Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. GIỚI THIỆU VỀDỰÁN . 1

2. MỤC ĐÍCH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 1

3. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. 2

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 2

5. CĂN CỨPHÁP LUẬT VÀ KỸTHUẬT LIÊN QUAN . 3

a/- Căn cứpháp luật . 3

b/- Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam . 5

c/- Nguồn cung cấp sốliệu dữliệu . 6

6. ĐƠN VỊTHỰC HIỆN . 7

CHƯƠNG 1: . 9

1. MÔ TẢTÓM TẮT DỰÁN . 9

1.1. TÊN DỰÁN . 9

1.2. CHỦDỰÁN . 9

1.3. VỊTRÍ ĐỊA LÝ DỰÁN . 9

1.4. NỘI DUNG CƠBẢN CỦA DỰÁN . 12

1.4.1. Hướng tuyến . 12

1.4.2. Các thông sốkỹthuật của dựán . 14

1.4.3. Các giải pháp thiết kế. 14

1.4.4. Phương án tổchức thi công . 25

1.4.5. Cung cấp vật liệu xây dựng, vịtrí bãi thải và tuyến đường vận chuyển . 28

1.4.6. Kếhoạch, phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. 29

1.4.7. Tổchức thực hiện và Tiến độxây dựng dựkiến . 30

1.4.8. Tổng mức đầu tưvà nguồn vốn . 30

CHƯƠNG 2: . 32

2. ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾXÃ HỘI KHU VỰC DỰÁN . 32

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN . 32

2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo . 32

2.1.2. Đặc điểm khí hậu khu vực . 33

2.1.3. Đặc điểm thủy văn . 35

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰÁN . 36

2.2.1. Chất lượng không khí . 36

2.2.2. Tiếng ồn và Độrung . 37

3.1.1. Chất lượng nước mặt . 38

2.2.3. Chất lượng nước ngầm . 40

2.2.4. Chất lượng môi trường đất . 42

2.3. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ HỆSINH THÁI KHU VỰC . 44

2.3.1. Tài nguyên khoáng sản . 46

2.3.2. Hệsinh thái thực vật . 46

2.3.3. Hệsinh thái động vật . 47

2.4. HIỆN TRẠNG KINH TẾXÃ HỘI KHU VỰC DỰÁN . 47

2.4.1. Một sốnét nổi bật về đặc điểm Kinh tếxã hội tỉnh Thái Nguyên . 47

2.4.2. Một sốnét nổi bật về đặc điểm kinh tếthành phốThái Nguyên . 50

2.4.3. Tình hình kinh tếxã hội các xã/phường thuộc khu vực dựán . 51

CHƯƠNG 3: . 55

3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . 55

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊMẶT BẰNG . 55

3.1.1. Các tác động có nguồn gốc không liên quan tới nguồn thải . 55

3.1.2. Đối tượng và quy mô tác động. 57

3.1.3. Dựbáo các sựcốmôi trường có thểxảy ra trong giai đoạn GPMB . 58

3.1.4. Đánh giá tác động . 58

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG . 59

3.2.1. Các nguồn tác động . 60

3.2.2. Đối tượng, phạm vi tác động . 76

3.2.3. Đánh giá các sựcốmôi trường . 79

3.2.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công dựán . 80

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH . 80

3.3.1. Nguồn gây tác động đến môi trường . 80

3.3.2. Đối tượng, phạm vi tác động . 93

3.4. ĐÁNH GIÁ VỀPHƯƠNG PHÁP SỬDỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM . 94

3.4.1. Đánh giá đối với các tính toán vềlưu lượng, nồng độvà khảnăng phát tán khí

độc hại và bụi . 95

3.4.2. Đánh giá đối với các tính toán vềphạm vi tác động do tiếng ồn . 95

3.4.3. Đánh giá đối với các tính toán vềtải lượng, nồng độvà phạm vi phát tán các

chất ô nhiễm trong nước thải . 95

CHƯƠNG 4: . 97

4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU . 97

4.1. GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ, CHUẦN BỊMẶT BĂNG THI CÔNG. 97

4.1.1. Nghiên cứu, đánh giá cụthểvềvịtrí và hiện trạng khu vực dựán . 97

4.1.2. Thực hiện công tác bồi thường tái định cư. 98

4.1.3. Thực hiện công tác hỗtrợcộng đồng . 100

4.1.4. Công tác ứng phó với các sựcố. 101

4.2. GIAI ĐOẠN THI CÔNG . 102

4.2.1. Đềxuất biện pháp đối với nguồn tác động liên quan tới chất thải . 102

4.2.2. Đềxuất biện pháp đối với nguồn tác động không liên quan tới chất thải . 109

4.2.3. Đềxuất các biện pháp ứng phó sứcố. 116

4.3. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH . 117

4.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí . 117

4.3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độrung . 118

4.3.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước mưa chảy tràn . 118

4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động từhoạt động xây dựng 2 bên đường118

4.3.5. Các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông . 118

CHƯƠNG 5: . 120

5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 120

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 120

5.1.1. Mục đích của chương trình quản lý môi trường . 120

5.1.2. Trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý môi trường . 120

5.1.3. Chương trình quản lý môi trường . 125

5.2. KẾHOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 143

5.2.1. Mục tiêu . 143

5.2.2. Cơquan giám sát . 143

5.2.3. Nội dung chương trình giám sát môi trường .143

5.2.4. Nhân lực giám sát . 143

5.2.5. Phương pháp quan trắc, giám sát và thiết bị. 143

5.2.6. Lập báo cáo . 143

CHƯƠNG 6: . 147

6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG . 147

6.1. Ý KIẾN CỦA CÁC BAN NGÀNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG . 147

6.2. Ý KIẾN CỦA CÁC HỘDÂN CƯ. 148

6.3. GIẢI TRÌNH CỦA CHỦDỰÁN. 148

7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊVÀ CAM KẾT . 150

1. Kết luận . 150

2. Kiến nghị. 150

3. Cam kết . 151

PHỤLỤC . 154

pdf162 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mùi cục bộ do khí thải phát sinh từ quá trình phân huỷ sinh học và ô nhiễm nguồn nước mặt do bị rửa trôi bởi nước mưa chảy tràn.  Ô nhiễm chất thải rắn nguy hại CTR nguy hại phát sinh tại công trường rất đa dạng, tuy nhiên khối lượng phát sinh không lớn. Nguồn thải này chứa đựng nhiều chất nguy hại và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường lớn. Các nguồn thải có thể kể đến bao gồm: - Chất thải nguy hại do các quá trình chùi rửa, bảo trì máy móc và các bình acquy của các phương tiện vận chuyển thải ra, tuy nhiên lượng chất thải này được dự báo là không nhiều. - Chất thải rắn phát sinh trong quá trình vận hành thiết bị như: Chi tiết máy hỏng hóc, giẻ lau máy... nhưng không nhiều. - Chất thải rắn phát sinh trong quá trình dải nhựa đường. 3.2.1.2. Các tác động không liên quan đến nguồn thải 1/- Tác động do ô nhiễm tiếng ồn Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu và đường dẫn, ngoài các nguồn liên TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 70 quan tới chất thải kể trên, tác động do tiếng ồn và rung chấn cũng là 1 yếu tố mang bản chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải và máy móc thi công như máy đào, máy xúc, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện,… Tiếng ồn thi công nhìn chung là không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các máy móc, thiết bị được sử dụng. Hiện nay không chỉ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều lấy tiêu chuẩn tiếng ồn điển hình của các phương tiện, thiết bị thi công của “Uỷ ban BVMT U.S - Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31/12/1971” làm căn cứ để kiểm soát mức ồn nguồn. Chi tiết được trình bày trong Bảng 3-12. Bảng 3-12: Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m Đơn vị: dB TT Hoạt động thi công Mức ồn ở khoảng cách 2m I Dọn dẹp mặt bằng thi công 1 Máy ủi, gạt 80 2 Xe nâng 72 – 84 3 Xe tải 83 – 94 II San nền và đầm chặt 1 Máy san 80 – 93 2 Xe lu 73 – 75 III Rải đường 1 Máy rải 86 – 88 2 Xe tải 83 – 94 3 Máy đầm 74 – 77 IV Đào và vận chuyển đất 1 Máy ủi 80 2 Máy gầu ngoạm 72 – 93 3 Xe tải 83 – 94 4 Máy nạo 80 – 83 V Thi công công trình 1 Máy hàn 71 – 82 2 Máy trộn bê tông 74 – 88 3 Bơm bê tông 81 – 84 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 71 TT Hoạt động thi công Mức ồn ở khoảng cách 2m 4 Máy nén không khí 74 – 87 5 Dụng cụ bơm hơi 81 – 98 6 Máy ủi 80 7 Xe chở xi măng và đất 83 – 94 8 Xe tải 83 – 94 Nguồn: Uỷ ban BVMT U.S Quá trình lan truyền của âm thanh trong không khí phụ thuộc vào đặc trưng của song âm (tần số và bước sóng). Trong trường hợp nếu âm thanh được tạo ra từ một điểm thì một hệ thống sóng cầu sẽ lan truyền ra khu vực xung quanh với tốc độ 363m/s cho âm thanh đầu tiên sinh ra (U.S department of Transportation, 1992). Trong quá trình lan truyền sóng âm trong không khí, chiều cao của sóng (cường độ âm thanh) ở bất kỳ điểm nào cho trước sẽ giảm đi do tổn thất năng lượng trong quá trình lan truyền âm thanh từ nguồn điểm sẽ được biểu diễn bằng công thức sau: Li = Lp - ∆Ld – ∆Lc (dB) Trong đó: - Li : Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn ồn ở khoảng cách d (m). - Lp : Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn. - ∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i ∆Ld = 20. log {(r2/r1)1+a}. Trong đó: + r1: Khoảng cách từ nguồn gây ồn Lp + r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách tương ứng với Li (m) + a: Hệ số hấp thụ riêng tiếng ồn với địa hình mặt đất (a=0) - ∆Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản. Áp dụng với địa hình thực tế thi công có địa hình rộng, trong bán kính 100 – 200m từ khu thi công và tính với giả thiết không có vật cản, ∆Lc = 0 Từ các công thức trên, có thể tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 100m và 200m. Kết quả được thể hiện như sau: Bảng 3-13: Mức độ tiếng ồn do các phương tiện thi công gây ra ở khoảng cách 100m và 200m Đơn vị: dB TT Hoạt động thi công Mức ồn ở khoảng cách 2m Mức ồn tối đa ở khoảng cách 100m Mức ồn tối đá ở khoảng cách 200m I Dọn dẹp mặt bằng thi công TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 72 TT Hoạt động thi công Mức ồn ở khoảng cách 2m Mức ồn tối đa ở khoảng cách 100m Mức ồn tối đá ở khoảng cách 200m 1 Máy ủi, gạt 80 46 40 2 Xe nâng 72 – 84 50 44 3 Xe tải 83 – 94 60 54 II San nền và đầm chặt 1 Máy san 80 – 93 59 53 2 Xe lu 73 – 75 41 35 III Rải đường 1 Máy rải 86 – 88 54 48 2 Xe tải 83 – 94 60 54 3 Máy đầm 74 – 77 43 37 IV Đào và vận chuyển đất 1 Máy ủi 80 46 40 2 Máy gầu ngoạm 72 – 93 59 53 3 Xe tải 83 – 94 66 54 4 Máy nạo 80 – 83 49 83 V Thi công công trình 1 Máy hàn 71 – 82 48 42 2 Máy trộn bê tông 74 – 88 54 48 3 Bơm bê tông 81 – 84 50 44 4 Máy nén không khí 74 – 87 53 47 5 Dụng cụ bơm hơi 81 – 98 64 58 6 Máy ủi 80 46 40 7 Xe chở xi măng và đất 83 – 94 60 54 8 Xe tải 83 – 94 60 54 TC 3733/2002/BYT 90 - - TCVN 5949 - 1998 Từ 6h đến 18h Từ 18h đến 22h Từ 22h đến 6h Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh 50 45 40 Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính 60 55 50 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất 75 70 50 Nguồn: Uỷ ban BVMT U.S TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 73 Ghi chú: - TC 3733/2002/BYT: Đối với khu vực sản xuất - TCVN 5949 – 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Kết quả tính toán cho thấy, tiếng ồn sinh ra do các phương tiện giao thông và thiết bị thi công trên công trường đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu vực thi công theo tiêu chuẩn TC 3733/2002/BYT. Đối với khu vực dân cư và cộng đồng, trong thời gian từ 6h sáng đến 18h tối hầu hết các hoạt động thi công không gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Tuy nhiên đối với một số khu vực nhạy cảm như trường học Dương Tự Minh (gần điểm đầu dự án) và khu dân cư Tổ 1, tổ điện lực 1 (phường Quan Triều), Tổ Quang Vinh 1, 2 (Phường Quang Vinh), khu dân cư xóm Vải, thôn Cổ Rùa, thôn Phú lộc (xã Cao Ngạn) (tính trong trong thời gian từ 18h tối đến 6h sáng hôm sau) các hoạt động thi công cầu và đường dẫn đều gây ra tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, trong quá trình thi công thực tế, nhiều thiết bị máy móc có thể vận hành cùng một lúc tại cùng vị trí vì vậy, mức độ ảnh hưởng bởi tiếng ồn có thể lớn hơn giá trị dự báo. Do các điều kiện thực tế tương đối phức tạp, khó có thể khẳng định chắc chắc mức độ âm thanh thêm vào để tính toán. Các vị trí nhạy cảm về tiếng ồn dọc tuyến chủ yếu là các khu dân cư và trường học. Thông qua việc phân tích các khu vực nhạy cảm bị ảnh hưởng và cơ cấu của dự án, nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ trong quá trình thi công sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường sống của các khu vực này. 2/- Tác động của độ rung Mức rung động của các phương tiện máy móc trong quá trình thi công có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào các yếu tố như: chất đất lòng đường, tốc độ chuyển động của xe. Gia tốc rung L(dB) được tính như sau: L = 20.log(a/ao), dB Trong đó: a - RMS của biên độ gia tốc (m/s2); ao- RMS tiêu chuẩn (ao= 0,00001m/s2) Mức rung của các phương tiện thi công (dB) như sau: Bảng 3-14. Mức rung phát sinh từ các máy móc thiết bị xây dựng TT Máy móc thiết bị Mức rung cách thiết bị 10 m Mức rung cách thiết bị 30m Mức rungcách nguồn 60m 1 Máy khoan 75 65 55 2 Máy trộn bê tông 76 66 56 3 Máy bơm bê tông 68 58 48 4 Máy đầm bê tông 82 72 62 5 Xe tải 74 64 54 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 74 TT Máy móc thiết bị Mức rung cách thiết bị 10 m Mức rung cách thiết bị 30m Mức rungcách nguồn 60m 6 Máy cẩu 77 67 57 7 Máy san ủi đất 79 69 59 8 Máy hàn 75 65 55 9 Máy gầu ngoạm 77 67 57 10 Xe nâng 71 61 51 11 Máy nén Diesel 81 71 61 TCVN 6962-2001 75 75 75 *Ghi chú: Bảng chuyển đổi giá trị mức gia tốc rung tính theo đêxiben (dB) và gia tốc rung tính theo mét trên giây bình phương (m/s2) Mức gia tốc rung, dB 55 60 65 70 75 Gia tốc rung, m/s2 0,006 0,010 0,018 0,030 0,055 Nhận xét: Kết quả tính cho thấy ở khoảng cách >30 m, mức rung từ các phương tiện xe, máy thi công bảo đảm giới hạn cho phép theo TCVN 6962-2001 đối với khu vực thi công và khu vực dân cư. Tuy nhiên ở khoảng cách <10m, người công nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi độ rung, vì vậy nhà thầu phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu để bảo đảm sức khoẻ cho công nhân lao động trên công trường. 3/- Tác động tới môi trường nước ngầm Các nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm trong quá trình thi công, xây dựng cụ thể như sau: - Quá trình thi công đóng cọc, khoan, đào hố xây dựng mố và trụ cầu sẽ gây thủng tầng đất mặt tạo ra sự trao đổi trực tiếp giữa nước mặt bị ô nhiễm và nước ngầm, gây ô nhiễm tầng nước ngầm. - Đối với các tầng nước ngầm nông, việc đào đắp, san ủi mặt bằng sẽ làm cho các mạch nước ngầm bị lộ ra, nước mặt và nước mưa chứa chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nên sự ô nhiễm tầng nước ngầm. Theo phương án thi công, Dự án sẽ dùng máy khoan chuyên dụng để thi công cọc khoan nhồi, rung hạ ống vách thép và liên kết ống vách thép với hệ khung chống trong, đổ bê tông theo phương pháp dịch chuyển thẳng đứng ống dẫn, lần lượt thi công hết các cọc khoan nhồi trong móng, thời gian thi công mỗi cọc khoan nhồi chỉ khoảng 5-7 ngày/cọc và cầu được thi công vào mùa cạn nên khả năng xâm nhập của nước mặt vào nước ngầm là rất hạn chế. Các lỗ khoan cọc nhồi của Dự án có độ sâu tối đa là 37m do vậy sẽ tác động đến tầng nước sinh hoạt mà người dân đang sử dụng. Vì vậy cần phải bảo vệ các tầng nước ngầm bên trên, nếu các tầng trên bị ô nhiễm thì cũng gây ảnh hưởng đến tầng dưới. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 75 4/- Tác động tới môi trường đất Theo đánh giá chung, số lượng chất thải rắn trong giai đoạn thi công không lớn bao gồm các loại như gạch, đá, sỏi, cát, xi măng, sắt thép, gỗ và giấy.... Một số trong các chất thải này có thể thu gom, phân loại để tái sử dụng. Một số khác như vụn bê tông, cặn dầu mỡ... Nhà thầu sẽ phải thu gom vận chuyển đến bãi thải quy định của địa phương. Các tác động này sẽ mất đi khi dự án đi vào hoạt động. 5/- Gia tăng dân số đột biến trong khu vực, gây mất an ninh trật tự Quá trình thi công thực hiện dự án sẽ thu hút khoảng 60 lao động bao gồm lao động kỹ thuật (từ nơi khác đến) và lao động phổ thông (từ nơi khác hoặc tại địa phương). Số lượng lao động này so với lượng dân cư sinh sống tại 2 bên đường dẫn là không nhiều nhưng cũng đủ để gây ra những xáo trộn nhất định tại khu vực. Tuy vậy, sự gia tăng này chỉ mang tính tạm thời và thực tế số lượng này sẽ giảm đáng kể do chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động phổ thông là người địa phương của Chủ đầu tư. Với tác động từ quá trình gia tăng dân số đột biến lực lượng lao động thi công xây dựng (đây chủ yếu là các thanh niên), hoạt động sinh hoạt của lực lượng này đặc biệt trong những ngày nghỉ sẽ gây ra những thay đổi nhất định tới cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Điều này sẽ trở nên phức tạp khi hình thành các mối quan hệ quen biết, công tác, buôn bán,... giữa công nhân và dân cư thành phố sống trong và lân cận khu vực dự án. Các tác động tiêu cực đem lại có thể là trộm cắp, xung đột, gây rối, làm mất an ninh trật tự khu vực, các bệnh xã hội mại dâm, HIV/AID cũng theo đó nhanh chóng phát triển. 6/- Tác động đến dòng chảy, bồi lắng và xói lở bờ sông Hoạt động xây dựng cầu Quang Vinh và sự có mặt của cây cầu trong tương lai chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới dòng chảy và cán cân xói lở - bồi tụ sông Cầu. Theo quan trắc của nhóm Tư vấn môi trường, bờ phía bắc cầu Quang Vinh (phía xã Cao Ngạn) có hiện tượng xói lở, nước sông chảy nhanh và đục. Bờ phía nam (phía Phường Quang Vinh) có hiện tượng bồi tụ, nước chảy chậm và trong hơn bờ bắc. Hiện tượng xói lở, bồi tụ có thể do những nguyên nhân chính sau: - Do chênh lệnh biên độ triều cao; - Do nền địa chất kém bền vững; - Do tác động của mưa gió làm rửa trôi lớp đất mặt, xuất hiện vết nứt; - Do tác động của các phương tiện giao thông đường thủy; - Do xuất hiện các trụ cầu trong lòng sông… Khi dòng chảy trên sông bị thu hẹp do công trình cầu, tại khu vực gần cầu Quang Vinh sẽ xảy ra hiện tượng xói chung và xói cục bộ. Tại thượng lưu cầu nước sông sẽ bị dâng lên và độ dâng lớn nhất so với đường mặt nước tự nhiên sẽ xuất hiện trước thượng lưu cầu một đoạn khá xa. Hiện tượng nước chảy chậm dần trên đoạn thượng lưu cầu, sau đó lại tăng nhanh trong đoạn sông gần cầu sẽ làm xói lở tại khu vực gần cầu. Phía hạ lưu cầu, tốc độ nước chảy chậm dần theo dòng chảy làm cho khả TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 76 năng tải phù sa dọc sông giảm dần và lòng sông sẽ bị bồi lắng. Diễn biến bồi xói tại đoạn sông Cầu nơi xây dựng cầu Quang Vinh sẽ diễn ra rất phức tạp. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, để bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình cầu, Tư vấn thiết kế sẽ phải tính toán diễn biến lòng sông cho các giai đoạn bằng các mô hình thủy văn và thủy lực. Trong giai đoạn thi công, sự tập trung phương tiện thi công trên mặt sông, các đà giáo, các công trình tạm và các trụ cầu không những làm cản trở giao thông mà còn có thể thay đổi dòng chảy dẫn đến thay đổi cán cân bồi - xói ở sông. Các vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công có thể tham gia vào quá trình bồi sông. Sự tập trung đồng thời các phương tiện tham gia vận chuyển vật liệu, tham gia thi công, sẽ tạo sóng mạnh vỗ bờ liên tục. Nếu các ngọn sóng này sẽ đe dọa đến xói lở bờ sông. Tác động này là khó tránh khỏi đối với quá trình xây dựng cầu, tuy nhiên sau khi Dự án hoàn thành và trải qua thời gian đầu thì chế độ dòng chảy sẽ dần ổn định và quá trình xói lở không còn bị tác động bởi Dự án. 7/- Gây ùn tắc,tại nạn giao thông khu vực Khi thi công cầu Quang Vinh, việc tập trung các máy móc, thiết bị phục vụ thi công, xe vận chuyển vật liệu hạng nặng sẽ gây cản trở, ách tắc giao thông tạm thời trên trục đường quốc lộ 3 đoạn nút giao với đường Dương Tự Minh, các đường phố ngang Nút giao đường vào UBND xã Cao Ngạn, Nút giao ngã ba núi Voi đi QL 1B,... đồng thời cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông do các phương tiện này gây ra trên các trục giao thông trên. Ngoài ra, quá trình thi công thực hiện trên từng nửa phân đoạn ngắn, các phương tiện giao thông khu vực sẽ chỉ được lưu thông trên nửa phân đoạn còn lại của phân đoạn đang thi công nên dễ gây ra ách tắc. Vấn đề ách tắc sẽ càng trầm trọng hơn khi đơn vị thi công Cầu Quang Vinh, do vậy đòi hỏi Chủ đầu tư phải có giải pháp kỹ thuật hợp lý để giải quyết vấn đề này. 8/- Tai nạn lao động Trong giai đoạn thi công các tai nạn có thể xẩy ra từ các công đoạn: - Vận chuyển vật liệu ra vào công trường thi công của các phương tiện cơ giới và có thể dẫn đến các tai nạn do chính bản thân các xe cộ này gây ra. - Khi thi công chất đống và bốc dỡ các loại vật liệu xây dựng có thể rơi vỡi, gây tai nạn. - Thi công hệ thống điện trong cơ sở, sự va chạm vào các đường dây điện, bão gió gây đứt dây điện đều có thể gây ra tai nạn đáng tiếc... Tác động này là đặc biệt nghiêm trọng bởi con người là đối tượng chịu tác động đầu tiên khi có sự cố tai nạn xẩy ra. Tai nạn lao động xẩy ra có thể do nhiều yếu tố tạo ra, có cả chủ quan lẫn khách quan đem lại và hậu quả có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng con người và vật chất kèm theo. 3.2.2. Đối tượng, phạm vi tác động 3.2.2.1. Nguời dân địa phương TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 77 Khi thi công xây dựng dự án, những hộ dân sinh sống hai bên đường dọc theo tuyến dự án sẽ là những người bị tác động đáng kể do bị ảnh hưởng bởi các nguồn tác động như ô nhiễm bụi, tiếng ồn và hậu quả ùn tắc giao thông. Khu vực ảnh hưởng có thể kể đến là khu dân cư Tổ 1, tổ điện lực 1 (phường Quan Triều), Tổ Quang Vinh 1, 2 (Phường Quang Vinh), khu dân cư xóm Vải, thôn Cổ Rùa, thôn Phú lộc (xã Cao Ngạn). Ngoài ra, các học sinh của trường Dương Tự Minh (gần điểm đầu dự án) cũng là những đối tượng chịu tác động đáng kể khi dự án đi vào giai đoạn thi công xây dựng. 3.2.2.2. Công nhân lao động Người công nhân là những đối tượng là những người có nguy cơ bị tai nạn lao động nhiều nhất. Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm bụi và tiếng ồn, những công nhân thi công dự án (60 người) cũng sẽ là những đối tượng chịu tác động đầu tiên do họ là những người tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm ngay tại nguồn thải và quá trình tác động sẽ kéo dài suốt toàn bộ thời gian thi công là 20 tháng. Hậu quả có thể đem lại cho người lao động là chấn thương do tai nạn, mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp, tiêu hoá,... do đó Chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và đảm bảo môi trường sinh hoạt cho công nhân thi công. 3.2.2.3. Môi trường tự nhiên khu vực  Tác động tới các loài sinh vật Các tác động đến các loài sinh vật dọc theo tuyến đường dẫn và xung quanh khu vực xây dựng cầu chủ yếu xuất phát từ việc chiếm dụng đất, dẫn đến việc phá hủy các thảm thực vật trên mặt đất, do đó ảnh hưởng đến cả hệ thống động thực vật trong khu vực.  Tác động tới thực vật Trong thời gian thi công, dự án xây dựng cầu sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến thảm thực vật. Như mô tả ở trên, toàn bộ dự án sẽ chiếm dụng 57% diện tích đất nông nghiệp, ao, hồ, vườn, đồi. Việc chiếm dụng vĩnh viễn những diện tích đất bởi dự án sẽ dẫn đến sự suy giảm của lớp thảm thực vật. Khảo sát thực địa cho thấy trong vùng bị tác động trực tiếp của dự án, các loài thực vật sau sẽ bị ảnh hưởng: Cây trồng xung quanh làng mạc và dọc theo hai bên bờ sông, bao gồm các loài cây chính là: Xoài, Mít, Tre, Chuối, Gioi, Khế, Sung, Cỏ ống, Cúc, Cỏ lào, Cỏ ngũ sắc, Cỏ tranh, Trứng cá, và một số loài khác thuộc họ Thiên thảo. Các bãi chất thải, đường tạm, công trình đang thi công, lán trại và các khu vực tập kết vật liệu sẽ tạm thời chiếm dụng một số khu đất tại vùng dự án. Việc sử dụng đất tạm thời này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thảm thực vật. Nếu không có các biện pháp quản lý tốt các khu vực chiếm dụng đất tạm thời này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi của thảm thực vật trên các diện tích đó. Các loại xe tải chở vật liệu, và bụi, sẽ gây ra bất lợi đến sự tăng trưởng cho thực vật bên đường. Bụi tích tụ trên bề mặt lá cây sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng quang hợp. Vôi và xi măng khi sử dụng cho việc xây dựng dự án có thể hóa rắn trên đất nông nghiệp, làm cho đất bị thoái hóa, dẫn đến không còn khả năng trồng trọt. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 78 Mặc dù những tác động do việc chiếm dụng đất tạm thời và bụi thi công là ngắn hạn, nhưng vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để khôi phục lại thảm thực vật sau khi công trình được hoàn thành. Do đó, công tác thiết kế dự án rất cần chú trọng việc tái trồng lại các loại thực vật trong khu vực nhằm hạn chế tối đa những tác động tới thảm thực vật trong vùng.  Tác động tới động vật Nhiều loài động vật, môi trường sống chủ yếu của chúng là trong các bụi rậm hay trên các cây lớn... Dự án khi thi công đòi hỏi phải chặt bỏ một số loài cây dọc theo tuyến đường dẫn và hai bên bờ sông. Điều này có thể làm mất nơi cư trú của nhiều loại động vật, bắt chúng phải di chuyển đến nơi ở mới. Do đó số lượng một số loài động vật có thể bị suy giảm trong khu vực dự án. Các chất gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn do dự án sinh ra sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của hệ động vật nơi đây. Sự ô nhiễm làm giảm chất lượng môi trường sống của động vật, dẫn đến tình trạng chúng phải di tản đến nơi khác trong sạch hơn. Ví dụ như, các loài bò sát và lưỡng cư sống ven những con sông cũng bị ảnh hưởng vì một số công trình xây dựng và cầu gây ra những thay đổi về chất lượng của nước và những thay đổi của môi trường gần nước. Do đó, các loài lưỡng cư sẽ bị giảm. Tiếng ồn giao thông và đèn xe có một số tác động bất lợi lên cuộc sống của các loài động vật. Trong thời gian ngắn hạn, việc xây dựng cây cầu và tuyến đường dẫn sẽ còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, làm chúng phải tránh xa đoạn đường thi công, đồng thời phải đi tìm môi trường sống mới. Tuy nhiên, đây chỉ là các tác động tạm thời. Sau khi công trình hoàn tất, các loài động vật có thể trở lại khu vực sinh sống của chúng.  Ảnh hưởng tới các loài thủy sản Theo khảo sat thực địa cho thấy, đoạn sông Cầu khu vực dự án không có giá trị lớn về nguồn lợi thủy sản. Số lượng cũng như chủng loại cá là tương đối thấp. Do đó, dự án sẽ ít tác động tới các loài thủy sản trên sông. 3.2.2.4. Tác động đến nông nghiệp Toàn bộ dự án sẽ sử dụng một diện tích đất trồng trọt tương đối lớn, chiếm 57% tổng diện tích đất bị chiếm dụng. Vì thế có thể thấy năng suất nông nghiệp sẽ bị giảm xuống một cách rõ ràng. Mặc dù vậy những tác động này có thể được giảm nhẹ nếu thực hiện các biện pháp thâm canh thích hợp, hiệu quả. Nhờ có dự án mà nông dân có thêm một khoản vốn, nếu khoản vốn này được sử dụng một cách có hiệu quả trong việc đầu tư sản xuất nông nghiệp thì dự án có thể sẽ góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp nói riêng, cũng như kinh tế của khu vực bị ảnh hưởng phát triển. Nếu hai bên đường không có mương thoát nước tạm thời, có thể gây ra xói mòn bề mặt đất, dẫn đến tích tụ đất cát hoặc các trầm tích, ngăn dòng chảy của các kênh thủy lợi. Các trận mưa lớn vào thời gian này có thể làm cho các chất cặn lắng trôi vào nguồn nước, dẫn tới chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các kho nguyên vật liệu tạm thời nếu không được bảo quản đúng cách và sử dụng các biện pháp phòng TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên Năm 2010 Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên 79 ngừa khác cũng có thể là nguồn gốc của bụi bẩn và cũng phải chịu xói mòn. Tất cả những yếu tố trên có thể tác động đến chất lượng nước tưới phục vụ cho trồng trọt, do đó có tác động đến sản lượng nông nghiệp và sự phát triển của thực vật. Theo kế hoạch dự kiến, dự án cầu Quang Vinh sẽ được xây dựng trong 3 năm. Vì vậy, các nhà thầu phải chuẩn bị kế hoạch xây dựng trong mùa mưa, với các biện pháp tạm thời bảo vệ cho dòng chảy và kiểm soát xói mòn đất. Việc tái trồng trọt phụ thuộc nhiều vào việc khôi phục đất. Nếu quá trình thi công dự án hạn chế được tối đa tác động có hại lên môi trường đất thì đó đã là một nỗ lực rất lớn góp phần rút ngắn thời gian phục hồi đất trồng trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, các nhà thầu sẽ được yêu cầu, như là nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường đất và dùng các biện pháp để chống xói mòn. 3.2.2.5. Tác động tới giao thông Những tác động về giao thông đường bộ chủ yếu được gây ra bởi việc vận chuyển đất, đá, thép, bê tông và các vật liệu khác cần thiết cho xây dựng. Khối lượng vận tải trên đường bộ (trong khu vực dự án) sẽ tăng đáng kể trong thời gian thi công. Điều này không những ả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDanh gia tac dong moi truong Du an xay dung cau Quang Vinh Thanh pho Thai Nguyen.pdf
Tài liệu liên quan