Gây tắc nghẽn bơm, đường ống nếu không được hút định kỳ - Mức độ tác động đáng lưu ý, cần có biện pháp thu gom hợp lý Rác thải sinh hoạt - Công nhân lao động - Chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm - Gây tắc nghẽn cống rãnh nếu không được thu gom - Mức độ tác động đáng lưu ý, cần có biện pháp thu gom và xử lý phù hợp Sự cố cháy nổ - Toàn bộ nhà máy - Môi trường xung quanh - Gây thiện hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh Sự cố tai nạn về điện - Gây cháy nổ, ảnh hưởng đến toàn bộ nhà máy - Tác động nghiêm trọng đến tính mạng con người Xói mòn, sạt lở bờ sông - Ảnh hưởng đến an toàn công trình - Chất lượng nước sông - Hoàn toàn có thể xảy ra gây hậu quả khá lớn, cần đặc biệt chú ý 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các tác động do quá trình xây dựng và vận hành dự án được tổng hợp theo bảng ma trận sau: Bảng 3.8. Ma trận đánh giá tác động của dự án đến môi trường Yếu tố môi trường Giai đoạn tiền xây dựng Giai đoạnthi công Giai đoạn vận hành Thi công đường, san đắp mặt bằng Vận chuyển nguyên liệu Khai thác đá Vận hành đập chứa Vận hành nhà máy thuỷ điện 1. Môi trường vật lý - Chất lượng không khí 0 -2 -1 -2 +1 -1 - Tiếng ồn 0 -1 -1 -2 0 -1 - Chất lượng nước mặt 0 -1 0 kr -1 -1 - Chất lượng nước ngầm 0 kr 0 kr +1 0 - Điện từ trường 0 0 0 0 0 -1 - Chế độ thuỷ văn -1 -1 0 0 +3 +2 - Môi trường khí hậu vùng 0 -1 kr -1 +3 +1 - Sự cố môi trường -1 -2 0 -2 -3 -2 2. Hệ sinh thát - Thực vật trên cạn 0 -1 kr -1 +2 +1 - Động vật trên cạn 0 -1 kr -1 0 0 - Động thực vật dưới nước 0 -1 0 0 +3 0 3. Tài nguyên được con người sử dụng - Tài nguyên đất -1 0 0 0 0 0 - Rừng -2 -1 0 -1 0 0 - Tài nguyên sinh vật -1 -1 Kr -1 0 0 - Khoáng sản 0 0 0 -1 0 0 - Nguồn nước 0 -1 0 0 +3 +3 - Giao thông và cơ sở hạ tầng 0 -1 -1 0 +1 +5 - Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá 0 0 0 0 +2 +1 4. Kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng - Di dân 0 0 0 0 0 0 - An ninh khu vực 0 -1 0 -1 0 0 - Sản xuất nông nghiệp -1 0 0 0 +1 0 - Sản xuất công nghiệp 0 0 0 0 0 +10 - Phát triển kinh tế 0 kr 0 0 0 +10 - Sức khoẻ cộng đồng 0 -1 -1 -1 0 0 Tổng cộng -36 +53 Ghi chú: (- 3): Tác động tiêu cực đáng kể; (- 2): Tác động tiêu cực ở mức độ vừa; (-1): Tác động tiêu cực không đáng kể; (0): Không tác động; (Kr): Không rõ tác động; (+1): Tác động tích cực ở mức độ nhỏ; (+5): Tác động tích cực ở mức độ lớn; (+10): Tác động rất tích cực. Bảng ma trận cho thấy, các tác động môi trường tiêu cực chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị thi công và xây dựng dự án. Tuy nhiên đây là các tác động mang tính chất tạm thời ( khoảng 2 năm) và có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Trong giai đoạn vận hành bên cạnh những tác động tiêu cực như ô nhiễm nước, điện từ trường thì hiệu quả về kinh tế xã hội mang lại là rất lớn. Các tác động đến môi trường và kinh tế xã hội sẽ được đánh giá chi tiết trong từng giai đoạn như được phân tích dưới đây. 3.3.1. Các tác động trong giai đoạn lập dự án và chuẩn bị thi công 3.3.1.1. Tác động đến môi trường sinh thái: Theo thiết kế lòng hồ thuỷ điện La Trọng với mức nước dâng 200m có diện tích mặt nước 156 ha, trong đó diện tích rừng ngập chỉ có 51.6 ha chủ yếu là các loại cây ven suối, đất nương rẫy 2.8ha, đất đồi núi chưa sử dụng 35.6ha. Khu vực mặt bằng công trình với 40 ha trong đó có 2.4 ha đất nương rẫy.. Bảng 3.9. Diện tích chiếm đất theo các hạng mục công trình (theo cao độ mực nước dâng 200m) TT Tên hạng mục Đơn vị tính Đất rừng Nương rẫy Đất vườn Mặt nước Đất ven suối Đất hoang Tổng 1 Hồ chứa Ha 51.6 2.8 - 66.0 24.4 11.2 156.0 2 Khu vực đập dâng tràn Ha 1.62 0.28 - 1.50 0.60 0.12 4.12 3 Khu vực cửa nhận nước Ha 1.75 0.12 - - 0.10 1.97 4 Tuyến đường hầm – tháp điều áp Ha 0.84 - - - 0.84 5 Đường QLVH Ha 14.75 1.42 0.05 0.1 - 7.28 23.6 6 Khu vực nhà máy Ha 1.15 0.03 - 0.18 0.2 0.24 1.8 7 Khu nhà QLVH Ha 0.6 0.1 - - 0.5 2.40 3.6 8 Khu phụ trợ lán trại tạm Ha 2.2 0.4 1.40 4.0 9 Mỏ đất 10 Mỏ đá 16.0 3.0 10.0 29.0 11 Ven dân Hộ 3.0 12 Khu bãi đất đá thải Ha 3.25 - - 0.30 0.45 0.8 4.8 Tổng cộng 93.76 8.15 0.05 68.08 26.15 33.54 231.17 Thảm thực vật tại khu vực lòng hồ và nhà máy bị tác động chủ yếu là thảm thực vật ven suối, thảm cây bụi hoang và hoa màu của người dân, thảm thực vật rừng tự nhiên chịu tác động tương đối nhỏ. Căn cứ vào tình trạng của rừng tại khu vực dự án và các số liệu điều tra về sinh khối của các dự án có tinhd trạng rừng tương tự, ước tính lượng sinh khối thực vật bị mất do bị ngập nước như sau: Bảng 3.10. Tổng lượng sinh khối các thảm thực vật bị mất do ngập nước Loại thảm thực vật Diện tích ngập/chiếm dụng (ha) Sinh khối bình quân (tấn/ha) Tổng sinh khối (Tấn) Nương rẫy, cây ngắn ngày 2.8 5 14 Trảng cỏ, cây bụi ven suối 35.6 5.5 195.8 Rừng nghèo 51.6 25 1290 Tổng cộng 90 1499.8 Với diện tích rừng bị ngập không lớn nên các tác động đến hệ sinh thái rừng tự nhiên là nhỏ. Khối lượng sinh khối bị ngập trong lòng hồ 1499.8 tấn thì khả năng gây ô nhiễm nước hồ không lớn. 3.3.1.2. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội: a. Khu vực hồ chứa: Toàn bộ hồ chứa thuỷ điện La Trọng nằm trên địa bàn xã Trọng Hoá. Với cao trình mực nước dâng bình thường 200m sẽ có diện tích lòng hồ là 156ha. Trong phạm vi khu vực lòng hồ không có các hộ dân sinh sống, hầu hết cơ sở hạ tầng, đất canh tác và tài sản của người dân đều nằm phía trên cao trình 260m nên không bị ảnh hưởng bởi hồ chứa. b. Khu vực nhà máy: Nhà máy thuỷ điện nằm trên đồi của Bản La Hoàng xã Trọng Hoá có đủ mặt bằng để bố trí công trình. Vị trí chọn cách hộ dân gần nhất khoảng 300m nên không có hộ dân nào phải di chuyển khi xây dựng nhà máy. Tóm lại các ảnh hưởng đến kinh tế xã hội do việc chọn vị trí xây dựng nhà máy là không lớn. Hoạt động của dự án không ảnh hưởng đến công tác di dân và tái định cư. Các vấn đề về mặt kinh tế xã hội phát sinh do mất đất sản xuất nông nghiệp, thay đổi tập quán canh tác của người dân địa phương hoặc hoặc các vấn đề về an ninh khi dự án triển khai. 3.3.1.3. Tác động đến tài nguyên: a. Tài nguyên đất: Bảng 3.11. Tổng hợp ảnh hưởng của công trình TT Nội dung Đơn vị tính Khối lượng 1 Đất ở ha 0,6 2 Đất nương rẫy ha 8,31 3 Đất hoang, đồi núi ha 59,7 4 Đất rừng sản xuất ha 93,76 5 Sông suối ha 68,8 Tổng cộng ha 231,17 Tổng diện tích đất bị chiếm dụng do hoạt động của dự án là 231.17 ha chiếm khoảng 1.2% diện tích đất của toàn xã. Tuy nhiên, phần lớn diện chiếm dụng đất của dự án là đồi hoang và sông suối, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không lớn (8.31ha), chủ yếu là đất nương rẫy 1 vụ. Do vậy hoạt động của dự án ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng đất không đáng kể. b. Khoáng sản: Theo khảo sát của Công ty tư vấn xây dựng Giao thông Trường Thịnh thực hiện năm 2006 cho thấy khoáng sản lòng hồ là không có mà chỉ có một điểm quặng sắt nằm trên cao trình 200m do vậy hoạt động của dự án không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khoáng sản khu vực. 3.3.1.4. Hiện tượng sạt lở Trong phạm vi nghiên cứu, do bề mặt địa hình khá dốc 30 - 400, nhiều chỗ dốc đứng, hiện tượng sạt lở tầng đất phủ khá phát triển, thường xảy ra vào mùa mưa lũ. Đáng lưu ý hơn là các khối trượt, sạt lở sau: - Khối trượt cổ: Nằm ở bờ trái sông Rào Nậy gần bờ sông, cách tuyến đập về phía thượng lưu 100- 120m. Đây là khối trượt từ xa xưa còn để lại dấu tích gương trượt tương đối phẳng phía trên khối trượt theo mặt lớp có phương vị hướng dốc 220-2400 < 30-350, quy mô khối trượt là chiều dài 300-350m, chiều rộng 100-120m, bề dày khối trượt 10-15m. Hiện này khối trượt ngừng hoạt động bởi chưa tìm thấy dấu tích mặt trượt mới. - Khối sạt lở đất tầng phủ ở suối đầu hồ bờ phải: là khối sạt lở mới xảy ra vào mùa mưa năm 2005 với khối lượng khoảng 80-100m3, nguyên nhân chính do vách suối tương đối dốc (khoảng 60-700), lớp phủ thực vật bị chặt phá. Hiện nay đất đá trượt bị dòng nước mặt cuốn trôi và ít có khả năng tiếp tục. Các khối sạt còn lại chủ yếu phát triển trong lớp phủ edQ dọc thung lũng sông Rào Nậy và các suối nhánh với quy mô cục bộ, kích thước nhỏ từ và m3 đến vài chục m3. 3.3.1.5. Xói mòn lưu vực, gây bồi lắng: Các sườn núi khu vực dự án có độ đốc cao (30 - 40%), khi mưa hiện tượng xói mòn rữa trôi sẽ gây bồi lắng khu vực đập thuỷ điện và do đó ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Tuy nhiên mức độ xói mòn rữa trôi còn tuỳ thuộc vào thành phần địa chất và độ che phủ của thảm thực vật. Theo tài liệu đo đạc phù sa tại các trạm thuỷ văn cho thấy độ đục phù sa lơ lững trung bình nhiều năm trên sông biến đổi từ 70 - 320g/m3. Theo tính toán lượng bùn cát tới tuyến công trình khoảng 28.200m3/năm, tính cho 100 năm là 2.8 triệu m3. Với dung tích chứa của hồ là 63,7 triệu m3 trong đó dung tích hữu ích là 30,4 triệu m3. Như vậy dòng bùn cát bồi lắng trong 100 năm vẫn không ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác của công trình. 3.3.1.6. Hình thành chế độ thuỷ văn mới: Việc ngăn đập chứa nước thuỷ điện La Trọng gây nên sự tích tụ nước phía thượng lưu đập và ngăn dòng chảy phía hạ lưu sẽ gây nên một số tác động chính sau: - Tạo nên hồ chứa làm thay đổi mực nước ngầm và hệ sinh thái khu vực xung quanh hồ. - Tạo nên hệ sinh thái vùng bán ngập do sự điều tiết nước của hồ. Do đặc điểm của địa hình từ nhiên, lòng hồ hẹp và dài, đa số được bao bọc bởi các sườn có độ dốc lớn, với mứa nước điều tiết của hồ là 20m nên diện tích vùng bán ngập của khu vực lòng hồ không lớn (khoảng 50ha) - Thay đổi chế độ thuỷ văn tại khu vực hạ lưu đập, dự báo dòng chảy phía hạ lưu đập đến ngã ba giao với khe Cha Lo tại đường 12A bị giảm đáng kể (chiều dài sông khoảng khoảng 4km). Các tác động có thể xảy ra là làm suy giảm mực nước phía hạ lưu, làm mất môi trường sống tự nhiên của các sinh vật thuỷ sinh ngăn cản sự di cư của các sinh vật thuỷ sinh. 3.3.2.Tác động khi thi công xây dựng dự án 3.3.2.1. Các tác động do các nguồn ô nhiễm trong xây dựng: a. Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi: Bụi do đất đá sẽ tác động trực tiếp đến công nhân, ô nhiễm bụi cao có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho công nhân trực tiếp làm việc trong khu vực dự án. Các khu vực có khả năng gây bụi cao và có thể tác động xấu đến sức khoẻ công nhân đó là : + Khu vực bóc bỏ thảm thực vật và đắp đập đầu mối : + Khu vực làm đường công vụ vào đập đầu mối và các tuyến năng lượng ; + Khu vực tạo mặt bằng nhà máy thuỷ điện La Trọng ; + Khu vực khai thác đá tại mỏ cách tuyến đập đầu mối khoảng 1000m (bốc xúc và nổ mìn). + Các khu dân cư hai bên tuyến đường vận chuyển nguyên liệu (đường dân sinh nối từ đường 12A vào tuyến đập đầu mối). Dự báo hoạt động thi công không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trên công trường. Hoạt động vân chuyển nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến dân cư hai bên đường nhưng với số lượng nhà dân bị ảnh hưởng không lớn (khoảng 35 hộ). b. Ảnh hưởng do khí thải: Khí thải động cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Tuy nhiên nguồn khí thải do động cơ thải ra là bất khả kháng, đối với hoạt động của dự án, khí thải động cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trên công trường. Đây là nguồn thải phân tán, chỉ thải ra khi có động cơ hoạt động, với mặt thoáng khu vực công trường rộng nên nguồn thải này được phát tán ra môi trường không khí đáng kể. Trong quá trình thi công, dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tối đa để các tác động từ nguồn thải này nằm trong mức có thể chấp nhận được. c. Tác động do tiếng ồn : Mức ồn cao cũng là một yếu tố tác động xấu đến sức khoẻ của công nhân làm việc trong vực dự án. Nếu mức ồn vượt quá mức cho phép theo TCVN 5949 - 1995, tức là > 75 dBA trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ, và kéo dài liên tục thì có thể ảnh hưởng xấu đến thính giác và hệ thần kinh ... Tiếng ồn từ hoạt động xây dựng dự án không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư. Các ảnh hưởng của tiếng ồn sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa bằng các biện pháp thi công hợp lý. d. Các tác động gây ô nhiễm tại bãi thải: Khối lượng đất chứa tại bãi thải rất lớn (khoảng 300.000m3), trong quá trình tập kết đất đá tại bãi thải sẽ gây ra một số tác động chính sau : - Tăng độ đục nguồn nước: vào mùa mưa cường độ xói mòn rửa trôi rất lớn, nước mưa chảy tràn kéo theo đất từ bãi thải đổ xuống sông suối thì sẽ làm tăng độ đục nước. Thuỷ vực trực tiếp bị ảnh hưởng là nhánh sông Ngã Hai phía sau chân đập. - Gây bồi lắng: Đất đá tại bãi thải nếu không được đầm nén kỷ thì thì khả năng xói lở là rất lớn, làm trôi bùn đất và gây bồi lắng các khe suối làm thay đổi môi trường sống của các sinh vật thuỷ sinh. - Bãi thải nếu thiết kế với các thông số kỷ thuật không hợp lý thì khả năng sạt lở có thể xảy ra khi có mưa lớn gây ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình vận hành. e. Tác động do các chất thải khác : Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn này là rác thải và nước thải sinh hoạt, dầu mở, chất thải rắn xây dựng như đất, đá, sỏi ... Các chất thải có thể bị mưa kéo xuống các mương thoát nước nhỏ, suối cạn và đổ vào sông Rào Nậy và do vậy có thể làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nước mặt: làm tăng độ đục, nồng độ các chất hữu cơ và vi khuẩn trong nước. Song, với tải lượng thải rất nhỏ thì chỉ sau một thời gian ngắn, nguồn nước có khả năng tự làm sạch. Tuy nhiên, với thời gian thi công dài (khoảng 3 năm), số lượng công nhân lao động trên công trường lớn (khoảng 300 người), nên ảnh hưởng nêu trên là đáng quan tâm. 3.3.2.2. Các tác động đến kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng: Việc tập trung số lượng lao động lớn trong một thời gian kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực phát triển. Công tác xây dựng cũng sẽ cần huy động một số lượng lớn nguồn lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm cho một phần lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên ngoài tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, việc tập trung lao động để xây dựng còn dẫn đến một số tác động tiêu cực như các khả năng phát sinh các vấn đề an ninh trật tự, tệ nạn xã hội. Một vấn đề cũng cần quan tâm là việc lưu trú dài ngày tại đại phương dễ dẫn đến các khả năng xảy ra xung đột giữa công nhân lao động và người dân địa phương, đặc biệt là người dân bản địa vốn có sự khác biệt về phong tục, tập quán. Đây là mâu thuẫn xã hội khó có thể tránh khỏi nhưng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất. Các chất thải rắn, nước thải trong quá trình xây dựng thải ra sẽ làm giảm chất lượng nước mặt (nước suối và sông ) và thậm chí cả nước ngầm. Đặc biệt, chúng có thể làm giảm chất lượng nước, tăng đáng kể mật độ các vi khuẩn gây bệnh trong nước và nếu dân cư trong vùng sử dụng nước để uống, tắm, giặt, rửa rau sẽ mắc các loại bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, thận ... 3.3.2.3. Tác động đến hệ sinh thái * Đối với hệ sinh thái trên cạn : Hoạt động xây dựng có thể gây ra một số tác động đến môi trường sinh thái khu vực: - Mất thảm thực vật do quá trình tạo mặt bằng thi công, diện tích công trường thi công khoảng 40 ha. - Tiếng ồn do hoạt động của máy móc thi công và nổ mìn sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ động vật, ảnh hưởng đến nơi trú ngụ, sự di cư của các loài thú. - Bụi và khí độc trong quá trình thi công cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, phạm vi ảnh hưởng trong bán kính khoảng 50m, tuy nhiên mức độ gây ảnh hưởng là không đáng kể. - Bùn đất trôi rữa, nước thải trong quá trình thi công có thể gây bồi lắng sông Rào Nậy phía hạ lưu đập, làm thay đổi chất lượng nước sông và do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng.doc
Tài liệu liên quan