CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 4
1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 4
1.2.1. Cơ sở pháp lý chính để đánh giá tác động môi trường dự án 5
1.2.2. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 6
1.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 6
CHƯƠNG 2 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
2.1. TÊN DỰ ÁN 8
2.2. CHỦ DỰ ÁN 8
2.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 8
2.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 9
2.4.1. Công suất nhà máy 9
2.4.2. Mô tả quy trình công nghệ 9
2.4.3. Các hạng mục công trình 10
2.5. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU 13
2.5.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu 13
2.5.2. Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên, nhiên vật liệu 14
2.5.3. Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước và nhu cầu về nước 15
2.6. NHU CẦU LAO ĐỘNG 15
2.7. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 16
2.8. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 16
2.9. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 16
CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 18
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 18
3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 18
3.1.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 18
3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 20
3.1.4. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 28
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HIỆP PHƯỚC 31
3.2.1. Phát triển kinh tế 31
3.2.2. Văn hoá - xã hội 33
3.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KCN NHƠN TRẠCH III 33
3.3.1. Cơ cấu sử dụng đất 34
3.3.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh 35
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 37
4.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 37
4.1.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng - lắp đặt tổ máy 2 37
4.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 38
4.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 39
4.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 41
4.2.1. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc, thiết bị 41
4.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà máy 42
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42
4.3.1. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt
máy móc, thiết bị 42
4.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 54
4.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÁC HOÁ CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN 68
4.4.1. Đánh giá rủi ro axít Clohydric (HCl) 68
4.4.2. Đánh giá rủi ro của Natri hidroxit (NaOH) 69
4.5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 69
4.5.1. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường 69
4.5.2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp 70
CHƯƠNG 5 : BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ 71
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 71
5.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 71
5.1.1. Giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị 71
5.1.2. Giai đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy 72
5.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 80
5.2.1. Phòng chống cháy nổ 80
5.2.2. Hệ thống chống sét 81
5.2.3. Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu 81
CHƯƠNG 6 : CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG 83
6.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC
TÁC ĐỘNG XẤU 83
6.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 84
CHƯƠNG 7 : CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85
7.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 85
7.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85
7.2.1. Chương trình quản lý môi trường 85
7.2.2. Chương trình giám sát môi trường 86
CHƯƠNG 8 : DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 89
8.1. XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 89
8.2.1. Kinh phí giám sát chất thải 90
8.2.2. Kinh phí giám sát môi trường xung quanh 91
8.2.3. Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường 92
CHƯƠNG 9 : THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 93
9.1 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HIỆP PHƯỚC 93
9.2. Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ HIỆP PHƯỚC 94
CHƯƠNG 10 : NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 95
10.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 95
10.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 95
10.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC
ĐÁNH GIÁ 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1. KẾT LUẬN 98
2. KIẾN NGHỊ 99
PHẦN PHỤ LỤC 100
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 150MW tại KCN Nhơn Trạch III, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng như sau:
- Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển đất cát gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh;
- Bụi, CO, SOx, NOx, THC, … từ khói thải của các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực;
- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, …
- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt (nhiệt, khói từ cắt, hàn, đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, …) tác động lên công nhân trực tiếp làm việc tại khu vực này và môi trường xung quanh.
1). Ô nhiễm do khói thải của các phương tiện vận chuyển
Trong quá trình thi công xây dựng dự án có sự tham gia chủ yếu của các phương tiện giao thông vận chuyển thiết bị, máy móc công nghệ và gây ô nhiễm nguồn khí thải do sử dụng các loại nhiên liệu đốt cháy (xăng, dầu DO, …) tác động trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.
Theo ước tính sơ bộ, tổng khối lượng máy móc thiết bị ước tính cho tổ máy 2 là 100.000 tấn. Trọng tải hữu ích của xe vận chuyển là 10 tấn. Do đó, số lượt xe chở nguyên vật liệu, thiết bị vào công trường là 10.000 lượt và số lượt xe ra không tải là 3.500 lượt (quy đổi về mức tiêu thụ nhiên liệu). Vậy, tổng số lượt xe tải vào ra khu vực dự án là 13.500 lượt xe (tải trọng hữu ích của xe là 10 tấn).
Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có tải trọng 3,5 - 16,0 tấn, tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu thi công ước tính như trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ các hoạt động giao thông.
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng
(kg/1.000km)
Tổng chiều dài
(1.000 km)
Tổng tải lượng
(kg/thời gian thi công)
Tải lượng trung bình (kg/ngày)
01
Bụi
0,9
202,5
182,3
0,07
02
SO2
4,15S
202,5
420,2
0,15
03
NOX
14,4
202,5
2.916,0
1,07
04
CO
2,9
202,5
587,3
0,22
05
THC
0,8
202,5
162,0
0,06
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú:
- S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%;
- Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 15km.
Đây là nguồn gây ô nhiễm khí thải chủ yếu trong giai đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị đến nhà máy. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải, thì tác động ảnh hưởng ô nhiễm do khí thải giao thông vận chuyển là hoàn toàn không đáng kể trên khu vực dự án và lân cận so với mức tiêu chuẩn cho phép.
2). Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông
Theo tiêu chuẩn đã ban hành về mức cho phép tiếng ồn tại khu vực hoạt động (TCVN 3985 - 1985) và giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949 - 1998), thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85dBA trong khu vực sản xuất và mức ồn thấp nhất là 40dBA tại các bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 22 giờ đến 6 giờ sáng. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949 - 1998) không được vượt quá 75dBA.
Như vậy, mức ồn phát ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường như trình bày trong bảng 4.9 dưới đây, thì mức ồn cực đại do các thiết bị thi công gây ra đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Tuy nhiên, khu vực thi công dự án nằm cách ly xa khu dân cư, nên tác động này là không đáng kể.
Bảng 4.9: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường.
Stt
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15m
01
Máy ủi
93
02
Máy khoan đá
87
03
Máy đầm nén (xe lu)
72 - 74
04
Máy xúc gầu trước
72 - 84
05
Gầu ngược
72 - 93
06
Máy kéo
77 - 96
07
Máy cạp đất
80 - 93
09
Máy lát đường
87 - 88,5
10
Xe tải
82 - 94
11
Máy trộn bê tông
75 - 88
12
Bơm bê tông
80 - 83
13
Máy đập bê tông
85
14
Cần trục di động
76 - 87
15
Máy phát điện
72 - 82,5
16
Máy nén
75 - 87
17
Búa chèn và máy khoan đá
81 - 98
18
Máy đóng cọc
95 - 106
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường tổng hợp, năm 2007.
Trong khi đó, mức ồn cực đại của các loại xe cơ giới được tổng hợp theo các tài liệu kỹ thuật và trình bày như trong bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10: Mức ồn của các loại xe cơ giới.
Stt
Loại xe
Mức ồn (dBA)
01
Xe du lịch
77
02
Xe mini bus
84
03
Xe vận tải
93
04
Xe mô tô 4 thì
94
05
Xe mô tô 2 thì
80
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường tổng hợp, năm 2007.
Theo bảng này, thì độ ồn cực đại của các loại xe vận tải (93dBA) cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Do đó, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, nhất là khi đi ngang qua khu vực dân cư, để giảm thiểu tác động ô nhiễm do tiếng ồn của các xe vận tải đối với khu vực dân cư trong quá trình thi công xây dựng dự án.
3). Khói hàn, cắt kim loại
Khói phát sinh từ quá trình hàn điện, cắt kim loại. Lượng bụi kim loại và khí CO thoát ra phụ thuộc vào trình độ hàn của công nhân. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, lượng bụi kim loại ở mức thấp và mang tính chất gián đoạn nên không gây tác động nghiêm trọng cho môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên khói hàn sẽ ảnh hưởng nhiều đến công nhân làm việc trực tiếp. Lượng bụi kim loại và khí CO phát sinh tỷ lệ với lượng que hàn.
Tiêu chuẩn Bộ Y tế quy định, nồng độ khí CO trong không khí khu vực sản xuất không cao hơn 30 mg/m3.
4). Dung môi pha sơn
Trong quá trình sử dụng sơn để sơn các hạng mục công trình, một lượng lớn dung môi sẽ phát tán vào môi trường. Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới khi sử dụng 1 tấn sơn sẽ làm bay hơi vào không khí 560 kg dung môi hữu cơ bay hơi (THC).
(2). Tác động đến môi trường nước
- Bụi, đất cát rơi vãi, bị nước mưa cuốn xuống nguồn nước làm tăng độ đục của nước kênh rạch ven tuyến đường vận chuyển;
- Xe vận chuyển xăng, dầu, sơn … có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường nước khi có sự cố.
(3). Tác động đến tài nguyên sinh vật
Hoạt động giao thông vận tải vào mùa khô sinh ra một lượng bụi rất lớn. Ngoài tác động đến môi trường không khí xung quanh, bụi còn làm cây xanh ven theo khu đường giao thông chậm phát triển, giảm khả năng quang hợp.
(4). Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
- Tiếng ồn do phương tiện xe cộ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân ven theo tuyến đường;
- Bụi do phương tiện giao thông làm tăng hàm lượng bụi trong không khí ảnh hưởng sức khoẻ người dân;
- Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (SOX, CO, NOX, THC) làm giảm chất lượng môi trường khí khu vực dân cư xung quanh;
- Sự cố xảy ra do tai nạn giao thông, cháy nổ nhiên liệu gây tác động mạnh đến đời sống người dân khu vực.
4.3.1.3. Tác động do hoạt động tập kết, lưu trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu
(1). Tác động đến môi trường không khí
- Do sự cố đổ vỡ, rò rỉ dầu trong quá trình lưu chứa làm phát tán các chất hữu cơ bay hơi như hydrocacbon, làm thay đổi chất lượng không khí khu vực xung quanh;
- Sự cố cháy, nổ tại kho chứa nhiên liệu cũng làm tác động mạnh đến chất lượng không khí khu vực xung quanh.
(2). Tác động đến môi trường nước
- Lượng nhiên liệu khu vực kho chứa là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước do rò rỉ, thấm xuống đất gây ô nhiễm tầng nước ngầm nông;
- Nước mưa chảy tràn kéo theo dầu mỡ rò rỉ, tràn đổ làm ô nhiễm chất lượng nước mặt khu vực xung quanh kho chứa.
(3). Tác động đến môi trường đất
- Lượng dầu mỡ rò rỉ tại khu vực kho chứa nhiên liệu làm tăng hàm lượng các chất hữu cơ khó phân huỷ trong đất, làm giảm chất lượng đất tại khu vực xung quanh.
- Phạm vi tác động không lớn, diện tích khu vực chịu tác động hẹp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
(4). Tác động đến tài nguyên sinh học
1). Hệ sinh thái trên cạn
Sự cố rò rỉ, cháy nổ tại khu vực chứa nhiên nguyên liệu sẽ tác động đến sự ổn định của hệ sinh thái trên cạn xung quanh. Mức độ tác động tuỳ thuộc vào quy mô của sự cố và biện pháp phòng chống.
2). Hệ sinh thái dưới nước
Nhiên liệu tràn, rò rỉ sẽ theo nước mưa chảy tràn và chảy vào nguồn nước gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái dưới nước khu vực lân cận. Một số loài có thể bị huỷ diệt dưới tác động của các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (dầu mỡ, ...)
4.3.1.4. Tác động do hoạt động lưu trú, sinh hoạt của công nhân tại công trường
Số lượng công nhân làm việc tại công trình ước tính khoảng 350 người. Quá trình sinh hoạt, lao động của công nhân tại công trường làm phát sinh các tác động môi trường như sau:
(1). Tác động đến môi trường không khí
Sinh hoạt hàng ngày của công nhân gây tác động đến chất lượng không khí do những nguyên nhân sau:
- Mùi hôi (NH3, H2S, Mêcaptan HS-R) sinh ra từ nước thải sinh hoạt;
- Các chất khí sinh ra do phân huỷ chất thải rắn hữu cơ;
- Mùi hôi phát ra từ bể tự hoại, chất thải hữu cơ.
Nhìn chung mức độ tác động đến chất lượng không khí khu vực do sinh hoạt của công nhân là không đáng kể và khoảng thời gian tác động không nhiều.
(2). Tác động đến môi trường nước
1). Tác động do nước thải sinh hoạt
Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 4.11.
Bảng 4.11: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
Stt
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người.ngày)
01
BOD5
45 - 54
02
COD (dicromate)
72 - 102
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 - 145
04
Dầu mỡ phi khoáng
10 - 30
05
Tổng nitơ (N)
6 - 12
06
Amôni (N-NH4)
2,4 - 4,8
07
Tổng photpho (P)
0,8 - 4,0
Nguồn: Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1993.
Số lượng công nhân xây dựng nhà máy khoảng 350 người. Nếu trung bình 1 người sử dụng 120 lít nước/ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày sẽ là 33,6m3/ngày (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng). Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng dự án được trình bày trong bảng 4.12.
Bảng 4.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
01
BOD5
15,8 - 18,9
02
COD (dicromate)
25,2 - 35,7
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
24,5 - 50,8
04
Dầu mỡ phi khoáng
3,5 - 10,5
05
Tổng nitơ (N)
2,1 - 4,2
06
Amôni (N-NH4)
0,84 - 1,68
07
Tổng photpho (P)
0,28 - 1,40
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm (kg/ngày), lưu lượng nước thải (m3/ngày) và hiệu suất xử lý của bể tự hoại, kết quả được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Xử lý bằng bể
tự hoại
TCVN 6772 : 2000
(mức III)
01
BOD5
469 - 563
188 - 225
40
02
COD (dicromate)
750 - 1.063
300 - 425
106(*)
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
729 - 1.510
292 - 604
60
04
Dầu mỡ phi khoáng
104 - 313
42 - 125
20
05
Tổng nitơ (N)
63 - 125
25 - 50
40(*)
06
Amôni (N-NH4)
25 - 50
10 - 20
13(*)
07
Tổng photpho (P)
8 - 42
3 - 17
10
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú:
- TCVN 6772 : 2000: Giới hạn các thành phần trong nước thải sinh hoạt;
- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B: Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 6772 : 2000, mức III và TCVN 5945 - 2005, cột B) cho thấy: BOD5 vượt tiêu chuẩn 4,7 - 5,6 lần, COD vượt từ 2,8 - 4,0 lần, chất rắn lơ lửng vượt 4,9 - 10,1 lần, dầu mỡ vượt 2,1 - 6,3 lần, Tổng nitơ vượt 1,3 lần, Amôni vượt 1,5 lần và photpho vượt 1,7 lần.
2). Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án
Theo số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn khu vực thực hiện dự án thì lượng mưa trung bình năm trên khu vực là 1.800 - 2.000mm/năm. Do đó, trong quá trình thi công xây dựng, lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trên diện tích dự án ước tính có thể đạt 199,27m3/ngày (tính theo lượng mưa trung bình tại khu vực dự án là 1.900mm/năm, chưa tính lượng nước bốc hơi) và có thể gây nên các tác động tiêu cực cục bộ như: Gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy, cuốn theo rác thải, cặn dầu mỡ, … trên khu vực dự án.
Tuy nhiên, lượng nước mưa chảy tràn rất nhỏ, nên không có tác động đáng kể tới môi trường nước tại khu vực dự án (rạch Bà Ký, sông Thị Vải), cũng như có tác động không nhiều đến khả năng gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy, ... trên khu vực dự án, vốn có độ dốc thoát nước tốt, và hệ thống thoát nước hoàn chỉnh.
(3). Tác động đến môi trường đất
Chất thải rắn hữu cơ khó phân huỷ và một số chất rắn vô cơ khác gây ô nhiễm đất khu vực công trường.
Trung bình mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,3kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon) .
Mỗi ngày tại khu vực dự án có 350 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể được ước tính là 105 kg/ngày.
Mặc dù, khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng.
(4). Tác động đến động thực vật dưới nước
Nước thải làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm: Cặn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (COD/BOD), chất dinh dưỡng (N, P) trong nước mặt lưu vực xung quanh gây suy thoái môi trường nước, làm tăng hiện tượng phú dưỡng và ảnh hưởng xấu đến các loài thuỷ sinh;
Chất thải rắn gồm vật liệu xây dựng, gỗ, các kim loại, bao bì sẽ xảy ra quá trình phân huỷ sinh học, hoá học tạo ra những hợp chất mới gây ảnh hưởng đến đời sống hệ thuỷ sinh khu vực.
Tuy nhiên, nước thải của công nhân thải xuống kênh rạch không nhiều và hầu hết đếu đã được xử lý sơ bộ nên tác động không đáng kể đến môi trường sống hệ thuỷ sinh khu vực.
(5). Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
- Nguồn nước thải của công nhân tại công trường có hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh E.Coli sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực lân cận và tác động đến nguồn nước sinh hoạt của người dân xung quanh nên tăng nguy cơ nhiễm các bệnh về đường ruột;
- Quá trình phân huỷ của rác thải tạo điều kiện môi trường phát triển cho các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nơi tập trung rác thải cũng là nơi sinh sống của các loài vật chủ mang mầm bệnh (ruồi, muỗi, gián, chuột), làm tăng nguy cơ lây truyền những bệnh về da, mắt, hô hấp, tiêu hoá;
- Các khí sinh ra trong quá trình phân huỷ nước thải, chất thải rắn sinh hoạt gây nên mùi hôi, thối (H2S, NH4) gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực dự án và khu vực lân cận.
4.3.1.5. Tác động đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực
(1). Các tác động tích cực
Giai đoạn thi công lắp đặt nhà máy có một số tác động tích cực cụ thể đến kinh tế - xã hội địa phương, thể hiện qua việc huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động, kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.
(2). Các tác động tiêu cực
- Việc tập trung một lượng lớn lao động có khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh trật tự tại địa phương như: mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ các công nhân, ...
- Môi trường sống chịu nhiều tác động nên ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, phát sinh ra các bệnh tật.
Nhìn chung, tác động tiêu tới điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án là không nhiều do thời gian xây dựng tương đối. Sau khi xây dựng xong thì các tác động tiêu cực này không còn.
4.3.1.6. Tác động khác
(1). Khả năng gây ngập úng cục bộ
Hiện tượng gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy, … tại khu vực dự án hoặc khu vực xung quanh được đánh giá là ít có khả năng xảy ra do khu đất xây dựng nhà máy nằm trong Phân khu công nghiệp Formosa đã được san lấp mặt bằng sơ bộ, quy hoạch hệ thống thoát nước hoàn chỉnh.
(2). Gia tăng ô nhiễm và tai nạn giao thông
Theo tính toán thì có tổng cộng khoảng 13.500 lượt xe vận chuyển vật tư, thiết bị vào khu vực công trường. Thời gian xây dựng công trình khoảng 21 tháng. Do đó, số lượt xe trung bình ngày ra vào khu vực dự án là khoảng 5 lượt xe/ngày. Mật độ xe vào ra dự án như vậy được đánh giá là rất thấp và không ảnh hưởng tới an toàn giao thông khu vực.
Tuy nhiên, Chủ đầu tư dự án sẽ quan tâm bố trí kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và quản lý an toàn giao thông nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường như: Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí, gia tăng tiếng ồn, gia tăng mật độ xe cộ sau mỗi buổi tan ca trên khu vực tổ hợp KCN Nhơn Trạch 2.700ha, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông ngoài khu vực dự án.
(3). Tác động chéo giữa công trình đang xây dựng và đang hoạt động
Hoạt động thi công xây dựng dự án có thể gây tác động ô nhiễm chéo giữa các công trình đã xây dựng và đang xây dựng do chúng được thi công xây dựng ở các thời điểm khác nhau và theo các phương pháp thi công không đồng nhất.
Trong quá trình xây dựng, có thể gây ảnh hưởng đến các nhà máy dọc theo tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, ... từ cổng phân khu công nghiệp Formosa vào vị trí dự án. Do đó, Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do bụi, khói thải, tiếng ồn đến các nhà máy này.
4.3.1.7. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng 4.14.
Bảng 4.14: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án.
Stt
Hoạt động đánh giá
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế -xã hội
01
Đào đắp, san lấp nền
+
+
++
+
+
02
Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+
++
+++
+
+
03
Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu.
+
+
++
+
++
04
Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường
+
+
+
+
+++
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú :
- + : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;
- ++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
- +++ : Tác động có hại ở mức mạnh.
4.3.2. Tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
4.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn
(1). Khí thải lò hơi
1). Lưu lượng khí thải lò hơi
Dầu nhiên liệu (FO) chỉ được sử dụng để khởi động nồi hơi. Do đó, nguồn nguyên liệu chính để đốt lò hơi là than Bitum.
Theo thiết kế, công suất của nồi hơi đốt than là 500 tấn hơi/giờ. Do đó, lưu lượng khí thải của nồi hơi là 574.000 m3/h hay 159,44 m3/s.
2). Tải lượng khí thải lò hơi
Tải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các nồi hơi đốt than có thể được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới căn cứ vào các thông số sau:
- Lượng than Bitum tiêu thụ : 519.372 tấn/năm;
- Độ tro : » 6,5%;
- Hàm lượng lưu huỳnh : 1,3%;
- Nhiệt lượng : 6.500 kcal/kg;
- Thời gian hoạt động/ngày : 24 giờ;
- Ngày hoạt động : 350 ngày/năm;
- Lượng than tiêu thụ : 61,83 tấn/h.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi đốt than (công suất 500 tấn hơi/giờ) được trình bày trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi.
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn)
Tải lượng
kg/h
g/s
01
Bụi
5 A
2.009,5
558,2
02
SO2
19,5 S
1.567,4
435,4
03
NO2
10,5
649,2
180,3
04
CO
0,3
18,5
5,2
05
THC
0,055
3,4
0,9
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú:
- A là độ tro của than, A » 6,5%;
- S là hàm lượng lưu huỳnh có trong than, S = 1,3%.
Hiện tại, tổ phát phát điện số 1 công suất 150MW của nhà máy nhiệt điện đã đi vào hoạt động. Do đó, tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của cả 2 Tổ máy 1, 2 được tổng hợp như trong bảng 4.16.
Bảng 4.16: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nhà máy điện.
Stt
Chất
ô nhiễm
Hệ số
ô nhiễm
(kg/tấn)
Tải lượng ô nhiễm
Tổ máy 1 đang hoạt động
Tổ máy 2 sẽ xây dựng
Tổng tải lượng
kg/h
g/s
kg/h
g/s
kg/h
g/s
01
Bụi
5 A
2.009,5
558,2
2.009,5
558,2
4.019,0
1.116,4
02
SO2
19,5 S
1.567,4
435,4
1.567,4
435,4
2.134,8
870,8
03
NO2
10,5
649,2
180,3
649,2
180,3
1298,4
360,6
04
CO
0,3
18,5
5,2
18,5
5,2
37,0
10,4
05
THC
0,055
3,4
0,9
3,4
0,9
6,8
1,8
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường tổng hợp, tháng 7/2007.
3). Nồng độ khí thải lò hơi
Nồng độ khí thải trong ống khói máy phát điện tổ máy 2 (chưa xử lý) được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm và lượng lượng khí thải. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 4.17.
Bảng 4.17: Nồng độ khí thải trong ống khói máy phát điện tổ máy 2 (chưa xử lý).
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ tính ở điều kiện thường (mg/m3)
Nồng độ quy về điều kiện chuẩn
(mg/Nm3)
TCVN 7440 - 2005
(Kp = 1; Kv = 0,8)
01
Bụi
3.500,8
5.076,2
200
02
SO2
2.730,6
3.959,4
400
03
NOx
1.131,0
1.640,0
800520
04
CO
32,3
46,9
640(*)
05
THC
5,9
8,6
5(**)
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú:
- Nhiệt độ khói thải là 1620C;
- TCVN 7440 - 2005: Nồng độ tối đa cho phép của NOx, SO2 và bụi trong khí thải của nhà máy nhiệt điện;
- (*) TCVN 5939 - 2005, Cột B - Tiêu chuẩn chất lượng không tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất hữu cơ (hệ số lưu lượng nguồn thải Kp = 0,8 và hệ số phân vùng Kv = 0,8);
- (**): TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440 - 2005, TCVN 5939 - 2005 và TCVN 5940 - 2005 cho thấy: Hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn khoảng 46 lần, SO2 vượt tiêu chuẩn khoảng 18 lần, NOx vượt tiêu chuẩn 4,7 lần và THC vượt tiêu chuẩn 3,1 lần.
Công ty sẽ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho tổ máy 2 tương tự như tổ máy 1 hiện nay gồm: Hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FDG), nên nồng độ bụi, SO2, NOx thải ra từ tổ máy thứ 2 sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 7440 - 2005. Nồng độ các thông số khác đạt tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả giám sát nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của Tổ máy 1 như trình bày trong bảng 4.18.
Bảng 4.18: Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của tổ máy 1 (đã được xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải).
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Kết quả
TCVN 7440 - 2005
(Kp = 1; Kv = 0,8)
01
Nhiệt độ
0C
59
-
02
Lưu lượng
m3/h
574.000
-
03
Bụi
mg/m3
55,8
200
04
SO2
mg/m3
12
400
05
NOx
mg/m3
18
800520
06
CO
mg/m3
15
640(*)
07
THC
mg/m3
< 5
5(**)
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, tháng 10/2006.
Ghi chú:
- TCVN 7440 - 2005: Nồng độ tối đa cho phép của Nox, SO2 và bụi trong khí thải của nhà máy nhiệt điện;
- (*) TCVN 5939 - 2005, Cột B - Tiêu chuẩn chất lượng không tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất hữu cơ (hệ số lưu lượng nguồn thải Kp = 0,8 và hệ số phân vùng Kf = 0,8);
- (**): TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
4). Tính toán phát tán chất ô nhiễm
Mô hình ISC3 (EPA) được sử dụng để tính độ phát tán ô nhiễm không khí trong điều kiện xấu nhất (Độ bền vững khí quyển loại A, hệ thống xử lý khí thải của Tổ máy 1 không hoạt động, Tổ máy 2 không có hệ thống xử lý khí thải, tốc độ gió nguy hiểm). Số liệu đầu vào của mô hình tính toán được tóm tắt trong bảng 4.19.
Bảng 4.19: Số liệu đầu vào của mô hình tính toán.
Stt
Thông số
ĐVT
Giá trị
Máy phát số 1
Máy phát số 2
I
Ống khói
01
Số ống khói
-
1
1
02
Chiều cao ống khói
m
80
80
03
Đường kính ống khói
m
4,2
4,2
04
Lưu lượng khí thải
m3/s
159,44
159,44
05
Nhiệt độ của khí thải
0K
332
332
II
Tải lượng ô nhiễm
01
Bụi
g/s
558,2
558,2
02
SO2
g/s
435,4
435,4
03
NO2
g/s
180,3
180,3
04
CO
g/s
5,2
5,2
05
THC
g/s
0,9
0,9
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Điều kiện khí tượng của khu vực dự án như sau:
- Hướng gió: Tây - Nam;
- Tốc độ gió nguy hiểm: 0,5 m/s;
- Nhiệt độ không khí xung quanh: 3000K;
- Mức độ ổn định: A;
Kết quả tính toán nồng độ cực đại tuyệt đối của bụi, SO2, NO2 tại mặt đất khi không có hệ thống xử lý khí thải được tóm tắt trong Bảng 4.20.
Bảng 4.20 : Nồng độ cực đại tuyệt đối của bụi, SO2, NO2 ở xung quanh mặt đất.
Stt
Chất gây ô nhiễm
Nồng độ cực đại tuyệt
đối tại mặt đất (mg/m3)
TCVN 5937 - 2005
(mg/m3)
01
Bụi
0,013
0,3
02
SO2
0,040
0,35
03
NO2
0,1
0,2
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, tháng 7/2007.
Ghi chú:
- TCVN 5937 - 2005: Ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_formosa_6212.doc