Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng mới Khu thương mại và nhà ở cao cấp Blooming Tower

Trên thực tế, vấn đề tai nạn lao động trong thi công xây dựng đang xảy ra rất phổ biến. Ngoài ra, tình hình an ninh trật tự, rủi ro về cháy nổ tại khu vực xây dựng cũng là vấn đề phải lưu tâm.

Tai nạn lao động xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, nếu giải quyết không tốt sẽ làm xảy ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ thuê lao động, gây khó khăn cho dự án ki có sự can thiệp của cơ quan quản lý về lao động.

Là một dự án mang tính tầm cỡ nên sẽ có lao động từ nơi khác đến do nguồn lao động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó, sự khác biệt về văn hóa, lối sống sẽ dễ làm phát sinh mâu thuẫn giữa lao động mới và người dân địa phương. Ngoài ra, việc tập trung một lượng lớn nhân công sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng mới Khu thương mại và nhà ở cao cấp Blooming Tower, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên, xe chở vật liệu ra vào công trường làm phát sinh nhiều bụi và khói thải nhưng không đáng kể, tình trạng này sẽ chấm dứt khi giai đoạn thi công kết thúc. (Hình 2.1) 2.1.2.2. Môi trường đất Dự án được xây dựng trên khu đất lấn biển, thành phần chủ yếu là đất cát. Theo đánh giá cảm quan, môi trường đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm. (Hình 2.2) Hình 2.1: Hiện trạng môi trường không khí Hình 2.2: Hiện trạng môi trường đất 2.1.2.3. Môi trường nước - Nước ngầm: Do nằm gần biển nên nước bị nhiễm mặn. - Nước mặt: Chưa có dấu hiệu ô nhiễm. (Hình 2.3) 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Điều kiện kinh tế 2.2.1.1. Du lịch Ngành du lịch, trong khoảng hai năm trở lại đây đã có sự phát triển mạnh với các khách sạn, khu resort với nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. 2.2.1.2. Dịch vụ - thương mại Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 1997-2007. Riêng trong năm 2008, tổng mức luân chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trên địa bàn đạt 35.825 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2007. Hoạt động xuất khẩu kinh doanh ước đạt 109,83 triệu USD, đạt 157% kế hoạch, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư kích cầu dịch vụ - thương mại là hướng đi mà Đảng bộ và chính quyền quận Hải Châu đã đề ra, trong đó lấy dịch vụ - thương mại làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế địa phương. Hình 2.3: Hiện trạng môi trường nước 2.2.1.3. Công nghiệp Sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng tăng trưởng khá vững chắc, với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 8,3%/năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 612 tỷ đồng. 2.2.2. Điều kiện xã hội 2.2.2.1. Dân cư - Dân số: 195105 người (Năm 2007). Trong đó: Nam: 93885 người, nữ: 110220 người. Tỷ lệ sinh: 13,13%. Tỷ lệ tử: 3,12%. - Mật độ dân số: 9251 người/km2. 2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng - Cấp nước: Hiện tại khu vực đã có mạng lưới cấp nước của thành phố. - Thoát nước: Hiện tại khu vực đã có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, vì vậy việc thoát nước mưa của công trình chỉ đấu nối trực tiếp vào hệ thống mương chung của khu vực. Nước thải công trình sau khi đã được xử lý cục bộ sẽ được đấu nối vào tuyến mương chung của khu vực. - Cấp điện: Hiện tại khu vực đã có đường dây 22kV. - Giao thông: Hiện tại, thuận lợi cho việc đi lại người dân ở khu vực. - Bệnh viện, trường học: Đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Nguồn gây tác động 3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 3.1.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng a) Nguồn gây ô nhiễm không khí Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng phát sinh từ các hoạt động: - Tập trung nhân công. - San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng. - Đào đất, vận chuyển đất đào. - Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng. - Khoan cọc thi công móng. - Tiến hành xây dựng Các tác nhân ô nhiễm sẽ là bụi, khói khí thải, tiếng ồn, rung động phát sinh khi tiến hành thi công. * Bụi Bụi phát sinh từ nhiều hoạt động thi công xây dựng khác nhau: - Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông khi vận chuyển đất đào đem đổ, vận chuyển vật liệu, nhân công. - Bụi kim loại do gò hàn sắt, thép khi làm khung thép để khoan cọc thi công móng. - Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu (bê tông) khi xây dựng. - Bụi bị cuốn lên khi gió thổi qua các bãi tập kết vật liệu, khi san ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng. * Khí thải Khí thải phát sinh từ các hoạt động như: - Khí thải độc hại: SO2, CO2, CO, NOx, hợp chất chì từ xăng dầu do vận hành máy móc thi công: đào, san nền, lu, đầm…, từ phương tiện vận chuyển. Các nghiên cứu đã xác định được rằng các thiết bị phục vụ công tác xây dựng công trình như: xe tải, máy đóng cọc, máy đầm nén, máy khoan, cần cẩu, máy phát điện…sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm khô khí. Do hầu hết máy móc thiết bị đều sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu nên chúng thải ra bụi, SO2, NOx, hydocacbon vào không khí. - Khí thải từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân. - Khí thải từ hoạt động cơ khí: Quá trình hàn các kết cấu thép, sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NOx. b) Ô nhiễm nguồn nước Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng bao gồm các hoạt động: - Đào đất, vận chuyển đất đào. - Khoan cọc thi công móng. - Rửa vật liệu khi tiến hành xây dựng. * Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân. * Nước mưa chảy tràn Nước mưa tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực. Trong quá trình chảy trên mặt đất có thể lôi kéo theo đất, cát, nhựa đường thải trong thi công và màng dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tàng trữ và sử dụng. Lưu lượng và nồng độ nước mưa phụ thuộc chế độ khí hậu khu vực: cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, độ bẩn của không khí… * Nước thải rửa vật liệu xây dựng Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông, rửa cát, rửa đá, làm ướt gạch,... c) Ô nhiễm đất * Chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn như: - Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: các loại vật liệu hư hỏng như ximăng, bê tông, cốt pha, gạch ngói, đất cát rơi vãi, phế liệu sắt thép… - Bao gói chứa vật liệu: bao xi măng, thùng chứa sơn,.. - Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. * Nước thải - Nước mưa chảy tràn chứa đất cát, dầu mỡ. - Nước thải rửa vật liệu xây dựng. - Nước thải sinh hoạt từ lán trại, nhà vệ sinh trong khu dự án do tập trung nhiều công nhân. Tóm lại, những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn thi công xây dựng chỉ tồn tại trong thời gian thi công (dự kiến từ 10/2008 đến cuối năm 2011) và sẽ chấm dứt khi dự án đi vào hoạt động. Vì vậy tác động của nó là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm đến mức tối thiểu các tác động do ô nhiễm môi trường không khí (bụi) tới cuộc sống của những hộ dân sống ở khu vực sát cạnh dự án và công nhân thi công, nhà thầu cần có biện pháp hạn chế. 3.1.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động a) Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí * Khí thải Phát sinh từ: - Phương tiện giao thông: Khi đi vào hoạt động, lượng người vào ra trong khu vực là khá lớn, dẫn đến mật độ xe cộ lưu thông trong khu vực cũng khá lớn. Do đó sẽ làm phát sinh khí thải giao thông. - Máy phát điện dự phòng: Tòa nhà có trang bị máy phát điện dự phòng: + Nhiên liệu: Dầu DO. + Thời gian hoạt động: Lúc điện lưới bị cắt. Hoạt động của máy phát điện sẽ phát sinh ra các hoạt động chủ yếu là khí: CO, NO2, CO, CO2, hơi nước, mụi khói và một lượng các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde. Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mức độ tác động của chúng đến môi trường phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển. - Hơi khí độc, mùi hôi từ hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, khu vực nhà vệ sinh. Tại khu xử lý nước thải thì cũng có các loại hơi độc hại phát sinh từ các công trình xử lý. Thành phần các khí độc hại rất đa dạng như NH3, CH4, H2S…Lượng hơi khí độc hại này không lớn nhưng có mùi hôi khó chịu. - Hơi độc hại từ khu vực trữ chất thải rắn chờ vận chuyển, xử lý. - Khí thải và mùi hôi từ khu vực chế biến thực phẩm. * Bụi Khi dự án đi vào hoạt động, lượng bụi phát sinh chủ yếu là từ bụi đường do cuốn theo các phương tiện giao thông cơ giới ra vào dự án. b) Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nguồn phát sinh nước thải bao gồm: * Nước thải sinh hoạt Nước từ các cư dân của tòa nhà, trung tâm dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí với hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật cao. Lượng nước thải sinh hoạt của toàn khu dân cư được tính dựa trên nhu cầu cấp nước (250l/người.ngđ), ước tính khoảng 800m3/ngđ. (Xem Phụ lục) * Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua đường giao thông, mặt bằng khu vực cuốn theo đất cát, chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. c) Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất * Chất thải rắn sinh hoạt: Nguồn chất thải rắn chủ yếu của khu phức hợp chủ yếu là rác thải của cư dân, khu dịch vụ thương mại, giải trí. Chất thải rắn dễ phân hủy là các loại chất thải hữu cơ như thực phẩm dư thừa bị loại bỏ, chất thải của quá trình nấu nướng,... Chất thải rắn khó phân hủy gồm các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polyme,… Với lưu lượng lớn người ra vào, sẽ tương ứng với một lượng rác thải đáng kể. Do đó, nếu việc quản lý và xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.Việc tích trữ rác thải lâu ngày, không vận chuyển kịp sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các loài động vật gây bệnh như ruồi, chuột…gây nên dịch bệnh cho cư dân. Ngoài ra còn phát sinh mùi khó chịu. * Bùn thải Bùn thải sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải, bùn thải từ hệ thống cống thải, phân bùn từ hệ thống bể tự hoại. 3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 3.1.2.1. Trong quá trình thi công a) Tai nạn lao động Điều kiện làm việc trên công trường : thủ công hay cơ giới, tiếp xúc với nhiều loại thiết bị công suất lớn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, môi trường làm việc có nhiều nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn khá cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất làm việc của công nhân trực tiếp thi công trên công trường. Các loại tai nạn thường gặp tại công trường xây dựng là: - Các ô nhiễm môi trường tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời. - Tai nạn xảy ra khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ,… - Tai nạn lao động do trượt té trên các giàn giáo, trên các tòa nhà đang xây, công tác thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao và các nguyên nhân khác. - Tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường, bão, gió gây đứt dây điện. - Khi công trường thi công trong những ngày mưa: Tai nạn lao động do đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các loại máy móc thiết bị thi công,… - Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong xây dựng: Hóa chất có trong các chất dẫn, chất làm sạch gạch đá, chất trang trí và bảo vệ gỗ, thép, các chất xử lý sàn, chống nấm mốc, chất cách ly, dung môi, sơn, vữa, xi măng và các loại vật liệu khác. Nhiều hóa chất rất nguy hiểm, có thể gây ra cháy nổ hoặc nhiễm độc. b) Mất an ninh trật tự của khu vực  Do tập trung một lượng lớn công nhân nên có có khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh tại địa phương như: mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ của công nhân, phát sinh các tệ nạn xã hội. c) Khả năng gây cháy nổ Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do: - Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác gần khu vực xăng dầu. - Sự cố về các thiết bị điện như bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt, dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi có mưa giông. - Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy, nổ. d) Tiếng ồn - Do động cơ của máy móc thi công: xúc, lu, đầm, máy trộn bê tông, thiết bị hàn cắt khoan, máy phát điện. - Do phương tiện giao thông vận chuyển. - Do khoan cọc thi công móng. 3.1.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Khi dự án đi vào hoạt động, có một số nguồn gây ra tiếng ồn với mức độ khác nhau. Các nguồn gây ồn điển hình nhất có thể kể đến như sau: - Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp lưới điện bị mất. - Hoạt động của các hệ thống máy móc vận hành. - Hoạt động của các loại quạt gió, hệ thống xử lý bụi. - Hoạt động của máy móc thiết bị phục vụ các công trình phụ trợ (máy bơm nước, máy thổi khí phục vụ trạm xử lý nước thải,…) - Hoạt động của các cư dân và khách du lịch. - Tiếng ồn từ động cơ, từ ống xả khói của các phương tiện giao thông. 3.2. Đối tượng và qui mô chịu tác động 3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng Bảng 3.1. Đối tượng và qui mô chịu tác động trong giai đoạn thi công. Hoạt động Đối tượng chịu tác động Qui mô Mức độ, thời gian Tập trung nhân công, máy móc thi công. Môi trường không khí Khu vực thi công và các dân cư xung quanh khu vực thi công. - Không đáng kể - Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án. San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng. Môi trường không khí Khu vực thi công và dân cư xung quanh. -Tương đối -Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án. Đào đất, vận chuyển đất đào Môi trường không khí, đất, nước Khu vực thi công và dân cư xung quanh -Tương đối -Thời gian ngắn lúc bắt đầu dự án. Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng Môi trường không khí, đất, nước Khu vực thi công và dân cư xung quanh -Tương đối -Thời gian thi công dự án. Thi công móng Môi trường không khí, đất, nước Khu vực thi công và dân cư xung quanh -Tương đối -Thời gian thi công dự án. Tiến hành xây dựng Môi trường không khí, đất, nước Khu vực thi công và dân cư xung quanh -Đáng kể -Thời gian thi công dự án. 3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Bảng 3.2. Đối tượng và qui mô chịu tác động khi dự án đi vào hoạt động. Hoạt động Đối tượng chịu tác động Qui mô Mức độ, thời gian Xử lý nước thải Môi trường không khí, đất, nước Cư dân trong khu vực và hệ sinh thái xung quanh -Đáng kể -Suốt thời gian tồn tại của dự án Xử lý chất thải rắn Môi trường không khí, đất, nước Cư dân trong khu vực và hệ sinh thái xung quanh -Đáng kể -Suốt thời gian tồn tại của dự án Thương mại, du lịch, dịch vụ Kinh tế, xã hội của quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng Quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng -Đáng kể -Suốt thời gian tồn tại của dự án Lưu trú của khách du lịch, cư trú của cư dân Kinh tế, xã hội, an ninh trật tự của quận Hải Châu. Quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng -Đáng kể -Suốt thời gian tồn tại của dự án 3.3. Đánh giá tác động 3.3.1. Tác động tích cực Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại những mặt tích cực sau: - Tạo nên một nơi sinh sống đầy đủ tiện nghi cho cư dân, tạo nên một nơi tham quan, mua sắm lý thú cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng. - Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương. - Bổ sung thêm nguồn thuế cho ngân sách địa phương. - Góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở và đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quận Hải Châu và thành phố Đà Nẵng. 3.3.2. Tác động tiêu cực 3.3.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng Bảng 3.3. Đánh giá tác động của các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng. Yếu tố chịu tác động Nguồn gây tác động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh vật Kinh tế – Xã hội Tập trung nhân công, máy móc thi công. * _ ** _ _ San ủi, lu đầm chuẩn bị mặt bằng. *** *** *** _ _ Đào đất, vận chuyển đất đào. *** *** ** _ _ Chuyên chở, tập kết vật liệu xây dựng. ** * *** _ * Thi công móng *** *** ** _ * Tiến hành xây dựng. *** *** *** _ *** Chú thích: _ : Bị tác động không đáng kể. * : Bị tác động ít. ** : Bị tác động nhiều. *** : Bị tác động rất nhiều. Những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn thi công xây dựng: bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và bản thân những công nhân đang trực tiếp thi công trên công trường. a) Các vấn đề liên quan đến chất thải * Bụi Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng, gió. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết vật liệu rất phổ biến. Thông thường hàm lượng bụi lơ lửng tại khu vực bốc dỡ thường dao động 0,9-2,7mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần (TCVN 5937-2005 qui định hàm lượng bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 0,3mg/m3) Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng: - Tổn thương cơ quan hô hấp: Xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi. - Bệnh ngoài da: Bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ… - Tổn thương mắt. * Khí thải Các loại khí thải từ phương tiện vận chuyển, máy móc thi công có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất, tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ phương tiện xây dựng trong khu vực. Khí từ khói hàn không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có phương tiện bảo hộ cho công nhân sẽ hạn chế được mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến công nhân. * Tiếng ồn Việc tập trung số lượng lớn các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường làm cường độ ồn sẽ cao hơn mức độ bình thường, dễ gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn lao động cho công nhân trực tiếp thi công. Ngoài ra, tiếng ồn cũng làm mất khả năng nhận biết các loại tín hiệu âm thanh khác như những tiếng kêu báo hiệu và tín hiệu làm việc. * Nước thải Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng gồm nước thải sinh hoạt của công nhân, nước mưa chảy tràn, nước rửa vật liệu xây dựng nếu không được kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh, phát sinh bệnh tật nếu bị ứ đọng lâu ngày. * Rác thải Rác thải trên công trường xây dựng chủ yếu là phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt của công nhân. Lượng rác này nếu không được thu gom kịp thời sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của các loài động vật gây bệnh như ruồi, chuột…gây nên dịch bệnh cho cư dân. Ngoài ra còn làm phát sinh bụi mỗi khi có gió thổi hay phương tiện giao thông chạy ngang. Đây là loại chất thải không gây mùi, có thể tái sử dụng hoặc bán tùy theo từng loại. Theo kinh nghiệm của nhiều công trường xây dựng, lượng rác thải này ước tính khoảng 2,5 tấn/ha xây dựng. b) Các vấn đề không liên quan đến chất thải Trên thực tế, vấn đề tai nạn lao động trong thi công xây dựng đang xảy ra rất phổ biến. Ngoài ra, tình hình an ninh trật tự, rủi ro về cháy nổ tại khu vực xây dựng cũng là vấn đề phải lưu tâm. Tai nạn lao động xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, nếu giải quyết không tốt sẽ làm xảy ra mâu thuẫn giữa người lao động và chủ thuê lao động, gây khó khăn cho dự án ki có sự can thiệp của cơ quan quản lý về lao động. Là một dự án mang tính tầm cỡ nên sẽ có lao động từ nơi khác đến do nguồn lao động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó, sự khác biệt về văn hóa, lối sống sẽ dễ làm phát sinh mâu thuẫn giữa lao động mới và người dân địa phương. Ngoài ra, việc tập trung một lượng lớn nhân công sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển. 3.3.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động Yếu tố chịu tác động Bảng 3.4. Đánh giá tác động của các hoạt động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. Nguồn gây tác động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh vật Kinh tế – Xã hội Nước thải _ *** * _ * Chất thải rắn _ _ * _ * Thương mại, du lịch, dịch vụ _ * * _ _ Lưu trú của khách du lịch, cư trú của cư dân _ _ * _ ** Chú thích: _ : Bị tác động không đáng kể. * : Bị tác động ít. ** : Bị tác động nhiều. *** : Bị tác động rất nhiều. Những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động sẽ tồn tại suốt trong thời gian hoạt động của dự án nên tác động của nó là lâu dài. Vì vậy nhà thầu phải có các giải pháp để giải quyết triệt để, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân trong tòa nhà. a) Các vấn đề liên quan đến chất thải Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí trong giai đoạn hoạt động của dự án nếu không được giải quyết sẽ gây ra các tác động xấu đến dự án: - Gây phiền toái cho các cư dân khi sinh sống và du khách khi đến viếng thăm. - Mất mỹ quan của một khu căn hộ cao cấp. - Dư luận xã hội. b) Các vấn đề không liên quan đến chất thải Các vấn đề về an toàn cháy nổ, an ninh, nếu không được giải quyết sẽ gây ra các tác hại: - Hoang mang, lo lắng cho cư dân khi sinh sống. - Gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi phát sinh sự cố. 3.4. Đánh giá về phương pháp sử dụng 3.4.1. Phương pháp liệt kê Phương pháp liệt kê được thực hiện bằng cách lập bảng kiểm tra. Bảng được áp dụng để định hướng nghiên cứu trong Chương 3 gồm danh sách các hoạt động có thể gây tác động đến môi trường (mức độ, thời gian tác động) trong các giai đoạn của Dự án. Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các thành phần môi trường và kinh tế - xã hội trong vùng Dự án. 3.4.2. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận cho phép xác định định tính mức độ tác động đến môi trường từ thấp đến cao do các hoạt động trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các yếu tố môi trường và kinh tế - xã hội trong vùng Dự án. 3.4.3. Phương pháp đánh giá cảm quan Phương pháp đánh giá cảm quan cho phép đánh giá một cách định tính về chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí trong thời gian xây dựng dự án thông qua khảo sát thực địa để điều tra hiện trạng chất lượng môi trường và tham khảo ý kiến người dân. Nhìn chung, báo cáo đã trình bày, phân tích được tất cả các hoạt động khi xây dựng Dự án khu phức hợp cao cấp Blooming Tower. CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4.1. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công 4.1.1. Các biện pháp quản lý - Về an toàn lao động và bảo vệ công trình xây dựng: Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp sau: + Lên kế hoạch thi công, cung cấp vật tư, quản lý công nhân và bố trí nơi ăn ở tại công trường chặt chẽ, tránh chồng chéo gây ách tắc giao thông. + Cắm biển báo tốc độ, biển báo công trường, có rào chắn tại các vị trí nguy hiểm (cống, hố đào). + Không đặt các trạm trộn bê tông quá gần khu dân cư lân cận. + Không để vật liệu xây dựng, vật liệu độc hại gần nguồn nước. + Quản lý chặt chẽ xăng dầu, vật liệu nổ... + Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (như mũ, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, dây an toàn...), thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công nhân tuân thủ các quy định về an toàn lao động, chú ý vấn đề bố trí máy móc, thiết bị phòng ngừa tai nạn. + Thường xuyên kiểm tra về hệ thống phanh và các bộ phận chuyển động của xe tại công trường, các lái xe phải cam kết không uống rượu bia, luôn làm chủ tốc độ trong khi điều khiển phương tiện, đặc biệt chú ý quan sát khi cho xe vào, ra cổng khu vực triển khai dự án. - Về mặt an ninh trật tự xã hội tại khu vực: Nghiêm chỉnh thực hiện công tác đăng ký tạm trú với chính quyền quận Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng cho công nhân thi công trên công trường nhằm quản lý chặt chẽ, tránh các tệ nạn xã hội có thể xảy ra cho khu vực. - Về phòng ngừa thiên tai, bão lụt: Dự án được xây dựng nằm gần sông Hàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng gần với cửa biển nên khi có vấn đề thiên tai bão lụt thì khu vực thi công cũng bị ảnh hưởng. Do đó chủ dự án yêu cầu nhà thầu thiết kế các công trình đảm bảo độ bền, độ vững chắc trước những thiên tai (bão, lụt) ở mức tối đa. - Trong mưa bão nghiêm cấm tất cả các hoạt động thi công, xây dựng. Nghiêm cấm việc đi lại, di chuyển của cán bộ công nhân khi mưa bão lớn. 4.1.2. Các biện pháp kỹ thuật Thành phần gây ô nhiễm là bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải máy chuyên dụng: CO2, SO2, NO, NO2, bụi lơ lửng, bụi chì. Chất gây ô nhiễm có đặc điểm phát tán không liên tục, gây ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, tuỳ thuộc vào tiến độ xây dựng, số lượng ca máy, ca xe hoạt động. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư sẽ yêu cầu và giám sát đơn vị thi công thực hiện những biện pháp được đề xuất như sau: a) Đối với bụi, khí thải và tiếng ồn + Đóng cọc và làm hàng rào bằng tôn xung quanh khu vực thi công để cách ly và chống bụi. Kích thước cao khoảng 2,3m. + Tưới ẩm đường các tuyến giao thông có xe chở nguyên vật liệu thi công xây dựng 1 ÷ 2 lần/ngày. + Khi chuyên chở vật liệu xây dựng các xe vận tải được phủ bạt kín tránh rơi vãi vật liệu trên đường. Không dùng xe tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải, giảm tốc độ xuống 5 km/h khi đi vào khu vực thi công. + Các loại máy thi công phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm lượng khí thải. Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các công trình phụ cận khác. + Không khoan, đào, đóng cọc bê tông vào ban đêm và giờ nghỉ... b) Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn - Nhà vệ sinh cho công nhân tại công trường được thiết kế có bể xử lý tự hoại (bể phốt 3 ngăn), hiệu quả xử lý chất lơ lửng, BOD5 đạt 65 - 75% sau đó mới được thải ra môi trường ngoài bằng rãnh bê tông kín. - Đối với nguồn nước thải từ nhà ăn, tắm giặt được thu gom về bể lắng ngầm bằng bê tông dưới mặt đất có nắp đậy để lắng cặn, sau đó cùng với nước thải nhà vệ sinh thải ra đường cống chung. - Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom rác thải, không để rò rỉ xăng dầu nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn. Thiết kế hệ thống mương thoát, tạo độ dốc thoát nước, tránh xói mòn do nước mưa chảy tràn. c) Đối với chất thải rắn + Tập trung chất thải rắn vô cơ: đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông... thu gom và hợp đồng với Công ty môi trường đô t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_ledung_1__8962.doc
Tài liệu liên quan