Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thuỷ điện Trung Sơn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN . 1

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI

TRƯỜNG (ĐTM). 1

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 2

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN. 3

1.1. TÊN DỰ ÁN . 3

1.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN . 3

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN . 3

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN . 4

1.4.1. Quy mô các hạng mục công trình và công nghệ. 4

1.4.2. Đường dây cấp điện thi công:. 13

1.4.3. Công tác tái định cư - định canh. 14

1.5. VỐN ĐẦU TƯ. 14

1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN . 15

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI. 16

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. 16

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất. 16

2.1.2. Điều kiện khí hậu - thuỷ văn. 19

2.1.3. Hiện trạng môi trường tự nhiên, mức độ nhạy cảm và khả năng chịu tải. 24

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI. 45

2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động. 45

2.2.2. Các ngành kinh tế. 45

2.2.3. Văn hóa, xã hội và giao thông trong khu vực. 48

Chương 3. 50

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. 50

DO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRUNG SƠN. 50

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH . 57

3.1.1. Các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị. 57

3.1.2. Các tác động đối với môi trường tự nhiên. 57

3.1.3. Tác động đến môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội. 58

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG. 58

3.2.1. Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng. 58

3.2.2. Tác động đến môi trường tự nhiên. 59

3.2.3. Tác động đến môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội. 70

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH . 76

3.3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên. 76

3.3.2. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. 86

Chương 4. 91

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC. 91

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 91

4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THI CÔNG VÀ

GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH . 91

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải. 91

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải. 95

4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN TÍCH NƯỚC VÀ VẬN

HÀNH CÔNG TRÌNH . 112

4.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 112

4.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy. 114

4.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ; bồi lắng lòng hồ. 114

4.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do xói lở bờ và đáy sông khu vực sau nhà máy. 115

4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 115

4.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do cháy nổ. 115

4.3.2. Các biện pháp an toàn trong vận hành hồ chứa. 115

4.3.3. Biện pháp giảm thiểu do vỡ đê quai, vỡ đập. 119

4.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến nghề cá và cá trong dòng sông. 119

4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT KHẢ KHÁNG . 120

Chương 5. 121

CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 121

5.1.CAM KẾT TUÂN THỦ LUẬT, NGHỊ ĐỊNH , TIÊU CHUẨN. 121

5.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ XÂY DỰNG. 121

5.3. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH . 122

5.4. THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 122

Chương 6. 123

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,. 123

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG. 123

6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG. 123

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG. 123

6.2.1. Chương trình quản lý môi trường. 123

6.2.2. Chương trình giám sát môi trường. 125

Chương 7. 131

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG. 131

7.1. KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG. 131

7.1.1. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt. 131

7.1.2. Công trình xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp xây dựng. 131

7.1.3. Công tác thu dọn và vệ sinh lòng hồ. 131

7.1.4. Công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, trinh sát xử lý chất độc hoá học. 131

7.2. KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG. 132

7.2.1. Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình. 132

7.2.2. Kinh phí giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình. 133

7.3. KINH PHÍ TẬP HUẤN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 134

7.3.1. Kinh phí tập huấn và truyền thông trong giai đoạn thi công công trình. 134

7.3.2. Kinh phí tập huấn và truyền thông trong giai đoạn vận hành công trình. 134

Chương 8. 135

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG. 135

8.1. CÔNG TÁC THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG. 135

8.2. CÁC Ý KIẾN TRẢ LỜI VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG. 135

8.2.1. Ý kiến đồng ý. 135

8.2.2. Các ý kiến không đồng ý. 136

8.2.3. Ý kiến khác. 136

8.3. Ý KIẾN CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC KIẾN NGHỊ CỦA UBND VÀ UBMTTQ

CẤP XÃ . 136

Chương 9. 137

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU. 137

VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ. 137

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU. 137

9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo. 137

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập. 137

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI

TRƯỜNG. 138

9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng. 138

9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng. 140

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ . 141

9.3.2. Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án. 142

9.3.3. Vấn đề sử dụng kết quả trong đánh giá và đề xuất. 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 143

1. KẾT LUẬN. 143

2. KIẾN NGHỊ. 146

pdf158 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thuỷ điện Trung Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực nếu không có biện pháp thu gom xử lý triệt để. - Nước mưa chảy tràn khu vực công trường: Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng xây dựng công trình, khu vực khai thác vật liệu xây dựng, khu vực bãi thải đất đá, bãi rác thải cuốn theo các đất đá bở rời, Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 66 các muối khoáng trên bề mặt, dầu mỡ bị rò rỉ, các chất thải, vật liệu bị loại bỏ (cát, đá, xi măng, vỏ bao bì, đầu mẩu gỗ,…) làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, tăng độ đục,… của môi trường nước, làm suy giảm chất lượng nước, làm mất mỹ quan (đối với các chất có thời gian phân huỷ dài hoặc không có khả năng phân huỷ: vỏ bao bì, giẻ lau,…). Đặc biệt, các khu vực bãi thải đều được bố trí gần sông suối nên khả năng nhiễm bẩn môi trường nước cao, trong trường hợp xảy ra lũ quét lượng đất đá bị cuốn trôi theo dòng chảy rất lớn, vì thế cần có biện pháp xây dựng bãi đổ thải đúng quy định và tuân thủ các phương pháp đổ, san gạt và đầm nén.. Bên cạnh đó, nước chảy ra từ bãi rác thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi khuẩn có hại nếu không thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu và có sự giám sát chặt chẽ thì nguy cơ nhiễm bẩn môi trường nước nước sông suối và nước ngầm cũng khá cao. 3. Tác động đến tài nguyên và môi trường đất a. Tác động do chiếm dụng đất làm bãi đổ rác thải, đất đá thải: + Chiếm dụng đất làm bãi đổ đất đá thải: Trong quá trình thi công các hạng mục công trình, đất đá đào từ hố móng nhà máy, kênh xả, đường ống áp lực,… chỉ tận dụng một phần, phần lớn còn lại được đổ tập trung ở các bãi thải. Khối lượng đất đá đổ ra bãi thải bờ phải là 2.160.669 m3, bãi thải bờ trái là 3.286.974,79 m3. Tổng diện tích đất chiếm dụng làm bãi đổ thải là 36,32ha. Ngoài ra, lượng đất đá bóc bỏ trong quá trình khai thác mỏ vật liệu, san ủi mặt bằng khu TĐC - ĐC cũng khá lớn. + Chiếm dụng đất làm bãi đổ rác thải sinh hoạt: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh do sinh hoạt của công nhân xây dựng như sau: Bảng 3.15: Lượng rác thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân Năm xây dựng Số công nhân (người) Lượng rác thải (m3) Năm XD1(6 tháng) 1850 337,63 Năm XD2 4030 1.470,95 Năm XD3 3140 1.146,1 Năm XD4 2830 1.032,95 Năm XD5 (10tháng) 1480 444,0 Tổng 4.431,63 Diện tích chiếm dụng cho bãi thải khoảng 0,15ha (bao gồm cả nhà quản lý, đường vào,…). So với lượng đất đá thải lượng thải sinh hoạt không lớn nhưng với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ lượng rác thải sinh hoạt là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh cho người và gia súc. Vì vậy cần phải có biện pháp thu gom, xử lý hiệu quả. - Gây ô nhiễm đất và tầng nước ngầm khu vực bãi đổ thải. - Thúc đẩy quá trình xói mòn đất: Các hoạt động xây dựng các hạng mục công trình làm cho đất đá bở rời thúc đẩy quá trình xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất. - Ngoài ra, sự hoạt động của các phương tiện, máy móc thiết bị có thể làm thay đổi tính chất cơ lý của đất (độ chặt, cấu trúc hạt,…) hoặc làm ô nhiễm môi trường đất (ô nhiễm dầu, kim loại nặng,...) do sự rò rỉ dầu mỡ trong quá trình bảo dưỡng. b. Tác động của việc thu hồi đất, thu dọn lòng hồ. Các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và chức năng bảo tồn, chức năng phòng hộ của rừng gồm: Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 67 - Việc tiến hành chặt phát thực vật, thu dọn, san ủi mặt bằng để xây dựng công trình, các khu tái định cư – định canh, bãi trữ vật liệu, bãi đổ thải, khu vực xây dựng đường dây cấp điện thi công... cũng làm mất một số diện tích rừng và diện tích đất canh tác. - Trước khi tích nước vào hồ sẽ tiến hành thu dọn vệ sinh lòng hồ, trong đó có công tác chặt phát, thu dọn thảm thực vật. Diện tích thu dọn: 1538,95ha đất các loại. Theo kết quả điều tra một phần đất thuộc lòng hồ nằm trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc phạm vi quản lý của BQL khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Diện tích khu bảo tồn Xuân Nha bị chiếm dụng khoảng 301,7ha thuộc khu vực lòng hồ, chiếm 1,8% tổng diện tích khu bảo tồn (tính theo diện tích KBTTN sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng là 16316,8ha, tháng 12/2006). Như vậy, việc thu hồi đất cho xây dựng dự án không chỉ làm mất thảm phủ thực vật (do chặt phát thu dọn mặt bằng, làm đường giao thông, khai hoang đồng ruộng, xây dựng khu TĐC và lấy gỗ củi, làm chất đốt), thu hẹp, xé nhỏ môi trường sống của động vật thay đổi điều kiện sống (nhiệt độ, ánh sáng bụi, tiếng ồn, con người,…), ảnh hưởng đến sự di chuyển và kiếm ăn của động vật, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, mà còn ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn và chức năng phòng hộ của rừng, tăng nguy cơ lũ lụt, lũ quét. Tuy nhiên, diện tích đất chiếm dụng của lòng hồ không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBTTN Xuân Nha, chỉ nằm trong phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm thuộc các bản Tà Lào Đông, Tà Lào Tây và Pù Lầu. Cụ thể: trong 603,4 ha đất chiếm dụng của KBT có 213,11 ha đất lúa màu, chỉ có 367,26 ha đất có rừng gồm: 5,3 ha rừng tự nhiên và 361,96 ha được người dân trồng luồng và một số cây khác nên tác động giảm đáng kể. Để giảm thiểu tác động đối với môi trường sinh thái, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng đã kiến nghị trồng rừng bổ sung diện tích rừng bị chiếm dụng, giao cho dân khu TĐC số 4 bảo vệ diện tích rừng phòng hộ này (xem trong phần biện pháp giảm thiểu - chương 4). Xung quanh khu vực công trình trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt của 2 KBTTN Xuân Nha, Pù Hu, có thảm rừng còn khá tốt là những nơi cư trú tốt cho động vật khi di chuyển ra khỏi khu vực thi công. 4. Tác động đến môi trường sinh thái a) Tác động đến thực vật, tài nguyên rừng. - Theo số liệu điều tra của Pecc4 diện tích bị ảnh hưởng đến thảm thực vật trong từng khu vực như sau: + Ảnh hưởng đến thảm thực vật trong khu vực lòng hồ. Các loại diện tích thảm thực vật được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.16: Diện tích thảm thực vật vùng lòng hồ bị ảnh hưởng Đơn vị: ha TT Tên địa danh Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây hàng năm Rừng TN và Trồng Tổng diện tích bị ảnh hưởng 1 Tỉnh Thanh Hoá 7,78 88,29 702,09 798,16 H. Quan Hoá 4,20 73,32 410,96 488,48 H. Mường Lát 3,58 14,97 291,13 309,68 2 Tỉnh Sơn La 8,59 204,52 367,26 580,37 H. Mộc Châu 8,59 204,52 367,26 580,37 3 Tổng cộng 16,37 292,81 1069,35 1378,53 Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 68 (Nguồn: Báo cáo điều tra thiệt hại công trình do PECC4 lập) + Ảnh hưởng đến thảm thực vật trong khu vực dự kiến TĐC – ĐC và đường dây cấp điện thi công. Các loại diện tích thảm thực vật được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.17: Diện tích thảm thực vật các khu TĐC – ĐC và đường dây đấu nối Đơn vị: ha TT Tên địa danh Đất lúa nước Đất lúa nương Đất cây HN khác Đất cây lâu năm Rừng trồng Tổng cộng 19.0 148.0 516.0 5.0 660.0 1 Tỉnh Thanh Hoá 17.0 148.0 356.0 5.0 660.0 1.1 Khu TĐC số 1 8.8 51.0 168.0 1.4 627.0 1.2 Khu TĐC số 2 5.0 68.0 153.0 2.6 0.0 1.3 Khu TĐC số 3 3.2 29.0 35.0 1.0 33.0 2 Tỉnh Sơn La 2.0 0.0 160.0 0.0 0.0 2.1 Khu TĐC số 4 2.0 160.0 0.0 0.0 - Theo tài liệu điều tra được thì thảm thực vật chủ yếu là diện tích rừng trồng (Lát, xoan, Luồng) và các loài cây trồng hàng năm của người dân (lúa, ngô, sắn …) không có các loài quý hiếm bị ảnh hưởng. - Nhu cầu chất đốt, thực phẩm của công nhân xây dựng đã làm tăng việc khai thác củi gỗ, săn bắt, buôn bán, tàng trữ gỗ và động vật trái phép, ảnh hưởng xấu đến thực động vật khu vực xung quanh. Trong các khu bảo tồn, khu bảo tồn Hang Kia – Pa Cò cách xa công trình nên khả năng khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng không xảy ra. Chỉ có KBTTN Xuân Nha, Pù Hu là bị tác động mạnh, phải có biện pháp ngăn chặn các tác động một cách tích cực. - Các kho thuốc nổ, kho xăng dầu tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao: + Để phục vụ thi công công trình thuỷ điện Trung Sơn sẽ xây dựng : 01 kho xăng dầu có khối lượng 350T, với diện tích 0,26ha, 02 kho thuốc nổ 40T có tổng diện tích 0,5 ha. + Xung quanh khu vực công trình chủ yếu là các thảm rừng trồng sản xuất (luồng, lát hoa, xoan, bạch đàn,…) và rừng tự nhiên sản xuất nên khi xảy ra cháy rừng mức độ tác động sẽ rất lớn. Vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về vận chuyển, lưu giữ và sử dụng chất nổ để tránh nguy cơ xảy ra cháy rừng. b) Tác động đến sự đa dạng sinh học trên cạn - Săn bắt động vật rừng: Sự tập trung đông người trên công trình xây dựng sẽ kéo theo một số người ở những khu vực khác tới sinh sống, làm các dịch vụ kinh doanh. Dịch vụ ăn uống sẽ không tránh khỏi có các món ăn đặc sản từ động vật rừng. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm động vật rừng mở rộng hơn sẽ khuyến khích người dân trong khu vực vào rừng săn bắt các loài động vật. - Tác động đến tập tính sinh hoạt của động vật do tiếng ồn: Động vật là loài rất nhạy cảm với tiếng ồn. Do vậy, khi dự án được triển khai xây dựng, các loài động vật ở khu vực công trình và khu vực phụ cận di chuyển ra khỏi khu vực công trình tới những vùng núi cao, yên tĩnh để sinh sống. - Thảm rừng khu vực xung quanh còn khá tốt sẽ là nơi cứ trú tốt cho các loài động vật khi chúng di chuyển khỏi khu vực dự án, chúng sẽ tản ra các khu rừng xung quanh Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 69 hoặc sang các KBT gần đó để sinh sống (di chuyển sang các KBT lân cận chủ yếu là các loài biết bay như các loài chim). Riêng đối với KBTTN Xuân Nha lòng hồ của dự án chiếm một phần diện tích trong phạm vi khu phục hồi sinh thái và vùng đệm. Tuyến đập công trình cách khu BTTN này trên 10km, hơn nữa xung quanh khu vực dự án là các vách núi cao nên tiếng ồn cũng có tác động đối với các loài động vật nhưng ở mức độ nhỏ. Khu vùng lõi khu BTTN Pù Hu (nơi có các loài cần được bảo vệ) cách khu vực mặt bằng công trình khoảng 10km nên tiếng ồn do các hoạt động xây dựng ở khu mặt bằng công trình hầu như không tác động đến động vật ở đây. Các loài động vật, đặc biệt là những loài nhạy cảm với tiếng ồn, di chuyển nhanh có phạm vi hoạt động rộng như các loài khỉ, voọc, vượn, gấu, báo hoa mai, bò tót,... sẽ di chuyển vào vùng lõi sâu trong khu bảo tồn hoặc các khu rừng phụ cận để sinh sống và kiếm ăn, điều này sẽ làm tăng mật độ loài và có thể xuất hiện các loài mới ở những khu vực có động vật di chuyển đến để tránh tiếng ồn do thi công dự án, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái và tính đấu tranh sinh tồn của sinh vật xảy ra mạnh mẽ hơn, có thể có loài sẽ bị diệt vong. Các loài không có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới cũng có thể bị chết. Các loài sống gần khu vực dân cư như: nai, hoẵng, lợn rừng,... lúc đầu chúng sẽ di chuyển ra xa khu vực công trình, thường tìm đến những khu rừng ở thung lũng hoặc vùng núi thấp vắng vẻ sinh sống rồi sau đó chúng quay trở lại những vạt rừng, nương rẫy gần công trình hoạt động kiếm ăn. Những loài thú nhỏ, chim, bò sát chỉ di chuyển khỏi khu vực ngập nước hoặc tản ra xa công trình để sinh sống. Những loài sống gắn liền với nước như rái cá, các loài chim nước (họ diệc, họ bói cá), các loài kỳ đà, các loài rắn nước, rùa nước và các loài ếch nhái sẽ chỉ di chuyển vào vùng ven bờ sinh sống. Sự di chuyển không xa của các loài thú nhỏ, chim, bò sát và ếch nhái là nguyên nhân kích thích sự săn bắt động vật của người dân trong khu vực gần đó. Song khi nhà máy đi vào hoạt động, sự ồn ào của việc xây dựng giảm đi, các loài sẽ dần trở lại hoạt động quanh khu vực. Tuy nhiên một số loài thú nhỏ như: sóc, chuột, nhông, thằn lằn khi hồ tích nước chúng không có khả năng di chuyển xa sẽ bị chết chìm trong nước. Sự mất mát trên ít có ảnh hưởng tới hệ động vật trong khu vực vì chúng là những loài phân bố rộng, có mặt ở nhiều vùng, sinh sản nhanh nên chủng quần còn lại sẽ tiếp tục sinh sản bù đắp lại. c) Tác động đến thuỷ sinh vật - Cản trở sự di cư của các loài cá và sinh vật thủy sinh giữa thượng lưu và hạ lưu sông Mã: Việc ngăn sông, xây dựng đập hồ chứa thuỷ điện Trung Sơn ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh và nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá của người dân địa phương. Khu vực dự án có một số loài cá di cư: cá Lăng, cá Măng,… do đó việc xây dựng thuỷ điện Trung Sơn sẽ có tác động đến tập tính di cư của chúng. Tuy nhiên, phía dưới thuỷ điện Trung Sơn là thuỷ điện Hồi Xuân nên dù có hay không có công trình này sự di chuyển giữa thượng lưu và hạ lưu của các loài cá di cư và sinh vật thuỷ sinh vẫn bị ngăn cản. Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nào đưa ra được các biện pháp khả thi để giảm thiểu tác động đối với các loài cá di cư. 5. Tác động đến môi trường tài nguyên nước - Tác động do việc chặn dòng sông Mã làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên và sử dụng nước đối với hạ du công trình. Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 70 - Chặn các con suối nhỏ để phục vụ cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất các khu TĐC – ĐC, làm giảm lượng nước chảy vào sông Mã - Dọc 2 bên dòng sông Mã có 2 mỏ đá, bãi đổ thải của công trình làm ô nhiễm dòng nước sông Mã và các suối trong lưu vực 3.2.3. Tác động đến môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội 1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của công nhân xây dựng, người dân vùng dự án và hạ du - Tác động do bụi, khí thải: Bụi, khí thải tác động lên đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân xây dựng trên công trường và người dân sống gần khu vực công trường. Theo kết quả dự báo của một số công trình mà công ty tư vấn đã thực hiện, khu vực có nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép của môi trường xung quanh, có tác động xấu đối với sức khoẻ của con người có bán kính khoảng 300 - 500m, riêng bán kính ảnh hưởng do các hoạt động nổ mìn lớn hơn thường trong khoảng từ 2000 - 3000m. Tuy nhiên, các hoạt động nổ mìn thường diễn ra vào thời gian các hoạt động khác tạm ngừng. Hơn nữa, khu vực công trình cách khá xa khu vực lán trại, lán trại công nhân được bố trí nằm ở đầu hướng gió (nằm ở phía bắc tuyến đập, hướng gió chính Đông Bắc, Tây Nam) nên ảnh hưởng của khí, bụi tới sức khoẻ của công nhân giảm đáng kể. Riêng các khu vực mỏ đất đá khá gần khu dân cư nên cần phải có biện pháp cảnh báo khi thực hiện nổ mìn để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho người dân xung quanh. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, khí thải đối với sức khoẻ của cán bộ, công nhân xây dựng và người dân địa phương đã được đề cập trong chương 4. - Tác động do tiếng ồn: Cũng như bụi, khí thải, tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân xây dựng và người dân địa phương xung quanh khu vực công trình, gây ra các bệnh liên quan đến thính giác. Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn đã sử dụng công thức (U.S department of transportation, 1972): M1 - M2 = 20log (R2/R1) Trong đó: M1: Độ ồn tại vị trí 1; M2: Độ ồn tại vị trí 2; R1: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 1; R2: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 2. Bảng 3.18: Độ ồn của họat động nổ mìn và các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn Loại máy Khoảng cách (m) 15 30 60 120 240 450 600 3000 Xe tải nặng 73-99 93.0 87.0 80.9 74.9 69.5 Xe ủi đất 80-98 92.0 86.0 79.9 73.9 68.5 Máy đầm nén 75-91 85.0 79.0 72.9 66.9 61.5 Máy nén khí 72-89 83.0 77.0 70.9 64.9 59.5 Cần trục di động 78-98 92.0 86.0 79.9 73.9 68.5 Máy cưa 83-85 79.0 73.0 66.9 60.9 55.5 Máy khoan 79-102 96.0 90.0 83.9 77.9 72.5 70,0 Máy trộn bê tông 74-88 82.0 76.0 69.9 63.9 58.5 Máy xúc 75-86 80.0 74.0 67.9 61.9 56.5 Máy đầm rung 73-83 77.0 71.0 64.9 58.9 53,5 Nổ mìn 95-115 109.0 103.0 96.9 90.9 85.5 78,5 69,0 Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 71 Kết quả trình bày trong bảng cho thấy khi quãng đường tăng lên gấp đôi thì tiếng ồn sẽ giảm khoảng 6dB. Như vậy trong phạm vi 450 m từ nguồn tiếng ồn phát ra từ hầu hết các phương tiện, máy móc, thiết bị đều nhỏ hơn 70dB. Với sự bố trí lán trại và phân bố dân cư như hiện nay tác động của tiếng ồn đối với sức khoẻ của công nhân xây dựng và người dân địa phương được đánh giá ở mức không lớn. Sức khoẻ của công nhân chỉ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi và các khí thải chủ yếu trong thời gian làm việc. - Tác động do tập trung công nhân: + Công nhân xây dựng tập trung trên công trường có thể mang theo những bệnh lạ đến và lây truyền sang cho người dân địa phương. + Việc tập trung một lực lượng công nhân lớn trên công trường tại vị trí thi công khu đầu mối và khu lán trại công nhân thì sự phát thải các chất ô nhiễm còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, là nguy cơ phát sinh và lan truyền mầm bệnh. Các công trình vệ sinh tạm thời nếu không được tổ chức và quản lý tốt sẽ làm giảm chất lượng vệ sinh môi trường tại khu vực. Điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo có thể làm phát sinh các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân xây dựng. - Tác động do quá trình thi công: Các tai nạn lao động có thể xẩy ra trong quá trình thi công tại các vị trí mỏ vật liệu, khu xây dựng đập chính, nhà máy ... nếu công nhân xây dựng không tuân thủ các quy định về anh toàn lao động và biện pháp an toàn cho công trình như: Tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình nổ mìn phá đá thi công, tai nạn điện giật… Trong một số trường hợp, trong quá trình thi công, các nguồn ô nhiễm (bụi, khí thải, tiếng ồn,...) ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người làm cho người công nhân mệt mỏi, choáng váng, ngất khiến họ không còn chủ động được trong công việc dẫn đến các tai nạn lao động. Các tai nạn lao động xẩy ra trong quá trình thi công có thể gây thương tích và làm thiệt mạng trực tiếp đối với công nhân xây dựng trên công trường. Ngoài ra, nếu không có biện pháp an toàn, cảnh báo thích hợp trong quá trình thi công có thể gây thiệt mạng và thương vong cho người dân sống và hoạt động gần khu vực thi công. - Tác động do các sự cố về môi trường: + Tác động do trượt lở, đổ lở đất đá: Sự cố trượt lở, đổ lở đất đá có thể gây thương tích cho người điều khiển các phương tiện giao thông, công nhân thi công hố móng, kênh dẫn, khai thác mỏ… + Tác động do cháy nổ kho xăng dầu, kho thuốc nổ: Sự cố do cháy nổ có thể nguy hiểm đến tính mạng của con người: Bán kính an toàn khi nổ mìn khoảng 184,2m, trong phạm vi này con người không được phép hoạt động. Nguy cơ cháy nổ ở khu vực kho thuốc nổ, kho xăng dầu là rất lớn, vì vậy các biện pháp an toàn cho các kho sẽ được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Vị trí kho xăng dầu là hạng mục số 9 và 12 trên sơ đồ tổng mặt bằng xây dựng công trình. + Tác động do sự cố đê quai thượng hạ lưu: Các nguyên nhân có thể làm vỡ đê quai: Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 72 + Lưu lượng và mực nước lớn nhất của lũ thi công vượt lưu lượng và mực nước lớn nhất theo thiết kế Qdẫn dòng thi công (có nghĩa Qlũ> 5000 m3/s trong năm chuẩn bị và năm XD1; Qlũ> 6200 m3/s trong năm XD2 và năm XD3; Qlũ> 12046 m3/s trong năm XD4. + Nguy cơ làm vỡ đê quai do chất lượng của vật liệu đắp đập không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. + Trong quá trình thi công chưa đạt cao độ thiết kế gặp lũ tiểu mãn vượt thiết kế. + Nguy vỡ đê quai thi công do đơn vị thi công không đúng theo cao trình thiết kế, hoặc chất lượng vật liệu và các hệ số đầm nén không đạt tiêu chuẩn. Tác động: Sự cố vỡ đê quai thượng hạ lưu không chỉ làm thiệt hại tài sản, kinh tế của chủ đầu tư, của người dân vùng hạ du mà còn có thể gây thương vong hoặc làm thiệt mạng công nhân trên công trường và người dân các làng bản 2 bên bờ sông phía hạ du sông Mã. 2. Ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn, công tác quản lý của chính quyền địa phương; văn hoá và phong tục tập quán của người dân vùng dự án - Ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, an ninh trật tự trên địa bàn và công tác quản lý của chính quyền địa phương: Việc tập trung đông công nhân trên công trường (chủ yếu là nam giới), người đi theo, dân di cư tự do có thể dẫn tới sự sang nhượng đất đai trái phép; xung đột giữa các nhóm lao động, xung đột giữa các nhà thầu thi công, xung đột giữa cán bộ, công nhân xây dựng với người dân địa phương; làm phát sinh các tệ nạn xã hội (buôn bán, tiêm chích ma tuý, mại dâm,…); ... gây khó khăn trong việc kiểm soát an ninh quốc phòng, an ninh trật tự, quản lý, phòng chống các tệ nạn xã hội. Cán bộ, công nhân xây dựng, người đi theo (gia đình: vợ chồng, con cái,...) và dân di cư do đến khu vực công trường gây biến động dân cư trong vùng dự án, làm tăng tạm thời mật độ dân cư, số lượng người lưu trú tại địa phương gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, an ninh xã hội,…của chính quyền địa phương các xã, huyện vùng dự án. - Ảnh hưởng đến văn hoá, phong tục tập quán của người dân địa phương: Khu vực dự án chủ yếu là người dân tộc Thái, một phần nhỏ là dân tộc Mông sống quần tụ theo họ hàng dòng tộc, theo cộng đồng làng bản, mang tính cộng đồng cao và có nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc. Công nhân xây dựng trên công trường đến từ các nơi khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, có nền văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, do đó trên địa bàn xã vùng dự án sẽ xảy ra sự pha trộn, giao thoa giữa các nền văn hoá và có thể làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc vốn có ở đây. 3. Ảnh hưởng đến giao thông: - Khi triển khai xây dựng dự án, một số lượng lớn các phương tiện giao thông được huy động để vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu lấy từ nơi khác về công trường và nội bộ trên công trường làm tăng mật độ, lưu lượng xe ảnh hưởng đến hoạt động giao thông của các tuyến đường và có thể gây sụt lún nền đường các tuyến đường giao thông đến công trường và các đường nội bộ khu vực dự án (liên xã, liên thôn). Đường trong khu vực hiện nay chủ yếu là đường đất, đường mòn nên vào mùa mưa sự hoạt động của các phương tiện sẽ làm cho đường thêm lầy lội. Để giảm thiểu sự tác động đối với các hoạt động giao thông trong khu vực cần có sự điều tiết xe phù hợp, các thiết bị, máy móc cồng kềnh, quá khổ cần phải được chuyên Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 73 trở bằng xe chuyên dụng và nên thực hiện vào ban ngày, hạn chế vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu vào mùa mưa. 4. Ảnh hưởng đến kinh tế, nghề nghiệp của người dân và xã vùng dự án - Về số dân phải di chuyển: Khi xây dựng công trình, Số hộ bị ảnh hưởng khi thu hồi đất để xây dựng công trình và lòng hồ theo phương án chọn như sau: Bảng 3.19: Tổng hợp số hộ/số khẩu ảnh hưởng khu vực lòng hồ và công trình TT Địa danh Số hộ Số khẩu Phần % số hộ ảnh hưởng so với tổng số hộ trong xã 1 Tỉnh Thanh Hoá 277 1587 1.1 H. Quan Hoá 152 915 Xã Trung Sơn 152 915 34,2% Bản Tà Bán 119 769 Bản Xước 23 107 Bản Quán Nhục 10 39 1.2 H. Mường Lát 125 672 Xã Mường Lý 80 433 10,7% Bản Tài Chánh 34 183 Bản Nàng 42 227 Bản Muống 2 4 23 Xã Trung Lý 36 201 3,7% Bản Lìn 16 95 Bản Chiềng Lý 16 78 Bản Pa Búa 4 28 Xã Tam Chung 9 38 1,6% Bản Poom Khuông 4 22 Bản Kha Ni 5 16 2 Tỉnh Sơn La 155 766 2.1 H. Mộc Châu 155 766 Xã Tân Xuân 151 741 26,3% Bản Tà Lào Đông 100 455 Bản Tà Lào Tây 51 286 2.2 Xã Xuân Nha (mới) 4 25 0,15% Bản Pù Lầu 4 25 Tổng 432 2353 (Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể di dân tái định cư do PECC4 lập) - Về kinh tế: Khi dự án thu hồi đất để xây dựng đã làm thiệt hại tài sản, cây cối hoa màu và các công trình trên đất của các hộ gia đình, các xã vùng dự án, ảnh hưởng đến thu nhập, nghề nghiệp của các hộ bị ảnh hưởng. Khối lượng thiệt hại như sau: Bảng 3.20: Khối lượng thiệt hại khu vực lòng hồ TT Nội dung ĐVT Khối lượng Ghi chú 1 Nhà cửa 1.1 Huyện Mộc Châu Xã Xuân Nha (cũ) Nhà cấp IV m2 171 Nhà sàn m2 8426,13 Nhà tranh m2 239,5 Bếp, kho và chuồng trại m2 3113,7 1.2 Huyện Quan Hoá Thuỷ điện Trung Sơn DAĐT Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 74 Xã Trung Sơn Nhà cấp IV m2 186,75 Nhà sàn m2 7142,14 Nhà tranh m2 1076,6 Bếp, kho và chuồng trại m2 3541,37 1.3 Huyện Mường Lát Xã Trung Lý Nhà sàn m2 1428,47 Nhà tranh m2 43 Bếp, kho và chuồng trại m2 904,58 Xã Mường Lý Nhà cấp III m2 180,95 Nhà cấp IV m2 138,4 Nhà sàn m2 3734,17 Nhà tranh m2 30,36 Bếp, kho và chuồng trại m2 1787,47 Xã Tam Chung Nhà sàn m2 55 Nhà tranh m2 Bếp, kho và chuồng trại m2 73,5 2 Vật kiến trúc Mồ mả cái 20 3 Công trình công cộng, giao thông, thủy lợi Đường liên xã km 10,5 Đường liên thôn km 32,0 Cầu treo m 50 Trường học m2 737,89 Nhà ở giáo viên m2 61,25 Nhà văn hoá m2 77 Trạm y tế m2 73 Trạm kiểm lâm Tà Cóm m2 42 4 Cây cối, hoa màu 4.1 Tỉnh Thanh Hoá A Cây lấy gỗ, cây đặc sản Xà cừ, bạch đàn, phi lao, keo lá chàm cây 426 Luồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVietnamEIATSHPPApprovedMoNREJune172008(VN).pdf
  • pdfBaoCaoPhanhoiYkienThamvan.pdf
  • pdfComprehensiveConsultationReport15Jan2011V3.pdf
  • pdfSESIAThamvan.pdf
  • pdfVietnamEIATSHPPApprovedMoNREJune172008(VN)_2.pdf
Tài liệu liên quan