MỞ ĐẦU . 1
PHẦN 1. CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG CỬA
SÔNG VEN BIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG . 25
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU . 26
1. 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN . 26
1.1.1. Vị trí địa lý . 26
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng. 29
1.1.3. Đặc điểm thủy văn . 32
1.1.4. Đặc điểm hải văn. 35
1. 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI . 37
1.2.1. Xã hội . 37
1.2.2. Kinh tế. 43
1.2.3. Đặc điểm rừng ngập mặn . 66
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT-ĐỊA MẠO VÙNG NGHIÊN
CỨU . 75
2. 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO. 75
2.1.1. Đặc điểm địa hình . 75
2.1.2. Đặc điểm địa mạo . 76
2. 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT . 98
2.2.1. Địa tầng . 98
2.2.2. Kiến tạo . 100
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 111
3. 1. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN. 111
3. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 112
3.2.1. Tổ hợp phương pháp địa chất - địa mạo: . 112
3.2.2. Tổ hợp phương pháp địa hoá, địa vật lý: . 113
3.2.3. Tổ hợp phương pháp bản đồ viễn thám-GIS: . 113
423 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đề tài Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - Hiện đại vùng ven biển châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
190
dài trung bình: đoạn bờ 6900m, tốc độ xói lở trung bình: 4,09m/năm. So với
các đoạn bờ bồi tụ, các đoạn bờ xói lở có chiều dài tương tự, nhưng có
nhiều đoạn bờ bị xói lở hơn, tổng chiều dài các đoạn bờ xói lở lớn hơn
nhưng tốc độ xói lở trung bình của các đoạn bờ chỉ bằng 1/4 tốc độ bồi tụ
trung bình của các đoạn bờ.
Bảng 5.1: Thống kê chiều dài, mức độ xói lở, bồi tụ bờ dọc theo các
nhánh sông Cửu Long, đoạn gần cửa sông, từ năm 1965 đến năm 2006
Bồi tụ Xói lở
Đoạn bờ
biển
Phân đoạn
bờ từ cửa
sông theo
hướng
ngược
nguồn
(m)
Dài
(m)
Trung
bình
năm
(m)
Dài
(m)
Trung
bình
năm
(m)
Đặc điểm bờ
0- 3140 3140 4.00 Bờ xói lở-bồi tụ
3140 - 6360 3220 1.53 Bờ bồi tụ-xói lở
6360 - 12 570 6210 0.14 Bờ xói lở-bồi tụ
Bờ trái
sông Cửa
Tiểu 12570- 14274 1704 0.39 Bờ bồi tụ-xói lở
Bờ trái
sông Cửa
Đại
0-3970 3970 50.83 Bờ bồi
4610-9810 4600 5.56 Bờ lở Bờ phải
Cửa Đại 0-4610 5210 16.11 Bờ xói lở-bồi tụ
Bờ trái
sông Cửa
Ba Lai
0-9200 9200 0.83 Bờ bồi
8500-12500 8500 1.11 Bờ xói lở-bồi tụBờ phải cửa
Ba Lai 8500-0 4400 17.22 Bờ bồi tụ-xói lở
0-4500 4500 7.22 Bờ bồi tụ-xói lởBờ trái s.
Hàm Luông 4500-13600 9100 2.17 Bờ xói lở-bồi tụ
0-3290 3290 12.22 Bờ lở
3290-6630 3340 4.44 Bờ xói lở-bồi tụ
6630-7850 1220 2.50 Bờ xói lở-bồi tụ
Cù Lao Đất
(*)
7850-9570 1720 2.78 Bờ xói lở-bồi tụ
8590-22590 14000 3.89 Bờ xói lở-bồi tụBờ phải
sông Hàm
Luông 0-8590 8590 48.89 Bờ bồi tụ-xói lở
0-13800 13800 8.89 Bờ xói lở-bồi tụ
13800-16600 2800 0.08 Bờ bồi tụ-xói lở
Bờ trái
sông Cổ
Chiên 16600-27400 10800 1.94 Bờ xói lở-bồi tụ
Bờ phải 11200-20800 9600 2.50 Bờ xói lở-bồi tụ
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
191
sông Cung
Hầu 0-11200 11200 5.4 Bờ xói lở-bồi tụ
0-9600 9600 27.78 Bờ bồi
9600-17000 7400 1.39 Bờ xói lở-bồi tụ
Bờ trái
sông Hậu
Giang 17000-42100 25100 0.42 Bờ bồi tụ-xói lở
Bờ phải
sông Hậu
Giang
0-5100 5100 1.53 Bờ bồi tụ-xói lở
Bờ trái Cửa
Mỹ Thạnh 0-6200 6200 2.06 Bờ xói lở-bồi tụ
3500-8200 4700 1.39 Bờ xói lở-bồi tụBờ phải
Cửa Mỹ
Thạnh 0-3500 3500 34.72 Bờ bồi
(*)-Chú thích: Riêng với Cù Lao Đất các đoạn bờ tính theo chiều ngược kim đồng
hồ: đoạn 0-3290- đoạn bờ Đông Bắc Cù Lao, 3290-6630-đoạn bở Tây Bắc Cù Lao,
6630-7850-đoạn bờ Tây Nam Cù Lao, 2 đọan còn lại thuộc đuôi Cù Lao.
Các đoạn bờ tích tụ, tích tụ -xói lở thường phân bố ở ngay cửa sông. Các
đoạn bờ xói lở, xói lở-bồi tụ thường nằm xa hơn cửa sông về phía thượng
nguồn. Xét theo từng nhánh sông Cửu Long:
- Sông Hậu, bồi tụ mạnh hơn hẳn ở bờ trái: 27,8m/năm (đoạn 0-9,6km).
- Sông Cổ Chiên, cả 2 bên cửa sông đều bị xói lở, xói lở mạnh hơn ở bở
phải cửa Cung Hầu: 5,4m/năm (đoạn 0-11,2km).
- Sông Hàm Luông, lòng dẫn khu cửa sông rộng 2,7-3km, bồi tụ mạnh-
rất mạnh ở cả 2 bên cửa sông: 7,2m/năm (đoạn 0-4,5km ở bờ trái),
48,9m/năm (đoạn 0-8,6km ở bờ phải). Tiếp về phía thượng nguồn, sông rộng
1,5-1,7km, xói lở diễn ra ở cả 2 bờ, tốc độ 2,2-3,9 m/năm. Theo diễn biến
như vậy, đoạn lòng dẫn với 2 bờ bồi tụ sẽ hẹp dần, cửa sông với bề rộng lớn
sẽ dịch dần về phía biền.
- Sông Cửa Đại, bồi tụ rất mạnh ở cửa sông, bờ trái (tốc độ trung bình
50,8m/năm trên đoạn 0-4km), xói lở mạnh ở cửa sông, bờ phải (tốc độ trung
bình 16,1m/năm trên đoạn 0-4,6km).
- Sông Ba Lai, ở 2 bên cửa sông đều bồi tụ, bồi tụ mạnh nhất ở bờ phải
(tốc độ 17,2m/năm trên đoạn 0-8,5km).
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
192
- Sông Mỹ Thạnh, ở cửa sông, bờ trái xói lở tốc độ trung bình 2,06m/năm
( trên đoạn 0-6,2km), bờ phải nhô ra phía biển, bồi tụ mạnh, tốc độ 34,7m/năm trên
đọan 0-3,5km, đẩy dòng chảy sông uốn cong hẳn về phía Đông Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 2006, trong tổng số 30 đoạn bờ, chỉ có 4 đoạn bờ
liên tục bồi tụ, 2 đoạn bờ liên tục xói lở, còn 24 đoạn bờ ( chiếm 80% đoạn
bờ) có sự luân phiên 2 quá trình bồi tụ và xói lở, khi xói lở, khi bồi tụ chiếm ưu thế.
5.2.2. Diễn thế Cửa sông, đường bờ ven biển châu thổ sông Cửu Long
5.2.2.1 . Vấn đề biến động đường bờ ở vùng cửa sông ven biển
Vấn đề biến động đường bờ nêu ra không mới, nhưng nhận thức về
khái niệm đường bờ còn chưa thống nhất, do cách tiếp cận theo những quan
niệm khác nhau. Thế nào là đường bờ và cách nhìn nhận về sự biến động của
chúng? Dưới góc độ của ngành bản đồ học (Cartopgraphy) đường bờ có đặc
điểm và được quy ước khi vẽ bản đồ như sau:
- Trong sông, là ranh giới phần ngập nước với mực nước trung bình vào
mùa cạn (khi không có lũ);
- Vùng ven biển, là ranh giới vùng ngập nước khi đỉnh triều có độ cao
trung bình lớn nhất (không tính hiện tượng nước dâng);
- Vùng phát triển thực vật ngập nước có mật độ dầy (rừng ngập mặn,
rừng ngập nước trong các hồ, đầm), thì được quy ước là ranh giới giữa vùng
phủ thực vật (rừng) và mặt nước thoáng, vv....
Như vậy, khái niệm về đường bờ có tính quy ước cao; trong đó vùng
Cửa sông là đoạn xen lấn giữa khái niệm bờ sông và bờ biển, đôi khi phải
chấp nhận một vị trí tương đối của đường bờ tại khu vực Cửa sông. Trong
thực tế, vị trí đường bờ luôn biến động do quá trình phát triển của hai hiện
tượng trái ngược nhau là bồi tụ và xói lở. Những vùng ít biến động (hoặc
không biến động) phản ảnh tính ổn định cao của đới bờ, chúng phụ thuộc và
khả năng kháng xói lở của vật liệu thành tạo bờ, hoặc không diễn ra quá trình
tích tụ vật liệu bở rời (bùn, cát, dăm-sạn, sỏi-cuội, vv...).
Qua việc xác định vị trí đường bờ ở mỗi thời điểm khác nhau, trong
khoảng thời gian giữa những thời điểm đó chúng ta có thể xác định được tốc
độ phát triển cũng như chiều hướng biến động của mỗi đoạn bờ. Tuỳ thuộc
vào tính chất và tốc độ biến động của đường bờ, có thể lựa chọn các khoảng
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
193
thời gian trong tính toán tốc độ biến động đường bờ một cách hợp lý nhất,
tuỳ thuộc vào độ dài chu kỳ biến động của các vùng bờ cần nghiên cứu. Kinh
nghiệm qua những nghiên cứu trên các khu vực khác nhau ở nước ta, chúng
tôi nhận thấy đối với các hệ thống sông ngòi, khoảng thời gian tính toán biến
động đường bờ hợp lý khoảng từ 3 đến 5 năm; với vùng bờ biển, khoảng thời
gian tính toán hợp lý khoảng từ 5 đến 10 năm. Khi đi sâu nghiên cứu các yếu
tố động lực gây ra biến động đường bờ và xác định được tốc độ cũng như
chiều hướng biến động của chúng một cách chính xác, sẽ cung cấp cơ sở
khoa học cho việc lựa chọn các giải pháp khắc phục có hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu nguyên nhân
gây ra biến động đường bờ, mà chỉ nhìn nhận biến động đường bờ như là hệ
quả do tác động qua lại của những nhân tố động lực khác nhau, bao gồm các
nhân tố tự nhiên (điều kiện nội sinh, điều kiện ngoại sinh) và các nhân tố
nhân tạo (do con người) gây ra. Về thực chất, đó là tác động của dòng chảy,
của dòng bùn cát lên mặt đệm địa chất, bao gồm các tầng trầm tích khác nhau
cấu tạo lên đới bờ. Với vùng đồng bằng châu thổ, các lớp thành tạo bề mặt có
tuổi chủ yếu là Đệ tứ (Q). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài các tầng trầm
tích được đề cập có tuổi từ Holocen đến hiện đại. Nội dung đề cập chính
trong phần báo cáo này là diễn biến của đới bờ thông qua việc xác định vị trí
đường bờ ở những thời điểm khác nhau qua nguồn tư liệu viễn thám (ảnh
máy bay, ảnh vệ tinh) và bản đồ, đồng thời ở mức độ nào đó có thể giải thích
những nguyên nhân gây ra biến động.
Hiện trạng đường bờ biển, bờ sông thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu
trong các năm khác nhau được phản ánh qua tư liệu ảnh và bản đồ các năm:
1952, 1965, 1983, 1989-1990, 2001, 2006. Các kết quả giải đoán ảnh là cơ sở
xây dựng các bản đồ về hiện trạng phát triển bồi tụ-xói lở các vùng Cửa sông
trong các giai đoạn ngắn với sự trợ giúp của các phần mềm GIS và xử lý ảnh
số. Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn sử dụng các tài liệu thực địa, các tư
liệu địa chất-địa mạo, thủy-thạch động lực ven biển, vv... giúp cho chúng ta
có cách nhìn tổng quát và đánh giá một cách khách quan về diễn biến và
nguyên nhân gây ra biến động các vùng Cửa sông Cửu Long trong khoảng
50-60 năm gần đây.
Trên cơ sở kết quả xử lý và giải đoán ảnh máy bay, ảnh vệ tinh nhiều
thời kỳ, chúng tôi đã thành lập các bản đồ về biến động các vùng Cửa sông
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
194
ĐBSCL, có tỷ lệ từ 1/200.000 đến 1/50.000. Các phần trích dẫn bản đồ về
hiện trạng bồi tụ-xói lở được thể hiện trên các hình vẽ minh họa ở trong báo
cáo này. Tỷ lệ mỗi ô vuông trên các bản đồ trích dẫn nói trên tương ứng với
5x5km (từ bản đồ tỷ lệ 1/200.000) và 2x2km (từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000) so
với ngoài thực địa.
Để tiện cho theo dõi báo cáo, vùng nghiên cứu được chia thành hai khu
vực lớn: các Cửa sông thuộc sông Tiền và các Cửa sông thuộc sông Hậu. Về
mặt thời gian, chia ra các giai đoạn nhỏ: 1952-1965, 1965-1983, 1983-1990,
1990-2001, 2001-2006, theo thời điểm chụp của các ảnh máy bay, ảnh vệ
tinh sử dụng trong nghiên cứu này. Dưới đây là những nhận xét quan trọng
về tình hình biến động vùng Cửa sông ven biển ĐBSCL thông qua quá trình
bồi tụ và xói lở bờ sông, bờ biển từ các tư liệu viễn thám.
5.2.2.2 . Biến động vùng ven biển-Cửa sông thuộc sông Tiền
Sông Tiền có 6 Cửa sông chảy ra Biển Đông là: Cửa Tiểu, Cửa Đại,
Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên và Cửa Cung Hầu. Các Cửa
sông thuộc sông Tiền nằm trên địa bàn ba tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh. Trong đó, một số cặp Cửa sông có quan hệ chặt chẽ với nhau, thực
chất chúng là các nhánh phân chia của một Cửa sông lớn hơn; giữa chúng
được chia tách bởi các cồn cát, giồng cát (bar) nổi cao, buộc lòng dẫn chính
phải chia ra các lòng dẫn phụ, nhưng giữa chúng có quan hệ gần nhau về chế
độ thuỷ văn-thuỷ lực; ví dụ các cặp Cửa Tiểu-Cửa Đại, hay cặp Cửa Cổ
Chiên-Cửa Cung Hầu. Vì vậy, trong báo cáo này chúng tôi gộp một số
Cửa sông thành những nhóm riêng, gồm có 04 nhóm Cửa chính là:
+ Cửa Tiểu-Cửa Đại,
+ Cửa Ba Lai.
+ Cửa Hàm luông.
+ Cửa Cổ Chiên-Cửa Cung Hầu.
- Khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại
Một nhánh lớn thuộc sông Tiền sau khi chảy vào địa phận huyện Chợ
Gạo (Tiền Giang) bắt đầu phân ra hai nhánh, chảy ra hai Cửa chính là Cửa
Tiểu ở phiá Bắc và Cửa Đại ở phía Nam. Khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại nằm
giữa địa phận hai huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) và huyện Bình Đại
(tỉnh Bến Tre); giữa Cửa Tiểu và Cửa Đại là một cù lao lớn thuộc địa phận
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
195
hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây (Tiền Giang), cù lao này đang
phát triển kéo dài về phía biển. Đoạn sông thuộc Cửa Tiểu có chiều rộng
trung bình là 1.200m và đoạn sông thuộc Cửa Đại có chiều rộng trung bình là
2.600m. Trục lòng dẫn chính ở hai Cửa sông kéo dài theo phương TTB-
ĐĐN, với độ sâu lớn nhất từ 7 đến 9m. Biến động của khu vực Cửa sông này
trong thời gian từ năm 1965 đến 2001 được xem xét qua phân tích tài liệu
bản đồ địa hình UTM (1965) và các ảnh vệ tinh Landsat.
# Giai đoạn 1965-1983:
Trong khoảng thời gian 18 năm, về tổng thể bờ biển khu vực Cửa Tiểu-
Cửa Đại phát triển với trạng thái xói-bồi diễn ra xen kẽ. Vùng phát triển thiên
về xói lở thuộc bờ biển huyện Gò Công Đông (các xã từ Kiểng Phước tới
Tân Thành) dài 16km Đây là vùng bờ biển xói lở điển hình nhất ở Nam Bộ.
Vùng bờ xói lở rộng trung bình 200m và rộng nhất tới 320m, tương đương
tốc độ xói ngang trung bình 11m/năm và lớn nhất 17m/năm.
Vùng bờ biển xói lở mạnh diễn ra tại khu vực xã Thừa Đức (huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre), với chiều dài vùng xói tới 5,7 km, vùng xói lở rộng trung
bình 260m và rộng nhất tới 580m; tương đương tốc độ độ xói lở ngang trung
bình 14,5m/năm và tốc độ xói lớn nhất đạt tới 32m/năm.
Tại vùng đất cù lao nằm giữa Cửa Tiểu và Cửa Đại, diễn ra hai quá trình
trái ngược nhau: bồi tụ nối đảo với đất liền và xói lở mạnh đoạn bờ biển phía
đông. Vùng đất mới bồi tụ thuộc địa phận xã Phú Tân ngày nay (h.Gò Công
Đông). Hiện tượng xói lở-bồi tụ xen kẽ còn diễn ra trên các đoạn bờ khác
nhau thuộc cù lao này: khu vực thuộc các xã Tam Hiệp-Tân Thới phát triển
thiên về bồi tụ; đoạn bờ thuộc các xã Tân Phú-Phú Đông diễn ra xói lở-bồi tụ
xen kẽ trên các đoạn bờ dài từ 5,2 đến 8,0km.
# Giai đoạn 1983-1990:
Trạng thái bờ biển khu vực này là bồi tụ-xói lở diễn ra xen kẽ nhau trên
từng đoạn bờ ngắn. mỗi đoạn bờ có những đặc điểm biến động riêng:
- Trên đoạn bờ biển huyện Gò Công Đông (thuộc xã Kiểng Phước-Tân
Điền) đã hạn chế được tình trạng xói lở nhờ việc xây dựng tuyến đê biển (có
chiều dài 13,5km). Khu vực bờ biển nằm kề Cửa Tiểu (thuộc địa phận xã Tân
Thành), bờ biển đã bồi tụ trở lại, vùng bồi tụ có chiều dài 5,8km, rộng trung
bình 90m và rộng nhất tới 200m, tương đương tốc độ bồi tụ trung bình
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
196
13m/năm và lớn nhất đạt tới 28,5m/năm.
- Trên đoạn bờ biển Cửa Đại thuộc huyện Bình Đại (Bến Tre) diễn ra
bồi tụ-xói lở xen kẽ. Vùng bờ xói lở chính vẫn thuộc địa phận xã Thừa Đức;
vùng xói có chiều dài 4,3km, chiều rộng trung bình là 50m, tối đa là 130m,
tương đương tốc độ xói trung bình là 7,5m/năm và lớn nhất 18,0m/năm.
- Đoạn bờ biển thuộc cù lao giữa Cửa Tiểu và Cửa Đại diễn ra quá trình
bồi tụ và xói lở xen kẽ nhau với không gian biến động và tốc độ không mạnh.
Phần đỉnh cù lao thuộc các xã Tam Hiệp-Tân Thới phát triển thiên về xói lở
nhẹ.
Tóm lại, trong giai đoạn 1983-1990 quá trình phát triển bờ biển khu vực
Cửa Tiểu-Cửa Đại diễn ra tương đối ổn định, thiên về bồi tụ. Đoạn bờ biển
huyện Gò Công Đông đã được hạn chế xói lở nhờ có công trình đê chống xói
được xây dựng trong những năm 1980. Tốc độ xói lở bờ biển khu vực phía
nam Cửa Đại (thuộc địa phận xã Thừa Đức) đã giảm hẳn so với giai đoạn
trước.
# Giai đoạn 1990-2001:
+ Đoạn bờ biển thuộc huyện Gò Công Đông quay trở lại chu kỳ xói lở
mới, vùng xói lở kéo dài tới 16,3km từ địa phận xã Kiểng Phước tới xã Tân
Thành. Vùng xói lở có chiều rộng trung bình là 90m, lớn nhất tới 280m;
tương đương tốc độ xói trung bình là 8m/năm và lớn nhất đạt tới 25,4m/năm.
+ Đoạn sông thuộc Cửa Tiểu diễn ra xói-bồi xen kẽ: trên đoạn bờ phía
Bắc được bồi tụ nhẹ, ngược lại bên bờ phía Nam bờ sông xói lở nhẹ. Đoạn
sông thuộc Cửa Đại tương đối ổn định, hai bờ sông diễn ra xói-bồi nhẹ xen
kẽ nhau trên các đoạn ngắn.
+ Đoạn bờ biển phía Nam Cửa Đại thuộc địa phận xã Thừa Đức (h.Bình
Đại) diễn ra xói- bồi xen kẽ. Vùng bồi tụ có chiều dài 5,3km, độ rộng vùng
bồi trung bình 200m, rộng nhất tới 380m; tương đương tốc độ bồi 18m/năm
và lớn nhất tới 34,5m/năm. Tiếp sau đoạn bồi là đoạn bờ biển xói lở kéo dài tới
5,2km với chiều rộng trung bình 120m và lớn nhất tới 200m, tương đương với
tốc độ xói 11m/năm và lớn nhất là 18m/năm. Trên đoạn bờ biển này hiện tượng
xói lở đã diễn ra trong suốt giai đoạn trước và vẫn tiếp tục diễn ra xói lở trong
giai đoạn này.
+ Trên vùng đất cù lao giữa Cửa Tiểu và Cửa Đại diễn ra hiện tượng bồi
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
197
tụ-xói lở xen kẽ. Đoạn bờ biển xói lở thuộc địa phận các xã Phú Tân-Phú
Đông có chiều dài tới 7,1km, rộng trung bình 100m và lớn nhất tới 190m;
tương đương tốc độ xói lở trung bình là 9m/năm và lớn nhất là 17m/năm.
Vùng bồi tụ phía nam Cửa Tiểu thuộc địa phận xã Phú Tân có chiều dài
4,1km với chiều rộng trung bình 600m và lớn nhất tới 1.300m; tương đương
tốc độ bồi tụ đạt 54m/năm và lớn nhất đạt tới 118m/năm.
+ Các cù lao thuộc địa phận xã Tam Hiệp-Tân Thới có đường bờ tương
đối ổn định, với nhiều đoạn bờ có biến động nhẹ với trạng thái xói-bồi xen
kẽ.
Như vậy, nếu so với giai đoạn trước thì trong giai đoạn 1990-2001 bờ
biển khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại phát triển thiên về xói lở nhẹ. Vùng xói lở là
đoạn bờ biển thuộc các xã Kiểng Phước-Tân Thành, Phú Tân (huyện Gò
Công Đông) và xã Thừa Đức (huyện Bình Đại). Các đoạn bờ bồi tụ mạnh
nằm phía trong sông thuộc bờ nam Cửa Tiểu và đoạn bờ nam Cửa Đại.
Có thể tóm tắt diễn biến các vùng bờ khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại trong
cả các giai đoạn khác nhau từ năm 1965 đến 2001 như sau (bảng 1);
- Tại Cửa Tiểu: đoạn bờ bắc (huyện Gò Công) thiên về xói lở; trên đoạn
bờ phía nam diễn ra xen kẽ và thiên về trạng thái bồi tụ; đoạn bờ phía trong
sông phát triển xói-bồi xen kẽ;
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
198
Bảng 5.2. Diễn biến phát triển đới bờ khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại (1965 -2001)
Trạng thái vùng bờ: bồi tụ (+), xói lở (-), bồi-xói xen kẽ (+/-)
Khu vực Cửa Tiểu Khu vực Cửa Đại TT Giai
đoạn Đoạn bờ Trạng
thái
Đoạn bờ Trạng
thái
1 1965-
1983
- Bờ bắc c.Tiểu (Gò Công)
- Đoạn sông thuộc c.Tiểu
- Bờ nam c.Tiểu
(-)
(+/-)
(+/-)
- Bờ bắc c.Đại
- Đoạn sông c. Đại
- Bờ nam c. Đại
(+/-)
(+/-)
(-)
2 1983-
1990
- Bờ bắc c.Tiểu (GòCông)
- Đoạn sông thuộc c.Tiểu
- Bờ nam c.Tiểu
(+/-)
(+/-)
(+/-)
- Bờ bắc c.Đại
- Đoạn sông c. Đại
- Bờ nam c. Đại
(+/-)
(+/-)
(-)
3 1990-
2001
- Bờ bắc c.Tiểu (GòCông)
- Đoạn sông thuộc c.Tiểu
- Bờ nam c.Tiểu
(-)
(+/-)
(-)
- Bờ bắc c.Đại
- Đoạn sông c. Đại
- Bờ nam c. Đại
(-)
(+/-)
(-)
Tổng thể
(1965-
2001)
- Bờ bắc c.Tiểu (GòCông)
- Đoạn sông thuộc c.Tiểu
- Bờ nam c.Tiểu
(-)
(+/-)
(+/-)
- Bờ bắc c.Đại
- Đoạn sông c. Đại
- Bờ nam c. Đại
(+/-)
(+/-)
(-)
- Tại Cửa Đại: đoạn bờ phía bắc diễn ra xen kẽ và thiên về trạng thái bồi
tụ; đoạn bờ phía nam (huyện Bình Đại) phát triển thiên về xói lở; đoạn trong
sông phát triển xói-bồi xen kẽ, tương đối ổn định.
- Khu vực Cửa Ba Lai
Cửa Ba Lai nằm giữa địa phận hai huyện Bình Đại và Ba Tri thuộc tỉnh
Bến Tre. Nhánh sông Ba Lai không lớn, lòng sông có chiều rộng trung bình
là 550m; đoạn sông phía thượng lưu bị thu nhỏ do các hoạt động chỉnh trị và
sông Ba Lai đã ngừng chảy khi xây đập và cống Ba Lai vào năm 1999 tại
khu vực xã Tân Xuân (Ba Tri)-Thạnh Trị (Bình Đại). Sau khi xây đập nhánh
sông Ba Lai trở thành một hồ chứa nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của các huyện Giồng Trôm, Ba Tri và Bình Đại. Vùng Cửa sông cũng thu
hẹp dần do bồi lắng và phát triển thảm rừng ngập mặn ven biển. Có thể nêu
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
199
diễn biến khu vực Cửa Ba Lai trong gần 40 năm qua như sau:
# Giai đoạn 1965-1983 :
+ Đoạn bờ biển phía bắc Cửa Ba Lai (thuộc địa phận xã Thới Thuận,
Bến Tre) phát triển hiện tượng xói-bồi xen kẽ và thiên về bồi tụ. Vùng bồi tụ
mạnh là doi cát ven biển hình thành do hoạt động của sóng biển, thuỷ triều và
dòng chảy ven bờ; vùng bồi có chiều dài tới 7,7km, rộng trung bình 500m và
lớn nhất tới 1.400m, tương đương tốc độ bồi 28m/năm và lớn nhất là
75m/năm.
+ Đoạn bờ biển phía nam Cửa Ba Lai (thuộc địa phận xã Bảo Thuận)
phát triển bồi tụ mạnh, vùng bồi có chiều dài 4,9km, rộng trung bình 950m
và lớn nhất tới 1.400m, tương đương tốc độ bồi 53m/năm và lớn nhất tới
75m/năm.
+ Đoạn sông thuộc Cửa Ba Lai phát triển hiện tượng xói-bồi xen kẽ trên từng
đoạn từ 2km đến 4,5km, trong đó bờ sông phía nam thiên về xói lở và bờ
phía bắc thiên về trạng thái bồi tụ.
# Giai đoạn 1983-1990:
+ Đoạn bờ biển phía bắc Cửa Ba Lai (thuộc địa phận xã Thới Thuận)
phát triển bồi tụ-xói lở xen kẽ nhau. Trên doi cát bồi tụ trong giai đoạn trước
đã xuất hiện hiện tượng xói lở. Vùng bờ xói dài 4,2km, chiều rộng trung bình
60m và rộng nhất đạt 120m, tương đương tốc độ xói 7m/năm và lớn nhất
15m/năm. Mặc dù vậy, doi cát này vẫn tiếp tục được bồi tụ và kéo dài về
phía Cửa Ba Lai. Vùng bồi tụ dài 2,8km, rộng trung bình 280m và rộng nhất
520m, tương đương tốc độ bồi tụ 9,5m/năm và lớn nhất 58m/năm. Tính
chung, cán cân xói lở-bồi tụ trên đoạn bờ bắc Cửa Ba Lai diễn ra tương đối
cân bằng.
+ Đoạn bờ biển phía nam Cửa Ba Lai (thuộc địa phận xã Bảo Thuận)
phát triển bồi tụ-xói lở xen kẽ nhau và thiên về trạng thái bồi tụ. Vùng bồi có
chiều dài từ 2,5 đến 4km, chiều rộng trung bình vùng bồi tụ 250m, lớn nhất
tới 420m, tương đương tốc độ bồi tụ 27m/năm và lớn nhất 46m/năm.
+ Đoạn sông thuộc Cửa Ba Lai: vùng bờ sông diễn ra quá trình bồi tụ-
xói lở xen kẽ nhau. Trong đó bờ sông phía nam phát triển thiên về trạng thái
bồi tụ; ngược lại bên phía bờ bắc thiên về trạng thái xói lở.
Trong giai đoạn 1983-1990 bờ biển khu vực Cửa Ba Lai phát triển bồi-
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
200
xói xen kẽ, thiên về trạng thái bồi tụ. Bờ biển phát triển ổn định, ít có những
biến động lớn.
# Giai đoạn 1990-2001 :
+ Đoạn bờ biển phía bắc Cửa Ba Lai (thuộc địa phận xã Thới Thuận)
phát triển thiên về trạng thái bồi tụ. Vùng đất bồi là phần doi cát tiếp tục
được kéo dài và phần đất phía trong doi cát đã phát triển nối liền với vùng
đất thấp ven biển.
+ Đoạn bờ biển phía nam Cửa Ba Lai (thuộc địa phận các xã Bảo
Thuận-Bảo Thạch) phát triển bồi tụ mạnh. Vùng bồi tụ dài 4,5 km, rộng
trung bình 700m và rộng nhất tới 1000m, tương đương tốc độ bồi tụ trung
bình 58m/năm và lớn nhất là 87m/năm. Hiện tượng bồi tụ mạnh ở Cửa sông
được giải thích là sau khi xây đập và cống Ba Lai, nguồn nước trong sông
giảm hẳn, hoạt động của sóng, thuỷ triều và dòng chảy ven bờ đưa vật liệu ven
biển bồi đắp mạnh cho vùng bờ lõm của Cửa Ba Lai.
+ Đoạn sông thuộc Cửa Ba Lai: đoạn bờ sông biến động mạnh nhất là
khu vực xây đập và cống Ba Lai tại đỉnh cong nằm giữa địa phận hai xã Tân
Xuân (h.Ba Tri)-Thạnh Trị (h.Bình Đại). Tại đây ngành Thuỷ lợi đã cho mở
ra một kênh dẫn mới, hệ thống đập và cống Ba Lai đã biến đoạn sông tự nhiên
thành một hồ chứa nhân tạo phục vụ các huyện trong vùng.
Có thể tóm tắt diễn biến vùng bờ khu vực Cửa Ba Lai trong các giai
đoạn khác nhau từ năm 1965 đến 2001 như sau (Bảng 5.3);
+ Đoạn bờ biển phía bắc Cửa Ba Lai (thuộc địa phận h.Bình Đại) phát
triển thiên về trạng thái bồi tụ. Doi cát bồi luôn biến động, có xu thế kéo dài
về phía Cửa Ba Lai;
+ Đoạn bờ biển phía nam Cửa Ba Lai (thuộc địa phận h.Ba Tri) phát
triển bồi tụ mạnh, nhất là sau khi xây dựng đập và cống Ba Lai (năm 1999);
+ Đoạn sông thuộc Cửa Ba Lai tương đối ổn định, chỉ biến động mạnh
khi xây dựng cống và đập Ba Lai.
Bảng 5.3. Diễn biến phát triển đới bờ tại khu vực Cửa Ba Lai (1965-2001),
Trạng thái vùng bờ: bồi tụ (+), xói lở (-), bồi-xói xen kẽ (+/-)
Khu vực Cửa Ba Lai
TT
Giai đoạn Đoạn bờ Trạng thái
1 1965-1983 - Bờ bắc c.Ba Lai (h.Bình Đại) (+)
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
201
- Đoạn sông thuộc c.Ba Lai
- Bờ nam c.Ba Lai (h.Ba Tri)
(+/-)
(+)
2 1983-1990 - Bờ bắc c.Ba Lai (h.Bình Đại)
- Đoạn sông thuộc c.Ba Lai
- Bờ nam c.Ba Lai (h.Ba Tri)
(+/-)
(+/-)
(+)
3 1990-2001 - Bờ bắc c.Ba Lai (h.Bình Đại)
- Đoạn sông thuộc c.Ba Lai
- Bờ nam c.Ba Lai (h.Ba Tri)
(+)
(+/-)
(+)
Tổng thể
(1965-2001)
- Bờ bắc c.Ba Lai (h.Bình Đại)
- Đoạn sông thuộc c.Ba Lai
- Bờ nam c.Ba Lai (h.Ba Tri)
(+)
(+/-)
(+)
Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ
châu thổ Sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” KC09.06/06-10
202
5
1
1
1
1
1
5
1
1
«ng T
ranh
ng T
ra
h
«
g
ran
«ng T
r
«ng T
r
ranh
g
ra
h
ran
r
vÞnh ®«ng Tranh
s«ng TiÒn
cöa TiÓu
cöa §¹i
Soi R¹p
s«ng TiÒn
KiÓng Ph−íc
T©n §iÒn
B×nh ¢n
TT. T©n Hoµ
y
Long H−ng
Long Hoµ
B×nh Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_de_tai_nghien_cuu_bien_dong_cua_song_va_moi_truong_t.pdf