Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng khu nhà ở chung cư tại khu tập thể nhà hát dân ca Nghệ An

MỤC LỤC

Mở đầu

1. Xuất xứ của dự án 1

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường (ĐTM) 1

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 3

4. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM 3

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 5

1.1.Tên dự án 5

1.2. Chủ dự án 5

1.3. Vị trí địa lý của dự án 5

1.4. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật 5

1.5. Hình thức đầu tư và quản lý dự án 8

1.6. Nội dung của dự án 8

1.7. Dự toán tổng mức đầu tư xây dựng 14

CHƯƠNG II 16

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 16

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường. 16

2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất công trình 16

2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 16

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 17

2.1.3.1. Môi trường không khí 17

2.1.3.2. Môi trường nước dưới đất 18

2.2. Điều kiện KT- XH phường Trường Thi 19

2.2.1. Điều kiện kinh tế 19

2.2.2. Điều kiện xã hội 20

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 21

3.1.2. Giai đoạn GPMB và thi công xây dựng 21

3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 21

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 22

3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 22

3.1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 23

3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí. 23

3.1.2.4.2. Tác động đến môi trường nước 24

3.1.2.4.3. Tác động đến môi trường đất 24

3.1.2.4.4. Tác động do chất thải rắn 24

3.1.2.4.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án 24

3.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24

3.1.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 24

3.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 24

3.1.3.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 24

3.1.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 24

3.1.3.4.1 Tác động đến môi trường không khí 24

3.1.3.4.2 Tác động đến môi trường nước 24

3.1.3.4.3. Tác động do chất thải rắn 24

3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 24

3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 24

3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 24

CHƯƠNG IV 24

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, 24

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 24

4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 24

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng 24

4.1.1.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 24

4.1.1.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 24

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24

4.1.2.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 24

4.1.2.2. Xử lý các loại chất thải rắn 24

4.1.2.3. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 24

4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 24

4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng 24

4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24

CHƯƠNG V 24

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 24

5.1. Chương trình quản lý môi trường 24

5.2. Chương trình giám sát môi trường 24

5.2.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 24

5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt dộng 24

5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường 24

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 24

6.1. Thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng 24

6.2. Tham vấn ý kiến cộng đồng phường Trường Thi- TP.Vinh 24

6.2.1. Ý kiến của UBND phường Trường Thi 24

6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ phường Trường Thi 24

6.3. Ý kiến tiếp thu của Chủ dự án 24

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 24

 

doc83 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng khu nhà ở chung cư tại khu tập thể nhà hát dân ca Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện, dễ bị rửa trôi và xói bề mặt. lượng nước lớn nhất rơi trực tiếp xuống công trường thi công trong mùa mưa và có thể ước tính lượng nước lớn nhất chảy tràn trên bề mặt trong 1 ngày như sau: diện tích khu vực dự án là 1.467,49m2, cường độ mưa lớn nhất ngày là 124mm. Do đó, lưu lượng nước mưa chảy qua mặt bằng dự án được tính theo công thức sau: Q = w x q x F = 0,5 x 124 x 10-3 x 1.467,49 = 90,984 m³/ngày.đêm. Trong đó: Q: lưu lượng tính toán (m3); w: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ của khu vực tính toán, chọn w = 0,5; q: Cường độ mưa lớn nhất ngày (q = 124 mm/ngày); F: Diện tích dự án (F = 1.467,49 m2). Ước tính khoảng 30% lượng nước mưa ngấm xuống đất và bốc hơi, do đó lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt là: 90,984 x 0,7 = 27,295 m³/ngày. Trong giai đoạn thi công xây dựng, nồng độ các chất lơ lững trong nước mưa chảy tràn cao, nồng độ có thể dao động từ 50- 100mg/l. Do đó, có thể ảnh hưởng lớn tới nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước của khu vực phường Trường Thi. Vì vậy, cần tính toán và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước và hệ thoát này phải được xây dựng trước khi triển khai thi công xây dựng. b. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực xây dựng dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý. Dựa vào khối lượng các chất ô nhiễm thể hiện trong Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện KH và CNMT - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau: Bảng 3.7- Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 - 54 2 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 3 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30 4 NO3- (tính theo nitơ) 6 - 12 5 PO43- (tính (theo photpho) 0,8 - 4,0 6 Coliform 106- 109 MPN/100ml (Nguồn: Báo cáo hiện trạng NTĐT- Viện KH&CNMT- DHBKHN năm 2006) Số lượng công nhân tham gia xây dựng dự án dao động khoảng 20- 30 người/ngày. Với định mức sử dụng nước là 30 lít nước/người/ngày (Theo TCXD 33- 2006), lượng nước thải phát sinh bằng 85% lượng nước cấp (85 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 2,55 m3/ngày (ngày cao điểm có 30 công nhân lao động tại công trường). Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng dự án được tính dựa vào khối lượng chất ô nhiễm, số lượng công nhân, lưu lượng nước thải, kết quả được trình bày trong bảng 3.8 dưới đây: Bảng 3.8- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSH trước xử lý (mg/l) QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B) 1 BOD 1,35 – 1,62 529 - 635 50 2 TSS 2,1 – 4,35 824 - 1706 100 3 Dầu mỡ ĐTV 0,3 – 0,9 118 - 353 20 4 NO3- (tính theo nitơ) 0,18 – 0,36 71 - 141 50 5 PO43- (tính (theo P) 0,024 – 0,12 9 - 47 10 6 Coliform 106 - 109 MPN/100ml 5000 MPN/100ml (Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường, 03/2011) Ghi chú: QCVN 14: 2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; Với kết quả tính toán ở bảng 3.8 trên cho thấy nước thải sinh hoạt không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm vượt rất nhiều so với quy chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B). Nếu không xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý thì hàng ngày sẽ có một lượng lớn chất ô nhiễm thải ra môi trường. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh khu vực dự án, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước dưới đất và nước mặt. Lượng nước thải sinh hoạt này chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể giải pháp được nêu ở chương 4 của báo cáo này. c. Ô nhiễm do nước thải thi công nước thải phát sinh từ quá trình thi công tại dự án do rửa nguyên liệu, thiết bị, máy móc, nước dưỡng hộ bê tông, rửa bánh xe,… Đặc tính của loại nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ cao, thành phần nước thải này được thống kê ở bảng sau: Bảng 3.9 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải thi công QCVN 24: 2009/BTNMT 1 pH - 6,99 5,5 – 9 2 SS mg/l 663,0 100 3 COD mg/l 640,9 100 4 BOD5 mg/l 429,26 50 5 NH4+ mg/l 9,6 10 6 Tổng N mg/l 49,27 30 7 Tổng P mg/l 4,25 6 8 Fe mg/l 0,72 5 9 Zn mg/l 0,004 3 10 Pb mg/l 0,055 0,5 11 As mg/l 0,305 100 12 Dầu mỡ mg/l 0,02 5 13 Coliform MPN/100ml 53 x 104 5.000 Nguồn: CEETIA Kết quả trong bảng 3.9 trên cho thấy: một số chỉ tiêu chất lượng nước thải trong quá trình thi công xây dựng dự án nằm trong chỉ tiêu cho phép của QCVN 24: 2009/BTNMT. Riêng các chỉ tiêu như chất rắn lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép 6,6 lần; COD gấp 6 lần; BOD5 gấp 8,6 lần và Coliform gấp 106 lần. Lượng nước này tuy không nhiều nhưng nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất và cảnh quan khu vực cũng như sức khỏe của công nhân thực hiện dự án. 3.1.1.4.3. Tác động đến môi trường đất Trong giai đoạn xây dựng, việc san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên, dễ xói mòn đất khi có mưa lớn do đất khu vực chủ yếu là đất sét pha cát, khả năng thẩm thấu nước kém. Nước thải có lẫn dầu mỡ (tuy không nhiều) chảy theo nước mưa ra xung quanh làm giảm chất lượng của đất tại khu vực đặc biệt là đất nông nghiệp tại các vùng đất thấp. Đặc biệt trong quá trình thi công, do chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước của dự án, nên sẽ gây gập úng cục bộ và gia tăng mức độ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất. Đồng thời, quá trình đào xới đất, ép cọc, đầm đất… sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất. 3.1.1.4.4. Tác động do chất thải rắn a, Ô nhiễm do chất thải rắn xây dựng Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản bao gồm: - Cây bụi, đất, đá, sành, sứ… từ quá trình bóc lớp hữu cơ chuẩn bị xây dựng và đào tầng hầm với khối lượng 2.613 (tấn). Khối lượng chất thải được đánh giá là tương đối lớn, do đó chủ đầu tư cần có biện pháp thu gom, vận chuyển và đổ thải tại bãi thải xây dựng của thành phố Vinh tại phường Vinh Tân. - Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công chủ yếu là: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn,… Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ quản lý dự án, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng,… Do vậy, tải lượng thải của nguồn thải này khó có thể ước tính chính xác. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thi công xây dựng của một số khu dân cư, đô thị, chủ đầu tư cam kết nguồn thải này không có những tác động lớn tới môi trường khu vực và các biện pháp giảm thiểu áp dụng với nguồn thải này có thể giảm thiểu triệt để để mức độ ô nhiễm cũng như khối lượng phát sinh nguồn thải ra môi trường xung quanh. b, Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt Trong quá trình xây dựng ngoài rác thải do hoạt động xây dựng hạ tầng dự án thì rác thải sinh hoạt do hoạt động của các công nhân trên công trường có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khu vực và sức khoẻ của công nhân. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh này có thành phần chủ yếu của CTRSH là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa..... ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 1,3 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính thời điểm thi công cao điểm mỗi ngày tại khu vực dự án có 30 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể ước tính được là 39 kg/ngày. lượng rác thải này nếu không được quản lý thu gom hiệu quả sẽ gây tác động đến nguồn nước mặt, nước dưới đất, gây nên mùi hôi thối khó chịu tại khu vực dự án do quá trình phân hủy và cuốn trôi của nước mưa. Các chất thải vô cơ khó phân hủy như chai lọ, túi nilon và các vật dụng khác có mặt trong nước sẽ làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm khả năng khuếch tán oxy vào nước qua đó tác động đến các sinh vật thuỷ sinh. Để khắc phục ảnh hưởng này Chủ đầu tư đã đưa ra một số phương pháp khắc phục nêu cụ thể ở chương 4 của báo cáo này. c, Ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại Quá trình tập kết và lưu giữ nguyên vật liệu tại công trường ít phát sinh chất thải rắn cũng như các loại chất thải gây ô nhiễm khác do Chủ dự án hạn chế việc tập kết quá nhiều nguyên vật liệu tại công trường (chủ động mua nguyên vật liệu tại khu vực gần dự án). Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,..nếu như không được thu gom xử lý sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước dưới đất. Tuy nhiên, Chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom và xử lý theo quy chế chất thải nguy hại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khu vực. 3.1.1.4.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án Trong thời gian thi công xây dựng hạ tầng tại dự án, với việc tập trung máy móc thi công và 20 - 30 lao động tại công trường xây dựng trong thời gian 24 tháng sẽ gây ra những xáo trộn nhất định cho khu vực, cụ thể như: - Gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trong khu vực như thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt. - Phát sinh những mối quan hệ giữa công nhân tại công trường và người dân địa phương. Khả năng xung đột giữa công nhân và người dân địa phương sẽ cao hơn nếu như các lao động là người từ khu vực khác không hiểu được phong tục tập quán của người địa phương. - Trong thời gian thi công xây dựng thì việc tập trung một số lượng lớn công nhân sẽ làm tăng nguy cơ các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm… Tình hình trật tự an ninh sẽ trở nên phức tạp hơn và khó quản l‎ý hơn, gây khó khăn cho lực lượng Công an địa phương. - Tập trung nhiều người cũng là nguyên nhân để nảy sinh và lây lan các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. - Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng và máy móc nặng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe và người tham gia giao thông trong các tuyến đường xung quanh. - Sự phát tán cát bụi và tiếng ồn của các phương tiện tham gia giao thông có hại đối với sức khoẻ con người gián tiếp hay trực tiếp thông qua thức ăn. Mầm bệnh do ô nhiễm gây ra có thể phát tán ngay hoặc tích tụ một thời gian mới phát sinh. - Vật liệu rỡi vãi trong quá trình thi công trình làm mất cảnh quan khu vực. 3.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ sinh ra chất thải từ các nguồn sau: * Khí thải, bụi - Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải... Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho khu chung cư. - Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các hộ dân hiện nay phần lớn sử dụng khí gas và điện nên lượng khí thải ra có nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực. - Khí thải sinh ra do đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng (mức tác động không nhiều, do ít khi phải sử dụng). - Bụi từ mặt đất phát sinh do các hoạt động của con người (không đáng kể do 100% đường giao thông được bêtông hóa). - Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt bốc mùi (được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án cho xử lý hiệu quả các loại chất thải sinh hoạt phát sinh). Tuy nhiên, do lưu lượng xe ra vào khu nhà không lớn, khu vực xung quanh khu nhà rộng, thoáng đãng, được trồng nhiều loại cây bóng mát, nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể. * Chất thải lỏng: - Nước thải của Khu nhà ở cao tầng phát sinh từ các hoạt động của người dân trong khu dân cư (trong các hộ gia đình). - Nước mưa chảy tràn qua khu dân cư mang theo đất cát và nhiều thành phần khác từ mặt đất hoặc từ các bề mặt tiếp xúc khác (dầu nhớt, rác thải...) có thể gây nguy cơ ô nhiễm môi trường tại khu vực, đặc biệt là đối với các nguồn tiếp nhận. * Chất thải rắn: - Chất thải rắn sinh hoạt như bao bì các loại, giấy loại, túi ni lông, thực phẩm dư thừa … - Rác thải nguy hại như bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin-acquy, các loại dược liệu hỏng, bình xịt ruồi, muỗi, gián... 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Tiếng ồn sinh ra do hoạt động từ các căn hộ trong khu chung cư: Như tivi, catset, loa đài... tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải qua lại trong khu dự án,; Tiếng ồn do trạm điện, máy phát điện dự phòng... Sự gia tăng dân số tại các khu nhà cũng kéo theo sự gia tăng cường độ tiếng ồn sinh hoạt trong khu vực dân cư, khu dịch vụ... Sự cố cháy nổ sinh ra từ các sự cố máy móc, điện; Sự cố sụt lở đất, sập, lún các công trình, tràn ngập nước,… Sự tăng mật độ và thành phần dân cư có thể gây các vấn đề tiêu cực mất trật tự an ninh khu vực nếu Chủ dự án không có hướng quản lý hiệu quả; Ngoài ra có thể xảy ra dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tranh chấp với người dân địa phương... 3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động Bảng 3.10: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động TT Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động 1 Môi trường không khí - Không đáng kể, nằm trong khả năng chịu tải của môi trường 2 Môi trường nước - Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất quanh khu vực dự án. - Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án. 3 Chất thải rắn - Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất, cảnh quan quanh khu vực dự án. - Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án. 4 Người dân sống quanh khu vực dự án Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực thực hiện dự án Thời gian tác động: Diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án. 3.1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí Khi Khu nhà ở chung cư tại tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An đi vào hoạt động, các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường bao gồm: a. Đối với bụi và khí thải giao thông Khi Dự án đi vào hoạt động, các phương tiện giao thông cũng sẽ là một nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải. Các loại phương tiện ra vào khu này bao gồm: xe ô tô, xe mô tô và một lượng xe tải vận chuyển hàng hóa ra vào. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải tương đối lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực. Tuy nhiên, do lưu lượng xe ra vào khu nhà không liên tục và khu vực dự án rộng, thoáng đãng và quanh khu nhà có trồng nhiều loại cây bóng mát, nên ảnh hưởng của loại ô nhiễm này là không đáng kể. b. Đối với khí thải từ hoạt động nấu nướng Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người dân phần lớn sẽ sử dụng chủ yếu gas hay điện nên khí thải thải ra với nồng độ khá thấp và hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường khu vực. c. Đối với tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của chính người dân trong dự án, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải của khách qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải- xe khách: 84- 95 dBA, xe mô tô: 94 dBA...Tiếng ồn cũng phát sinh từ máy phát điện dự phòng… Mức ồn của máy phát điện dự phòng và các loại xe cơ giới được nêu trong bảng 3.11 dưới đây: Bảng 3.11: Mức ồn của các loại xe cơ giới Loại xe Tiếng ồn (dBA) Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư QCVN 26: 2010/BTNMT Ban ngày (dBA) Ban đêm (dBA) Xe du lịch 77 70 55 Xe mini bus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 - 100 Máy phát điện > 90 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997) Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt quy chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên khu vực Dự án ở chương IV của báo cáo. 3.1.2.4.2 Tác động đến môi trường nước Nước thải phát sinh chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của các hộ dân khu nhà ở. a. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn đôi khi cũng bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm có trong thiên nhiên. Nhưng nhìn chung, nước mưa chảy tràn được coi là loại nước ô nhiễm nhẹ và khá sạch so với các loại nước thải khác. b. Nước thải sinh hoạt nước thải sinh hoạt là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 55 – 65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh,.. Dựa vào khối lượng các chất ô nhiễm thể hiện trong Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện KH và CNMT - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau: Bảng 3.12 - Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 - 54 2 Chất rắn lơ lửng 70 - 145 3 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30 4 NO3- (tính theo nitơ) 6 - 12 5 PO43- (tính (theo photpho) 0,8 - 4,0 6 Coliform 106- 109 MPN/100ml (Nguồn: Báo cáo hiện trạng NTĐT- Viện KH&CNMT- DHBKHN năm 2006) (theo kết quả tính toán tại mục 1.6.3. chương 1). Tổng số người sử dụng nước của dự án là 460 người, tổng lưu lượng nước cấp cho toàn bộ dự án là 88,666 m3/ngày đêm.Lượng nước thải chiếm 85% tổng lượng nước cấp tương đương với 75,366 m3/ngày.đêm. Trong đó: Lượng nước thải từ nhà vệ sinh (ước tính bằng 25% tổng lượng nước thải): Qvệ sinh = 25% x 75,366 = 18,842 (m3/ngày.đêm) Lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt khác (tắm giặt, nhà bếp, rửa sàn): Qkhác = (Qthải - Qvệ sinh) = (75,366 – 18,842) = 56,524 (m3/ngày.đêm) Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành dự án, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3.13- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSH trước xử lý (mg/l) QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B) 1 BOD 20,7 - 24,84 274,660 – 329,592 50 2 TSS 32,2 – 66,7 427,248 – 885,014 100 3 Dầu mỡ ĐTV 4,6 – 13,8 61,035 – 183,106 20 4 NO3- (tính theo nitơ) 2,76 – 5,52 36,621 – 73,243 50 5 PO43- (tính (theo P) 0,368 – 1,84 4,883 - 24,414 10 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường, 03/2011) Ghi chú: QCVN 14: 2008/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; Như vậy, theo bảng trên thì nước thải sinh hoạt của dự án có khối lượng lớn, hàm lượng chất bẩn cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước. Do đó, chủ đầu tư phải xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. 3.1.2.4.3. Tác động do chất thải rắn Khi đi vào hoạt động của Khu nhà ở chung cư có thể sẽ gây phát sinh lượng chất thải rắn khá lớn. Rác thải ở đây chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ dân cư và lá cây khô từ các khu vực cây xanh. Thành phần chất thải rắn của dự án bao gồm: - Chất thải hữu cơ nguồn gốc thực phẩm: bao gồm các thức ăn dư thừa, rau,…Chúng dễ phân hủy sinh học nên dễ gây phát sinh mùi hôi thối và nước rỉ rác. - Các chất thải hữu cơ khác: giấy, plastic, bao bì nhựa, chai lọ bằng nhựa… - Kim loại: Các vỏ chai, lọ bằng sắt, đồng, kẽm… Nếu không được thu gom và xử lý thích hợp thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mùi sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực Dự án và xung quanh. Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh là 1,3kg/người/ngày.đêm (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại), thu gom 100%. Với số lượng người trong khu nhà sau khi vận hành Dự án là 460 người (bao gồm khối các căn hộ chung cư và khối quản lý), có thể tính toán được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày như sau: MCTR = 0,99 x 1,3kg/người.ngày.đêm x 460người = 592 kg/ngày.đêm. (Chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 99% tổng chất thải rắn phát sinh). Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính phát sinh tối đa khoảng 592 kg/ngày.đêm, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ. Lượng chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được nhân viên vệ sinh của Khu nhà thu gom rồi hợp đồng với Công ty môi trường Đô thị Vinh vận chuyển hàng ngày đến bãi chôn lấp rác của thành phố để xử lý. Ngoài ra, khu nhà còn phát sinh một lượng chất thải nguy hại bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin, acquy, các loại dược liệu vứt bỏ, bình xịt ruồi, muỗi, gián.... Với khối lượng chất thải phát sinh hàng ngày là 1,3kg/người thì lượng chất thải rắn nguy hại có thể ước tính là 0,01 x 1,3 x 460 = 6kg/ngày (chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 1% tổng chất thải rắn phát sinh). Những chất thải này nếu không được thu gom và xử lý sẽ không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Đối với loại chất thải nguy hại ở giai đoạn này chủ đầu tư phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, thu gom và lưu giữ vào các thùng kín có mái che rồi hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý CTNH để xử lý theo đúng quy định. Với khối lượng chất thải rắn không nhỏ, sẽ tạo thêm áp lực cho công tác quản lý rác đô thị của Thành phố Vinh. Tuy nhiên, tác động này được đánh giá là đáng kể nhưng có thể kiểm soát được. 3.1.2.4.4.Tác động đến môi trường kinh tế - Xã hội a. Tác động tích cực Dự án góp phần quan trọng tạo nên một khu dân cư kiểu mẫu theo đúng quy hoạch, đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại; Tạo cảnh quan môi trường tốt góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống văn hóa tinh thần cho người dân; Tạo động lực phát triển thành phố, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy sự phát triển đô thị và khu vực. b. Tác động tiêu cực - Làm tăng dân số cơ học, gây nên những xáo trộn nhất định về mặt xã hội. Bên cạnh những lối sống tốt sẽ xuất hiện những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh tật tự trong khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa chủ dự án và chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh tật tự và môi trường sống lành mạnh cho các hộ dân. Tuy nhiên, so sánh giữa lợi ích và thiệt hại có thể thấy rằng lợi ích mà dự án đem lại là thiết thực và có ý nghĩa. Những tác động tiêu cực trên có thể kiểm soát và khắc phục được. 3.1.2.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra * Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản: - Những sự cố cháy chập hệ thống điện tạm thời, nổ các kho chứa nhiên liệu... - Quá trình thi công tầng hầm có thể gây sạt lở hố đào, sụt lún công trình lân cận đặc biệt là nhà ở của người dân, ảnh hưởng đến mực nước dưới đất. - Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có thể làm cho hệ thống đường giao thông có sẵn bị xuống cấp ảnh hướng tới môi trường cảnh quan trong khu vực. - Trong quá trình xây dựng do sự bẩn cẩn, không chú ý của công nhân cũng có thể xảy ra tai nạn lao động, tại nạn giao thông tại khu vực thực hiện dự án…. - Trong quá trình xây dựng nhất là trong giai đoạn thi công móng công trình có thể ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở của người dân xung quanh. * Khi dự án đi vào hoạt động: - Sự cố cháy nổ chập điện liên quan đến các vật dụng dùng điện, khí gas, trạm biến áp, đường dây tải điện... - Trong các công trình: Sự cố chảy nổ, chập điện liên quan đến việc sử dụng lò đốt (khí gas), các vật dụng dùng điện đều có thể xảy ra. Đặc biệt đối với các công trình nhà cao tầng (chung cư), khu vực tập trung đông người khi các sự cố cháy nổ xảy ra là rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản con người. - Hệ thống mương thoát nước của khu vực không bảo đảm được vấn đề thoát nước chung của khu vực - Ngoài công trình: Sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ tại các trạm biến áp, đường dây tải điện từ trạm biến áp đến các công trình. 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá Đánh giá tác động tới môi trường của dự án tuân thủ theo trình tự: Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An (83trang).doc
Tài liệu liên quan