Báo cáo Đánh giá tình hình sản xuất của công ty Cổ Phần Việt Vàng

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 2

1. Tổng quan về công ty cổ phần việt Vàng 2

1.1. Những thông tin chung 2

1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2

1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 4

1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 4

1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Việt Vàng 4

1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6

2. Thị trường và chính sách thị trường của công ty 8

2.1. Khu vực thị trường và nhóm khách hàng chính 8

2.2. Tổ chức hệ thống kênh phân phối. 9

3. Các nguồn lực của công ty 9

3.1. Nguồn vốn và tài sản. 9

3.2. Nguồn nhân lực 10

3.3. Cơ sở vật chất 12

4. Tổ chức sản xuất của công ty 13

4.1. Sản phẩm và dịch vụ 13

4.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất 14

4.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 15

5. Tác động của yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 16

5.1. Chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương 16

5.2. Các lực lượng trong ngành 16

Phần II. Đánh giá hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Việt Vàng. 18

1. Những cơ hội và thách thức đối với công ty hiện nay. 18

1.1.Cơ hội. 18

1.2. Thách thức. 19

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 19

Kết Luận 23

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tình hình sản xuất của công ty Cổ Phần Việt Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và định hướng phát triển công ty trong những năm tiếp theo. ** Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó. ** Giám đốc công ty: Là người có thẩm quyền cao nhất của công ty điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đồng thời cùng kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. ** Phó giám đốc kỹ thuật: Là người cùng với giám đốc bổ nhiệm các chức danh có nhiệm vụ quản lý tổ chức triển khai hoạt động chế tạo theo thiết kế, chịu trách nhiệm về chất lượng mĩ thuật và an toàn của sản phẩm và chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề mình phụ trách. ** Phó giám đốc kinh doanh: Là người trực tiếp tổ chức triển khai quản lý các hoạt động marketing, bán hàng; cùng với giám đốc bổ nhiệm các chức danh các vị trí và chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề mà mình phụ trách. ** Kế toán trưởng: là người phụ trách chung công tác nghiệp vụ của phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị - Giám đốc công ty về các mặt quản lý hành chính, quản lý sản xuất kinh doanh theo quy chế của đơn vị; là người chuẩn bị chương trình công tác chung của phòng tài chính kế toán, trực tiếp kiến nghị các yêu cầu của phòng với lãnh đạo đơn vị, hàng tháng phải đối chiếu với các bộ phận kế toán khác có liên quan và giúp đỡ các bộ phận kế toán khác khi cần thiết. ** Phòng hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện quản lý tổ chức (tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự (soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận thuyên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động), công tác văn phòng (quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch…) ** Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của toàn đơn vị, thực hiện việc giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn các nguồn lực của Công ty; tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê vật tư tài sản của toàn đơn vị theo luật định; kết hợp với các phòng ban chức năng khác làm tốt công tác quản lý tài chính và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. ** Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện quản lý và triển khai công tác chế tạo, kỹ thuật chế tạo, định mức, vật tư, thiết bị, an toàn lao động, ** Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thiết kế theo hợp đồng, dự án mà công ty phụ trách, kết hợp với phòng vật tư điều chỉnh lượng vật tư cần thiết cho công tác chế tạo. Đồng thời đưa ra các bản thiết kế có chất lượng nhất ** Phòng vật tư: có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường và thu mua vật tư theo đúng bản vẽ thiết kế về chất lượng cũng như số lượng; Lập báo cáo vật tư và điều chỉnh lượng vật tư sao cho tiết kiệm và hiệu quả. ** Phòng kinh doanh: Thực hiện các việc kinh doanh bán lẻ, chào hàng, cạnh tranh các sản phẩm của đối thủ; nắm bắt nhu cầu thị trường, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan trong công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Tư vấn cho lãnh đạo trong việc xây dựng đường lối chiến lược Marketing, lập và thực hiện phương án, kế hoạch Marketing cụ thể. Báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định của công ty. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty. Để đảm bảo được tình hình hoạt động tốt trong các năm qua thì sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty được thực hiện một cách chặt chẽ và đảm bảo một sự thống nhất tốt nhất. Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng vì việc các hợp đồng có được ký kết hay không do phòng này thực hiện. Trên cơ sở các hợp đồng được ký thì bộ phận sản xuất , kỹ thuật, thiết kế, vật tư thực hiện các đơn đặt hàng đã ký. Đông thời bộ phận kỹ thuật còn giúp cho Giám Đốc trong việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật kể cả dịch vụ bảo hành thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Phòng hành chính tổng hợp có vai trò tuyển chọn những lao động có trình độ tay nghề cao, có thể đáp ứng yêu cầu của công việc đặt ra. Trên cơ sở các lao động được tuyển chọn thì phòng hành chính tổng hợp sẽ giao từng phòng và từng bộ phận tùy vào khả năng của mỗi lao động. Phòng kế toán tài chính giữ vai trò quan trọng bởi vì nó thực hiện theo dõi tình hình tài chính của công ty đồng thời tham mưu cho Giám Đốc và Ban lãnh đạo công ty để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và hợp lý. Ngoài ra còn phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác nợ và xử lý các điều khoản hợp đồng khi có tranh chấp trong kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Như vậy giữa các phòng ban trong công ty luôn có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó tao ra sức mạnh tập thể giúp cho Công ty cổ phần Việt Vàng ngày càng lớn mạnh và tạo được uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Thị trường và chính sách thị trường của công ty Khu vực thị trường và nhóm khách hàng chính Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tăng rất nhanh. Đặc biệt là mặt hàng khung nhà thép tiền chế và xà gồ, tấm lợp kim loại… có nhu cầu ngày càng tăng cao. Là một lĩnh vực khá mới nhưng nó cũng đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường với chất lượng và mỹ thuật cao, cam kết luôn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các sản phẩm vật liệu thép sử dụng cũng có những nhược điểm trong khâu quản lý, bảo trì chống ăn mòn, xâm thực cả môi trường bên ngoài. Vì vậy, trên thế giớ hiện nay cũng đang tích cực triển khai nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm kết cấu thép đa dạng, có tính năng kỹ thuật, chất lượng tôt, tuổi thọ cao. Để đạt được mục tiêu ứng dụng rộng rãi vật liệu thép trong xây dựng công trình, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì và khai thác các công trình sủ dụng vật liệu thép, nhằm hạ gía thành, chi phí ban đầu trong sản xuất, chế tạo các kết cấu công trình bằng thép…các cơ quan quản lý, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các nhà khoa học của Việt Nam đã và đang thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tình hình ứng dụng kết cấu thép, các giải pháp công nghệ mới trong thiết kế, thi công và sản xuất chế tạo vật liệu thép với các chuyên gia hàng đầu, các viện nghiên cứu, các trường đại học các tập đoàn sản xuất thép hàng đầu thế giới. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường kết cấu thép trong đó phải kể đến một số tập đoàn lớn như: tập đoàn BlueScope Steel, tập đoàn Zamil…đó là những công ty có vị trí lớn và thế mạnh trên thị trường. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm, các tập đoàn đó luôn cam kết cung cấp cho thị trường những sản phẩm nhà thép có chất lượng tôt và luôn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường người tiêu dùng. Trong thời gian 3 năm thành lập, Công ty cổ phần Việt Vàng đã ký kết và tham gia nhiều công trình lớn mang lợi nhuận đáng kể cho công ty, trở thành các nhà thầu phụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cho các công ty, các tập đoàn có tiếng trên thị trường như nhà thầu SUMIMOTO – Nhật Bản, nhà thầu TAISEI – Nhật Bản, nhà thầu VINACONEX – Việt Nam, nhà thàu LICOGI – Việt Nam. Các nhà thầu chuyên nghiệp này đã dần trở thành những khách hàng tiềm năng của công ty Cổ phần Việt Vàng trong lĩnh vực nhà thép tiền chế và xà gồ tấm lợp BuleScope lyaght. Tổ chức hệ thống kênh phân phối. Ban đầu khi mới thành lập, trụ sở và nhà máy đều đặt tại Thôn Ngọc Lãng – Xã Ngọc Lâm – Huyện Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên, do điều kiện về nguồn vốn vật chất còn hạn hẹp nên công ty quyết định sử dụng hệ thống kếnh phân phối ngắn – nhà sản xuất và khách hàng mua bán trực tiếp với nhau mà không thông qua trung gian bán lẻ hay bán buôn nào cả để giảm thiểu chi phí vận chuyển, sau đó do tình hình nhu cầu thị trường ngày càng lớn về sản phẩm trong lĩnh vực nhà thép cho nên ban lãnh đạo công ty đã quyết định mở rộng chi nhánh của công ty đến các tỉnh thành khác. Và hiện nay công ty có văn phòng đại diện: + Văn phòng đại diện chính tại Hà Nội địa chỉ là lầu 4, tòa nhà INTRACOM, Lô 2, Đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội. + Văn phòng đại diện tại Hải Phòng + Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Các nguồn lực của công ty Nguồn vốn và tài sản. Bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong 3 năm Đơn vị:% Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Cơ cấu tài sản TSCĐ 3.15 38.02 45.23 TSLĐ 96.85 61.98 54.77 Cơ cấu nguồn vốn Nợ 79.23 45.32 60.30 Vốn chủ sở hữu 20.77 54.66 39.7 (Nguồn: báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009) Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty khá hợp lý. Năm 2007 công ty có tỷ lệ tài sản cố định thấp ( chiếm 3.15% tổng tài sản ) do năm này công ty mới thành lập đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở vật chất, ổn định công ty. Tuy nhiên tỷ lệ đó được tăng dần trong 2 năm sau 2008 và 2009 lần lượt là 38.02% và 45.23% điều đó có thể thấy công ty đã đầu tư nâng cấp các loại hệ thống máy móc thiết bị để tập trung mở rộng sản xuất và nâng cao năng suất chế tạo từ đó mà tỷ lệ tài sản cố định cũng tăng lên. Về cơ cấu nguồn vốn nhìn chung công ty có hệ số nợ khá cao. Năm 2007 mới thành lập cần một lượng vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị nên hệ số nợ cũng khá cao 79.23%. Đến năm 2008 do hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận nên nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể nên hệ số nợ cũng giảm dần. Song đến năm 2009 thì do nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn nên để tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất nên công ty tiến hành vay vốn vì thế mà hệ số nợ của công ty tăng lên 60.30%. Nguồn nhân lực Mặc dù mới thành lập nhưng công ty cổ phần Việt Vàng cũng đã có được đội ngũ lao động khá đồng bộ. Dưới đây là bảng số liệu về số lao động bao gồm cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp: STT Nghề nghiệp, trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Kỹ sư thủy lợi 4 6 8 2 Kỹ sư cơ khí 3 5 6 3 Kiến trúc sư 5 7 10 4 Kỹ sư kinh tế xây dựng 2 4 5 5 Kỹ sư điện 3 4 7 6 Cử nhân kinh tế 6 8 12 7 Cử nhân tin học 2 3 4 8 Trung cấp kinh tế 4 5 5 9 Công nhân hàn 30 37 42 10 Công nhân cơ khí 20 25 35 11 Công nhân lắp dựng khung nhà thép 30 38 45 12 Công nhân lành nghề các loại 100 122 152 Tổng số cán bộ công nhân viên 205 301 435 ( trích nguồn: báo cáo nhân sự - phòng hành chính tổng hợp qua các năm 2007, 2008, 2009) Nhìn vào bảng chỉ tiêu ta nhận thấy số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty tăng dần qua các năm, lao đông trực tiếp tăng nhanh hơn so với lao đông gián tiếp. Điều này có thể thấy được việc sử dụng lao động của doanh nghiệp là khá hợp lý. Doanh nghiệp đã chú trọng vào việc tuyển dụng những lao động có tay nghề cao để có thể tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý lao động cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền lương cho người lao động thúc đẩy việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một lĩnh vực thuộc ngành xây dựng đòi hỏi về sự bền chắc, tính thẩm mỹ và sự an toàn vì thế mà các kỹ sư và kiến trúc sư phải có trình độ cao, sự hiểu biết và sáng tạo trong công việc. Tuy tỷ lệ kỹ sư và kiến trúc sư trong công ty chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượng lao động ( hơn 10 %) nhưng công ty cũng có một đội ngũ kỹ thuật có trình độ tay nghề có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Công việc chế tạo kết cấu thép, lắp dựng các công trình luôn chứa đựng những rủi ro nhất là đối với những công nhân trực tiếp. Công ty luôn cố gắng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, trang bị các thiêt bị bảo hộ, giáo dục ý thức chấp hành kỉ luật cho người lao động nhằm hạn chế những tai nạn có thể xảy ra. Khi mới thành lập công ty dự tính thu nhập bình quân của người lao động được tính là 1.000.000 đồng/ tháng. Ngoài lương, người lao động còn được hưởng các phụ cấp khác như tiền ăn ca, trợ cấp BHXH theo quy định của nhà nước. Công ty cũng thực hiện chính sách khuyến khích khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả cao. Do tình hình thị trường thay đổi năm 2008, công ty đã áp dụng cách tính lương mới cho người lao động, theo đó lương người lao động được tính bằng lương cơ bản cộng với hệ số hoàn thành công việc đó. Chính sách mới này phần nào thúc đẩy tình thần làm việc của người lao động. Những người làm nhiều được hưởng nhiều những người không làm hoặc làm kém sẽ phải ở mức lương thấp. Cơ sở vật chất Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên Công ty Việt Vàng luôn chú trọng trong việc đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhìn chung hệ thống máy móc của công ty cổ phần Việt Vàng còn khá mới và tương đối hiện đại. Ngoài một số thiết bị ở Việt Nam sản xuất còn lại đa số nhập từ nước ngoài, các thiết bị hầu hết đều hoạt động tốt. Đối với một công ty làm về cấu kiện, kết cấu nhà thép thì máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm và công trình xây dựng. Vì thế việc đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại là rất cần thiết. Thống kê một số loại máy móc thiết bị của công ty Việt Vàng TT Thiết bị Xuất xứ ĐV Số lượng 1 Điện và biến thế VN HT 1 2 Máy cắt Nhật Chiếc 1 3 Máy gá, đính dầm tự động Nhật Chiếc 1 4 Máy hàn dầm tự động Nhật Chiếc 1 5 Máy hàn MIC tự đông Nhật Chiếc 3 6 Máy hàn một chiều 6 mỏ Liên xô Chiếc 2 7 Máy hàn tay Nhật Chiếc 22 8 Máy nắn dầm Nhật Chiếc 1 9 Máy khoan đứng Nhật Chiếc 2 10 Máy phun hạt mài làm sạch Nhật Chiếc 1 11 Máy sơn Nhật Chiếc 1 12 Máy kiểm tra đường hàn Nhật Chiếc 1 13 Máy kiểm tra sơn Hàn Quốc Chiếc 1 14 Máy cán tôn Hàn Quốc Chiếc 1 15 Máy cán xà gồ Đài Loan Chiếc 1 16 Cầu trục 3 tấn Hàn Quốc Chiếc 1 17 Cổng trục Hàn Quốc Chiếc 3 18 Cầu trục 5 tấn Hàn Quốc Chiếc 1 19 Máy làm sạch thép Hàn Quốc Chiếc 1 Tổ chức sản xuất của công ty Sản phẩm và dịch vụ Do làm trong lĩnh vực xây dựng nên sản phẩm chính của công ty đó là chế tạo kết cấu thép, khung nhà công nghiệp. Kết cấu thép của nhà công nghiệp gồm những cấu kiện bằng thép tạo nên sườn chịu lực của nhà công nghiệp như: khung, cột, mái, dầm đỡ cầu trục v.v…Các công trình công nghiệp thường khác so với các công trình dân dụng thông thường, hiện nay kiểu nhà xưởng được ưa chuộng đó chính là kiểu nhà một tầng, nhịp nhà thường rộng, chiều cao lớn và có cầu trục hoạt động. Sản phẩm của kết cấu thép có khả năng chịu lực tốt, dễ tạo ra sản phẩm ổn định, đồng nhất về chất lượng, dễ áp dụng tự động hoá trong gia công và cơ giới hoá trong lắp dựng các bộ phận kết cấu có yêu cầu về kiến trúc thẩm mỹ cao và phức tạp…nên đang được nghiên cứu áp dụng ngày càng nhiều trong xây dựng công trình, đặc biệt là ở Nhật Bản quốc gia có trình độ chế tạo gia công kết cấu thép hàng đầu thế giới. Trong lĩnh vực nhà thép này thường sử dụng hai loại vật liệu là thép và bê tông cốt thép bởi hai loại này có sức chịu lực lớn, có thể chịu được với mức áp lực lên đến hàng nghìn tấn. Tuy nhiên thép cũng là vật liệu còn khá khan hiếm ở trong nước vì thế mà phần lớn thép xây dựng của ta đều là nhập ngoại. Sản phẩm đòi hỏi tính kỹ thuật và trình độ công nghệ cao vì vậy mà việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn và cũng chịu không ít những tác động của yếu tố khác nhau. Ngoài ra, công ty còn thực hiện các dịch vụ như: Sản xuất kinh doanh các vật liệu, vật tư xây dựng; Tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát công trình; Đầu tư kinh doanh dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng, bất động sản. Kinh doanh vật tư vật liệu sản xuất. Kinh doanh thiết bị công nghiệp, thiết bị vận tải, thiết bị xây dựng, thiết bị điện máy kim khí… Trong năm 2010 tới công ty dự định sẽ đầu tư một hệ thống dây chuyền hàn hoàn toàn tự động với những tính năng và công dụng mới được nhập ngoại nhằm nâng cao năng suất chế tạo, chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng để từ đó thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty Việc đa dạng hoá các sản xuất kinh doanh như vậy tạo điều kiện cho công ty tạo thêm nhiều nguồn thu nhập, tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển. Nhưng công ty cũng cần chú ý đến vấn đề quản lý và phân bổ nguồn lực cho hợp lý, cần có sự thống nhất giữa các phòng về quyền hạn cũng như nhiệm vụ, tránh tình trạng chông chéo gây khó khăn cho quản lý Đặc điểm công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất Sơ đồ quy trình công nghệ dây chuyền chế tạo khung thép tiền chế. Nguyên liệu Lấy dấu phôi Pha cắt phôi Tổ hợp gá đính Làm sạch Khoan đột lỗ Nắn dầm tự động Hàn tự động Sơn bảo vệ Lắp ráp cấu kiện Nhãn mác, đóng kiện Lưu kho, xuất hàng Sơ đồ quy trình công nghệ dây chuyền chế tạo xà gồ mạ kẽm cường độ cao. Nguyên liệu Cán định hình Đột khoan lỗ Nhãn mác đóng kiên Lưu kho, xuất hàng Quy trình sản xuất Chế tạo cấu kiện: Nguyên liệu là thép hình, thép tấm qua hệ thống máy cắt tự động ra các loại phôi định hình theo bản vẽ thiết kế chế tạo. Phôi qua hệ thống làm sạch, hệ thống gá lắp tự động định dạng thành phẩm; Các tổ hợp kết cấu đã được gá lắp, qua hệ thống máy hàn và máy nắn tự động trở thành các sản phẩm theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời được vận chuyển ra bãi tập kết, tổ hợp sản phẩm - xuất xưởng. Trước khi đóng kiện xuất xưởng sản phẩm được kiểm tra lần cuối bằng cách láp ráp tổ hợp thử tại bãi thi công ngoài trời để đảm bảo tính chính xác lắp ghép của sản phẩm Quá trình sản xuất đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn, yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cao; Bên cạnh đó công tác quản lý cũng phải được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng của sản phẩm. Đặc điểm về nguyên vật liệu. Bảng danh mục các loại nguyên vật liệu của công ty sử dụng: STT Nội dung Xuất xứ 1 Thép tấm(3 - 16) Trung Quốc, Nga, Nhật 2 Sắt hộp, sắt góc Nhật 3 Xà gồ Trung Quốc 4 Oxy Việt Nam 5 Tôn Liên Doanh 6 Gas Việt Nam 7 Que hàn Liên Doanh 8 Sơn Liên Doanh 9 Dung môi Việt Nam Qua bảng thống kê về số lượng nguyên vật liệu công ty dùng để sản xuất có thể thấy được rằng, công ty cũng đã có sự chú trọng đến việc đầu tư các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, xuất xứ từ nước ngoài để góp phần tăng chất lượng sản phẩm từ đó thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây đó là hầu hết các vật liệu này đều được đặt mua tại Hà Nội sau đó được vận chuyển đến nhà máy đặt tại Hưng Yên để sản xuất. Đa số vật liệu mà công ty sử dụng là các loại thép tấm, xà gồ với chiều dài từ 3 – 9 m điều đó làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo quản vật liệu. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật liệu đến nhà xưởng tại Hưng Yên khá là khó khăn và chi phí thì cũng không phải là nhỏ. Tác động của yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO nhà nước ta đã có những chính sách mở cửa trong đầu tư đã và đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư từ nước ngoài về nhu cầu sử dụng khung nhà thép tiền chế để xây dựng nhà máy tăng mạnh. Lĩnh vực nhà thép và kết cấu thép các loại là một lĩnh vực mới mẻ song trong những năm qua nó cũng dần chiếm được những vị trí đặc biệt , tạo sự uy tín và tin cậy trong tâm trí của người tiêu dùng về tính tiện ích và hiện đại của nó. Tuy chỉ là lĩnh vực còn đang trong giai đoan phát triển nhưng nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển ngày càng rộng rãi của lĩnh vực này ví dụ: nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, đối với những nhà đầu tư nước ngoài thì nhà nước tạo điều kiện cho họ có thể tham gia vào thị trường kinh tế của nước ta một cách dễ dàng hơn. vì thế mà công ty cũng thu hút được khá nhiều hợp đồng có giá trị từ nước ngoài như Nhật, Úc… Trong quá trình hoạt động sản xuất của mình, công ty cũng đã có được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương tỉnh Hưng Yên. Địa phương đã tạo điều kiện cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được xây dựng và phát triển một cách thuận lợi hơn cụ thể: ngay trong khâu giải phóng mặt bằng chính quyền cũng đã thu xếp để việc đền bù giải phóng cho các hộ dân được thực hiện một cách tốt nhất tránh tình trạng người dân không hài lòng và kiện công ty hay ngay cả việc một công ty sản xuất được đặt ngay tại thôn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân như tiếng ồn, ô nhiễm… nhưng được sự giúp đỡ của chính quyền nên công ty cũng đã phần nào làm giảm đi sự không thoải mái của người dân. Các lực lượng trong ngành Đối thủ cạnh tranh Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp tăng rất nhanh. Đặc biệt là kiểu khung nhà thép tiền chế và xà gồ, tấm lợp kim… vừa tiện ích lại vừa dễ hoạt động làm cho nhu cầu về mặt hàng này càng tăng mạnh. Chính vì thế mà xuất hiện không ít các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực này, những đối thủ cạnh tranh khá mạnh tiều biểu trong số đó phải kế đến: ** Nhà thép tiền chế HUVA Đây được coi là một trong những nhà thép hàng đầu của Việt Nam, tuy lịch sử hình thành chỉ trong vòng 7 năm nhưng nhà thép HUVA cũng đã thu được khá nhiều thành công với các bản hợp đồng có giá trị không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, được coi là một trong 500 thương hiệu mạnh trong cả nước. Nhà thép HUVA đã thực hiện nhiều dự án của những tập đoàn lớn trong cả nước như nhà máy ACECOOK Việt Nam, Nhà máy sản xuất tập đoàn HyoSung Vina, Nhà xưởng công ty Sino Pacific, Nhà máy SX sơn tập đoàn KCC, Hàn Quốc…với các công nghệ thiết bị máy móc hiện đại nhà thép tiền chế HUVA luôn tự hào là đi đầu trong lĩnh vực nhà thép, kết cấu thép, sản phẩm chính của công ty HUVA là kết cấu thép nhà xưởng, nhà máy và kết cấu thép nhà cao tầng, công ty HUVA đã được tặng nhiều huy chương như cúp huy chương 5 năm liền thương hiệu Việt 2004 – 2008, 5 năm liền giải thưởng thương hiệu uy tín… ** Công ty cổ phần nhà khung thép và thiết bị công nghiệp – SEICO Là một doanh nghiệp cung cấp chuyên nghiệp, trọn gói sản phẩm nhà thép tiền chế từ thiết kế, gia công chế tạo đến lắp dựng hoàn chỉnh công trình. Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn khác như: Cột antenna, công trình thuỷ công, thiết bị lọc bụi, phễu nguyên liệu, giá hàng công nghiệp,… và sản phẩm cơ khí cho thiết bị nâng hạ. Đặc biệt với phần mềm thiết kế chuyên dụng cho nhà thép tiền chế Prevision Plus của Mỹ và phần mêm thi công kết cấu thép chuyên dụng TEKLA. Công ty cổ phần SEICO đã thực hiện được nhiều dự án trong và ngoài nước như: Công ty cổ phần may Nam Đinh (NAGACO), Công ty đóng tàu 189, nhà máy SUMIDENSO Việt Nam, nhà máy may Tinh Lợi… ** Công ty TNHH nhà thép tiền chế ZAMIL STEEL Việt Nam Đây là công ty được thành lập khá lâu từ năm 1997chuyên thiết kế, chế tạo và cung cấp nhà thép tiền chế có chất lượng hàng đầu làm nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, nhà chứa máy bay, trường họ, tổ hợp thể thao, siêu thị…Zamil Steel đã thực hiện nhiều công trình nhà thép tiền chế lớn nhất Việt Nam như nhà máy đường nặng 4000 tấn nhà thép, nhà máy phân bón dài 600m, tổ hợp nhà kho rộng 142.000m2…Từ khi thành lập đến nay Zamil steel đã cung cấp hơn 4.000 nhà thép tiền chế cho Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và khu Đông Nam Á. Zamil steel được biết đến như là một đơn vị đầu tiên tiên phong cho lĩnh vực nhà thép tiền chế, năm 1999 công ty Zamil steel đã xây dựng nhà máy đầu tiên của Việt Nam. Trong những năm qua, với những nỗ lực hoạt động của mình công ty Zamil steel đã nhận được giải thưởng rồng xanh dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công trong mấy năm trở lại đây Nhà cung ứng Trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh, công ty cũng đã thiết lập được các mối quan hệ với các nhà cung ứng lớn nhỏ khác nhau để nhằm nâng cao sản phẩm và mức độ thỏa mãn cho khách hàng. Đối với tôn và thép công ty thường xuyên đặt hàng với một số công ty lớn và có uy tín trên thị trường như: Công ty Bluscope Lyaght, Công ty Lilama Hà Nội, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Phòng,…Việc giao hàng và vận chuyển công ty cũng có quan hệ với một số công ty như: Doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa, Công ty TNHH Thương mại & vận tải Quyết Thắng, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải Thanh Hương. Khách hàng Trong 3 năm hoạt động của mình công ty cổ phần Việt Vàng đã thu hút được khá nhiều dự án có giá trị lớn, tạo uy tín trong lĩnh vực nhà thép tiền chế đặc biệt số lượng khách hàng của công ty ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc743.doc
Tài liệu liên quan