Giai đoạn hoạt động của Cơ sở phải sử dụng xe ô tô để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các phương tiện giao thông vận tải hiện nay chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu diezen. Do vậy hoạt động vận chuyển sẽ phát sinh tác nhân gây ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến môi trường:
Bụi cuốn theo trong quá trình vận chuyển
Dựa theo quy mô của dự án xây dựng, khối lượng nguyên liệu và sản phẩm của Cơ sở như sau:
- Nguyên liệu:
+ Cây giống rau: 10 tấn/năm = 0,027 tấn/ngày
+ Hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,.: 100 tấn/năm = 0,2 tấn/ngày
+ Các dụng cụ và thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất:
10 tấn/năm = 0,03 tấn/ngày.
- Rau an toàn các loại: 1.500 tấn/năm = 4,2 tấn /ngày.
Căn cứ theo nhu cầu về khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm của cơ sở, số xe cần thiết để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm là 4lượt/ngày. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình: 10 km/h
- Tải trọng trung bình: 5 tấn
- Số bánh xe trung bình: 6 bánh/xe
- Lượt xe trung bình: 4 lượt/ngày (không tính xe giao dịch)
- Quãng đường trung bình: 1km
113 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trường xây dựng, khi thời tiết khô, với phạm vi 30m tính từ mép đường vận chuyển theo hướng gió sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng của loại bụi này. Như vậy bụi phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải sẽ làm ảnh hưởng tới khu dân cư sống ven các tuyến đường vận chuyển và công nhân làm việc tại công trường.
Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, VOC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu diezel có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dài. []
Tuy nhiên do số lượng các loại máy móc, thiết bị và xe tải phục vụ quá trình xây dựng không nhiều, hơn nữa khu vực thực hiện dự án tương đối thoáng gió, khí thải phát sinh nhanh chóng được pha loãng vào môi trường xung quanh, do đó ô nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng sẽ không lớn, chỉ mang tính cục bộ (trên phạm vi công trường) và tạm thời (chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng).
Tóm lại: Hàm lượng bụi và khí thải động cơ diezel phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ít gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Các tác động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc khi các công việc thi công xây dựng dự án hoàn thành.
3.1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Các nguồn gây ô nhiễm:
* Ô nhiễm do nước thải xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng trên công trường có sử dụng nước cho các công việc xây lắp như trộn bê tông, trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông tại chỗ, rửa máy móc, thiết bị thi công. Sau đây là bảng định mức dùng nước cho các công việc xây lắp.
Bảng 3.11: Định mức dùng nước cho các công việc xây lắp
STT
Đối tượng tiêu thụ
Đơn vị tính
Số lượng
1
Máy trộn bê tông
l/ngày
300
2
Máy trộn vữa
l/ngày
200
3
Trộn bê tông
l/m3
350
4
Bảo dưỡng bê tông
l/m3
200
5
Trộn vữa xây
l/m3
300
6
Rửa sỏi, đá
l/m3
500
7
Tưới gạch
l/1000 viên
200
Nguồn: TS. Lê Hồng Thái – Tổ chức thi công xây dựng – NXB xây dựng năm 2007.
Dựa trên số lượng máy móc, thiết bị thi công, lượng vật liệu xây dựng tiêu thụ định mức, dùng nước tại bảng 3.11 trên, chúng ta có thể tính được nhu cầu dùng nước cho các công việc xây lắp trên công trường và lượng nước thải xây dựng phát sinh.
Bảng 3.12: Nhu cầu dùng nước và nước thải phát sinh trong thi công xây dựng
STT
Đối tượng tiêu thụ
Số lượng đối tượng tiêu thụ
Lượng nước dùng
(m3)
Hệ số
phát sinh
Lượng nước
thải
(m3)
1
Máy trộn bê tông
1 máy
54
0,8
43,2
2
Máy trộn vữa
1 máy
36
0,8
28,8
3
Trộn bê tông
3000m3
1050
0,05
52,5
4
Bảo dưỡng bê tông
3000m3
500
0,2
120
5
Rửa sỏi, đá
2000 m3
750
0,8
800
6
Trộn vữa xây
500m3
300
0,1
15
7
Tưới gạch
40.000 viên
8
0,3
2,4
Tổng cộng
2743
1097,9
Nhận xét: Lượng nước thải xây dựng phát sinh trong thi công xây dựng là 1097,9m3, tương ứng với 6,1 m3/ngày. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm đến lượng nước thải phát sinh từ các quá trình vệ sinh máy trộn bê tông, máy trộn vữa và rửa sỏi, đá do nước thải của các quá trình này có chứa đất, cát, xi măng với hàm lượng cao.
* Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật gây bệnh.
Theo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới – WHO về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (nếu không được xử lý) được thể hiện bảng 3.13:
Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
(tính cho 1 người)
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày đêm)
BOD5
45 – 54
COD
72 – 103
TSS
70 – 145
NO3- (Nitrat)
6 – 12
PO43- (Photphat)
0,6 – 4,5
Amoniac
3,6 – 7,2
Nguồn: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, WHO, Generva, 1993.
Tại công trường có khoảng 30 công nhân tham gia xây dựng, theo tiêu chuẩn TC 20/TCN-BXD – Nhu cầu cấp nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong ngày làm việc của Bộ Xây dựng là 45lít/người/ngày và khoảng 25l/người/ngày dùng cho hoạt động ăn uống do đó lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là:
Q =30 người x 70 lít/người/ngày = 2100 lít/ngày = 2,1 m3/ngày.
Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trong bảng sau:
Bảng 3.14. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải
(Tính cho 30 công nhân)
Các chất ô nhiễm
Tải lượng các chất ô nhiễm (g/ngày)
BOD5
1.350 1.620
COD
2.160 3.090
TSS
2.100 4.350
NO3- (Nitrat)
180 360
PO43- (Photphat)
18135
Amoniac
108 216
Theo ước tính, khoảng 80% nước dùng cho sinh hoạt của công nhân đều thải ra môi trường thì lưu lượng nước thải phát sinh là 1,68 m3/ngày.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định trong bảng sau:
Bảng 3.15. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT
Chất ô nhiễm
Nồng độ
(mg/l)
QCVN
14:2008/BTNMT (Cột B) Cmax
1
BOD5
642,8 ¸771,1
60
2
COD
1.028,6 ¸ 1.471,4
-
3
TSS
1000 ¸ 2.071,4
120
4
NO3- (Nitrat)
85,71 ¸ 171,4
60
5
PO43- (Photphat)
8,8 ¸ 64,3
12
6
Amoniac
51,4 ¸ 102,8
12
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nên nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao (nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10,7¸ 12,8 lần, TSS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 8.3 ¸ 17,2 lần, Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 ¸ 2,8 lần,... ). Với đặc tính của nước thải sinh hoạt như trên sẽ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận nếu không có biện pháp xử lý.
* Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên diện tích của dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi công trường, đường đi, trên các mái nhà xưởng đã xây dựng... gây ra ô nhiễm môi trường tiếp nhận.
Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.
Trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ phát sinh nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực dự án, lưu lượng nước mưa được tính dựa trên lượng mưa của tháng lớn nhất trong những năm gần đây.
Q = A.F (m3/tháng)
Trong đó:
Q: lưu lượng nước mưa chảy tràn, m3/tháng.
A: lượng nước mưa tháng lớn nhất, 245,6 mm = 0,2456 m.
F: diện tích khu vực xây dựng dự án, 223.327 m2.
Vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực xây dựng dự án là: 54.849,1 m3/tháng = 1.828,3 m3/ngày = 0,021 m3/s.
Đánh giá tác động của nguồn nước thải tới môi trường:
* Tác động của nước thải xây dựng:
Nước thải xây dựng chủ yếu chứa đất, cát và xi măng. Khi chảy vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước như làm tăng độ đục, tăng hàm lượng cặn lơ lửng và gây ra hiện tượng bồi lắng, cản trở dòng chảy. Tuy nhiên, do lưu lượng nhỏ (6,1m3/ngày) và thời gian thi công xây dựng ngắn nên ảnh hưởng của nước thải xây dựng tới môi trường không nhiều.
* Tác động của nước thải sinh hoạt:
Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các hợp chất hữu cơ, TSS, N, P và Coliform… khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước như: Các hợp chất hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm giảm lượng ôxy hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh; chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho dong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của mương; vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và động vật sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng dự án nhỏ (2,1m3/ngày), thời gian thi công ngắn và chất lượng nước nguồn tiếp nhận tốt, khả năng đồng hóa còn cao nên ảnh hưởng tới môi trường không nhiều.
* Tác động của nước mưa chảy tràn:
Theo ước tính, trong giai đoạn thi công xây dựng dự án sẽ phát sinh một lượng nước mưa chảy tràn là 1.828,3 m3/ngày. Lượng nước này sẽ chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng công trường sẽ cuốn theo nhiều tạp chất, đặc biệt là dầu mỡ rơi vãi và bụi đất đá, lượng nước này có thể ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của khu vực. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng quan tâm nếu không có các biện pháp quản lý, thu gom hiệu quả. Tuy nhiên theo như ước tính, lượng nước này không nhiều nên chỉ kéo theo 1 lượng nhỏ đất cát, rác thải trên bề mặt xuống mương cạnh dự án, những tác động này không đáng kể đến việc gây bồi lắng kênh mương tiếp nhận làm đục và cản trở dòng chảy.
3.1.1.3. Nguồn tác động của chất thải rắn
* Ô nhiễm do chất thải rắn xây dựng:
Trong quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh các loại chất thải rắn bao gồm: gạch vỡ, cốp pha, sỏi, đá, cát, mẩu sắt thép, vỏ bao xi măng... Khối lượng của chúng tạm tính bằng 0,5% khối lượng nguyên vật liệu xây dựng khoảng: 94.320 tấn x 0,5% = 471,6 tấn/6 tháng.
Lượng chất thải rắn sinh ra là rất lớn nhưng chúng không chứa các thành phần nguy hại, không bị thối rửa, không tạo mùi gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa chúng lại có giá trị tái sử dụng vào mục đích như: cốp pha gỗ dùng làm chất đốt; gạch vỡ, vật liệu xây dựng rơi vãi dùng để san lấp mặt bằng; vỏ bao xi măng thu hồi bán cho các cơ sở thu mua. Nếu làm tốt điều này sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chất thải tới môi trường khu vực.
* Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt:
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, quá trình sinh hoạt của công nhân sẽ phát sinh chất thải rắn. Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt do mỗi công nhân thải ra dao động trong khoảng 0,2 - 0,5 kg/người/ngày. Đối với khu vực này lấy 0,3 kg/người/ngày.
Vậy với lượng công nhân làm việc trên công trường là 30 người thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày là: 0,3 kg/người/ngày ´ 30 người = 9 kg/ngày.
Lượng chất thải phát sinh tuy không nhiều nhưng nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh.
* Chất thải rắn nguy hại
Trong quá trình thi công xây dựng chất thải rắn nguy hại bao gồm: các loại dẻ lau dính dầu, các thùng chứa dầu, bóng đèn hỏng… Lượng chất thải này phát sinh ít do thời gian thi công xây dựng không kéo dài. Tuy nhiên nếu phát sinh cần thu gom toàn bộ chúng vào thùng chứa.
Nhận xét chung:
Quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng tuy kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng một số hoạt động sẽ làm phát sinh chất ô nhiễm ra môi trường.Cụ thể bảng 3.16 dưới đây liệt kê tóm tắt về dự báo khối lượng chất thải phát sinh lớn nhất trong giai đoạn xây dựng:
Bảng 3.16. Dự báo khối lượng các chất ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng
TT
Loại chất thải
Đơn vị tính
Khối lượng
1
Chất bẩn dạng bụi, khí
Bụi quẩn đường
kg/ngày
1,72
Bụi khói
g/phút
0,9
Khí SO2
g/phút
0,021
Khí NOx
g/phút
14,04
Khí CO
g/phút
2,88
Khí VOC
g/phút
0,7998
2
Nước mưa chảy tràn
m3/s
0,021
3
Nước thải sinh hoạt
m3/ngày
1,68
4
Chất thải rắn sinh hoạt
m3/ngày
9
5
Chất thải nguy hại
m3/tháng
3
6
Chất thải rắn xây dựng
kg/tháng
78,6
3.1.2.Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động tới môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.16.
Bảng 3.16 Các nguồn gây tác động môi trường
không liên quan đến chất thải
TT
Nguồn gây tác động
1
Quá trình thỏa thuận địa điểm, giải phóng mặt bằng
2
Quá trình đào đắp, san lấp gây xói mòn, rửa trôi đất, cát khi mưa lớn
3
Hoạt động của máy móc, thiết bị
4
Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương
3.1.2.1.Nguồn gây tác động do tiếng ồn
Trong quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị thi công và xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng sẽ phát sinh ra tiếng ồn.
Khả năng lan chuyền của tiếng ồn từ các nguồn gây ồn tới khu vực xung quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:
L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)
Trong đó:
L : Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quan, dBA.
Lp : Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA.
∆Ld : Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA.
∆Ld =20*lg[(r2/r1)1+a]
Trong đó:
r1 : Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn, thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.
r2 : Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.
a : Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.
∆Lb : Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.
∆Ln : Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.
(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997)
Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 1m, 20m và 50m tính từ nguồn gây ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 3.17 dưới đây.
Bảng 3.17: Mức ồn tối đa từ hoạt động của xe vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
STT
Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới
Mức ồn cách
nguồn 1m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 20m
(dBA)
Mức ồn cách nguồn 50m (dBA)
1
Máy ủi
93
67
59
2
Xe lu
73
47
39
3
Máy xúc gầu trước
78
52
44
4
Xe tải
88
62
54
5
Máy khoan
87
61
53
6
Máy cưa tay
82
56
48
7
Máy đóng cọc bê tông
75
52
41
8
Trạm trộn bê tông
75
49
41
Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế
85 dBA
-
-
TCVN 5949 - 1998
-
75 dBA
75 dBA
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, tiêu chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.
+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và khu dân cư.
Nhận xét: Mức ồn ngay tại nguồn phát sinh của các thiết bị máy móc tương đối lớn, một số vượt tiêu chuẩn cho phép như máy ủi, xe tải, máy cưa tay. Mức ồn tại các khoảng cách > 20 m đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đánh giá tác động của tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường và từ các loại máy hoạt động trong công trường như máy xúc, xe ủi, xe lu, máy trộn bê tông, máy đóng cọc bê tông... Theo tính toán mức ồn và khả năng lan truyền tiếng ồn của các loại xe, máy trên tại bảng 3.17 cho thấy: mức ồn ngay tại hầu hết các nguồn phát sinh đều nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế) quy định về tiếng ồn tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động; khả năng lan truyền tiếng ồn của mỗi nguồn ồn là không xa và từ khoảng cách 50m, mức ồn đã đạt tiêu chuẩn quy định (TCVN 5949 - 1998). Như vậy với từng nguồn ồn riêng lẻ thì không gây ra ô nhiễm môi trường làm việc và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, mức ồn tại mỗi điểm là cộng hợp của nhiều nguồn ồn khác nhau, vì vậy khả năng gây ô nhiễm tiếng ồn là khá cao. Tiếng ồn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như: làm giảm khả năng nghe, gây các bệnh về thần kinh.
3.1.2.2. Các tác động khác
Tác động tới kinh tế - xã hội: Dự án xây dựng với quy mô nhỏ, tuy nhiên do được xây dựng trên khu đất canh tác nông ngiệp, nên quá trình thu hồi, san lấp mặt bằng ít nhiều sẽ tác động đến đời sống của người dân bị thu hồi đất. Do vậy chủ dự án cần lên phương án đền bù và tiến hành hoạt động đền bù với mức hợp lý để giảm tới mức thấp nhất những tác động tới người dân địa phương. Nếu không làm tốt điều này ngoài việc đời sống của người dân bị tác động mạnh như tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập, ...nó còn xảy ra tình trạng mất trật tự xã hội do mâu thuẫn giữa chủ dự án và công nhân với người dân địa phương.
Tác động đáng kể nữa là ảnh hưởng tới an toàn giao thông trong khu vực do sự gia tăng mật độ giao thông.
Ngoài ra còn phải kể đến tác động tới hệ sinh vật khu vực dự án: Dự án quy hoạch trên đất trồng lúa, do đó hoạt động xây dựng của dự án sẽ làm hệ sinh thái ở đây bị biến đổi. Tuy nhiên do dự án xây dựng là khu trồng rau an toàn nên phần lớn diện tích đất quy hoạch của dự án không bị xáo trộn, do vậy khả năng biến đổi hoàn toàn là không xảy ra. Những tác động này có thể chấp nhận được.
3.1.2.3. Đối tượng bị tác động
Đối tượng bị tác động bởi các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3.18 dưới đây:
Bảng 3.18: Các đối tượng bị tác động
STT
Hoạt động
Chất thải phát sinh
Đối tượng bị tác động
1
Hoạt động thu hồi đất
Người dân bị mất đất
2
Vận chuyển:
- Chất thải rắn
- Vật liệu xây dựng
- Máy móc thiết bị
- Bụi
- Khí thải: CO, SO2, NOx, VOC
- Tiếng ồn
- Độ rung
- Môi trường không khí
- Công nhân và người dân trong khu vực
- Hệ sinh vật trên cạn
- Các công trình trên đoạn đường vận chuyển
3
Xây dựng các công trình
- Nước thải xây dựng
- Chất thải rắn xây dựng
- Khí thải: CO, SO2, NOx, VOC
- Tiếng ồn
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Công nhân và người dân trong khu vực
- Hệ sinh vật
- Cảnh quan khu vực
4
Lắp đặt máy móc thiết bị
- Tiếng ồn
- Công nhân làm việc trực tiếp
5
Sinh hoạt của công nhân
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Công nhân và người dân trong khu vực
- Hệ sinh vật
- Cảnh quan khu vực
6
Mưa
- Nước mưa chảy tràn
- Môi trường nước
- Hệ sinh vật dưới nước
3.2. Đánh giá tác động trong quá trình sản xuất
3.2.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải
Khi cơ sở đi vào hoạt động sẽ phát sinh các loại chất thải và những tác động như sau:
Bảng 3.19. Nguồn phát sinh chất thải và các tác động
TT
Hoạt động
Chất thải
Tác động trực tiếp
Tác động thứ cấp
1
Vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, ...
Bụi, khí thải đốt nhiên liệu, tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường không khí
Gây bệnh về đường hô hấp, thần kinh
2
Phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, sử dụng hóa trong nhân giống, vô trùng thiết bị,...
Hóa chất dư thừa
Ô nhiễm môi trường không khí, nước nước mặt, nước ngầm, đất
Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, gây bệnh tật cho con người
3
Hoạt động thải bỏ nguyên liệu, dụng cụ trong quá trình nuôi cấy, trồng rau an toàn
Chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường đất, nước mặt
Làm giảm chất lượng nguồn nước mặt của khu vực, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật thuỷ sinh và sức khoẻ con người sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt, gây ô nhiễm trực tiếp tới môi trường đất.
4
Hoạt động sơ chế và bảo quản sản phẩm
Nước thải, khí thải, chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất
Làm giảm chất lượng nguồn nước mặt của khu vực, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật thuỷ sinh và sức khoẻ con người sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt. Ô nhiễm môi trường không khí do thải các khí độc và phát sinh mùi.
5
Hoạt động thu hoạch sản phẩm
Bụi, chất thải rắn
Ô nhiễm không khí, đất
Gây ô nhiễm không khí do tăng nồng độ bụi lơ lửng; mùi thối rửa từ tàn dư thực vật
6
Hoạt động bảo quản hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
Hoá chất thải, rò rỉ
Ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.
Gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
7
Sinh hoạt của công nhân, học viên đến thăm quan học tập
CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt
Ô nhiễm môi trường đất, nước
Làm giảm chất lượng nguồn nước mặt của khu vực, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật thuỷ sinh và sức khoẻ con người sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt.
3.2.1.1. Tác động của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
* Ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông
Giai đoạn hoạt động của Cơ sở phải sử dụng xe ô tô để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các phương tiện giao thông vận tải hiện nay chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu diezen. Do vậy hoạt động vận chuyển sẽ phát sinh tác nhân gây ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến môi trường:
Bụi cuốn theo trong quá trình vận chuyển
Dựa theo quy mô của dự án xây dựng, khối lượng nguyên liệu và sản phẩm của Cơ sở như sau:
Nguyên liệu:
+ Cây giống rau: 10 tấn/năm = 0,027 tấn/ngày
+ Hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...: 100 tấn/năm = 0,2 tấn/ngày
+ Các dụng cụ và thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất:
10 tấn/năm = 0,03 tấn/ngày.
Rau an toàn các loại: 1.500 tấn/năm = 4,2 tấn /ngày.
Căn cứ theo nhu cầu về khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm của cơ sở, số xe cần thiết để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm là 4lượt/ngày. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm với các giả thiết sau:
- Vận tốc trung bình: 10 km/h
- Tải trọng trung bình: 5 tấn
- Số bánh xe trung bình: 6 bánh/xe
- Lượt xe trung bình: 4 lượt/ngày (không tính xe giao dịch)
- Quãng đường trung bình: 1km
Bảng 3.20. Tải lượng bụi cuốn theo phát sinh trong quá trình vận chuyển
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh (1000km)
Lượng bụi phát sinh của 1 lượt xe (kg/1000km)
Số lượt xe trong 1 ngày (lượt)
Tải lượng phát sinh trung bình (kg/giờ)
Vận tải giao thông
3,7*f
120,2
2
0,03
Nguồn: WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí – Tập 1 – Generva 1993.
Ghi chú:
f: Là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường có công thức tính bằng f = v.M0,7.n0,5, trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe 10 (km/h)
- M: Tải trọng trung bình của xe 2 (tấn)
- n : Số bánh xe trung bình 4 (bánh)
Tính toán khí thải phát sinh do các phương tiện giao thông
Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải sử dụng chủ yếu là dầu diezen sẽ thải ra môi trường lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon,… Trung bình hàng ngày có 4 chuyến xe chở nguyên liệu và sản phẩm ra vào cơ sở, theo hệ số phát thải khí do tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra tại bảng 3.7 tính toán được lượng khí phát thải do các phương tiện giao thông như sau:
Bảng 3.21: Lượng khí phát thải khí do phương tiện giao thông
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
4
0,15 00
0,035
2,400
0,4800
0,1333
* Ô nhiễm do lượng khí phát sinh từ hoạt động đun nấu
Với số lượng người trung bình (bao gồm công nhân, học viên) là 100 người khi đi vào hoạt động sản xuất thì khối lượng than ước tính sử dụng hàng ngày phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân khoảng 20 kg/ngày tương đương 2,5 kg/h. Giả sử lò đốt than cho hoạt động đun nấu sử dụng loại than cục có thành phần như sau:
Bảng 3.22. Thành phần than
C (%)
S(%)
N(%)
O (%)
H(%)
Độ tro (A) (%)
Độ ẩm (W) (%)
81,4
0,5
1,2
0,8
3,6
9
3,5
Nguồn: Ô nhiễm không khí & Xử lý khí thải – Trần Ngọc Chấn NXB Khoa học và kỹ thuật
Giả thiết:
Hệ số thừa không khí: α = 2,5
Hệ số cháy không hoàn toàn là: η = 0,5%
Hệ số tro bụi bay theo khói là: a = 0,5
Nhiệt độ của khói thải: tk = 150oC
- Nhiệt năng của than được tính theo công thức Mendeleev:
Q = 81.C + 246.H – 26.( O – S ) – 6.W
= 81.53,5 + 246.6 – 26.(8 – 0,5) – 6.6
= 7,450.2000 Kcal/kg NL
Tính toán các đại lượng của quá trình cháy:
Bảng 3.23. Tính toán sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn
(t= 00C, P= 760mmH
TT
Đại lượng tính
Công thức tính
ĐVT
Kết quả
1
Lượng không khí khô lý thuyết
V0= 0,089*C+0,264* H - 0,0333(O – S)
Nm3/kg
8,1850
2
Lượng không khí ẩm lý thuyết d= 17g/kg (t=300C φ =65%)
Va= (1+ 0,0016*d) V0
Nm3/kg
8,4076
3
Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số α = 2,5
Vt= α*Va
Nm3/kg
21,0191
4
Lượng khí SO2 trong SPC
VSO2= 0,683*10-2*S
Nm3/kg
0,003415
5
Lượng khí CO trong SPC η = 0,5%
VCO= 1,865*10-2* η*C
Nm3/kg
0,003415
6
Lượng khí CO2 trong SPC
VCO2= 1,853*10-2(1- η)*C
Nm3/kg
1,5008003
7
Lượng hơi nước trong SPC
VH2O=0,111H+0,0124W+0,0016dVt
Nm3/kg
1,0147197
8
Lượng khí O2 trong không khí thừa
VO2= 0,21(α -1)Va
Nm3/kg
2,6484073
9
Lượng khí N2 trong SPC
VN2= 0,8* 10-2N+ 0,79Vt
Nm3/kg
16,6146935
a
Lượng khí NOx trong SPC (xem như NO2:ρNO2 = 2,054kg/Nm3
MNOx = 3,953.10- 8.(M.Q)1,18
kg/h
0,0014658
b
Quy đổi ra m3 chuẩn
VNOx =MNOx/M*ρNOx
Nm3/kg
0,0002379
c
Thể tích N2 tham gia vào phản ứng của Nox
VN2(Nox)=0,5VNOx
Nm3/kg
0,0001189
d
Thể tích O2 tham gia vào phản ứng của Nox
V O2(Nox) =VNOx
Nm3/kg
0,0002379
10
Lượng SPC tổng cộng
VSPC= VSO2+VCO+VCO2+ VH2O+VN2+VO2
Nm3/kg
21,7884369
Bảng 3.24. Tính toán lưu lượng khói thải, tải lượng và nồng độ các
chất ô nhiễm trong khói (kg/h)
TT
Đại lượng tính toán
Công thức tính
ĐVT
Kết quả
1
Lưu lượng khói ở điều kiện chuẩn
Lc= VSPCM/3600
m3/s
0,0181570
2
Lưu lượng khói ở điều kiện thực tế (tkhói = 1500C)
LT = Lc(273 +
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường mô hình sản xuất rau an toàn.doc