Báo cáo Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Biên Hòa

MỤC LỤC



Trang

Bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng biểu

Danh mục biểu đồ

Danh mục các từ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 5

3. Phương pháp nghiên cứu 6

4. Mục tiêu nghiên cứu 6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6. Những đóng góp mới của đề tài 7

7. Kết cấu nội dung 7

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ THANH TOÁN

BẰNG THẺ NGÂN HÀNG 8

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ 8

1.2. Khái niệm và phân loại thẻ 11

1.2.1, Khái niệm 11

1.2.2, Phân loại thẻ 11

1.2.2.1, Thẻ tín dụng (Creadit Card) 11

1.2.2.2, Thẻ thanh toán (Charge Card) 12

1.2.2.3, Thẻ ATM 12

1.2.2.4, Thẻ ghi nợ (Debit card) 13

1.3. Các bên tham gia trong hoạt động thẻ 14

1.3.1, Tổ chức thẻ quốc tế 14

1.3.2, Ngân hàng phát hành 14

1.3.3, Chủ thẻ 15

1.3.4, Ngân hàng thanh toán 15

1.3.5, Đơn vị chấp nhận thẻ 16

1.4. Các hoạt động kinh doanh thẻ 17

1.4.1, Hoạt động phát hành 17

1.4.2, Hoạt động thanh toán 18

1.4.3, Hoạt động quản lý rủi ro 19

1.4.4, Marketing và dịch vụ khách hàng 20

1.4.5, Hệ thống công nghệ 22

1.5. Khái quát Marketing thẻ ngân hàng 22

1.5.1, Khái quát về Marketing. 22

1.5.2, Khái quát về Marketing thẻ ngân hàng. 23

1.6. Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng thẻ 23

1.6.1, Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vĩ mô 23

1.6.2, Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vi mô 25

1.6.2.1, Đối với khách hàng 25

1.6.2.2, Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ 26

Tóm tắt chương 1 27

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH BIÊN HÒA 28

2.1. Tình hình thanh toán thẻ ở nước ta trong thời gian qua 28

2.2. Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm 33

2.3. Thống kê mốc lịch sử ra đời thẻ Vietcombank 35

2.4. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa 36

2.4.1, Vietcombank Connect24 36

2.4.2, Vietcombank SG24 36

2.4.3, Vietcombank Connect24 Visa 37

2.4.4, Vietcombank MTV MasterCard 38

2.4.5, Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” 38

2.4.6, Vietcombank American Express 39

2.4.7, Vietcombank Vietnam Airlines American Express (Bông Sen Vàng) 40

2.5. Thống kê tiện ích sử dụng thẻ VCB 40

2.6. Thực trạng hoạt động thẻ tại VCB Biên Hòa 41

2.6.1, Số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 41

2.6.2, Số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 42

2.6.3, Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm

2007 và 2008 44

2.7. Công nghệ thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam 45

2.7.1, Cổng thanh toán trực tuyến của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Việt Nam và OnePAY 45

2.7.2, Mô hình thanh toán cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam 46

2.7.3, Lợi ích từ sự kết nối hệ thống thẻ Banknet – Smarlink 47

2.7.4, Ngân hàng đại lý và thanh toán bù trừ NNSS 48

2.7.5, Đánh giá chung về dịch vụ Ngân hàng điện tử 50

2.7.6, SMS Banking – SMS Chủ động phục vụ khách hàng 24/24/7 51

2.7.7, Khả năng đáp ứng của VCB Biên Hòa về thương mại điện tử 52

2.8. Hoạt động Marketing hiện tại của VCB Biên Hòa 53

2.8.1, Khuyến mãi thẻ mới sử dụng lần đầu 53

2.8.2, Ưu đãi cho Doanh nghiệp bằng chiết khấu, giảm trừ 53

2.9. Kết quả khảo sát thực tế 54

2.9.1, Mô tả cuộc điều tra 54

2.9.2, Biểu đồ xử lý số liệu điểu tra 54

2.9.3, Bảng xử lý số liệu điều tra 56

Tóm tắt chương 2 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO HỆ THỐNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BIÊN HÒA 62

3.1. Định hướng phát triển của VCB Biên Hòa 62

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh

Biên Hòa 62

3.2.1, Về cán bộ Marketing 62

3.2.2, Về chính sách Marketing 63

3.2.3, Về website riêng 64

3.3. Đề xuất chiến lược Marketing mới 64

3.3.1, Nhóm giải pháp 1 64

3.3.1.1, Ưu đãi cho thẻ có thời gian sử dụng trên 5 năm 64

3.3.1.2, Ưu đãi cho thẻ phát hành theo lô lớn 65

3.3.1.3, Đi trước đón đầu thanh toán Fastfoods (Thức ăn nhanh)

bằng thẻ Vietcombank 65

3.3.1.4, Mở rộng thanh toán phí với thương hiệu thẻ Vietcombank Connect24 66

* Thanh toán phí TAXI 66

* Thanh toán tiền HỌC PHÍ 66

3.3.1.5, Vi- Marketing thông qua khách hàng 67

3.3.1.6, Telemarketing chăm sóc khách hàng 68

3.3.2, Nhóm giải pháp 2 69

3.3.2.1, Tích hợp thẻ thanh toán của VCB Biên Hòa với thẻ công nhân 69

3.3.2.2, Tích hợp thẻ thanh toán của VCB Biên Hòa với thẻ sinh viên 70

3.4. Kiến nghị với Hội Sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 70

3.4.1, Về chi phí Marketing 70

3.4.2, Chuyên viên Marketing ngân hàng 71

3.4.3, Về khuyến mãi 71

3.4.4, Kiosk ngân hàng 72

3.4.5, Công nghệ thẻ Chip 72

3.4.6, Giải pháp dành cho thẻ ATM 73

3.5. Kiến nghị đối với Chính Phủ 74

Tóm tắt chương 3 75

PHẦN KẾT LUẬN 76

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TM đạt 2654 máy (48%), máy POS/EDC đạt 10.548 máy (35%) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 35%). Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Thị phần thẻ và máy ATM, máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn tính đến tháng 11/2007. Thị phần Smartlink Liên minh thẻ Đông Á Banknetvn Số lượng thẻ phát hành 4,721,946 41% 1,766,053 15% 5,170,229 44% ATM 2,056 37% 783 14% 2,654 48% POS 17,502 59% 1,682 6% 10,548 35% “Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẻ 2007” [2] Biểu đồ 2.2: Thị phần thẻ của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn Biểu đồ 2.3: Thị phần máy ATM của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn Biểu đồ 2.4: Thị phần máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn Tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV. Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm Bảng 2.3: Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm Năm Số lượng thẻ phát hành ĐVT: chiếc Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế ĐVT: triệu USD Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ĐVT: triệu USD 1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 2006 3.500.000 320 900 “Nguồn: Tổng kết 10 năm thị trường thẻ” [3] Từ năm 1993, thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ VN với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các NH khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như : Cash Card ATM Gold Card ATM S – Card của Incombank Thẻ Vạn dặm của NHĐT&PTVN Thẻ đa năng của NH Đông Á Thẻ Fast Access của NH Kỹ thương Sài gon Bank Card của NHTMCP Sài Gòn Công thương ACB e-Card, Citimard của ACB Vib Values Card của NHTMCP Quốc tế ATM Lucky của NH Phương Đông .......... Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM... 2.3. Thống kê mốc lịch sử ra đời thẻ Vietcombank  Bảng 2.4 : Bảng thống kê năm Vietcombank làm ngân hàng đại lý Năm Vietcombank làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ 1990 Visa 1991 Mastercard 1998 JCB 2001 DinersClub 2003 Amex 2008 China UnionPay (CUP) Bảng 2.5: Bảng Thống kê năm Vietcombank phát hành thẻ Năm Loại thẻ phát hành 1996 Vietcombank MasterCard 1997 Vietcombank Visa 2002 Vietcombank Connect 24 2003 Amex 2005 Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng) 2006 Vietcombank MTV MasterCard Vietcombank SG24 Thanh toán thẻ trực tuyến 2007 Vietcombank Connect24 Visa Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa [28] 2.4.1, Vietcombank Connect24 Thẻ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam … Ra đời năm 2002, thẻ Vietcombank Connect24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên được phát hành tại Việt Nam và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Với nhiều giải thưởng có uy tín như giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, “Thương hiệu quốc gia”, thẻ Vietcombank Connect24 đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao trong thói quen cũng như cách suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ công chúng đối với dịch vụ ngân hàng và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tùy theo nhu cầu sử dụng, Quý khách có thể lựa chọn cho mình thẻ Vietcombank Connect24 với một trong ba hạng thẻ: hạng Chuẩn, hạng Vàng, hạng Đặc biệt. ( Phụ Lục 4) 2.4.2, Vietcombank SG24 Lướt nhanh cùng nhịp sống hiện đại…. Bạn sẽ là một trong những người dẫn đầu khi sở hữu trong tay một tấm thẻ Vietcombank SG24 - một công cụ thanh toán thông minh, tương xứng với phong cách và cá tính của Bạn ! Sản phẩm thẻ Vietcombank SG24 là kết quả của sự kết hợp hoàn hảo giữa Vietcombank và Công ty truyền thông Sáng tạo Việt Nam (CMVN). Được phát triển dựa trên nền tảng của thẻ Vietcombank Connect24 đã được đông đảo công chúng biết đến cùng với những tính năng bổ sung mang tính đột phá và ưu việt, thẻ Vietcombank SG24 chắc chắn sẽ giúp bạn: Thoả mãn nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, giải trí… một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Mạng lưới ưu đãi tại hàng trăm khu spa, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…cao cấp và sang trọng. Thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM của Vietcombank và các ngân hàng đại lý liên kết với Vietcombank. Hạn mức sử dụng thẻ linh hoạt dựa trên số dư tài khoản cho phép bạn hoàn toàn chủ động cho những kế hoạch tài chính của mình. Đem lại giá trị thặng dư cho bạn qua giá trị bảo hiểm tai nạn được đảm bảo bởi hãng bảo hiểm uy tín. 2.4.3, Vietcombank Connect24 Visa Tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời… Tấm thẻ nội địa khoác trên mình thương hiệu quốc tế. Thẻ Vietcombank Connect24 Visa với các tiện ích sẵn có của 1 chiếc thẻ ghi nợ nội địa và nổi bật với các tiện ích ngày càng được nâng cao cùng hệ thống xử lý giao dịch tiên tiến và được bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang mang lại cho khách hàng những tiện ích bất ngờ trong cuộc sống: Chủ thẻ Vietcombank Connect24 Visa được chào đón và phục vụ với chất lượng tốt nhất không chỉ tại Vietcombank mà tại bất cứ nơi nào có biểu tượng của Visa và Connect24 trên toàn cầu. Được hưởng các ưu đãi đặc biệt về giá khi mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng… mang biểu trưng của thẻ Vietcombank Connect24 Visa. Trong năm đầu tiên, khách hàng sẽ được các hãng bảo hiểm uy tín bảo vệ cho sự an toàn của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2.4.4, Vietcombank MTV MasterCard Thay đổi thế giới của bạn … Thẻ thanh toán Vietcombank MTV MasterCard là dòng sản phẩm thẻ thanh toán mang thương hiệu MasterCard do Vietcombank liên kết với Kênh truyền hình nổi tiếng MTV và là một trong số những sản phẩm MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới. Bên cạnh những tính năng cơ bản của thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Vietcombank MTV Mastercard được hưởng những chương trình ưu đãi như giảm giá, hưởng các dịch vụ tiện ích…tại những địa điểm mà giới trẻ ưa chuộng như các cửa hàng thời trang, trung tâm đào tạo, các cửa hàng mỹ phẩm… (nếu ra nước ngoài, chủ thẻ sẽ rút được USD tại hơn 10 triệu máy rút tiền tự động). 2.4.5, Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” Your peace of mind …. ( Yên tĩnh trong tâm hồn của bạn) Thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” là hai dòng sản phẩm thẻ tín dụng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Chủ thẻ Vietcombank Visa/ Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” được hưởng những quyền lợi sau : Hạn mức tín dụng tuần hoàn từ 10 triệu đến 90 triệu VNĐ. “Chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày. Mỗi chủ thẻ chính được phát hành thêm 02 thẻ phụ cho người thân. Được cung cấp sao kê hàng tháng miễn phí. Đến kỳ thanh toán, chủ thẻ có thể lựa chọn thanh toán hết hoặc thanh toán một phần dư nợ cuối kỳ. 2.4.6, Vietcombank American Express: Dịch vụ đẳng cấp thượng hạng trên toàn thế giới … Hiện nay, tại Việt Nam Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ Vietcombank American Express- sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp, sang trọng bậc nhất. Sở hữu thẻ Vietcombank American Express, Quý khách thực sự khẳng định được vị thế của mình và được cung cấp các dịch vụ vượt trội sau: - Được chấp nhận tại hàng triệu điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại hàng triệu máy ATM có biểu tượng American Express trên toàn thế giới. - Sử dụng hạn mức chi tiêu cao nhất (có thể lên tới 250 triệuVNĐ/tháng) . - Được yêu cầu cung cấp dịch vụ du lịch từ các văn phòng dịch vụ du lịch của American Express trên khắp thế giới, bao gồm: + Thông tin về du lịch. + Tiện ích thanh toán (séc du lịch, đổi tiền, ứng tiền mặt khẩn cấp…). + Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp toàn cầu, thay thế thẻ khẩn cấp. - Miễn phí dịch vụ bảo hiểm y tế du lịch quốc tế với mức tối đa là 5.000 USD, miễn phí bảo hiểm mất mát, thất lạc hành lý lên tới 1.000 USD (áp dụng với sản phẩm thẻ Vietcombank American Express hạng vàng). - Chủ thẻ có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán sao kê hàng tháng bằng cách nộp tiền mặt hoặc tự động trích nợ tài khoản theo ngày hoặc theo tháng. 2.4.7, Vietcombank Vietnam Airlines American Express: Cách ngắn nhất để bay miễn phí… Các hãng hàng không trên thế giới rất hay có khuyến mại cho khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. Là sản phẩm kết hợp của hai thương hiệu lớn tại Việt Nam là Vietcombank và Vietnam Airlines với thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên thế giới American Express, sản phẩm thẻ Bông Sen Vàng mang các tính năng cao cấp nhất của thẻ tín dụng quốc tế American Express bao gồm: - Được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối da dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế. - Được hưởng các chương trình ưu đãi điểm thưởng dành cho khách hàng thường xuyên Bông Sen Vàng (GLP) của Vietnam Airlines. - Với hạn mức tín dụng linh hoạt nhất, từ 10 đến 200 triệu VNĐ/tháng, thẻ Bông Sen vàng chính là sản phẩm thẻ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đa dạng của các chủ thẻ tín dụng trong và ngoài nước. 2.5. Thống kê tiện ích sử dụng thẻ VCB Rút tiền mặt. Xem số dý. Chuyển khoản. Đổi PIN. … Tra cứu thông tin. Thanh toán hoá đõn điện,nýớc, điện thoại. Quảng cáo tại ATM Thanh toán phí. Ủng hộ qũy từ thiện. … Năm 2002-2005 Năm 2005 - 2006 Năm 2007 - 2009 Chức năng & Tiện ích Dịch vụ E-banking và SMS banking. Mua bán thẻ cào online trên ATM. Nhận tiền kiều hối. Thanh toán vé tàu, máy bay. Thanh toán qua mạng. Thanh toán hàng hoá tại máy POS. … Năm Thực trạng hoạt động thẻ tại VCB Biên Hòa 2.6.1, Số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 Bảng 2.6: Bảng số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 ĐVT: cái Loại thẻ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 và 2008 Chênh lệch 2008/2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Connect24 15,408 18,696 34,104 3,288 21 Visa Debit 254 278 532 24 9 MTV 57 133 190 76 133 Tổng cộng 15,719 19,107 34,826 3,388 22 Chỉ tiêu không đăng ký chỉ tiêu 18,000 “Nguồn: Phòng thanh toán thẻ” [6] Biểu đồ 2.5: Biểu đồ số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 Nhận xét: Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Biên Hòa được thành lập theo quyết định số 1012/QĐ.NHNT.TCCB-D9T ngày 21/12/2006 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai. Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động thanh toán thẻ, VCB Biên Hòa chưa đăng ký chỉ tiêu phát hành thẻ ghi nợ mà chỉ làm theo năng lực hiện có. Trong năm 2007, tổng số thẻ ghi nợ phát hành được là 15.719 thẻ, trong đó: số lượng thẻ ghi nợ nội địa là 15.408 thẻ; số lượng thẻ ghi nợ quốc tế là 311 thẻ, do được hưởng các ưu đãi đặc biệt về giá khi mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng… nên số lượng thẻ Visa Debit đạt 254 thẻ, còn thẻ MTV chưa được khách hàng ở khu vực phường Long Bình biết đến nhiều nên chỉ đạt 57 thẻ. Đến năm 2008, bước sang năm thứ hai, sau khi đi vào hoạt động, VCB Biên Hòa đăng ký lượng thẻ phát hành trong năm 2008 và đã vượt chỉ tiêu hơn 18.000 thẻ. Trong đó, lượng thẻ Connect24 đã tăng lên 3.288 thẻ, tăng 21% so với năm 2007. Bên cạnh đó, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế cũng tăng lên đáng kể với lượng phát hành của thẻ MTV, đạt 133 thẻ, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2007, cụ thể tăng 133%. Mới đi vào hoạt động được 2 năm, tính đến năm 2008, tổng số thẻ ghi nợ của VCB Biên Hòa đã đạt tổng số 34.826 thẻ và khu công nghiệp Biên Hòa 2 là một địa bàn đầy tiềm năng cho việc phát triển thẻ ghi nợ nội địa của VCB Biên Hòa. 2.6.2, Số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 Bảng 2.7: Số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 ĐVT: cái Loại thẻ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 và 2008 Chênh lệch 2008/2007 Số lượng Tỷ lệ (%) VISA 30 31 62 1 3.33 MASTER 9 11 20 2 22.22 AMEX 14 16 30 2 14.29 Tổng cộng 53 58 112 5 9.43 “Nguồn: Phòng thanh toán thẻ” [6] Biểu đồ 2.6: Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008 Nhận xét: Cùng với việc phát hành thẻ ghi nợ, VCB Biên Hòa cũng đạt được số lượng thẻ tín dụng qua 2 năm thành lập chi nhánh là 112 thẻ. Trong năm 2007, VCB Biên Hòa phát hành được 53 thẻ, trong đó thương hiệu thẻ Visa đạt 30 thẻ, Master đạt 9 thẻ và Amex - sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp, sang trọng bậc nhất với dịch vụ đẳng cấp thượng hạng trên toàn thế giới do Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành tại Việt Nam đã đạt 14 thẻ. Đến năm 2008, số lượng thẻ Visa tăng 1 thẻ (3.33%), Master tăng 2 thẻ (22.22%) và Amex tăng 2 thẻ (14.29%). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng về mảng thẻ tín dụng tại VCB Biên Hòa chưa cao, ngân hàng cần tận dụng lợi thế về mạng lưới khách hàng tiềm năng tại 127 doanh nghiệp, công ty trong khu công nghiệp Biên Hòa 2 để nhanh chóng xúc tiến sản phẩm thẻ tín dụng của Vietcombank và chiếm lĩnh thị trường này trước các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. 2.6.3, Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm 2007 và 2008: Bảng 2.8: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm 2007 và 2008 ĐVT: đồng Loại thẻ 2007 2008 Chênh lệch 2008/2007 Mức độ Tỷ lệ % VISA 837,065,826 1,634,510,966 797,445,140 48.79 MASTER 71,945,760 166,623,578 94,677,818 56.82 AMEX 0 126,731,330 126,731,330 100 “Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ” [6] Nhận xét: Với tính năng “chi tiêu trước- trả tiền sau” của thẻ tín dụng và thanh toán thẻ là 1 dịch vụ trong nhiều dịch vụ của ngân hàng VCB Biên Hòa đã đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Trong năm 2007, năm đầu tiên thành lập chi nhánh, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng đạt 909.011.586 đồng, trong đó: doanh số thẻ Visa là 837.065.826 đồng, Master đạt 71.945.760 đồng, Amex chưa có doanh số sử dụng. Đến năm 2008, tổng doanh số sử dụng thẻ tín dụng đạt 1.927.865.874 đồng, chỉ qua 1 năm hoạt động, doanh số sử dụng của các loại thẻ gần như tăng hơn năm trước đến hơn 2 lần. Trong đó, doanh số thẻ Visa đạt 1.634.510.966 đồng, tăng 797.445.140 đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 48.79%; doanh số thẻ Master đạt 166.623.578 đồng, tăng 94.677.818 đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 56.82%; doanh số thẻ Amex đạt 126.731.330 đồng, tăng 100% so với năm 2007. Tuy số lượng thẻ tín dụng phát hành chưa cao nhưng thực tế doanh số sử dụng thẻ tín dụng không ngừng tăng nhanh theo cấp số nhân. Vậy đây là số lượng khách hàng tiềm năng cần được chăm sóc và một nguồn khách hàng dồi dào chưa được khai thác tại các doanh nghiệp, công ty trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. VCB Biên Hòa cần có chiến dịch khuếch trương sản phẩm thẻ tín dụng đầy tiện ích mang thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp biết và sử dụng. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.7.1, Cổng thanh toán trực tuyến của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và OnePAY Là nhà phân phối dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, tháng 12/2006, OnePAY đã phối hợp với Vietcombank để triển khai cổng thanh toán trực tuyến chấp nhận 4 thương hiệu thẻ quốc tế thông dụng Visa, MasterCard, American Express, JCB và Vietcombank Connect 24, khách hàng có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với OnePAY. [12] Dưới đây là một số tiện ích mang lại khi lựa chọn thanh toán trực tuyến: - Thanh toán được mọi lúc: Chỉ với một chiếc máy tính kết nối Internet, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng bất cứ thời điểm nào sau khi tham khảo sản phẩm trên rất nhiều website. Mua hàng trên mạng mang lại nhiều sự lựa chọn và tiết kiệm thời gian hơn cách truyền thống. - Sự thuận tiện: Cuộc sống ở thành phố ngày càng bận rộn và đông đúc, mua sắm ngay tại nhà với chiếc máy tính là một cách thư giãn, tránh khỏi tình trạng tắc đường hay xếp hàng trong siêu thị, giúp tiết kiệm công sức và chi phí đi lại. - An toàn: Công nghệ cổng thanh toán do OnePAY cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật và được xác nhận bởi tổ chức chứng thực quốc tế VeriSign. Các thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ an toàn khi nhập vào cổng thanh toán OnePAY. - Dễ dàng: Chỉ với vài thao tác đơn giản, trong vài giây là bạn hoàn tất quá trình thanh toán trực tuyến. - Một số website tham khảo: www.jestar.com: Hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam. www.travel.com.vn; www.ivivu.com, www.dulichtet.com: Website cung cấp các chương trình tour, khách sạn, vé máy bay. www.chodientu.com, www.25h.vn: Siêu thị trực tuyến cung cấp nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ. www.vnsupermark.com: Cung cấp thẻ game, hoa, quà tặng. www.gamecardsvn.com: Cung cấp thẻ chơi game online. (Nguồn: OnePAY) 2.7.2, Mô hình thanh toán cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam Đến hết năm 2008, cổng thanh toán OnePAY đã triển khai thành công cho 65 doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, siêu thị trực tuyến, dịch vụ viễn thông như Vietravel, Ivivu Tour, Chợ Điện Tử, 25h, FPT Data, FPT Online… Tháng 1/2009, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công cổng thanh toán nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua bán và thanh toán trên các website đã kết nối với OnePAY. Cổng thanh toán trực tuyến OnePAY cung cấp giải pháp 3D - Secure cho tất cả các website kết nối với OnePAY. Chủ thẻ đã tham gia giả pháp này có thể yên tâm khi mua sắm trên những website có những biểu tượng của Verified by Visa và Mastercard Secure Code.[12]     2.7.3, Lợi ích từ sự kết nối hệ thống thẻ Banknet – Smarlink Thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi bốn liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác. Hiện nay, hai hệ thống thẻ Smartlink và Banknetvn hiện chiếm tới 70% số lượng máy ATM và 95% lượng thẻ thanh toán đã chính thức kết nối với nhau. Các khách hàng của hơn 40 ngân hàng trong hệ thống thẻ Smartlink và Banknetvn đã có thể liên thông, sử dụng chung hạ tầng mạng lưới ATM để rút tiền và thực hiện một số giao dịch như in sao kê giao dịch, kiểm tra số dư, sự liên kết như Smartlink và Banknetvn tạo thuận lợi cho người dùng và thúc đẩy việc sử dụng ATM ở Việt Nam. Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã góp phần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các ngân hàng tăng 300%/năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngành ngân hàng vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơn với người dân, bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng Thẻ. Hiện nay, Vietcombank có hệ thống rất bảo mật, tất cả thông tin đều được bảo mật và có quy trình nghiêm ngặt. VietcomBank có nhiều tầng lớp hệ thống bảo mật để bảo vệ thông tin ngân hàng. 2.7.4, Ngân hàng đại lý và thanh toán bù trừ NNSS Hội thẻ NHVN cũng đã tổ chức cuộc họp với các NH và nhất trí bầu Vietcombank đứng ra làm đầu mối thanh toán giữa các NHTM VN cho các giao dịch thẻ nội địa và quốc tế chi tiêu tại thị trường nội địa, trước mắt là thẻ Visa. Cơ chế thanh toán bù trừ trên đã được Thống đốc cho phép triển khai từ tháng 4/2006. Bảng 2.9: So sánh hệ thống công nghệ ngân hàng cũ và mới: Tiêu chí Hệ thống công nghệ cũ Hệ thống công nghệ mới Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp Cao Mô hình xử lý tập trung Không đáp ứng Đáp ứng Khối lượng giao dịch lớn Không đáp ứng Đáp ứng Quản lý khách hàng quan hệ Không đáp ứng Đáp ứng Giao dịch 24/24 Không đáp ứng Đáp ứng Xử lý đa tệ và xử lý tỷ giá hàng ngày cũng như giao dịch đa tệ Không đáp ứng Đáp ứng Quyết đoán mọi thời điểm Không đáp ứng (Chỉ có thể thực hiện vào 31/12) Đáp ứng Đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử. Tăng năng suất Không đáp ứng Đáp ứng Thẻ nhựa, hệ thống kết nối thẻ Chưa có Đáp ứng Khả năng cung cấp không hạn chế số lượng truy cập Không đáp ứng Đáp ứng Tính tích lượng Thấp Cao Backup, phục hồi dữ liệu Thấp Cao Đồng bộ hoá hệ thống Không đáp ứng Đáp ứng Cùng với sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, các phương tiện và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó các sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng không ngừng được phát triển. Đến nay lượng thẻ ATM và thẻ phát hành ở nước ta ngày càng tăng cao một cách vượt bậc. Bên cạnh hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, từ ngày 01/01/2003 hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng được đưa vào vận hành chính thức, thay đổi việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy. Do đó đã rút ngắn được thời gian chuyển tiền và đảm bảo độ chính xác an toàn cao. Bảng 2.10: Số lượng ngân hàng có mặt trên mạng Internet Tổng tài sản (triệu USD) Số ngân hàng Có mặt trên mạng Ít hơn 100 5,912 5% Từ 100 đến 500 3,403 16% Từ 500 Đến 1000 418 34% Từ 1000 đến 3000 312 42% Từ 3000 đến 10000 132 52% Trên 10000 94 84% “Nguồn: Tạp chí công nghệ ngân hàng, 29, 2008” [14] 2.7.5, Đánh giá chung về dịch vụ Ngân hàng điện tử [7] Điểm mạnh Điểm yếu Tiết kiệm được chi phí Các giao dịch của ngân hàng được thực hiện nhanh chóng Phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi Tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. Thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển Nguồn vốn lớn để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị. Chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước cần được hoàn thiện. Vấn đề an ninh và bảo mật thông tin vẫn còn yếu kém. Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin. Cơ hội Thách thức Giảm bớt sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ thẻ ngân hàng (ATM) tiếp tục tăng. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn. Khi dịch vụ Ngân hàng điện tử phát triển cao, các ngân hàng sẽ không phải mở thêm nhiều chi nhánh giao dịch. Phải có chiến lược dài hạn và hết sức rõ rang nhằm cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngòai đang đầu tư vào Việt Nam. Làm cho dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên phổ biến hơn đối với công chúng. 2.7.6, SMS Banking – SMS Chủ động phục vụ khách hàng 24/24/7 Đây là dịch vụ tin nhắn chủ động, cho phép khách hàng đã đăng ký sử dụng VCB SMS-B@nking của Vietcombank nhận được tin nhắn thông báo từ Vietcombank trong suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (24x7) khi khách hàng giao dịch tại quầy, ATM hoặc sử dụng các dịch vụ Vietcombank Securities Online, VCB-Direct Billing …  và chi tiêu các loại thẻ tín dụng (Visa, Amex, Master). [13] Áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện thoại di động thuộc các mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel và đã đăng ký dịch vụ VCB SMS-B@nking của Vietcombank. Khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Biên Hòa.doc
Tài liệu liên quan