MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13
1.1 TÊN DỰ ÁN 13
1.2 CHỦ DỰ ÁN 13
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 16
1.4.1 Các công trình chính của nhà máy 16
1.4.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 18
1.4.3 Quy trình sản xuất và sản phẩm của nhà máy 19
1.4.4 Danh mục thiết bị 25
1.4.5 Nguyên vật liệu cho nhà máy 31
1.4.6 Tổ chức thực hiện. 36
1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 36
1.4.8 Tổng mức đầu tư 37
1.4.9 Tổ chức sản xuất 38
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 40
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 40
2.1.1 Điều kiện về tự nhiên 40
2.1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên 43
2.1.3 Thực trạng môi trường 44
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (theo báo cáo hoạt động kinh tế – xã hội tháng 4/2010 UBND huyện Củ Chi) 50
2.2.1 Sản xuất công nghiệp: 50
2.2.2 Sản xuất nông nghiệp 50
2.2.3 Thương mại - dịch vụ 50
2.2.4 Thu - chi ngân sách: 51
2.2.5 Công tác đầu tư xây dựng cơ bản 51
2.2.6 Về giáo dục 51
2.2.7 Về y tế 52
2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG (theo báo tình hình kinh tế xã hội xã Tân Thạnh Đông tháng 12/2009) 52
2.3.1 Về kinh tế: 52
2.3.2 Văn hóa xã hội 54
2.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUY B 56
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 58
3.1 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. 60
3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải. 60
3.1.2 Tác động không liên quan đến chất thải 66
3.1.3 Dự báo các rủi ro, sự cố môi trường. 66
3.1.4 Đối tượng và quy mô tác động 67
3.2 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 67
3.2.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 69
3.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 81
3.2.3 Các rủi ro và sự cố có thể xảy ra 82
3.2.4 Đối tượng và quy mô bị tác động 84
3.2.5 Các tác động đến môi trường 84
3.3 NHẬN XÉT VỀ ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 90
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 92
4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 92
4.1.1 Biện pháp giảm thiểu liên quan đến chất thải 92
4.1.2 Biện pháp giảm thiểu không liên quan đến chất thải 95
4.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 97
4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 97
4.2.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 101
4.2.3 Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 107
4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội 111
4.2.5 Giảm thiểu các sự cố môi trường 111
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 119
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 119
5.1.1 Cơ cấu tổ chức thực hiện 119
5.1.2 Quản lý môi trường 120
5.1.3 Hệ thống báo cáo 120
5.1.4 Chương trình quản lý môi trường 120
5.1.5 Kinh phí thực hiện các công trình xử lý môi trường 125
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 125
5.2.1 Giám sát môi trường 125
5.2.2 Dự trù kinh phí giám sát, quan trắc môi trường 127
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 130
6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130
6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG. 130
6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMT TQ XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP.HỒ CHÍ MINH. 131
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 132
1. KẾT LUẬN 132
2. KIẾN NGHỊ 133
3. CAM KẾT 133
137 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6949 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đào, đắp đất, nâng cao độ công trình trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lắp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến khu vực sông và kênh rạch gần khu vực dự án.
Quá trình san lắp đất, có thể gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ khi trời mưa lớn.
Tác động do rác thải
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường đất, bao gồm rác thải xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Chất thải rắn xây dựng
Đất đào hố móng để đạt được độ sâu thiết kế, ước tính khoảng 3.000 m3. Lượng đất này đáp ứng kỹ thuật để sử dụng san lấp xây dựng nhà máy.
Các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải, rơi vãi như sắt, thép vụn, gạch, đá, xi măng... Chất thải này không thải ra môi trường mà sẽ được tái sử dụng để san lấp mặt bằng (gạch, đá, xà bần,...) hoặc tái sử dụng, bán phế liệu (sắt, thép…)
Nhìn chung, hầu hết các chất thải xây dựng phát sinh đều được thu gom để tái sử dụng hoặc bán phế liệu nên tác động của chất thải xây dựng là không đáng kể.
Chất thải nguy hại:
Dầu mỡ thải, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, hóa chất xây dựng như sơn, chất chống thấm...
Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sữa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án phụ thuộc vào các yếu tố:
Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công trên công trường.
Chu kì thay nhớt và bảo dưỡng máy móc (trung bình khoảng 3-6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện).
Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần (trung bình 7 lít/lần thay)
Tuy nhiên, việc thay dầu mỡ này được thực hiện tại các khu vực gara xe chuyên dụng, tuyệt đối không được thay tại khu vực công trường dự án.
Chất thải rắn sinh hoạt:
Sự tập trung một lực lượng lao động với số lượng lớn trong một thời gian dài sẽ phát sinh rác thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 50kg/ngày (trung bình 0,5kg/người/ngày x 100 công nhân). Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt gồm:
Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như rau quả, thức ăn dư thừa...
Các loại bao bì, gói đựng đồ ăn, thức uống...
Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, thủy tinh...
Kim loại như vỏ đồ hộp...
Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom hiện có tại địa phương, sau đó được đưa đến nơi xử lý hợp vệ sinh nên tác động từ loại chất thải này được đánh giá là nhỏ.
Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường không khí, môi trường nước và phát sinh chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ kết thúc sau khi công trình được thi công hoàn tất.
Tác động không liên quan đến chất thải
Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
Quá trình xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội khu vực do sự tập trung của một lượng công nhân xây dựng. Công tác xây dựng cũng sẽ cần huy động một số lượng lớn nguồn lao động tại chỗ và nơi khác đến, góp phần giải quyết việc làm cho một số người lao động, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khu vực phát triển.
Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực, việc tập trung lao động để xây dựng dự án còn dẫn đến một số tác động tiêu cực về vấn đề xã hội như: việc lưu trú dài ngày tại địa phương dễ dẫn đến khả năng xảy ra các xung đột giữa công nhân lao động và người dân địa phương. Đây là loại mâu thuẫn xã hội khó có thể tránh khỏi nhưng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Dự báo các rủi ro, sự cố môi trường.
Nguy cơ cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
Với khối lượng thi công lớn, thời gian thi công kéo dài, vấn đề tai nạn lao động rất dễ xảy ra, do đó sẽ được quan tâm ngay từ đầu và nghiêm túc thực hiện trong suốt quá trình thi công. Giống như mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, tai nạn lao động cũng khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động trong khi thi công cũng như việc giám sát chặt chẽ và ứng cứu kịp thời sẽ có thể giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Các sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng còn tiềm ẩn ở các kho chứa nhiên liệu. Khả năng rò rỉ và khả năng cháy nổ do có rò rỉ khi có sự cố kết hợp với các hoạt động xây dựng khác như hàn xì hoặc chạm, chập điện là nguyên nhân thường gặp gây ra sự cố cháy nổ ở công trình xây dựng. Nguyên nhân chính gây ra sự cố tại bồn chứa xăng dầu chủ yếu là do sự ăn mòn thành bồn chứa hoặc khiếm khuyết trong quá trình chế tạo, thêm vào đó là sự vận hành không chính xác của công nhân. Vì vậy các biện pháp an toàn cho các kho sẽ được quan tâm thực hiện và được kiểm soát chặt chẽ.
Việc vận chuyển vật liệu xây dựng, trang thiết bị xây dựng bằng đường bộ làm rơi đổ vật liệu, gia tăng số lượng xe trọng tải lớn lưu thông trong khu vực dự án góp phần làm giảm tuổi thọ các con đường, gia tăng tai nạn giao thông.
Đối tượng và quy mô tác động
Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.
Stt
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
01
Thảm thực vật
Toàn bộ thảm thực vật trong diện tích của khu đất dự án bao gồm cả tự nhiên như cỏ lác, cây bụi,...
02
Đất đai
70% diện tích đất đai trong khu vực dự án được bê tông hóa, 30% diện tích là thảm cỏ và cây xanh.
Đất đai trong khu dự án bị ảnh hưởng bởi rác trong quá trình xây dựng.
03
Đường giao thông
Hệ thống đường giao thông lân cận dự án như các đường nội bộ,…
04
Bầu khí quyển khu vực dự án
Khu đất xây dựng dự án và khu vực xung quanh dự án.
05
Kênh tiêu tiêu thoát nước khu vực gần nhà máy
Kênh tiêu tiêu thoát nước khu vực gần nhà máy sẽ bị ảnh hưởng do chất thải rắn, rác và chất thải sinh hoạt của công nhân trong công trường
06
Công nhân
Toàn bộ công nhân trên công trường, với số lượng người 100
07
Nhân dân địa phương
Ảnh hưởng đến khu dân cư ở phía tây nhà máy.
Nguồn: Công ty CP Tư vấn Xây dựng Long Châu
DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở phân tích hoạt động của dự án có thể tóm tắt các nguồn phát sinh ô nhiễm như sau:
Bảng 3.7. Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh
Loại ô nhiễm
Các chất ô nhiễm chính
Nguồn gốc phát sinh
1. Ô nhiễm không khí
Bụi
Các chất khí: COx, NOx, SOx, hydrocacbon, hợp chất hữu cơ…
Nhiệt thải
Mùi hơi cao su, hơi dung môi
Hoạt động giao thông vận chuyển hàng hóa
Bụi phát sinh từ khâu cán luyện cao su
Hoạt động của các máy móc thiết bị trong xưởng: máy cán luyện….
Mùi phát sinh tại khâu cán luyện cao su, cao su sau khi lưu hóa. Hơi dung môi phát sinh tại khu sản xuất đế giày.
Khu vực nhà vệ sinh và khu chứa rác
2. Ô nhiễm nước thải
Nước thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ, các chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ hoà tan (BOD5/COD), các hợp chất dinh dưỡng (Nitơ,Phospho), các vi khuẩn gây bệnh
Từ các nhà vệ sinh của văn phòng, nhà xưởng.
Nước thải sản xuất: Dầu mỡ, các chất rắn lơ lửng, hóa chất
Nước thải công nghiệp từ các nhà xưởng sản xuất: nước thải vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng, nước giải nhiệt.
3. Ô nhiễm do chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt: Bao bì, thực phẩm, giấy vụn, bùn …
Rác thải công nghiệp: Sản phẩm hư hỏng, cao su phế, kim loại…
Rác thải nguy hại: hóa chất, dầu nhớt phế, giẻ lau, que hàn…
Từ khối văn phòng và khu nhà xưởng
Từ các công đoạn sản xuất trong các nhà xưởng
Từ kho chứa nguyên liệu
Từ hệ thống xử lý nước thải
4. Sự cố môi trường
Sự cố cháy nổ
Tai nạn lao động
Sự cố hệ thống xử lý bụi/khí, sự cố hệ thống xử lý mùi, hơi dung môi.
Từ khu nhà xưởng: do hoạt động không đúng yêu cầu kỹ thuật, ko có thiết bị bảo hộ lao động
Từ các kho chứa nguyên liệu và kho dễ nổ…
Trong quá trình sản xuất hệ thống xử lý bụi/khí, mùi và hơi dung môi gặp sự cố, dẫn đến ô nhiễm môi trường làm việc.
Nguồn: Công ty CP Tư vấn Xây dựng Long Châu
Dựa vào các bảng tổng hợp trên có thể dễ dàng đánh giá mức độ tác động của dự án trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế – xã hội, quá trình hoạt động của dự án có thể gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường như thay đổi cảnh quan, xáo trộn các thành phần môi trường do tiếp nhận các loại chất thải, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên. Những tác động này sẽ được đánh giá một cách chi tiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm bằng các biện pháp quản lý và vận hành thích hợp.
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Nguồn gây ô nhiễm không khí, ồn và nhiệt
Ô nhiễm bụi và khí thải
Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, việc vận chuyển, phân phối nguyên liệu và hàng hóa được thực hiện bởi các phương tiện vận tải: xe tải các loại, xe nâng…. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu dầu DO nên sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CxHy, CO, CO2, Pb…
Nguồn phát sinh khí thải do đốt dầu DO của các phương tiện vận tải là nguồn thải không tập trung và phát sinh không liên tục.
Đặc điểm của nguồn phát sinh khí thải do các phương tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm dạng thấp, chất độc hại phát tán cục bộ và nồng độ các khí thải thường không quá cao, do vậy tác động của chúng không đáng kể.
Mức độ phát thải phụ thuộc rất nhiều vào loại xe, tình trạng sử dụng và tốc độ lưu thông trên đường. Vì vậy phải có biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu các tác động đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực nhà máy sản xuất là bảo đảm chất lượng của các phương tiện vận chuyển.
Khí thải từ các hoạt động sản xuất của xưởng
Bụi và khí thải từ khâu cán luyện cao su
Quá trình chế biến các sản phẩm cao su sẽ phát sinh vấn đề ô nhiễm từ máy cán luyện cao su. Do nhà máy sử dụng máy cán luyện kín, tại máy cán luyện kín đã lắp đặt thiết bị hút bụi và khí. Nên lượng bụi và khí thải được hạn chế phát sinh tại khâu này, nạp liệu cho máy cán luyện bằng dây chuyền tự động nên lượng bụi và khí thải phát sinh không đáng kể.
Bụi trong cán luyện cao su thường mịn và chứa các chất độc hại: các loại keo có chất độn bột đất chứa oxit silic, oxit kẽm , oxit magie, hay canxi cacbonat oxit, nên dễ phát tán gây ô nhiễm không khí khu vực sản xuất. Mặc dù nhà máy đầu tư dây chuyền tiến tiến, khép kín nhưng cũng sẽ phát sinh lượng bụi trong quá trình sản xuất vì vậy cần phải có biện pháp xử lý cụ thể và được đưa ra thực hiện tại chương 4.
Căn cứ theo tài liệu của WHO – 1993 (World Health Organization Geneva, 1993) tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất cao su là 1,7 kg/tấn cao su. Tại khâu cán luyện cao su của nhà máy 1 ngày với 2 ca làm việc (1 ca làm việc 8 tiếng) cán luyện khoảng 1 tấn cao su. Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất cao su tại khâu cán luyện của nhà máy là: 1,7 kg/ngày. Trong thực tế tải lượng bụi này sinh ra nhỏ hơn rất nhiều do tại máy cán luyện kín được thiết kế bộ phận hút bụi và khí, thu lại tới 80% lượng bụi phát sinh. Sau mỗi ca sản xuất lượng bụi tại các bộ phận này được lấy ra bỏ vào bao ni lông đem đi thải bỏ. 20% lượng bụi còn lại được các chụp hút, quạt hút treo tường được bố trí xung quanh nhà xưởng thu lại và đưa bụi về hệ thống xử lý bụi bằng thiết bị lọc tay áo. Nhà máy còn đầu tư thêm hệ thống lùa hơi ẩm vào khu nhà xưởng làm giảm nhiệt độ và tạo môi trường không khí ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân làm việc.
Lượng bụi được xử lý tại hệ thống xử lý bụi của nhà máy trong một ngày là:
20% x 1,7 kg/ ngày = 0,34 kg/ngày = 0,014 kg/h = 14000 mg/h
Diện tích sàn của khu vực sản xuất cán luyện cao su là: 9450 m2 (Theo báo cáo đầu tư 01-2010)
Tốc độ gió trong khu vực nhà xưởng cán luyện cao su theo báo cáo đầu tư: 1,5 (m/h)
Lưu lượng bụi thải ra tại khu vực sản xuất cán luyện cao su là:
1,5(m/h) x 9450(m2) = 14175 (m3/h)
Nồng độ bụi thải ra tại khu vực sản xuất cán luyện cao su là:
14000(mg/h) / 14175(m3/h) = 0,99 (mg/m3)
So sánh với QCVN 05:2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh: Bụi 0,30 mg/m3.
Ta thấy nồng độ bụi thải tại khu vực sản xuất cán luyện cao su của nhà máy cao hơn so với tiêu chuẩn. Vì vậy nhà máy đầu tư một hệ thống xử lý bụi và khí tại khâu cán luyện cao su tại chương 4.
Hơi dung môi từ quá trình quét keo và mùi cao su
Tại phân xưởng sản xuất đế giầy cao su sẽ phát sinh hơi dung môi từ công việc bôi keo, nhưng lượng keo không lớn chỉ sử dụng thoa lên đế giày nên lượng hơi dung môi này kiểm soát được. Công ty mua các tấm cao su thành phẩm từ Ý, sau đó các tấm này được dập khuôn tạo hình cho sản phẩm đế giày, tiếp đó là thoa keo và đưa vào máy dập khuôn. Quá trình sản xuất đế giày được thực hiện theo quy trình khép kín với máy móc hiện đại hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình thoa keo làm phát sinh hơi dung môi gây mùi như axit hữu cơ, axit béo dễ bay hơi vào môi trường xung quanh. Hệ số tải lượng ô nhiễm của hơi dung môi do thoa keo là 0,15 Kg/ tấn keo (theo nguồn tài liệu World Health Organization Geneva, 1993). Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010: công suất 1 ngày cho 2 ca sản xuất sản phẩm đế giày (mỗi ca 8 tiếng) là: 6.154 sản phẩm đế giày. Mỗi sản phẩm đế giày dùng hết 0,005 kg keo, mỗi ngày nhà máy dùng: 30,77 kg keo. Tải lượng ô nhiễm hơi dung môi tại khu xưởng sản xuất đế giày là: 0,0046 kg/ngày = 0,00019 (kg/h) = 190 (mg/h).
Diện tích sàn của khu vực sản xuất đế giày là: 7015 m2 (Theo báo cáo đầu tư 01-2010)
Tốc độ gió trong khu vực nhà xưởng sản xuất đế giày theo báo cáo đầu tư: 1 (m/h)
Lưu lượng hơi dung môi thải ra tại khu vực sản xuất đế giày là:
1x7015= 7015 (m3/h)
Nồng độ hơi dung môi tại khu sản xuất đế giày:
190(mg/h) / 7015(m3/h) = 0,027 (mg/m3)
So sánh với QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Nồng độ cho phép của các chất gây mùi khó chịu: H2S là 0,042 mg/m3; NH3 là 0,2 mg/m3; CH3SH là 0,05 mg/m3.
Vậy nồng độ hơi dung môi tại khu sản xuất đế giày nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Trong quá trình cán luyện cao su, lưu hóa cao su phát sinh mùi hôi như axit hữu cơ, axit dễ bay hơi. Nhưng do nhà máy sử dụng máy cán luyện kín, thiết bị lưu hóa kín và nguyên liệu của nhà máy được nhập khẩu là các tấm cao su thành phẩm nên lượng mùi này được hạn chế, lượng mùi này phát tán ra khu vực nhà xưởng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.
Khí thải từ khu vệ sinh và khu chứa rác
Khí thải ở đây chủ yếu là các chất khí sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ từ cống rãnh, bể tự hoại và các thùng chứa rác... chủ yếu là mêtan (CH4), sunfua hydro (H2S), amoniac (NH3). Lượng khí thải này không nhiều nhưng cũng cần phải có biện pháp hạn chế lượng khí thải này phát sinh để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên làm việc ở đây.
Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong các hoạt động của nhà máy từ nhiều nguồn khác nhau: Tiếng ồn do hoạt động giao thông, tiếng ồn do các hoạt động của máy móc thiết bị, đây là nguồn phát sinh ồn chính từ hoạt động của nhà máy. Mức ồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại thiết bị, máy móc; tình trạng mới, cũ của động cơ và sự cộng hưởng của tiếng ồn. Tiếng ồn là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng kể từ các phân xưởng sản xuất do sử dụng nhiều các máy móc thiết bị cơ hoc. Các tác động từ việc ô nhiễm tiếng ồn quá mức cho phép có thể gây ra những ảnh hưởng đến con người, đến năng suất lao động của người lao động làm việc tại nhà máy vì nó làm giảm sự chú ý, mệt mỏi, làm tăng các quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương, giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trung ương. Để hạn chế các tác động không tốt của tiếng ồn cần có các biện pháp kiểm soát và giảm phát sinh tiếng ồn khi máy móc hoạt đông.
Nhiệt thải
Nhiệt độ phát sinh tại các nhà xưởng khá cao, lượng nhiệt này sinh ra từ quá trình tỏa nhiệt của các động cơ điện, khu vực ép đùn và khu vực lưu hóa. Vì vậy nhà máy cần phải quan tâm đến việc giảm nhiệt độ trong các phân xưởng sản xuất, nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Do đó cần đầu tư hệ thống thông thoáng thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc.
Tác động do nước thải
Nguồn gốc phát sinh
Trong quá trình hoạt động của nhà máy làm phát sinh một lượng nước thải tác động tới nguồn nước, bao gồm các nguồn chủ yếu như sau:
Nước thải sản xuất từ quá trình làm mát trong dây chuyền công nghệ
Nước thải sau quá trình vệ sinh nhà xưởng một tuần một lần.
Nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà máy cuốn theo đất cát, các chất hữu cơ, các chất cặn bã...
Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao xây dựng 2 hệ thống cống thu gom, thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt nhằm giảm tối đa chi phí xử lý nước thải trong quá trình hoạt động.
Nước thải sản xuất
Mỗi sản phẩm cao su sau công đoạn đùn ép tạo hình đều phải dùng nước sạch để làm mát máy móc. Do đó nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất chủ yếu là nước làm mát các máy móc thiết bị, đặc tính của nước thải này là có nhiệt độ 45 - 50oC nên được nhà máy tuần hoàn để giảm nhiệt độ trước khi tái sử dụng lại. Tính chất của loại nước thải này như sau:
Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Chất ô nhiễm
Nồng độ trung bình
QCVN 24: BTNMT
Giá trị C cột B
pH
6,64
5,5-9
Nhiệt độ (oC)
45 – 50
40
TSS (mg/l)
1,1
100
COD (mg/l)
18
100
BOD (mg/l)
1,5
50
Nguồn: Cty CP Long Châu tổng hợp từ các dự án.
Đây là loại nước thải sinh ra từ việc làm nguội máy móc thiết bị không có tính chất hòa tan, nước ngưng tụ hơi của một số loại hình công nghiệp,…Nước thải này được xem là loại nước thải qui ước sạch nên được nhà máy tái sử dụng lại, định kỳ khoảng 6 tháng sẽ thay nước 1 lần, nước thải sẽ được thải vào hệ thống thoát nước mưa của nhà máy.
Định kỳ một tuần một lần nhà máy sẽ tiến hành vệ sinh nhà xưởng, lượng nước thải sau quá trình vệ sinh nhà xưởng sẽ được thu vào hệ thống cống thoát nước đưa đến trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý.
Tính toán lượng nước vệ sinh nhà xưởng:
Căn cứ vào bản vẽ bố trí nhà xưởng máy móc đính kèm tại phụ lục của báo cáo, nhà máy gồm 2 khu nhà xưởng sản xuất cần vệ sinh hàng tuầnvới tổng diện tích là:
SNX =(45 x 105) x 2 = 9450 (m2)
Do trong nhà xưởng còn bố trí các phòng họp, phòng chuyên gia, nhà kho có tổng diện tích là:
SK = 1445 + 990 = 2435 m2
Diện tích nhà xưởng cần vệ sinh hàng ngày là: SVS = 9450-2435 = 7015 m2
Theo TCXDVN 33-2006 thì lượng nước rửa cho một lần rửa là 1,2–1,5 (l/m2)
Vậy lượng nước rửa vệ sinh nhà máy cho 1 lần rửa là:
WVS = 7015 x 1,5 =10.523 (lít) ≈ 10,5 (m3).
Theo định kỳ một tuần vệ sinh nhà xưởng một lần, lượng nước thải này mang theo các vụn cao su, dầu mở, hàm lượng cặn cao theo hệ thống cống thoát nước chảy về trạm xử lý nước thải của nhà máy để xử lý.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao được sinh ra từ các nguồn như :
Bếp ăn tập thể: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy.
Nhà tắm rửa: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy. (Hóa chất)
Nhà giặt ủi: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy.
Nhà vệ sinh: nước thải được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại, cặn được hút định kỳ và phần nước sau bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp (theo nghị định 88/2007/NĐ-CP). Với số người là 598 người, ước tính lượng nước thải sử dụng là.
TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính cho 1 người là 60 (l/người/ca). Lưu lượng giờ một nhóm vòi tắm hương sen trong cơ sở sản xuất công nghiệp cần lấy bằng 300l/h, thời gian dùng vòi tắm hương sen kéo dài 45 phút sau khi hết ca, 6 người cho 1 vòi hoa sen. Chọn tiêu chuẩn nước thải bằng nước cấp.
Vì vậy lưu lượng nước thải ước tính như sau:
Nước sinh hoạt công nhân:
, Kh là hệ số không điều hòa giờ.
Nước tắm công nhân:
, N là số người.
Vậy tổng lượng nước sinh hoạt và tắm là:
Q=Q1+Q2=89,7+22,3=112 (m3/ngày).
Chọn công suất trạm xử lý nước thải là 112 m3/ngày.đêm
Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, thì hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) như được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.9. Hệ số ô nhiễm do của nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
STT
Chất ô nhiễm
Hệ số (g/người/ngày)
01
BOD5
45 - 54
02
COD (dicromate)
72 - 102
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 - 145
04
Dầu mỡ phi khoáng
10 - 30
05
Tổng nitơ (N)
6 - 12
06
Amoni (N-NH4)
2,4 - 4,8
07
Tổng photpho (P)
0,8 - 4,0
Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993.
Dựa vào hệ số ô nhiễm nước thải sinh hoạt của Tổ chức Y tế Thế giới như đã nêu trên, có thể xác định tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của nhà máy. Kết quả được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.10. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
STT
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
01
BOD5
26,91- 32,292
02
COD (dicromate)
43,056-60,996
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
41,86-86,71
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
5,98-17,94
04
Dầu mỡ phi khoáng
3,588-7,176
05
Tổng nitơ (N)
1,4352-2,8704
06
Amoni (N-NH4)
0,4784-2,392
07
Tổng Photpho (P)
26,91-32,292
Nguồn: Công ty Cp tư vấn và XD Long Châu.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở lượng nước thải phát sinh (112 m3/ngày) và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải. Kết quả tính toán nồng độ ô nhiễm ban đầu của nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.12 dưới đây.
Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong của dự án
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
Không qua xử lý
Xử lý bằng bể tự hoại
QCVN 14:2009/BTNMT Cột B (với K=1) *
1
BOD5
299-359
135- 161
50
2
COD
478-678
215-305
-
3
TSS
465-963
209-434
100
4
Dầu mỡ động, thực vật
66-199
30-90
20
5
Nitrat (tính theo N)
40-80
18-36
50
6
Amôni
16-32
7-14
10
7
Phosphat (tính theo P)
5-27
2-12
10
8
Tổng Coliform
109 – 1010
103 – 105
5.000
Ghi chú: (*) giá trị tiêu chuẩn nhân với hệ số K=1 (số người lớn hơn 500).
So sánh với tiêu chuẩn có thể thấy rằng, nước thải chưa qua xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao. Sau khi xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn kị khí (hiệu quả xử lý ước tính giảm 45%), vẫn có hàm lượng chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:
Hàm lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép: 2,7 – 3,2 lần
Hàm lượng TSS vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 4,2-8,7 lần
Hàm lượng dầu mỡ động, thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 1,8 lần
Vì vậy chủ dự án sẽ có phương án xử lý hiệu quả lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại văn phòng, nhà xưởng nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường tại khu vực (phương án chi tiết được đưa ra trong chương 4).Bổ sung dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt vào chương 4
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng nhà máy sẽ kéo theo đất cát, chất cặn bã và dầu mỡ rơi vãi vào dòng nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và hệ thủy sinh trong khu vực. Qua các tài liệu tổng hợp, có thể ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Bảng 3.12. Thành phần, tính chất nước mưa chảy tràn
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Nồng độ
Tổng nitơ
mg/l
0,5 - 1,5
Tổng photpho
mg/l
0,004 - 0,003
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
mg/l
10 - 20
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
10 - 20
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu
Lưu lượng nước thải mưa chảy tràn:
Tính toán hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn:
Q = q x Y x F (l/s)
Với q: Cường độ mưa tính toán = 496 (l/s.ha). (lấy theo số liệu TP.HCM)
Y: hệ số dòng chảy tính toán =0,8 (mái ngói, sân cỏ, bãi láng xi măng).
F: diện tích thu nước tính toán (ha). F =5,7339 ha
Vậy: Q = 496 x 0,8 x 5,7339 = 2.275,21 (l/s).
So với nước thải, nước mưa khá sạch và hàm lượng các chất ô nhiễm thấp hơn, vì vậy có thể tách đất cát bằng hệ thống hố ga và hệ thống song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn, còn nước mưa được đấu nối vào hệ thống thu gom nước mưa chung của cụm công nghiệp Tân Quy B.
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.13
Bảng 3.13. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Stt
Thông số
Tác động
01
Nhiệt độ
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO).
- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.
- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
02
Dầu mỡ
- Gây ô nhiễm môi trường nước.
- Ảnh hưởng tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao.doc