Báo cáo Đánh giá tác động xã hội (tháng 2/2011)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i

Phần I: Giới thiệu 10

1.1 Giới thiệu dự án 10

1.1.1 Mục tiêu của dự án 10

1.1.2 Các hợp phần của dự án 10

1.1.3. Những khu vực dự án 10

1.2 Mục tiêu và phương pháp luận đánh giá tác động xã hội 11

1.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11

1.2.2 Phương pháp luận đánh giá 13

1.2.3 Mẫu nghiên cứu 13

1.2.4 Tổ chức thực hiện nghiên cứu 14

Phần II: Tổng quan kinh tế, xã hội vùng dự án 15

2.1. Tổng quan kinh tế xã hội vùng ĐBSCL 15

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và cơ sở hạ tầng 15

2.1.2. Đặc điểm dân số, nhân khẩu xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế 16

2.1.3. Đặc điểm kinh tế, mức sống: 17

2.1.4. DTTS, Giới, Nghèo 17

Phần III: Đặc điểm kinh tế, xã hội các hộ khảo sát 18

3.1. Vốn con người 18

3.1.1 Nhân khẩu và lao động 18

3.1.2 Nghề nghiệp 20

3.1.3. Trình độ học vấn nguồn nhân lực 21

3.1.4. Sức khỏe của nguồn nhân lực 23

3.1.5 Các nhóm yếu thế: DTTS, nữ chủ hộ, nghèo 24

3.2 Vốn tài nguyên 27

3.2.1 Đất sản xuất 27

3.2.2 Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo) 30

3.3 Vốn vật chất 32

3.3.1. Nhà ở, nước sạch và vệ sinh 32

3.3.2. Phương tiện sinh hoạt, sử dụng năng lượng 36

3.3.3 Phương tiện sản xuất-kinh doanh 37

3.3.4. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ, nghèo) 38

3.4 Vốn tài chính 41

3.4.1. Thu nhập hộ gia đình 41

3.4.2. Tình trạng nghèo khổ 42

3.4.2 Vay vốn 47

3.4.3 Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ, nghèo) 47

3.5 Vốn xã hội 51

3.6 Hoạt động sinh kế 52

3.6.1. Hoạt động sinh kế của hộ gia đình 52

3.6.2. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo) 57

Phần IV: Tác động kinh tế, xã hội tiềm năng của dự án đến các hộ gia đình 59

4.1 Tác động đến sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp 59

4.2 Tăng cường tiếp cận đến nước sạch và vệ sinh nhờ dự án cung cấp nước sạch 64

4.3 Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu 66

4.4 Tác động thu hồi đất và tái định cư 66

Phần V. Kết luận và đề xuất 68

1. Kết luận 68

2. Một số đề xuất 70

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động xã hội (tháng 2/2011), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất Đất ở Ao hồ, mặt nước (m2/người) (m2/người) (m2/người) Tổng mẫu 2.188 279 2.420 Theo tiểu vùng OM-XN 2.531 299 147 Bắc Vàm Nao 2.271 115 281 QL-PH 2.287 298 455 Cà Mau 315 307 3.987 Theo tỉnh An Giang 2.271 115 281 Kiên Giang 3.348 370 161 Hậu Giang 2.222 368 87 Cần Thơ 1.874 147 169 Bạc Liêu 2.310 295 492 Sóc Trăng 2.044 325 120 Cà Mau 315 307 3.987 Theo nhóm thu nhập + Nhóm 1 (nghèo nhất) 1.843 233 1.453 + Nhóm 2 1.714 218 2.093 + Nhóm 3 1.626 264 2.884 + Nhóm 4 2.075 328 2.750 + Nhóm 5 (giàu nhất) 3.520 351 2.797 Tuy nhiên, chất lượng đất là vấn đề quan trọng, trong đó thủy lợi hóa là yếu tố quyết định chất lượng và khả năng tăng vụ của đất. Toàn vùng dự án có 47,7% số hộ khảo sát có đất trồng lúa nước 3 vụ, 42,2% có đất lúa 2 vụ và 10,1% có đất 1 vụ. Bảng 47: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa phân theo tiểu vùng và nhóm thu nhập (%) 1 vụ lúa 2 vụ lúa 3 vụ lúa Tổng Tổng mẫu 10,1 42,2 47,7 100 Theo tiểu vùng OM-XN 0,9 35,6 63,5 100 Bắc Vàm Nao 0,0 1,2 98,8 100 QL-PH 30,6 64,9 4,5 100 Theo nhóm thu nhập20% + Nhóm 1 (nghèo nhất) 25,6 52,9 21,5 100 + Nhóm 2 11,1 45,6 43,3 100 + Nhóm 3 4,9 43,3 51,7 100 + Nhóm 4 4,5 42,3 53,2 100 + Nhóm 5 (giàu nhất) 3,0 27,7 69,4 100 QL-PH là tiểu vùng tập trung nhóm thu nhập thấp nhất vì có nhiều hộ sở hữu đất 1 vụ lúa nhất (30,6%), đa số các hộ khác (64,9%) sở hữu đất 2 vụ lúa và chỉ 4,5% có đất 3 vụ lúa. Ngược lại, hầu hết (98,8%) số hộ của Bắc Vàm Nao có đất 3 vụ lúa. Đa số hộ (63,5%) ở OM-XN có đất 3 vụ lúa và 35,6% có đất 2 vụ lúa (Bảng 47). Biểu đồ 11: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa phân theo tiểu vùng Nhìn chung tỷ lệ đất nông nghiệp được thủy lợi hóa là rất thấp. Chỉ 11,7% hộ gia đình được khảo sát có đất canh tác được thủy lợi hóa, trong đó 5,4% là các mảnh ruộng dưới 5.000m2 và 3,5% là ruộng trên 10.000m2. Bắc Vàm Nao có tỷ lệ hộ có đất được thủy lợi hóa cao nhất nhưng cũng chỉ đạt gần một phần ba (31,2%), QL-PH là 23,8%, còn thấp hơn là OM-XN 6,0%. Cà Mau có 342 hộ canh tác nông nghiệp, nhưng không có trường hợp nào được thủy lợi hóa. Tỷ lệ hộ có đất nông nghiệp không được thủy lợi hóa của nhóm thu nhập càng thấp thì càng cao, nhưng nhìn chung cũng đều rất thấp. Chính trên thực tiễn đó, nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi là rất cao ở vùng dự án. Trên ba phần năm hộ nêu lên nhu cầu cấp thiết của hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi. Trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc về các tiểu vùng QL-PH, OM-XN- trên hai phần ba số hộ và thấp nhất thuộc về Bắc Vàm Nao: 39,9% (Bảng 48). Bảng 48: Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trong xã Có Không Không biết TỔNG SỐ MẪU 65,6 17,0 17,4 Theo tiểu vùng: OM-XN 72,6 14,6 12,7 Bắc Vàm Nao 39,9 30,7 29,4 QL-PH 73,6 12 14,4 Cà Mau 51,6 21,5 26,9 Theo dân tộc + Kinh 65,5 17,1 17,4 + DTTS 67,5 14,3 18,2 Tóm lại, dự án đã lựa chọn đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi ở những nơi có đất canh tác có mức độ thủy lợi hóa rất thấp. Vì vậy, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng về thủy lợi hóa. 3.2.2 Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ và nghèo) Nhìn chung, tỷ lệ hộ DTTS có các lọai đất gần tương đương với nhóm dân tộc Kinh, ngoại trừ đất mặt nước chỉ 16,9% số hộ DTTS có loại đất này so với hơn 26,2% số hộ thuộc nhóm dân tộc Kinh. Trên 64,9% số hộ DTTS có đất sản xuất và 92,2% có đất thổ cư. Đây là kết quả của việc thực hiện chương trình 134 của chính phủ về hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho những hộ DTTS nghèo ở ĐBSCL trong những năm qua. Hai nhóm nữ chủ hộ và nam chủ hộ không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ hộ sử dụng đất đai, nhưng hai lọai đất sản xuất và mặt nước thì tỷ lệ hộ có nữ chủ hộ thấp hơn đôi chút so với tỷ lệ hộ do nam giới làm chủ hộ, tương ứng 64,3% so với 70,7% và 21,7% so với 26,7%. Tỷ lệ hộ thuộc nhóm chủ hộ nam và nữ gần tương đương về sở hữu đất thổ cư (96,6% với nam và 98,2% với nữ). Bảng 49: Tỷ lệ hộ có các loại đất theo dân tộc và giới chủ hộ (%) Đất sản xuất Đất ở Ao hồ, mặt nước Tổng mẫu 69,6 96,9 25,9 Theo dân tộc + Kinh 69,8 97,1 26,2 + DTTS 64,9 92,2 16,9 Theo giới chủ hộ Nam 70,7 96,6 26,7 Nữ 64,3 98,2 21,7 Không có chênh lệch lớn giữa 2 nhóm dân tộc về diện tích đất sản xuất hay đất ở bình quân đầu ngừơi (nhóm Kinh: 2.190m2 và nhóm DTTS: 2.160 m2 ), nhưng có chênh lệch lớn về diện tích mặt nước, 400m2/người với nhóm DTTS và 2.500 m2/người với nhóm dân tộc Kinh. Tổng diện tích trung bình người cũng chênh lệch khá nhiều: nhóm Kinh 2.470m2 /người và nhóm DTTS là 1.730m2 /người. Bảng 50: Diện tích đất bình quân đầu người theo dân tộc và giới tính của chủ hộ (m2/người) Đất sản xuất Đất ở Ao hồ, mặt nước Tổng diện tích Tổng mẫu 2.188 279 2.420 2.443 Theo dân tộc + Kinh 2.188 280 2.472 2.471 + DTTS 2.164 262 401 1.737 Theo giới chủ hộ Nam 2.215 283 2.428 2.514 Nữ 2.036 263 2.369 2.095 Nhìn chung tỷ lệ đất 2 vụ lúa và 3 vụ lúa chiếm phần lớn số hộ của cả 2 nhóm dân tộc. Tuy nhiên, nhóm DTTS có tỷ lệ hộ sử dụng đất 1 vụ lúa nhiều hơn hẳn (21,7% so với 9,6% của nhóm dân tộc Kinh). Tình trạng sở hữu đất lúa 3 vụ là ngược lại, với tỷ lệ giữa 2 nhóm tương ứng là 34,8% (hộ DTTS) và 48,3% (hộ Kinh). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hộ sở hữu loại đất lúa hai và ba vụ giữa các nhóm nam và nữ chủ hộ. Riêng tỷ lệ hộ nam chủ hộ sở hữu loại đất 1 vụ lúa nhiều gấp đôi tỷ lệ hộ nữ chủ hộ (11,0% và 5,2%) (Bảng 50). Biểu đồ 12: Tỷ lệ hộ sở hữu đất trồng lúa theo dân tộc và giới của chủ hộ (%) Tỷ lệ hộ thuộc nhóm DTTS có đất canh tác được thủy lợi hóa cao hơn nhóm dân tộc Kinh (19,5% so với 11,4%). Đây cũng là kết quả của việc thực hiện chương trình 134 của Chính phủ về hỗ trợ đất canh tác cho các hộ DTTS ở ĐBSCL. Tỷ lệ này của hai nhóm chủ hộ theo giới là không chênh lệch đáng kể. Không có khác biệt về nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi tại địa phương giữa hai nhóm DTTS, xấp xỉ 66% số hộ. Tóm lại, có sự khác biệt về tỷ lệ hộ sở hữu đất sản xuất 1 vụ lúa và 3 vụ lúa giữa nhóm DTTS và nhóm dân tộc Kinh. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho tính không ổn định về thu nhập nông nghiệp của nhiều hộ DTTS cao. Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thủy lợi tại các địa phương của các nhóm yếu thế là cao, bởi vì tỷ lệ đất đai canh tác của họ được thủy lợi hóa còn rất thấp. Vì vậy, dự án tập trung vào cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống thủy lợi có thể giúp khắc phục các vấn đề này và làm giảm sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm dân tộc và giảm nghèo bền vững hơn. 3.3 Vốn vật chất 3.3.1. Nhà ở, nước sạch và vệ sinh Nhà ở Nhà ở bán kiên cố là loại nhà ở phổ biến nhất trong vùng dự án: 43,4%. Nhà ở kiên cố (1 tầng và nhiều tầng) chiếm 29,2% và đáng lo ngại là loại nhà tạm còn chiếm tỷ lệ lớn - trên một phần tư tổng số nhà trong toàn vùng dự án. Gần hai phần ba số hộ đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, diện tích nhà ở trung bình của hộ là trên 102 m2. Loại nhà tạm phổ biến ở tiểu vùng QL-PH: 38,0%, sau đó là OM-XN: 29,9%, và hai tiểu vùng còn lại trên dứơi 15%. Hai tiểu vùng OM-XN và Cà Mau có tỷ lệ nhà kiên cố cao nhất, lần lượt là 35,6% và 35,0%. Đây cũng là hai vùng có tỷ lệ hộ đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ cao nhất. Diện tích nhà ở trung bình thấp nhất là ở tiểu vùng Bắc Vàm Nao - 77,6 m2, và cao nhất là Cà Mau-120,5m2. Bảng 51: Phân loại nhà ở theo tiểu vùng dự án và theo nhóm thu nhập Nhà nhiều tầng (%) Nhà kiên cố (gạch 1 tầng) (%) Nhà bán kiên cố (%) Nhà tạm (%) Diện tích nhà ở trung bình m2 Hộ có giấy CNQSD ở Tổng mẫu 0,4 28,8 43,4 27,5 102,4 69,2 Theo tiểu vùng: OM-XN 0,4 35,6 34,1 29,9 100,1 72,5 Bắc Vàm Nao 13,3 72,0 14,7 77,6 53,2 QL-PH 16,7 45,3 38,0 106,2 66,9 Cà Mau 0,9 35,0 49,0 15,2 120,5 72,8 Theo nhóm thu nhập: + Nhóm 1 (nghèo nhất) 0,2 17,6 43,0 39,2 90,8 63,5 + Nhóm 2 0,3 21,2 47,5 31,0 96,0 62,1 + Nhóm 3 0,2 29,5 42,6 27,7 102,0 70,3 + Nhóm 4 0,3 37,1 43,8 18,8 106,8 75,1 + Nhóm 5 (giàu nhất) 1,1 44,5 39,5 14,9 124,4 77,9 Sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập ngũ vị phân ở chỗ tính chất kiên cố của ngôi nhà, độ lớn của diện tích nhà ở tỷ lệ thuận với sự tăng lên của thu nhập. Những khác biệt này rất rõ ràng, chẳng hạn tỷ lệ nhà kiên cố của nhóm thu nhập cao nhất gấp 2,5 lần nhóm thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, dường như yếu tố văn hóa vùng và điều kiện tự nhiên không thuận lợi (chỉ có mùa khô và mùa lũ hàng năm) nên tỷ lệ nhà ở kiên cố của khu vực dự án không thật cao như vùng đồng bằng Sông Hồng. Vì thế các nhóm thu nhập cao vẫn còn có tỷ lệ nhà tạm và nhà bán kiên cố khá lớn. Các nhóm có thu nhập càng cao thì tỷ lệ hộ có giấy CNQSĐ càng lớn. Biểu đồ 13: Phân loại nhà theo nhóm thu nhập Nước sạch Đối với các hộ được khảo sát, nước sạch được hiểu là nguồn nước lấy từ giếng khoan, nước mưa hay nước máy. Nước kênh, mương sau khi được đánh phèn cũng trở thành nước sạch. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ được khảo sát trong vùng dự án dùng nước máy cho ăn uống còn thấp, chỉ chiếm 17,5% số hộ vào mùa khô và 17,1% vào mùa mưa. Tuy nhiên, tiểu vùng Bắc Vàm Nao có tỷ lệ này khá cao: 49,5%, trong khi Cà Mau và QL-PH chỉ có tỷ lệ xấp xỉ 2%. Điều này chứng tỏ tiểu vùng Bắc Vàm Nao đã được đầu tư cho hệ thống cung cấp nước sạch tốt hơn các tiểu vùng khác trong vùng dự án. Tuy nhiên, ở một vài khu vực có hiện tượng giá nước máy cao so với thu nhập hộ nên một số hộ hạn chế hay chưa sử dụng nước máy. Cũng có nhà máy nước đó mà ít người dùng. Chắc là do mắc tiền thôi chớ ai không thích. Về xã lâu rồi nhưng 2 năm nay em mới dùng vì mới có tiền. Chỉ dùng nấu ăn thôi. Tắm giặt thì bà con ai chẳng dùng nước kênh rạch. TLN Xã Long Hưng- Mỹ Tú- Sóc Trăng. So sánh nước ăn uống vào mùa khô và mùa mưa, có thể thấy sự khác biệt đáng kể trong toàn vùng dự án ở việc giảm sử dụng nước ao, hồ, sông, kênh từ 16,3% hộ vào mùa khô xuống 11,5% vào mùa mưa, vì trong mùa mưa các hộ thường sử dụng nước mưa cho ăn uống. Thật ra sự khác biệt này tập trung chủ yếu ở tiểu vùng OM-XN với việc giảm tỷ lệ dùng nước kênh, sông, hồ, ao từ 27,6% trong mùa khô xuống 17,8% trong mùa mưa. Tương tự, có sự thay đổi tỷ lệ hộ dùng nước giếng khoan, nước mưa là 50,9% và 62,2% giữa 2 mùa. Sự thay đổi về sử dụng nước ăn uống giữa 2 mùa lớn nhất ở tỉnh Hậu Giang, với chênh lệch là 27,0% và 7,0%. Đáng lưu ý là tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ sử dụng nước ao hồ, sông suối vào ăn uống là đặc biệt đáng lo ngại, gần một nửa số hộ (46,4%) vào mùa khô và 41,1% vào mùa mưa. Bảng 52: Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt (%) Nước ăn uống mùa khô Nước máy riêng Nước máy công cộng Nước giếng đào Giếng khoan, nước mưa Ao, hồ, sông, suối, kênh Nước đóng chai Tổng mẫu 14,6 2,9 1,4 62,6 16,3 2,3 Theo tiểu vùng: OM-XN 17,0 1,0 1,3 50,9 27,6 2,2 Bắc Vàm Nao 49,5 8,7 0,5 15,1 18,8 7,3 QL-PH 2,2 3,3 2,2 88,2 2,9 1,1 Cà Mau 2,0 4,0 1,1 92,0 0,3 0,6 Theo tỉnh An giang 49,5 8,7 0,5 15,1 18,8 7,3 Kiên Giang 4,3 0,3 2,0 47,0 46,4 Hậu Giang 19,3 0,3 0,3 51,6 27,0 Cần Thơ 26,9 ,26 2,0 53,8 9,5 5,2 Bạc Liêu 0,5 2,5 1,0 93,1 1,7 1,2 Sóc Trăng 18,2 11,4 13,6 43,2 13,6 Cà Mau 2,0 4,0 1.1 92,0 0,3 Theo nhóm thu nhập: + Nhóm 1 (nghèo nhất) 8,7 1,8 1,1 70,8 15,8 1,8 + Nhóm 2 13,5 3,3 2,5 65,1 14,8 0,8 + Nhóm 3 15,6 2,9 1,7 58,2 19,3 2,4 + Nhóm 4 17,5 2,8 0,6 59,0 18,0 2,2 + Nhóm 5 (giàu nhất) 19,9 4,3 1,1 59,1 11,0 4,6 Việc sử dụng nước máy riêng dường như có ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, nhóm thu nhập cao nhất có tỷ lệ này cao hơn 2,34 lần nhóm thu nhập thấp nhất. Nhưng việc sử dụng nước ao hồ sông suối vào ăn uống hình như lại bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng nước, cũng như điều kiện tự nhiên. Không có khác biệt lớn giữa các nhóm thu nhập về tỷ lệ dùng loạinước này trong ăn uống. Nhóm 2 thu nhập dưới trung bình có tỷ lệ dùng nước không vệ sinh này là 9,1%, thấp hơn nhóm 4 thu nhập khá: 12,7%. Thói quen sinh hoạt vẫn làm cho một tỷ lệ lớn hộ vùng dự án sử dụng nước sông suối, ao hồ vào việc tắm giặt: 27,5% trong mùa khô và 23,7% trong mùa mưa. Thói quen này chi phối mọi nhóm thu nhập, dù có sự khác biệt nhất định nhưng tỷ lệ này vẫn dao động trong khoảng 20%-33%. Tiểu vùng OM-XN, Bắc Vàm Nao, các tỉnh An giang, Kiên Giang có tỷ lệ tương ứng cao nhất (từ 36% đến 63%). Biểu đồ 14: Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt phân theo vùng (%) Nhu cầu của cộng đồng đối với việc sử dụng nước sạch là rất lớn. Hai phần ba hộ chưa có nứơc sạch mong muốn được sử dụng loại nước này, trong đó tiểu vùng OM-XN là cao nhất (82,4%), còn Cà Mau là thấp nhất-45,5%. Tuy nhiên, dường như mức độ đầu tư cho nước sạch của dự án tại 2 tiểu vùng là trái ngược nhau. Trong dự án, dự kiến 141 hệ thống nước sạch sẽ được xây mới hay nâng cấp với 158.531 hộ được sử dụng nước từ các hệ thống này. Với số nhân khẩu bình quân hộ trong mẫu khảo sát là 4,4 người, thì khoảng trên 700 ngàn người được hưởng lợi từ dự án nước sạch. Cà Mau được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án với trên 60 ngàn hộ, nhưng theo số liệu khảo sát thì vấn đề nước sạch tại khu vực dự án của tỉnh này lại không trầm trọng như các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang hay An giang, và Sóc Trăng. Cà Mau chỉ có 0,3% hộ dùng nước ao hồ sông suối, kênh mương làm nước ăn uống trong mùa khô, trong khi chỉ số này lên tới gần một nửa số hộ ở Kiên Giang, 27,0% ở Hậu Giang... nhưng dự án lại dành cho 2 tỉnh có vấn đề nước sạch trầm trọng nhất khá ít hộ được hưởng lợi so với Cà Mau. Trong khi đó, 88,3% và 82,3% hộ chưa được dùng nứơc sạch của 2 tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang mong muốn được sử dụng loại nước này. Bảng 53: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước ăn uống trong mùa khô ở các tỉnh dự án(%) Tình trạng sử dụng nguồn nước ăn uống mùa khô Hoạt động dự án Nước máy riêng Giếng khoan, nước mưa Ao, hồ, sông, suối, kênh Số hệ thống nước được xây dựng, nâng cấp Số hộ dân hưởng lợi Tổng mẫu 14,6 62,6 16,3 An giang 49,5 15,1 18,8 15 15.455 Kiên Giang 4,3 47,0 46,4 22 14.838 Hậu Giang 19,3 51,6 27,0 8 18.788 Cần Thơ 26,9 53,8 9,5 20 15.133 Bạc Liêu 0,5 93,1 1,7 22 19.741 Sóc Trăng 18,2 43,2 13,6 17 14.321 Cà Mau 2,0 92,0 0,3 37 60.250 Có thể các dự án nước sạch đã được tính toán dựa trên cơ sở kinh tế, kỹ thuật, tự nhiên và xã hội khác. Tuy nhiên, từ góc độ khảo sát có sự tham gia của cộng đồng, chúng tôi đề xuất rằng có thể trong các giai đoạn sau của dự án, nên bổ sung và đầu tư mạnh mẽ hơn cho hợp phần nước sạch tại các địa phương Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu là những nơi có vấn đề nước sạch trầm trọng. Mặt khác, giá bán nước cần được tính toán phù hợp với khả năng chi trả của nông dân, đặc biệt là người nghèo và người thu nhập thấp. Nhu cầu nước hợp vệ sinh ở vùng dự án là cấp thiết nhằm nâng cao tỷ lệ hộ được sử dụng và lọai trừ hẳn việc sử dụng nước sông suối, ao hồ làm nước ăn. Dự án cần chú trọng đến các tiểu vùng OM-XN, Bắc Vàm Nao và QL-PH, các tỉnh An giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và đặc biệt là Kiên Giang-nơi có gần một nửa số hộ khảo sát dùng nguồn nước mất vệ sinh này làm nước ăn. Hợp phần nước sạch nông thôn của WB6 có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các cộng đồng nói trên. Việc cung cấp nước sạch cần kết hợp với hoạt động về vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt khi vùng dự án có tập quán phổ biến sử dụng hố xí trên sông suối kênh mương. Bên cạnh đó cần đưa hoạt động truyền thông như một nhiệm vụ của hợp phần nứoc sạch nhằm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi sử dụng nước sạch, thay đổi tập quán dùng nước và vệ sinh, cũng như việc chi trả phí cho sử dụng nứơc sạch. Nhà vệ sinh Việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh chưa phổ biến ở vùng dự án. Mới chỉ có hơn một phần tư số hộ (26,4%) khảo sát sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Xấp xỉ 10% số hộ không có nhà vệ sinh hay dùng nhà vệ sinh đơn giản. Nếu Bắc Vàm Nao nổi bật với hơn một nửa số hộ khảo sát có hố xí hợp vệ sinh thì cũng có đến 28,4% số hộ không có nhà vệ sinh. Tiểu vùng QL-PH và OM-XN có tỷ lệ hộ dùng cầu tiêu trên kênh, rạch rất cao, lần lượt là 77,8% và 64,2%. Các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu có từ 55% đến 85% số hộ sử dụng phương thức vệ sinh truyền thống này. Có 44,5% số hộ thuộc nhóm giàu sử dung hố xí hợp vệ sinh. Như vậy, tỷ lệ hộ được khảo sát chưa có hố xí hợp vệ sinh còn khá cao ở tất cả các nhóm thu nhập. Điều này cho thấy bên cạnh thói quen truyền thống thì thiếu nước để vận hành hố xí được xem là nguyên nhân quan trọng. Có tương quan tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập và tỷ lệ dùng hố xí hợp vệ sinh (Bảng 54). Bảng 54: Loại nhà vệ sinh của các hộ được khảo sát (% hộ) Tỉnh Không có hố xí hợp vệ sinh Có hố xí hợp VS Có hố xí không hợp VS Hố xí tự hoại, bán tự hoại Hố xí hai ngăn, 1 ngăn Tổng cộng Hố xí đơn giản Hố xí trên ao, hồ Hố xí trên sông, kênh, rạch Khác Tổng mẫu 9,7 24,4 2,0 26,4 7,8 46,7 8,7 0,8 Theo tiểu vùng: OM-XN 7,3 23,6 1,0 24,6 3,9 62,1 2,1 Bắc Vàm Nao 28,4 50,0 0,9 50,9 6,9 8,7 4,6 0,5 QL-PH 6,7 7,3 4,4 11,7 3,1 55,8 22,0 0,7 Cà Mau 8,3 32,7 2,3 35,0 25,2 15,5 12,6 3,4 Theo tỉnh An giang 28,4 50,0 0,9 50,9 6,9 8,7 4,6 0,5 Kiên Giang 1,3 9,9 1,3 11,2 2,6 84,2 0,7 Hậu Giang 13,6 23,3 0,5 23,8 7,0 51,1 4,5 Cần Thơ 5,6 37,7 1,3 39,0 1,3 53,4 0,7 Bạc Liêu 6,9 5,4 4,7 10,1 2,0 58,6 21,7 0,7 Sóc Trăng 4,5 25,0 2,3 27,3 13,6 29,5 25,0 Cà Mau 8,3 32,7 2,3 35,0 25,2 15,5 12,6 3,4 Theo nhóm thu nhập: Nhóm 1 (nghèo nhất) 10,0 13,4 0,7 14,1 5,8 56,1 12,7 1,3 Nhóm 2 9,6 20,6 1,9 22,5 8,8 49,5 9,3 0,3 Nhóm 3 11,4 24,8 2,8 27,6 8,1 43,5 8,8 0,7 Nhóm 4 8,0 28,3 1,7 30,0 9,4 47,1 5,3 0,3 Nhóm 5 (giàu nhất) 7,8 41,3 3,2 44,5 6,8 33,8 5,7 1,4 Nguồn: Kết quả khảo sát các TDA 3.3.2. Phương tiện sinh hoạt, sử dụng năng lượng Trong số các tiểu vùng, Cà Mau có tỷ lệ hộ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cao nhất, trong khi QL-PH có tỷ lệ thấp nhất. Bảng 55: Đồ dùng gia đình (% hộ có) Tiểu vùng OM-XN Bắc Vàm Nao QL-PH Cà Mau Tủ lạnh 28,8 16,1 14,2 45,6 Nồi cơm điện 74 85,3 56,2 87,7 Lò vi sóng 3,2 0 2,7 2,9 Máy khâu 25,7 21,6 13,6 35,2 Quạt điện 84,7 91,7 68,4 89,1 Ti vi màu 87,1 87,2 76,9 87,1 Ti vi đen trắng 4,1 4,1 7,3 6,9 Radio catsette 9,4 8,3 10,4 13,8 Đầu vi đê ô 55,7 70,6 41,1 63,3 Bộ dàn nghe nhạc stereo 15,4 13,3 9,6 26,6 Điện thoại (di động/cố định) 82 82,1 73,3 83,7 Máy giặt 3,5 3,2 2,4 4,3 Bình đun nước nóng trong nhà tắm 1,7 0,9 0,9 0,9 Nguồn: Kết quả khảo sát các TDA Tỷ lệ điện khí hóa nông thôn vùng dự án cao, nên các đồ dùng sinh hoạt sử dụng điện trở nên phổ biến. Nhiều đồ dùng thiết yếu có tác dụng cải thiện điều kiện sống vật chất, tinh thần như quạt điện, ti vi màu, điện thoại, nồi cơm điện có trên hai phần ba số hộ sử dụng. Khoảng hai phần năm số hộ có từ 2 quạt điện trở lên. Các phương tiện truyền thông, giải trí như tivi (trên 90%), đầu video (55,4%), radio cát sét (10,3%), dàn nhạc gia đình (15,8%), điện thoại... trở nên phổ biến như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của nhiều gia đình. Các tiện nghi như tủ lạnh (27,1%), nồi cơm điện (73,6%), lò vi sóng (2,7%), máy giặt (3,4%), máy khâu (24,2%)... vừa cải thiện sinh hoạt, vừa giảm thời gian nội trợ của phụ nữ. Loại nhiên liệu để đun nấu chủ yếu của vùng dự án là củi, chiếm hai phần ba số hộ khảo sát. Chất đốt hữu cơ như rơm rạ, biogas có khoảng 0,7% số hộ sử dụng. Chất đốt vô cơ như dầu hỏa, than có 2,0% hộ dùng và 0,9% hộ dùng điện. Số còn lại dung gas để nấu ăn. Tiểu vùng QL-PH là vùng tập trung đông hộ nghèo nên chất đốt chủ yếu là củi (86,9%). Gas chỉ có 10,2% hộ dùng. Hai tiểu vùng Cà Mau, Bắc Vàm Nao có tỷ lệ hộ dùng gas nhiều nhất, trên 40%. Bảng 56: Sử dụng loại nhiên liệu để đun nấu Củi Than Dầu hỏa Gas Rơm rạ, lá cây Bio gas Điện Khác Tổng theo mẫu 70 1,4 0,6 25,6 0,4 0,3 0,9 1 Theo tiểu vùng: OM-XN 74,7 0,7 0,4 22,2 0,4 0,1 0,2 1,3 Bắc Vàm Nao 54,1 1,8 0 41,3 0 0 0,9 1,8 QL-PH 86,9 0,7 0 10,2 0,2 0,9 0,7 0,4 Cà Mau 44,7 4,9 1,1 45,3 0,9 0 3,2 0 Theo dân tộc + Kinh 69,4 1,4 0,6 26,1 0,4 0,3 0,9 0,9 + DTTS 83,1 0 1,3 14,3 0 0 0 1,3 Nguồn: Kết quả khảo sát các TDA Điện lưới là nguồn năng lượng thắp sáng phổ biến ở toàn vùng dự án, với 96,0% hộ sử dụng. Điện máy nổ, ắc qui, thủy điện nhỏ có 0,9% hộ dùng. Dầu hỏa và gas tương ứng có 2,5% và 0,6% hộ dùng. QL-PH có tỷ lệ hộ dùng điện lưới thấp nhất 87,8% và sử dụng các loại nguồn thắp sáng khác cao nhất như dầu hỏa 7,1%, ắc qui 3,6% và gas -1,6%. Bảng 57: Nguồn năng lượng thắp sáng Dầu hỏa Gas Điện lưới Ắc qui, máy nổ Tổng theo mẫu 2,5 0,6 96,0 0,9 Theo tiểu vùng: OM-XN 1,6 0,3 98,1 0,0 Bắc Vàm Nao 0 0,5 99,5 0,0 QL-PH 7,1 1,6 87,8 3,6 Cà Mau 0,6 0,3 98,6 0,6 Theo dân tộc + Kinh 2,1 0,6 96,4 0,9 + DTTS 13,0 0,0 87,0 0,0 Nguồn: Kết quả khảo sát các TDA 3.3.3 Phương tiện sản xuất-kinh doanh Các phương tiện sản xuất chủ yếu của người dân vùng dự án là máy bơm nước và ghe thuyền gắn máy, với lần lượt là 43,7% và 51,8% số hộ sở hữu lọai tài sản này. Với trên hai phần năm hộ dùng máy bơm nuớc và tỷ lệ hộ có diện tích đất trồng cây hàng năm được thủy lợi hóa thấp (chỉ 11,0%), nhiều khả năng là đa số hộ phải dùng máy bơm nước cho việc tưới tiêu trồng trọt. Có 25,0% số hộ có mặt nước nuôi trồng thủy sản với diện tích trung bình 1 ha, cũng có nhu cầu sử dụng máy bơm nếu hệ thống thủy lợi không tốt. Hai tiểu vùng OM-XN và QL-PH có số hộ sử dụng 2 loại phương tiện sản xuất này chiếm tỷ lệ cao (tương ứng là 54,1% và 52,9% có máy bơm nước, 68,5% và 49,3% có ghe thuyền gắn máy). Cà Mau có trên một phần ba số hộ có ghe thuyền máy. Việc sử dụng rộng rãi hai loại phương tiện máy bơm nước và ghe thuyền phản ánh nhu cầu sử dụng nước cao trong sản xuất, sinh hoạt và vận chuyển, đi lại của nhân dân vùng dự án. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của dự án WB6 có thể đáp ứng nhu cầu cao đó của cộng đồng, thúc đẩy sản xuất, giảm chi phí sản xuất, gia tăng thu nhập của các hộ dân và cải thiện điều kiện giao thông thủy. Bảng 58: Tỷ lệ hộ có phương tiện sản xuất phân theo tiểu vùng và theo tỉnh dự án (%) Máy Cày bừa Máy tuốt luá có động cơ Máy bơm nứoc Máy xay sát gạo Máy nghiền thức ăn gia súc Bơm thuốc sâu có động cơ Máy phát điện Ghe/ thuyền máy Tổng theo mẫu 2,2 1,5 43,7 0,7 0,4 5,2 1,3 51,8 Theo tiểu vùng: OM-XN 1,9 1,3 54,1 0,4 0,4 6,6 1,3 68,5 Bắc Vàm Nao 1,4 0,5 23,4 0 0 1,4 1,4 7,8 QL-PH 4,4 3,6 52,9 2,2 0,9 7,8 1,1 49,3 Cà Mau 0,3 0 14,9 0 0 0 0,9 35,5 Theo tỉnh An giang 1,4 0,5 23,4 0 0 1,4 1,4 7,8 Kiên Giang 1,3 1,6 65,1 0,7 0,7 3,3 1,6 88,2 Hậu Giang 1,3 1,1 45,5 0,5 0 1,3 0,3 62,0 Cần Thơ 3,3 1,3 53,8 0 0,7 16,4 2,3 56,7 Bạc Liêu 4,2 3,2 55,2 2,5 1,0 7,6 1,2 50,7 Sóc Trăng 6,8 6,8 31,8 0 0 9,1 0 36,4 Cà Mau 0,3 0 14,9 0 0 0 0,9 35,5 Theo nhóm thu nhập: + Nhóm 1 (nghèo nhất) 1,1 1,8 44,5 0,9 0,4 2,7 0,2 51,4 + Nhóm 2 1,6 0,8 40,9 0,5 0,5 4,7 0,3 48,1 + Nhóm 3 1,3 1,1 39,6 0,7 0,4 4,4 1,5 50,8 + Nhóm 4 2,5 1,9 42,9 0,8 0,6 5,5 0,8 53,5 + Nhóm 5 (giàu nhất) 5,7 2,1 54,4 0,4 0 10,7 3,9 56,9 3.3.4. Các nhóm yếu thế (DTTS, nữ chủ hộ, nghèo) Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ DTTS có nhà kiên cố nhiều hơn so với dân tộc Kinh (35,1% so với 28,9%), trong khi tỷ lệ nhà tạm lại xấp xỉ nhau (tương ứng là 28,6% và 27,5%). Điều này chứng tỏ các chương trình 30A và 134 của Chính phủ hỗ trợ người DTTS đã được thực hiện tốt ở các tỉnh vùng dự án. Vấn đề là có sự phân tầng xã hội bên trong mỗi dân tộc và dự án có thể góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc và bên trong mỗi dân tộc trong quá trình phát triển vùng. Biểu đồ 15: Loại nhà ở của các dân tộc Đối với các DTTS trong vùng, chủ yếu là đồng bào Khơme, nhiều phương tiện thiết yếu có tác dụng cải thiện điều kiện sống vật chất, tinh thần như quạt điện, ti vi màu, điện thoại, nồi cơm điện có trên một nửa số hộ sử dụng. Tuy nhiên, một số tiện nghi khá đắt tiền thì nhóm hộ DTTS sử dụng với tỷ lệ thấp hơn như tủ lạnh (14,3% so với 27,6% của dân tộc Kinh), tivi màu (tương ứng là 66,2% và 85,5%)... hay đồ dùng thông dụng có tính thiết yếu đối với sinh hoạt của hộ gia đình như quạt điện cũng có tình trạng tương tự (DTTS - 63,6% và dân tộc Kinh-83,4%). Bảng 59: Đồ dùng sinh hoạt của các nhóm dân tộc (% hộ có) Phương tiện Chung Trong nhóm DT Kinh Trong nhóm DTTS Tủ lạnh 27,1 27,6 14,3 Nồi cơm điện 73,6 73,8 68,8 Lò vi sóng 2,7 2,7 2,6 Máy khâu 24,2 24,7 11,7 Quạt điện 82,6 83,4 63,6 Ti vi màu 84,8 85,5 66,2 Ti vi đen trắng 5,3 5,3 5,2 Radio catsette 10,3 10,1 14,3 Đầu vi đê ô 55,4 56,2 35,1 Bộ dàn nghe nhạc stereo 15,8 16,1 7,8 Điện thoại (di động/cố định) 80,4 81,4 53,2 Máy giặt 3,4 3,4 1,3 Bình nước nóng trong nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao danh gia tac dong xa hoi Vien XHH.doc
Tài liệu liên quan