MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường. 1
2.Căn cứ pháp lý, số liệu kỹ thuật cho việc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường. 1
NỘI DUNG BẢN CAM KẾT 5
I.THÔNG TIN CHUNG 5
II.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 5
2.1 Vị trí xây dựng dự án 5
2.2. Phạm vi dự án 6
2.3 Điều kiện tự nhiên 7
2.3.1 Địa hình: 7
2.3.2 Địa chất: 7
2.3.3 Đặc điểm khí hậu 7
2.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án 12
2.5 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh 13
2.7 Hiện trạng sử dụng đất, dân cư, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật: 16
2.7.1 Hiện trạng sử dụng đất 16
2.7.2 Hiện trạng dân cư 16
2.7.3 Hiện trạng công trình kiến trúc: 16
2.7.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 17
2.8 Nguồn tiếp nhận chất thải của dự án 18
2.81 Nơi tiếp nhận nước thải của dự án 18
2.8.2 Nơi tiếp nhận khí thải của dự án 18
2.8.3 Nơi tiếp nhận chất thải rắn của dự án 19
III.QUY MÔ DỰ ÁN 19
3.1 Tổng mức đầu tư 19
3.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 23
3.3 Giải pháp quy hoach, kiến trúc 25
3.3.1 Giải pháp thiết kế quy hoạch 25
3.3.2 Giải pháp bố trí mặt bằng, phân khu chức năng nhà liền kề 26
3.3.3 Giải pháp kết cấu 31
3.4 Giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật 35
3.4.1 Giải pháp cấp điện và chống sét 36
3.4.2 Giải pháp thông gió 39
3.4.3 Giải pháp thiết kế cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy 43
3.4.5 Hệ thống camera quan sát: 53
3.4.6. Hệ thống thông tin liên lạc 54
3.4.7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy: 57
3.4.8. Giải pháp chống mối: 59
3.4.9. Hệ thống thoát hiểm: 61
3.4.10 Giải pháp thiết kế cảnh quan 61
IV. NHU CẦU NHIÊN, NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG 61
4.1 Nhu cầu nguyên liệu cho quá trình thi công dự án 61
4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện 62
4.2.1 Nhu cầu cấp điện 62
4.2.2 Nguồn cấp điện 63
4.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 63
4.3.1 Nhu cầu nước 63
4.3.2 Nguồn cấp nước 63
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 63
5.1 Tác động trong quá trình xây dựng cơ bản. 63
5.1.1 Khí thải 63
5.1.2 Nước thải 67
5.1.3 Chất thải rắn 69
5.1.4 Các tác động khác 69
5.2 Tác động trong quá trình vận hành đưa công trình vào sử dụng. 70
5.2.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí 71
5.2.2 Đánh giá tác động môi trường nước 72
5.2.3 Đánh giá tác động của chất thải rắn 73
5.2.4 Đánh giá tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội 73
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 73
6.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiếm trong giai đoạn xây dựng dự án. 74
6.1.1 Giảm thiểu tác động của việc định cư công nhân trên công trường 75
6.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 76
6.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 76
6.1.4 Các biện pháp giảm thiểu tới môi trường nước 78
6.1.5 Giảm thiểu và quản lý phế thải xây dựng, chất thải rắn 79
6.1.6 Các biện pháp kỹ thuật cho an toàn lao động trong giai đoạn xây dựng 80
6.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 81
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82
7.1 Các công trình xử lý môi trường. 82
7.2 Chương trình và giám sát môi trường 83
VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN 86
8.1 Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 86
8.2 Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường. 87
8.3 Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. 88
89 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng công trình nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í được kiểm soát và điều chỉnh theo điều kiện tiện nghi của con người.
- Tổ chức thông thoáng, hút thải không khí từ các khu vệ sinh, bếp, và các khu vực cần thiết ra khỏi toà nhà.
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được thiết kế lắp đặt không phá vỡ kiến trúc công trình, làm tăng vẻ đẹp nội thất. Độ ồn do hệ thống gây ra ở mức độ cho phép không ảnh hưởng tới các khu vực trong và ngoài toà nhà.
- Tầng hầm được hút thải khí bằng hệ thống thông gió cưỡng bức với hệ số trao đổi không khí theo tiêu chuẩn vệ sinh: 4- 6 lần thể tích phòng.
- Thiết bị lựa chọn cho hệ thống phải đảm bảo tính hiện đại, làm việc tin cậy, vận hành đơn giản và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
- Hệ thống có khả năng phục vụ độc lập theo yêu cầu sử dụng cho từng khu vực. Công suất của hệ thống được tự động điều chỉnh theo tải nhiệt thực tế của toà nhà tại từng thời điểm để nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống và giảm chi phí vận hành.
- Hệ thống được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn phòng chống cháy, không tạo ra các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, và không sử dụng các loại vật liệu dễ gây cháy nổ.
a) Hệ thống điều hoà không khí và thông gió bao gồm:
-Hệ thống điều hoà không khí và thông gió tầng 1
- Hệ thống hút khí thải tầng hầm
- Hệ thống hút khí thải khu vệ sinh.
b)Thiết kế hệ thống thông gió các khu WC:
+ Tại tầng 1 thiết kế hệ thống thông gió nối ống gió độc lập, đảm bảo hút toàn bộ lượng khí thải cho WC.
+ Hệ thống thông gió cho khu WC các tầng phòng sinh viên, sử dụng loại quạt thông gió gắn tường hút khí thải thổi trực tiếp ra ngoài.
- Tại các phòng ở cho học sinh, sinh viên thuê không đầu tư hệ thống điều hòa không khí.
Do vậy hệ thống điều hòa không khí thiết kế đảm bảo nhưng chỉ tiêu cơ bản sau của điều hoà tiện nghi:
- Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí theo các tiêu chuẩn tiện nghi của tiêu chuẩn Việt Nam.
- Các thiết bị lựa chọn cho công trình cần có độ tin cậy cao, vậnh hành đơn giản đảm bảo mãy quan của công trình.
* Mô tả hệ thống:
a) Hệ thống thông gió:
*Hệ thống thông gió tầng hầm:
Hệ thống thông gió cho tầng hầm bao gồm hệ thống quạt thông gió gắn tường và các cửa gió nan thẳng gắn phía ngoài tầng
Tại các phòng kỹ thuật điện, kỹ thuật nước tầng hầm bố trí hệ thống quạt thông gió hướng trục.
* Hệ thống thông gió WC:
Hệ thống thông gió WC được thiết kế để tạo ra sự thông thoáng trong phòng vệ sinh.
Hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh được thiết kế gồm các quạt thông gió gắn tường, khí thải được hút trực tiếp ra ngoài.
b) Hệ thống điều hoà không khí:
Hệ thống điều hoà không khí được thiết kế là hệ thống điều hoà không khí dạng cục bộ treo tường, âm trần nối ống gió.
Dàn nóng được bố trí trên ban công, sân sinh hoạt chung trên mái tầng1.
3.4.3 Giải pháp thiết kế cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Bộ Xây Dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
- Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4513-88)
- Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu (TCVN 4519-88).
- Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474-87).
- Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế (20 TCN 51-84).
- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh (TCVN 5673-92).
- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh (TCVN 4615-88).
- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Cấp thoát nước bên trong; Hồ sơ bản vẽ thi công (TCVN 6077-95) (ISO 4067/2-80).
1- Bản vẽ nhà và công trình xây dựng. Lắp đặt- Phần 2. Ký hiệu quy ước các thiết bị vệ sinh (TCVN 6077-95) (ISO 4067/2-80).
- Bản vẽ TKCS kiến trúc công trình.
* Hệ thống cấp thoát nước ngoài nhà
a) Cấp nước sinh hoạt
Nguồn nước cấp cho khu nhà được lấy từ mạng lưới cấp nước khu vực, qua đồng hồ, nước được dẫn đến các bể chứa nước ngầm đặt bên ngoài công trình bằng đường ống f90.
b) Thoát nước ngoài nhà
Hệ thống thoát nước ngoài nhà có tác dụng vận chuyển toàn bộ lượng nước mưa, nước mặt và nước bẩn từ trong các công trình ra ngoài.
Vì diện tích sân đường quanh nhà khá lớn nên lượng nước mưa chảy tràn được thu vào các rãnh thoát nước quanh nhà. Sau đó nước được tập trung vào hố ga và chảy ra mạng lưới thoát nước chung của Thành phố.
* Hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình
a) Phần cấp nước sinh hoạt:
Hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế thành hai hệ thống riêng biệt.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: dùng sơ đồ cấp nước phân vùng:
+ Vùng I cấp cho các tầng: tầng 21 đến tầng 18 bằng trục cấp C1, đường kính D63
+ Vùng II cấp cho các tầng 17 đến tầng 14 bằng trục cấp C2, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng II để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp.
+ Vùng III cấp cho các tầng 13 đến tầng 10 bằng trục cấp C3, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng III để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp.
+ Vùng IV cấp cho các tầng 09 đến tầng 06 bằng trục cấp C4, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng IV để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp.
+ Vùng V cấp cho các tầng 05 đến tầng 02 bằng trục cấp C5, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng V để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp.
+ Vùng VI cấp cho các tầng 1 bằng trục cấp C6, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng V để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp.
Két nước trên mái được cấp nước nhờ bơm tăng áp đặt trong phòng kỹ thuật qua đường ống hút chung f80, ống hút vào từng bơm f65 và đường ống đẩy f80. Bơm làm việc 1 ngày 2 giờ (máy bơm hoạt động theo sự điều khiển của rơ le điện đặt trong bể chứa và bể chứa nước mái) đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu dùng nước cho toà nhà.
Nước từ bể nước trên mái phân phối xuống khu vệ sinh bằng các tuyến ống cấp chính, trong các khu vệ sinh đều có bố trí các van chặn. Đường ống C2-C6 cấp nước cho vùng II, III, IV, V, VI qua các van giảm áp đặt tại ống nhánh dẫn vào các khu vệ sinh.
b) Phần thoát nước
Hệ thống thoát nước của toà nhà được thiết kế 3 mạng độc lập gồm mạng thoát nước rửa, mạng thoát nước từ các xí, tiểu và mạng thoát nước mưa. Vật liệu đường ống thoát nước trong nhà sử dụng ống nhựa PVC có áp lực công tác P = 8kg/cm2.
* Hệ thống thoát nước rửa
Thoát nước rửa gồm nước từ các chậu rửa, nước từ các sàn khu WC thu gom vào ống đứng thoát nước rửa đặt trong các hộp kỹ thuật, đổ vào các hố ga của hệ thống thoát nước sân nhà, và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung cho toàn nhà vì hàm lượng chất bẩn không lớn.
* Hệ thống thoát nước xí, tiểu
Thoát nước xí và tiểu treo được thu gom vào 2 ống đứng thoát nước xí, tất cả đặt trong các hộp kỹ thuật đổ vào bể tự hoại (xem tính toán phần sau). Nước thải sau khi bể phốt xử lý sẽ được thoát ra hệ thống thoát nước bẩn sân nhà và thoát vào hệ thống thoát nước bẩn ngoài nhà đến trạm xử lý nước thải của khu vực.
Bể tự hoại có chức năng lắng cặn và phân huỷ cặn trong môi trường yếm khí. Bể tự hoại được tính toán có dung tích đủ lớn để phân huỷ bùn trong khoảng thời gian 12 tháng, hàng năm thuê Công ty vệ sinh môi trường tới dùng xe téc bơm hút bùn cặn 1 lần.
Hệ thống thu nước sàn cho tầng hầm được thu gom vào các rãnh thu và được bơm ra ngoài nhà bằng đường ống áp lực, được xả ra hệ thống thoát nước chung.
* Tính toán hệ thống cấp thoát nước
a. Đơn nguyên 1,2
*Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà
Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả.
Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả.
Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là:
Qch =108 m3
* Nước dùng rửa đường nội bộ được tính:
Qrd= = = 3 (m3/ngày)
q –Tiêu chuẩn nước rửa đường hoàn thiện chọn q=0.5l/m2 cho 1 lần , rửa bằng thủ công.
F - diện tích cần tưới.
* Nước dùng tưới cây được tính:
Qtc= == 24 (m3/ngày)
q –Tiêu chuẩn nước tưới cây chọn q=6l/m2 cho 1lần tưới, tưới 1 lần trong ngày.
F - diện tích cần tưới.
* Nhu cầu nước sinh hoạt :
Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt bao gồm lượng nước cấp cho sinh viên cư trú từ tầng 2 đến tầng 21 và lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ, công cộng tại tầng 1.
Lượng nước cấp cho sinh viên cư trú được tính:
Qsh1 =
Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà
q=120 l/ng.ngđ.
N: số sinh viên tính toán, N = 2328 người.
Qsh1 = =280 (m3/ngày)
Lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ tầng 1 là:
Qsh2 = = = 4 (m3/ngày)
Tổng lượng nước cần cung cho một ngày là:
=Qsh1+ Qsh2 + Qrd+Qtc=280 + 4 + 3+24 = 311 (m3/ngày)
* Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là:
Qmax = QTT = 311 x1,2 = 373 (m3)
Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là:
Qb = 373m3/ng.d / 2h = 187 m3/h
* Tính toán bể nước ngầm
Bể chứa nước được tính theo công thức:
W=QTT + QCC
Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=108(m3).
Bể Phục vụ cho sinh hoạt+ tưới cây+ rửa đường là:
QTT = 373 (m3)
W= 108 + 373 = 481 (m3).
* Tính toán bể nước mái.
Dung tích bể nước mái được tính theo công thức
Wbể = k * (Wđh + Wcc)
Trong đó:
k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3.
Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái
Wđh = = = 94 m3
n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ.
Wcc : 10 phút x qcc = 6m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 10 l/s tức là bằng lưu lượng của 4 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s.
Wbể = 1,2*(94 + 6) = 120 m3
* Thiết kế đường ống thoát nước
* Đường ống nhánh thoát nước
Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí.
Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D90.
* Đường ống đứng thoát nước
ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125.
Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110.
Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D76
* Tính toán dung tích bể phốt.
Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại
Loại thiết bị
Số thiết bị
Đương lượng T.B thoát nước
Tổng đương lượng T.B thoát nước
Xí bệt, két xả 6l/lần xả
400
6,0
2400
Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau:
Wth = 13 + (2400 - 100) ´ 0,095 = 232 (m3)
* Tính toán lưu lượng nước chữa cháy.
Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 4 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 10l/s
Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 36 m3/giờ = 108 (m3).
b. Đơn nguyên 3,4
* Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà
Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt SH (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả CH.
- Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả.
Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là:
Qch =108 m3
- Lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt.
Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt bao gồm lượng nước cấp cho sinh viên cư trú từ tầng 2 đến tầng 21 và lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ, công cộng tại tầng 1.
Lượng nước cấp cho sinh viên cư trú được tính:
Qsh1 =
Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà q=120 l/ng.ngđ.
N: số sinh viên tính toán, N = 3240 người.
Qsh1 = =389 (m3/ngày)
Lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ tầng 1 là:
Qsh2 = = = 4 (m3/ngày)
Tổng lượng nước cần cung cho một ngày là:
=Qsh1+ Qsh2 = 389 + 4 = 493 (m3/ngày).
Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là:
Qmax = QTT = 493 x1,2 = 597 (m3)
Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là:
Qb = 597m3/ng.đ / 2h = 299 m3/h.
* Tính toán bể nước ngầm
Bể chứa nước được tính theo công thức:
W=QTT + QCC
Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=108(m3).
W= 108 + 597 = 705 (m3)
* Tính toán bể nước mái.
Dung tích bể nước mái được tính theo công thức:
Wbể = k * (Wđh + Wcc)
Trong đó:
k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3.
Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái:
Wđh = = = 150 m3
n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ.
Wcc : 10 phút x qcc = 6m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 10 l/s tức là bằng lưu lượng của 4 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s.
Wbể = 1,2*(150 + 6) = 187 m3
* Thiết kế đường ống thoát nước
* Đường ống nhánh thoát nước
Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí.
Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D90.
* Đường ống đứng thoát nước
Ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125.
Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110.
Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D76.
* Tính toán dung tích bể phốt.
Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại
Loại thiết bị
Số thiết bị
Đương lượng T.B thoát nước
Tổng đương lượng T.B thoát nước
Xí bệt, két xả 6l/lần xả
560
6,0
3360
Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau:
Wth = 13 + (3360 - 100) ´ 0,095 = 322 (m3)
* Tính toán lưu lượng nước chữa cháy.
Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 4 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 10l/s
Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 36 m3/giờ = 108 (m3).
c. Đơn nguyên 5
* Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà
Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt SH (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả CH.
- Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả.
Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là:
Qch =54 m3
Nhu cầu nước sinh hoạt :
Qsh = .
Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà
q=120 l/ng.ngđ.
N: số người tính toán, N = 1800 người.
Qsh = =216 (m3/ngày)
Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là:
Qmax = QTT = 216 x1,2 = 259 (m3).
* Tính toán bể nước ngầm
Bể chứa nước được tính theo công thức:
W=QTT + QCC
Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=54(m3).
Bể Phục vụ cho sinh hoạt+ tưới cây+ rửa đường là:
QTT = 259 (m3)
W= 54 + 259 = 303 (m3)
Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là:
Qb = 259m3/ng.đ / 2 = 130 m3/h.
* Tính toán bể nước mái.
Dung tích bể nước mái được tính theo công thức
Wbể = k * (Wđh + Wcc)
Trong đó:
k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3.
Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái :
Wđh = = = 65 m3
n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ.
Wcc : 10 phút x qcc = 3m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 5 l/s tức là bằng lưu lượng của 2 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s.
Wbể = 1,2*(65 + 3) = 82 m3
* Thiết kế đường ống thoát nước
* Đường ống nhánh thoát nước
Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí.
Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D110.
* Đường ống đứng thoát nước
Ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125.
Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110.
Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D90
Các ống thông hơi phụ cho ống thoát nước rửa có đường kính D76
* Tính toán dung tích bể phốt.
Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại
Loại thiết bị
Số thiết bị
Đương lượng T.B thoát nước
Tổng đương lượng T.B thoát nước
Xí bệt, két xả 6l/lần xả
300
6,0
1800
Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau:
Wth = 13 + (1800 - 100) ´ 0,095 = 195 (m3)
* Tính toán lưu lượng nước chữa cháy.
Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 2 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 5l/s
Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 18 m3/giờ = 54 (m3).
3.4.5 Hệ thống camera quan sát:
Có 2 giải pháp thiết kế hệ thống camera:
Thiết kế tổng thể hệ thống camera từng tòa nhà và các khu vực không gian công công ngoài nhà nhằm giám sát toàn bộ hoạt động của khu nhà ở của Sinh viên từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5.
Với giải pháp thiết kế như trên thì nên thiết kế 1 hệ thống camera giám sát tổng thể, 1 trung tâm điều khiển đặt tại 1 đơn nguyên.
Sử dụng công nghệ camera IP hình chữ nhật, hình cầu Zoom quay quét, cố định, quản lý qua mạng để giám sát toàn bộ khu nhà ở.
Hệ thống camera sử dụng cáp mạng làm chuẩn truyền thông, việc quản lý hệ thống camera giống như một hệ thống mạng máy tính.
Hệ thống camera IP đảm bảo độ tin cậy cao, tuy nhiên mức đầu tư khá lớn, nhưng có tính mở cho việc giám sát, điều khiển hệ thống.
Thiết kế độc lập từng hệ thống camera trong từng đơn nguyên tại các khu vực không gian dịch vụ tầng 1, sảnh cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 và khu vực trong thang máy.
Sử dụng công nghệ camera tương tự. Cụ thể sử dụng cáp truyền hình RG6. RG11 và cáp nguồn cấp tín hiệu nguồn và tín hiệu điều khiển đến từng camera.
Mỗi đơn nguyên có 1 hệ thống camera giám sát độc lập.
Chi phí đầu tư hệ thống thấp hơn hệ thống camera IP nhưng hệ thống không có tính mở, việc nâng cấp hệ thống camera khó khăn hơn và nhiều nhược điểm hơn hệ thống camera IP.
* Hệ thống camera quan sát:
Đối với quy mô và mức độ đầu tư của công trình hệ thống camera quan sát được thiết kế tại các khu vực sau:
Khu vực dịch vụ công cộng của các đơn nguyên.
Khu vực trong các thang máy của các đơn nguyên
Khu vực cầu thang bộ từ tầng 1 lên tầng 2.
Việc quản lý hệ thống camera độc lập từng đơn nguyên và phòng điều khiển giám sát hệ thống đặt tại tầng 1, phòng bảo vệ của từng đơn nguyên.
3.4.6. Hệ thống thông tin liên lạc
a Các căn cứ thiết kế
Hệ thống thông tin liên lạc của dự án “Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo” là dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Hà Nôi cũng phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật và dựa trên các quy chuẩn và tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin - TCN 68-149 : 1995;
+ Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông - TCN 68-190 : 2001;
+ Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến – Yêu cầu kỹ thuật - TCN 68-161 : 2006;
+ Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, khoảng cách cho phép... Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nước sản xuất – TIA/EIA – 568A;
+ Tiêu chuẩn chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - TCN 68-140 : 1995;
+ Tiêu chuẩn về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - TCN 68-132 : 1998;
+ Tiêu chuẩn tiếp đất cho công trình viễn thông - TCN 68-141 : 1999;
+ Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối viễn thông - TCN 68-190 : 2000;
+ Yêu cầu kỹ thuật với các thiết bị đầu cuối kết nối vào với mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng - TCN 68-216 : 2002;
+ Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự - TCN 68-188 : 2003;
+ Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử dụng truy nhập tốc độ cơ sở - TCN 68-189 : 2003;
+ Tiêu chuẩn về dịch vụ truy nhập Internet ADSL - TCN 68-227 : 2004;
+ Tiêu chuẩn về cách đi cáp, phân bố ổ cắm trong toà nhà - TIA/EIA – 569;
+ Tiêu chuẩn các yêu cầu về quản trị hệ thống - TIA/EIA – 606;
+ Tiêu chuẩn về an toàn nối đất đối với các thiết bị - TIA/EIA – 607;
+ Quy chuẩn Việt Nam tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng; Tập II; III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 15/09/1997 của Bộ Xây dựng;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 2 : 1974; TCVN 3 : 1974; TCVN 4 : 1993; TCVN 7 : 1993; TCVN 8 : 1993; TCVN 4058 : 1985; TCVN 5898 : 1985;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam – TCXD 46 : 1984;
+ TCXDVND 323 : 2004 ²Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế²;
b. Mô tả Phương án thiết kế
Do dự án là dự án nhà ở xã hội nên việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo một số chỉ tiêu như giảm tỷ suất đầu tư, đầu tư các hệ thống ở mức độ tối thiểu và có tính đến hướng sử dụng trong tương lai và đáp ứng đầy đủ về các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số chung của hệ thống.
Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên gồm 5 tòa nhà từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Mỗi đơn nguyên có 1 tầng hầm và 21 tầng nổi. Tầng 1 được sử dụng làm khu dịch vụ phục vụ cho sinh viên, từ tầng 2 trở lên bố trí các phòng cho học sinh, sinh viên thuê.
Do vậy, việc tính toán và lên phương án thiết kế hệ thống thông tin liên lạc cho dự án đảm bảo thông tin liên lạc đảm bảo, thiết kế mang tính mở rộng nhằm nâng cao chất lượng cho nhu cầu trong tương lai.
Việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc bao gồm những phần sau:
- Hệ thống mạng máy tính, điện thoại, truyền hình
- Hệ thống mạng âm thanh thông báo cho các khu vực hành lang trong tòa nhà.
* Mục tiêu thiết kế:
Mục tiêu thiết kế cụ thể với mạng máy tính, điện thoại, truyền hình được thiết kế với mức độ đầu tư tối thiểu nhưng có tính mở rộng trong tương lai.
Mạng điện thoại, máy tính được thiết kế rõ ràng và có khả năng thay thế, mở rộng trong tương lai.
Vị trí lắp đặt ổ cắm điện thoại, máy tính thuận tiện cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ quan chung cho các phòng ban trong công trình.
Hệ thống mạng thông tin liên lạc được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng chuyên ngành.
* Giải pháp kỹ thuật:
* Mạng máy tính:
Việc thiết kế mạng máy tính trong các tòa nhà tại những khu vực sau:
Tại tầng 1 của công trình phục vụ cho nhu cầu của sinh viên và các đơn vị kinh doanh trong tòa nhà.
Hệ thống mạng máy tính được kéo đến đầu chờ tại trục kỹ thuật tầng, không thiết kế và bố trí trong từng phòng. Khi sinh viên các phòng có nhu cầu về internet tốc độ cao (xDSL), ban quản lý tòa nhà khi đó cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ kéo trực tiếp từ trục kỹ thuật tầng đến phòng cụ thể. Việc thiết kế như vậy nhằm đảm bảo giảm tỷ suất đầu tư cho công trình.
* Mạng điện thoại:
Hệ thống điện thoại liên lạc sử dụng loại cục bộ, không liên kết với tổng đài và chỉ bố trí tại tầng 1. Từ tầng 2 trở lên không bố trí hệ thống do nhu cầu sử dụng điện thoại cố định của sinh viên không có và không cần thiết.
Hệ thống mạng điện thoại tại tầng 1 có thể bố trí đi chung máng, ống ghen với hệ thống mạng máy tính nhằm giảm tỷ suất đầu tư.
* Mạng truyền hình:
Hệ thống mạng truyền hình được tính toán và thiết kế hệ thống truyền hình cáp ( hệ thống truyền hình có tính phí) cho toàn bộ các tòa nhà.
Tại tầng 1 bố trí hệ thống truyền hình cáp tại các vị trí không gian công cộng và các gian hàng của đơn vị cho thuê.
Từ tầng 2 trở lên bố trí mỗi phòng 1 điểm truyền hình. Khi trong phòng có nhu cầu xem truyền hình có thể đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cấp phát kênh truyền hình theo yêu cầu. Việc thiết kế như vậy có tính mở và đảm bảo mức độ hiện đại cho công trình cũng như đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng trong học sinh, sinh viên.
* Hệ thống âm thanh thông báo:
Tại các tòa nhà bố trí 1 hệ thống loa thông báo tại từng tầng, nhằm giúp cho ban quản lý tòa nhà cung cấp thông tin thường xuyên đến sinh viên.
Hệ thống loa được thiết kế hệ thống loa thông thường, tại mỗi tầng bố trí 2 loa ở tại khu hành lang.
Toàn bộ hệ thống loa được kết nối 1 vùng nhằm mục đích thông báo chung và thông báo khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn trong tòa nhà.
3.4.7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
a. Tổng quan hệ thống PCCC công trình
Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam và tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển cùng các tổ chức quốc tế. Đơn vị thiết kế tham khảo nhu cầu của chủ đầu tư, khả năng cung cấp các phương tiện kỹ thuật của các hãng tiên tiến và tài liệu kỹ thuật của các thiết bị nói trên. Trên cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dtm dự án xây dựng công trình nhà ở cho học, sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất ct1 thuộc kđtm mỹ đình ii.doc