MỤC LỤC
Chương 1. Mô tả dự án 1
1.1. Tên dự án 1
1.2. Chủ dự án 1
1.3. Vị trí địa lý của dự án 1
1.4. Nội dung thực hiện và qui mô dự án 1
1.4.1. Qui mô dự án 1
1.4.2. Phân khu chức năng xưởng cơ khí 2
1.4.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 2
1.5. Các công đoạn chính trong sản xuất 3
Chương 2. Điều kiện tự nhiên,môi trường và kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án 4
2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án 4
2.1.1. Điều kiện địa hình,địa chất 4
2.1.2. Diều kiện khí tượng – thủy văn 4
2.1.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án 5
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 6
2.1.4.1. Môi trường không khí 6
2.1.4.2. Môi trường nước 7
2.1.4.3. Môi trường đất 9
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án 9
2.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Long Hồ 9
2.2.1.1. Về tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ 9
2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp 10
2.2.2. Điều kiện xã hội 10
2.2.2.1. Về giáo dục 10
2.2.2.2. Về y tế 10
Chương 3. Đánh giá các tác động môi trường 12
3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng,thi công xây dựng 14
3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải 15
3.1.1.1. Tiếng ồn 16
3.1.1.2. Bụi 17
3.1.1.3. Khí thải 18
3.1.1.4. Nước thải 18
3.1.1.5. Chất thải rắn 20
3.1.2. Các tác động không lien quan đến chất thải 21
3.1.2.1. Nguồn gây tác động 21
3.1.2.2. Đối tượng và qui mô tác động 21
3.1.2.3. Đánh giá tác động 22
3.2. Giai đoạn phân xưởng đi vào hoạt động sản xuất 22
3.2.1. Các tác động liên quan đến chất thải 22
3.2.1.1. Tác động do tiếng ồn 22
3.2.1.2. Tác động do khí thải,bụi 23
3.2.1.3. Tác động do nước thải 25
3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn 26
3.2.2. Các tác động khác 26
3.2.3. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn khai thác của dự án 27
Chương 4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại,phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 28
4.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng 28
4.1.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn,bụi khí 28
4.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải 29
4.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 29
4.2. Không chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn sản xuất 30
4.2.1. Xử lý chất thải 30
4.2.2. Giảm thiểu các tác động khác 32
Chương 5. Chương trình quản lý và giám xác môi trường 33
5.1. Chương trình quản lý môi trường 33
5.2. Chương trình giám sát môi trường 33
5.2.1. Giám sát chất lượng nước thải 33
5.2.2. Giám sát chất thải rắn 34
5.2.3. Giám sát chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án 34
Chương 6. Kết luận và kiến nghị 34
38 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng xưởng cơ khí – hàn điện với công suất 5000 tấn/năm ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng đến sức khoẻ công nhân xây dựng và người dân xung quanh.
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí.
- Làm thay đổi địa hình.
- Thay đổi cảnh quan khu vực.
- Mức độ nhỏ, trong thời gian ngắn.
- Phạm vi trong khu vực Dự án.
- Có thể hạn chế được.
2
Vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và hoạt động của máy móc, thiết bị thi công
- Tiếng ồn, bụi
- Khí thải (CO, NOx, SOx,CxHy,...)
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ CBCNV và người dân xung quanh.
- Ô nhiễm bụi, khí thải và tăng tiếng ồn.
- Ảnh hưởng đến giao thông khu vực.
- Mức độ trung bình.
- Tác động trung hạn.
- Phạm vi trong khu vực Dự án và trên tuyến đường vận chuyển.
- Có thể hạn chế được.
3
Hoạt động xây dựng các hạng mục công trình
- Tiếng ồn, bụi
- Khí thải (CO, NOx, SOx,CxHy,...)
- Nước rỉ xây dựng
- Nước mưa chảy tràn
- Chất thải rắn xây dựng.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ CBCNV và người dân xung quanh.
- Ô nhiễm môi trường không khí: góp phần tăng nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước sông
- Tai nạn lao động
- Thay đổi cảnh quan.
- Mức độ nhỏ.
- tác động ngắn hạn.
- Phạm vi trong khu vực Dự án.
- Có thể hạn chế được.
4
Sinh hoạt của CBCNV trên công trường
- Tiếng ồn
- Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ CBCNV trên công trường.
- Gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường đất.
+ Ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh trong khu vực.
- Mức độ vừa.
- Tác động trung hạn.
- Có thể được giảm thiểu.
B
Giai đoạn phân xưởng đi vào hoạt động
1
- Hoạt động gia công sản xuất
- Hoạt động sản xuất chính trong công đoạn hàn tạo sản phẩm
- Máy móc gia công
- Thuốc hàn
- Dây hàn(các điện cực)
- Làm tăng tiếng ồn,rung
- Dăm kim loại
- Bụi,nước thải dầu mỡ
- Nhiệt
- Khí ô nhiễm(CO,CO2,NO2…)
- Mức độ tác động đáng kể và dài lâu
2
Phương tiện GTVT ra vào xưởng cơ khí
- Tiếng ồn, bụi
- Khí thải (CO, NOx, SOx,CxHy,...)
- Làm gia tăng mức độ ồn.
- Tăng nồng độ bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Mức độ tác động trung bình và dài lâu.
- Khó tránh khỏi.
.
3
Sinh hoạt của công nhân
- Tiếng ồn
- Nước thải và chất thải rắn sinh hoạt.
- Tăng mức độ ồn
- Ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.
- Thu hút ruồi, muỗi, côn trùng
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Mức độ tác động đáng kể và dài lâu.
4
Máy phát điện dự phòng,
- Tiếng ồn
- Khí thải (CO, NOx, SOx,CxHy,...)
- Làm gia tăng mức độ ồn.
- Gia tăng thành phần và nồng độ các loại khí thải trong môi trường không khí.
- Mức độ tác động đáng kể và dài lâu.
5
Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
- Mùi hôi
- Gây ra mùi hôi khó chịu.
- Mức độ tác động đáng kể và dài lâu.
3.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG, THI CÔNG XÂY DỰNG
Các hoạt động chính trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng
San lấp mặt bằng.
Vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu xây dựng.
Thi công xây dựng các hạng mục công trình.
Sinh hoạt của CBCNV trên công trường.
Quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng có thể làm phát sinh một số nguồn tác động gây ảnh hưởng đến môi trường như sau:
3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Tiếng ồn
a) Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh bụi, tiếng ồn trong giai đoạn này còn bao gồm:
- Hoạt động thi công xây dựng như: đào móng công trình, cắt, gò, hàn các chi tiết bằng kim loại, đóng, tháo cốppa, giàn giáo,...
- Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị ra vào công trường.
- Hoạt động của các máy móc cơ giới thi công trên công trường trong quá trình xây dựng và chế biến nguyên vật liệu như: máy trộn bêtông, máy đầm nén, máy xúc,...
- Tiếng ồn từ các khu tập trung đông công nhân trên công trường hoặc khu lán trại.
Dưới đây là bảng liệt kê mức độ gây ồn của 1 số máy móc thiết bị thi công cơ giới cách nguồn ở khoảng cách 15 m được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2 - Tiếng ồn phát sinh bởi một số loại máy móc
Máy móc
Mức ồn (dB)
(cách nguồn ồn 15 m)
TCVN 3985-1999
Ô tô tải (đo cách 8 m)
90
85
Máy ủi
93
Máy xúc
80
Máy trộn bêtông chạy bằng diesel
75
Máy nén diesel có 1 vòng quay rộng
80
Máy cưa tay
82
Máy đóng búa 1,5T
75
Ghi chú: TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc, áp dụng khi thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá 8h.
Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy một số máy móc cơ giới thi công trên công trường gây ra tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 3985-1999).
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: CBCNV làm việc trên công trường và người dân sinh sống xung quanh khu vực dự án.
- Quy mô tác động: Trên công trường xây dựng, khu vực lân cận và trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị.
c) Đánh giá tác động
Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng, tiếng ồn là nguồn ô nhiễm chủ yếu đối với môi trường xung quanh khu vực Dự án.
- Tác động của tiếng ồn sẽ ảnh hưởng xấu đến công nhân đang thi công xây dựng như: làm giảm khả năng nghe, gây căng thẳng thần kinh, làm mất tập trung,...
- Gần khu vực thi công dự án có dân cư sinh sống nên tiếng ồn trong quá trình xây dựng cũng gây tác động xấu đến người dân nơi đây.
- Tiếng ồn từ các khu tập trung đông công nhân do có cường độ nhỏ cho nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể, chủ yếu tác động đến CBCNV làm việc trên công trường.
Như đã phân tích ở trên, mức ồn phát ra từ một số máy móc cơ giới đã vượt giới hạn cho phép (TCVN 3985-1999), gây ồn đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trên đường lan truyền mức độ ồn biến thiên tỷ lệ nghịch với khoảng cách, cường độ ồn càng giảm khi khoảng cách đến nguồn ồn càng tăng (khi tăng khoảng cách đến nguồn ồn lên gấp đôi thì cường độ ồn sẽ giảm khoảng 6 dB). Bán kính tác động của tiếng ồn khoảng (200 - 300) m do đó mức độ tác động của tiếng ồn đến khu dân cư xung quanh rất thấp.
3.1.1.2. Bụi
a) Nguồn phát sinh
- Đặc điểm địa hình khu vực công trình trũng thấp do đó trước khi triển khai thi công xây dựng, công ty tiến hành đào đắp, san gạt tạo mặt bằng. Quá trình này sẽ sử dụng một số loại phương tiện, thiết bị (như: máy xúc, máy ủi, xe lu, máy san gạt,...) làm phát sinh bụi đất trong khu vực công trường xây dựng.
- Hoạt động giao thông vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu sẽ làm phát sinh ra bụi đất do đất cát rơi vãi từ thùng xe, do đất từ nền đường cuốn lên theo các lốp xe vận chuyển.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, CBCNV làm việc trên công trường, người dân và hệ thực vật sinh sống xung quanh khu vực dự án.
- Quy mô tác động: Trên công trường xây dựng, khu vực lân cận và trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị.
c) Đánh giá tác động
Quá trình san lấp mặt bằng làm phát sinh bụi đất trong khu vực công trường xây dựng.
- Bụi làm giảm chất lượng không khí, giảm độ trong suốt của khí quyển dẫn đến hạn chế tầm nhìn dễ gây ra tai nạn lao động làm thiệt hại về người và tài sản.
- Bụi gây tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da,.. sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây khô da, viêm da, tấy đỏ, ngứa,... Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp như: gây dị ứng, viêm mũi,... nếu vào phổi, bụi sẽ gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi.
- Bụi khi bám lên bề mặt lá cây sẽ gây cản trở quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây, hạn chế quá trình phát triển của cây xanh, làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra, bụi còn làm mất mỹ quan công trình và đô thị nếu chúng bị gió phát tán ra xung quanh.
Tuy nhiên, bụi đất, đá thuộc loại bụi có kích thước và tỉ trọng lớn nên khả năng phát tán không xa. Vì vậy, phạm vi ảnh hưởng của nó chủ yếu là trên công trường xây dựng, đối với các vùng lân cận mức độ tác động là không đáng kể.
Nhìn chung, do đặc điểm của nguồn gây bụi có tính chất gián đoạn nên tác động đến các thành phần môi trường không liên tục và gián đoạn. Đồng thời, tác động chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công xây dựng và có thể hạn chế bằng các biện pháp giảm thiểu nên tác động được đánh giá ở mức trung bình.
3.1.1.3. Khí thải
a) Nguồn phát sinh
- Công tác san lấp chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng, việc vận hành các loại máy móc cơ giới thi công trên công trường (như: máy ủi, máy xúc,...) sẽ phát ra lượng khí thải các loại.
- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị) việc đốt cháy nhiên liệu của động cơ sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải chứa nhiều chất ô nhiễm như: bụi (muội khói), SO2, NO2, CO, VOC,....
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, CBCNV làm việc trên công trường và người dân ở khu vực lân cận.
- Quy mô tác động: Khu vực công trường, vùng lân cận và trên các tuyến đường vận chuyển.
c) Đánh giá tác động
Hoạt động của các phương tiện GTVT và vận hành các loại máy móc cơ giới trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng làm gia tăng tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, làm giảm chất lượng môi trường không khí khu vực.
Khí thải tác động xấu đến sức khoẻ của những người CBCNV làm việc trên công trường và người dân sinh sống xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Tuy nhiên, do số lượng máy móc thiết bị hoạt động trên công trường không nhiều và không cùng một lúc nên tải lượng và nồng độ khí thải phát sinh sẽ nhỏ hơn nhiều so với tính toán. Khí thải chỉ tác động trong phạm vi xây dựng công trình, đối với các khu vực xung quanh mức độ tác động là rất thấp.
3.1.1.4. Nước thải
a) Nguồn phát sinh
- Nước rỉ từ quá trình tưới vật liệu, rửa thiết bị, trộn bêtông,...
- Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các loại phương tiện vận chuyển, máy móc thi công cơ giới.
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực Dự án cuốn theo đất đá từ quá trình đào móng công trình, chất thải xây dựng,... chảy ra sông.
- Nước thải từ quá trình sinh hoạt của CBCNV ở công trường.
* Tính toán lượng nước thải sinh hoạt:
Trong thời kỳ xây dựng công trình, lượng nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của CBCNV được tính toán như sau:
Vào thời gian cao điểm nhất, số lượng CBCNV tập trung khoảng 100 người/ngày.
Lượng nước sử dụng của một người trung bình khoảng 45 lít/người.ngày.
Khi đó, lượng nước sinh hoạt tối đa của thời gian cao điểm khoảng: 45 x 100 = 4500 lít/ngày,lượng nước thải sinh hoạt lấy 80%lượng nước cấp nên QthaSH = 4500*80/100 = 3600 lít/ngày = 3,6 m3/ngày
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới thì khối lượng và thành phần các chất ô nhiễm mỗi người đưa vào môi trường hằng ngày từ nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4 - Khối lượng các chất bẩn của nước thải sinh hoạt
TT
Tác nhân ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
1
BOD5
45 - 54
2
COD
72 - 102
3
Chất rắn lơ lửng
72 - 145
4
N-NO3-
0,3 - 0,6
5
Tổng Nitơ
6 - 12
6
Tổng photpho
0,8 - 4
7
Dầu mỡ
10 - 30
8
Tổng Coliform
106 - 109 (MPN/100ml)*
Khi đó, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc trên công trường được tính toán và liệt kê ở bảng sau:
Bảng 3.5 - Tải lượng và nồng độ các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
TT
Chỉ tiêu ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
QCVN 14-2008
(BTNMT)
1
BOD5
4,5 – 5,4
1250 - 1500
50
2
COD
7,2 – 8,64
2000 - 2400
3
Chất rắn lơ lửng
7,2 – 14,5
2000 - 4027
100
4
N-NO3-
0,03 - 0,06
8.3 – 16.6
-
5
Tổng Nitơ
0,6 – 1,2
166,6 – 333,3
10
6
Tổng photpho
0,08 - 0,4
22.2 – 111
10
7
Dầu mỡ (thực phẩm)
1 – 3
277,7 – 833,3
20
8
Tổng Coliforms
(MPN/100ml)
106 - 109
5.000
Ghi chú: qcvn 14-2008,btnmt: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép.
Nhận xét: Kết quả tính toán về tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm ở trên cho thấy rằng: nồng độ tất cả các thông số đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn qcvn 14-2008,btnmt
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước , môi trường đất, con người và thuỷ sinh vật.
- Quy mô tác động: Khu vực dự án và vùng lân cận.
c) Đánh giá tác động
- Nước thải từ quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng có hàm lượng chất lơ lửng cao, khi đổ ra môi trường sẽ làm nhiễm bẩn môi trường đất, mạch nước ngầm tầng nông hoặc gây vẩn đục nguồn nước sông. Tuy nhiên, phần lớn nước sẽ thấm vào vật liệu xây dựng nên lượng nước rỉ này là rất ít, do đó tác động do nguồn thải này gây ra là không đáng kể.
- Nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu mỡ, đất đá, rác rưởi,… xuống vực nước sông làm giảm chất lượng nguồn nước sông. Từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống của hệ thuỷ sinh trong lưu vực. Song, nước mưa tác động chủ yếu trong thời điểm đầu của cơn mưa, trong các thời điểm sau tác động là rất thấp.
- Nước thải sinh hoạt của CBCNV trên công trường có lưu lượng 4,5 m3/ngày với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường thì đây sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước sông và môi trường nước ngầm trong khu vực. Đồng thời, phát sinh mùi hôi thối khó chịu do quá trình phân hủy các chất hữu cơ của các vi sinh vật hoại sinh. Ngoài ra, đây còn là nơi thu hút côn trùng và vi khuẩn gây bệnh lây truyền dịch bệnh cho con người và động vật trong khu vực.
Tuy nhiên, lượng nước thải ra môi trường hằng ngày không nhiều (khoảng 3,6 m3) và Chủ đầu tư sẽ xây dựng các công trình tự hoại tạm thời để xử lý lượng thải này. Vì thế mức độ ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt là không đáng kể.
Tác động do nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng gây ra được đánh giá ở mức độ thấp.
3.1.1.5. Chất thải rắn
a) Nguồn phát sinh
- Chất thải rắn xây dựng (đất, đá thải, bao bì ximăng, sắt thép vụn,...) thải ra trong quá trình thi công các hạng mục công trình.
- Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV ở công trường: Với số công nhân trong thời gian cao điểm của công trình khoảng 100 người/ngày và thải lượng bình quân mỗi người khoảng 0,3 kg/người.ngày thì lượng rác thải sinh hoạt tạo ra khoảng 30 kg/ngày.
b) Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước và con người.
- Quy mô tác động: Phạm vi ảnh hưởng của chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu là trong khu vực Dự án.
c) Đánh giá tác động
- Đối với môi trường không khí: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy, rất dễ gây ra mùi hôi thối, khó chịu cho CBCNV làm việc trên công trường và ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh khu vực Dự án nếu rác thải không được thu gom và xử lý triệt để.
- Đối với môi trường nước: Nước mưa chảy tràn sẽ kéo theo các chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt rơi vãi trên công trường trôi xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước sông
- Đối với môi trường đất: Chất thải rắn sinh hoạt và lượng nước rỉ ra từ khu tập kết rác sẽ làm nhiễm bẩn môi trường đất khu vực này.
Tuy nhiên, lượng chất thải sinh hoạt không nhiều, chất thải rắn xây dựng có thành phần trơ với môi trường nên tác động của chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng là không đáng kể. Ngoài ra, Chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp nên tác động được đánh giá ở mức độ thấp.
3.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1. Nguồn gây tác động
- Dự án sẽ thu hồi một diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
- Việc san lấp mặt bằng làm thay đổi địa hình, địa chất khu đất.
- Hoạt động GTVT ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và an toàn giao thông tại địa phương.
- Tập trung công nhân xây dựng làm gia tăng gánh nặng cho công tác quản lý của chính quyền địa phương.
- Tăng nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày, nhu cầu giải trí của lực lượng công nhân xây dựng.
3.1.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động
- Đối tượng bị tác động: Tài nguyên đất, địa hình địa chất, cơ sở hạ tầng, an toàn giao thông, trật tự xã hội và con người.
- Quy mô tác động: Khu vực triển khai Dự án nói riêng và huyện Long Hồ-tỉnh Vĩnh Long nói chung.
3.1.2.3. Đánh giá tác động
* Tác động tiêu cực:
- Việc san lấp mặt bằng, nâng cao cốt nền để đảm bảo cho việc thoát nước và đạt cao trình vượt lũ, các hoạt động thi công xây dựng sẽ làm thay đổi địa hình, địa mạo khu đất. Ngoài ra, nếu công tác san nền thực hiện không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thoát nước của khu vực lân cận.
- Việc đào xới, san lấp mặt bằng và tập kết vật liệu xây dựng ngổn ngang trên công trường làm mất mỹ quan khu vực.
- Hoạt động của các phương tiện GTVT sẽ làm suy giảm chất lượng đường sá, hạn chế hoặc cản trở hoạt động giao thông địa phương, gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.
- Việc tập trung đông công nhân xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương như xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân với nhau hoặc giữa công nhân với người dân địa phương, có thể làm phát sinh một số tệ nạn xã hội trong khu vực,...
Đánh giá chung
Trong thời gian chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng xương cơ khí sẽ phát sinh ra một số nguồn gây tác động như tiếng ồn, bụi, khí thải, chất thải lỏng, chất thải rắn và một số nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác. Giai đoạn này, tác động tích cực đáng kể là giải quyết được một lượng công nhân xây dựng và đem lại nguồn thu nhập tạm thời cho một số hộ dân trong khu vực, còn lại chủ yếu là tác động tiêu cực: làm phát sinh tiếng ồn, gia tăng nồng độ bụi và các loại khí thải trong môi trường không khí, thải nước và chất thải rắn ra môi trường. Với quy mô và mức độ khác nhau, các nguồn tác động này làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, đất và sinh thái tại khu vực, ảnh hưởng đến sức khoẻ của CBCNV làm việc trên công trường và những người dân sinh sống xung quanh. Tuy nhiên, những tác động này mang tính tạm thời, chỉ xảy ra trong thời gian xây dựng công trình.
3.2. GIAI ĐOẠN PHÂN XƯỞNG ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
3.2.1.Các tác động liên quan đến chất thải
3.2.1.1.Tác động do tiếng ồn
Tiếng ồn là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất trong các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động cơ khí. Tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ máy cắt gọt kim loại, máy khoan, máy hàn, máy phun bi (làm sạch gỉ sắt), quá trình dập sắt …
* Bảng kết quả đo đạc tiếng ồn phát ra từ cơ sở:
VỊ TRÍ ĐO ĐẠC
KẾT QUẢ
KHU SẢN XUẤT (TCVN 3985-1999)
KHU DÂN CƯ
(TCVN 5949-1998)
6-18h
18-22h
22-6h
Cách nơi gia công khoảng 15m.
73
85
60
55
50
î Ghi chú:
- TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc (trực tiếp sản xuất).
- TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.
î Nhận xét: Tiếng ồn cách nơi gia công khoảng 15m vượt tiêu chuẩn 1,22 lần.
Do đó trong quá trình hoạt động, nếu cơ sở không thực hiện biện pháp nào để kiểm soát - hạn chế các loại khí thải và tiếng ồn sinh ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt trước mắt và sức khoẻ lâu dài của người dân.
3.2.1.2.Tác động do khí thải,bụi
Khí thải và bụi trong hoạt động cơ khí ở đây chủ yếu là:
- Khí thải sinh ra chủ yếu là khói hàn, CO, CO2, SO2, bụi Silic, nhiệt lượng … trong quá trình hàn, cắt, dập kim loại.
- Bụi kim loại - mạc sắt, gỉ sắt, bụi nhôm, mạc phôi tiện sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại.
- Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm. Bụi sơn là loại bụi hoá học tổng hợp các loại hoá chất, đáng lưu ý là chì và thuỷ ngân rất có hại cho sức khoẻ.
- Tại trạm XLNTTT, sự phân huỷ kỵ khí của nước thải và bùn thải sẽ gây ra mùi hôi, thể hiện qua các chất ô nhiễm chỉ thị như các hợp chất mercaptan, NH3, H2S,...Ngoài ra còn mùi hoá chất từ khâu khử trùng nước thải và tiếng ồn từ các máy bơm, mấy khuấy.
- Ngoài ra còn có khí thải sinh ra từ các thiết bị vận hành, các phương tiện vận chuyển ... Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu sinh ra như khí NO2, SO2, CO …
* Bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm của bụi và khí thải sinh ra từ cơ sở:
BỤI:
VỊ TRÍ ĐO ĐẠC
ĐƠN VỊ TÍNH
KẾT QUẢ
TIÊU CHUẨN
Khu sản xuất
Khu dân cư
Cách nơi gia công khoảng 15m.
mg/m3
0,4
6
0,3
î Ghi chú:
- Bụi khu sản xuất: 505 BYT/ QĐ – Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép nồng độ bụi trong không khí.
- Bụi khu dân cư: TCVN 5937-2005 - Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
î Nhận xét: Hàm lượng bụi cách nơi gia công khoảng 15m vượt tiêu chuẩn 1,33 lần.
KHÍ:
TÊN CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ
TCVN 5937-05
(Trung bình 1 giờ)
SO2 (mg/m3)
0,25
0,35
NO2 (mg/m3)
0,01
0,20
CO (mg/m3)
14,4
30
î Ghi chú:
- TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn không khí xung quanh.
- Vị trí lấy mẫu:Cách nơi gia công khoảng 15m.
î Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu ô nhiễm không khí đều đạt tiêu chuẩn, tác động của các nguồn này không đáng kể. Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động này đến môi trường không khí.
Tính tải lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm không khí khi sử dụng máy phát điện dự phòng dung dầu DO với nhiên liệu tiêu thụ 75kg/h
1lít DO --------> 0,87kg
86 lít <------ 75kg/h
Khi đốt 1kg DO--------> 28,3 m3
75kg DO-------> 2122 m3
Dùng qui tắc tam xuất để tính tải lương cho từng thông số
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
Lượng nguyên liệu sử dụng
(kg/h)
Tải lương
(kg/h)
Nồng độ
(mg/m3)
Bụi
1,79
75
0,15
0,07
SO2
4,79*S
75
0.41
0,19
NO2
8,63
75
0,74
0,34
CO
0,24
75
0,02
0.009
Trong đó:
S: tỷ lệ lưu huỳnh có trong dầu DO sử dụng ở Việt Nam, S = 1%
Khi đôt 1kg dau DO, thể tích khí thải sinh ra bằng 28,3 m3.
Tỷ trọng của dầu DO = 0,87 kg/l.
3.2.1.3. Tác động do nước thải
a) Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt chủ yếu do các công nhân gây ra và được thu gom đưa vào hầm tự hoại xử lý và hệ thống xử lý nước thải tập trung và được tính tải lượng như sau
Số lương CBCNV : 300 người
Tiêu chuẩn nước thải 120l/người ngày
BOD 45 - 54g/ngườingày
COD 1.6*BOD
SS 72-145 g
Khi đó, lượng nước sinh hoạt :120 x 300 = 36000 lít/ngày,lượng nước thải sinh hoạt lấy 80%lượng nước cấp nên QthaSH = 36000*80/100 = 28800 lít/ngày = 28,8 m3/ngày = 29 m3/ngày
TT
Chỉ tiêu ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
QCVN 14-2008
(BTNMT)
1
BOD5
13,5 – 16,2
465 - 558
50
2
COD
21,6 – 25,9
744 - 893
3
Chất rắn lơ lửng
21,6 – 43,5
744 - 1500
100
Ghi chú: qcvn 14-2008,btnmt: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép.
Nhận xét: Kết quả tính toán về tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm ở trên cho thấy rằng: nồng độ tất cả các thông số đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn qcvn 14-2008,btnmt
b) Nước thải sản xuất
- Nước thải sản xuất chủ yếu là dầu mỡ từ việc rửa,làm sạch các sản phẩm,lưu lương không đang kể và được thu gom để đưa vào sử lý chung với nước thải sinh hoạt trước khi xa thải ra môi trường
3.2.1.3.Tác động do chất thải rắn
Luong chất thải sinh ra: 0,7 kg/người/ngày
Số CBCNV là : 300 người
Lượng chất thải phát sinh trên ngày la: 0,7*300 = 210 kg/ngày
- Rác thải sinh hoạt sinh ra hàng ngày, khoảng 210 kg/ngày, Khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân huỷ rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, vi sinh vật gây bệnh, nước rỉ rác … tác động đến chất lượng không khí khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng.
- Rác thải từ hoạt động của xưởng: mãnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị hàng ngày và các loại chất thải khó phân huỷ như bao bì, dây nilon, chai nhựa...,gây mất mỹ quan, và gây ô nhiễm vùng xung quanh xưởng cơ khí
3.2.2. Các tác động khác
a/ Sự cố cháy nổ, chập điện:
Đây là nguy cơ mà chủ cơ sở luôn luôn quan tâm đúng mức, sự cố này có thể xảy ra và ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế của cơ sở cũng như sức khoẻ và tính mạng của thợ làm việc. Sự cố có thể xảy ra tại xưởng – nơi trực tiếp làm việc – có nhiều thiết bị sử dụng điện; ngoài ra đường dây dẫn của khu vực lưới điện cũng có thể xảy ra tình trạng cháy nổ.
b/ Tai nạn lao động:
Nguy cơ này cũng là nỗi lo của chủ cơ sở vì tính đặc thù của ngành nghề là thợ làm việc phải lao động trực tiếp với các thiết bị máy móc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khí, bụi phát sinh.
Theo các chuyên gia, tất cả các loại bụi đều gây hại đối với đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít thở nhiều bụi thì hệ thống phòng vệ của đường hô hấp bị quá tải. Bụi vô cơ, nhất là loại rắn và nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hô hấp trên. Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyển, viêm thuỳ phổi … Đặc biệt với bụi sơn nếu hít thở nhiều, phải tính đến khả năng bị nhiễm độc chì, thủy ngân.
3.2.3 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn khai thác của dự án
Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của , có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày trong bảng
Bảng . Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động
Stt
Nguồn gốc tác động
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng xưởng cơ khí – hàn điện với công suất 5000 tấn-năm ở Xã Long Phước - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long.DOC