Báo cáo Điện Quang – dòng chảy văn hóa

MỤC LỤC

 

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 4

Chương 1. Khái quát về Điện Quang 4

1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 4

1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 8

1.2.2. Văn hóa – Xã hội 11

1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển 16

Chương 2. Lễ hội, phong tục tập quán 18

2.1. Lễ hội 18

2.1.1. Lễ hội Thanh Minh 18

2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên 33

2.1.3. Lễ tế Âm linh 37

2.1.4. Lễ tế cầu tằm 40

2.2. Phong tục tập quán 41

2.2.1. Phong tục hôn nhân 41

2.2.2. Tang ma 48

2.2.3. Một số phong tục tập quán khác 54

Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 58

3.1. Nghề dệt 58

3.1.1. Nghề dệt vải ta 58

3.1.2. Nghề dệt Tussor 60

3.1.3. Nghề dệt hàng 61

3.2. Nghề làm đường 62

3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm 65

3.4. Nghề nấu rượu 68

3.5. Nghề làm bánh tráng 70

C. KẾT LUẬN 73

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điện Quang – dòng chảy văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều cần chú ý đó là những món ăn rất bình dân, đạm bạc, do nhân dân làm ra. Mì Quảng là món ăn vừa dễ chế biến nhưng mang một hương vị rất độc đáo, rất Quảng Nam, ngay từ cách đặt tên món ăn. Sợi mì do người dân trong xã làm, mọi nguyên liệu đậu phộng, rau (các loại), thịt gà ăn cùng bánh tráng nướng của đất Quảng. Một món ăn rất đơn giản nhưng đã tổng hợp được rất nhiều hương vị khác nhau kết hợp tạo nên một mùi vị rất đặc trưng của khẩu vị món ăn Quảng Nam. Món bê thui là món ăn hấp dẫn mang đặc trưng riêng của xã Điện Quang. Bê thui nóng ăn với một số loại rau sống. Du khách có thể thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Món này ăn lúc nóng (trên lò mới đưa xuống) sẽ có cảm giác rất ngon, ngọt, thơm... Ngày hôm sau, người trưởng họ đứng ra cúng bái, đãi con cháu trong dòng họ. Việc tổ chức ăn uống trong dòng họ được tổ chức riêng ở nhà thờ mỗi dòng họ. Có họ làm lớn, từ 100 đến 1000 mâm (như các họ lớn: Lê, Phạm, Trần, Phan Đình, Phan Hữu,...) Chiều tối kết thúc phần hội (khoảng 19 giờ, có hội thảo hoa đăng trên bến đò ông Dốc). Lễ tổng kết bế mạc lễ hội Thanh Minh được tổ chức ngay chiều tối hôm đó. Lễ hội Thanh Minh là một trong những lễ hội lớn của xã Điện Quang, một đặc sắc về văn hóa dân gian ở vùng này. Lễ hội diễn ra được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương, con em quê hương xa quê và sự lưu ý, quan tâm của Đảng, xã, chính quyền địa phương là điều kiện giữ gìn và phát triển lễ hội Thanh Minh này. Theo ý kiến của chú Phan On – Chủ tịch Ủy ban mặt trận xã Điện Quang, lễ hội này là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân xã Điện Quang. Hưởng ứng chủ trương khôi phục những lễ hội có giá trị văn hóa truyền thống, xã Điện Quang dần dần khôi phục lại lễ hội Thanh Minh này. Bên cạnh nhiều thuận lợi để cho việc khôi phục lễ hội truyền thống này, còn có một số vấn đề khó khăn cho lễ hội như: các di tích lịch sử, các đình chùa, miếu... bị tàn phá hết do chiến tranh ác liệt, hay việc nhận thức của thế hệ trẻ về lễ hội Thanh Minh nhiều hạn chế, chưa nhận thức rõ và sâu sắc lễ hội này,... Tuy nhiên, cùng với sự nổ lực, phấn đấu của các cơ quan chính quyền của làng xã, của thôn và nhân dân trong xã lễ hội Thanh Minh đã được công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh. Trong tương lai, lễ hội Thanh Minh ở xã Điện Quang sẽ thu hút một số lượng khách lớn, tham gia vào lễ hội. Đây sẽ là một điểm du lịch thú vị trong tương lai không xa. Tóm lại, lễ hội Thanh Minh là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của xã Điện Quang. Giữ gìn, phát triển và khôi phục lễ hội Thanh Minh là giữ gìn, phát triển những nét đẹp, các giá trị truyền thống của quê hương Điện Quang 2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên Tháng Giêng đến Tháng Ba là mùa lễ hội. Vào thời gian từ mùng mười đến rằm tháng Giêng là thời gian của lễ hội Kỳ Yên (Lễ cầu an). Lễ hội này có quy mô nhỏ hơn lễ hội Thanh Minh. Lễ hội này tổ chức ở đình làng và mỗi thôn tự đứng ra tổ chức, thời gian tổ chức lễ hội Kỳ Yên giữa các làng có sự chênh lệch nhau, nhưng đều nằm trong vòng từ mùng mười đến rằm tháng Giêng. Được biệt ở Bảo An khi tổ chức lễ từ chiều 12 tháng Giêng âm lịch và kéo suốt qua ngày 13 mới chấm dứt. Về kinh phí thì trước đây mỗi làng đều có quỹ chung được trích ra từ phần đấu giá đất công điền để tổ chức. Còn ngày nay là do người dân đóng góp để làm lễ, vì họ theo quan niệm muốn đóng góp phần nào đó tấm lòng của mình đối với các thần linh. Lễ Kỳ Yên là để cầu mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn yên ổn, không xảy ra thiên tai địch họa, không dịch bệnh hoành hành... Đặc biệt chúng tôi được ông Phan On ở thôn Bảo An Đông – Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam kể về lễ hội Kỳ Yên của làng mình như sau: Lễ bắt đầu ở đình từ chiều 12 tháng Giêng âm lịch và kéo dài qua suốt ngày 13 mới chấm dứt (không hiểu tại sao lễ Kỳ Yên đúng vào ngày vía Quan Thánh?). Vào chiều 12 cờ xí được trần thiết từ ngoài cổng đình vào sân. Trong đình các ngai thờ được trang hoàng. Các quan viên chức sắc và những người lo việc tế lễ đều tề tựu đông đủ. Ngai thờ để trong bàn kiệu sơn son thiếp vàng uy nghi, được bốn người dân khiêng đi trước, theo sau là những người vác cờ xí, học trò lễ... Họ đến rước sắc tại chùa làng, miếu ngũ hành, miếu âm linh và nhà thủ sắc của làng về tại đình. Sau khi rước sắc về đình, lễ trần thiết và lễ nghinh thành được cử hành cùng một giờ. Lễ điện tế vào khoảng 1 giờ khuya ngày 13. Lễ vật gồm hoa quả, heo bò được mổ thịt trong đêm, trước khi mổ thịt người ta cho con vật lên trước đình cáo yết. Tùy theo nghi lễ quy định của làng mổ thịt súc vật để cúng nhiều hay ít theo các lão làng còn sống kể lại thì hàng năm mỗi làng cúng hai con heo hoặc bò. Trong dịp tế lễ Kỳ Yên già trẻ trai gái đều được vào xem tế lễ, và có các trò diễn trong sân đình. Không khí lễ hội nhộn nhịp suốt ngày đêm, đây cũng là dịp vui vẻ của nam thanh, nữ tú trong vùng. Chiêng trống lễ nhạc rộn ràng, trầm hương ngào ngạt, hai bên có hai cây đèn Liệu (bó bằng hom dâu, bã mía) to đến hai người ôm không xuể, cao hơn 5m, được thắp sáng tỏa trước sân đình. Lễ Kỳ Yên là lễ lớn nhất của làng, cúng thập thể các vị thần do triều đại phong kiến, nhất là nhà Nguyễn tôn phong. Ở Bảo An cũng như toàn tỉnh Quảng Nam không có vị thành hoàng cho mỗi làng như ở miền Bắc, văn tế nhắc tới hàng trăm vị thần nam nữ, mà cao nhất là: Đại càn quốc gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương Thượng đẳng thần. Đây là bốn vị thần đàn bà có tích như sau: “Khoảng niên hiệu Tường Hưng nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh ở Nhai Sơn, Thái hậu cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nỗi lên, bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn, nhan sắc vẫn như lúc sống, người địa phương lập đền thờ. Năm Hưng Long thứ 12 (1304), vua Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thuyền qua cửa Cờn, đêm nhà vua mộng thấy thần nhân báo rằng: “Thiếp là cung phi nhà Tống, vì giặc bức bách, lênh đênh sóng gió, trôi dạt đến đây, Thượng đế sắc phong làm thành biển đã từ lâu, nay xin giúp thánh thượng đi giết giặc” nhà vua tỉnh giấc, sai người làm lễ tế. Đi ra mặt biển yên lặng, kéo quân thẳng đến Đồ Bàn (Bình Định) thắng trận lớn.” Năm Hồng Đức 1 (1471) thuyền vua Lê Thánh Tông vào đến Chiêm Thành qua đây vào viếng đền, khi đi ra cũng được thắng lợi. Thần được lịch triều phong tặng, riêng các vua nhà Nguyễn phong đến Thượng Thượng đẳng thần, là thần cao nhất và ra lệnh cho cả nước đều thờ. Thiên Y A Na diễn chúa Ngọc Phi là một nữ thần người Chiêm được “gia tặng hàm Hoằng Quảng trị chi đức phổ bát hiển hóa trang huy dực bảo trung hưng thượng thượng đẳng thần”. Kỷ Mùi khoa tiến sĩ Phi vận tướng quan trung đẳng thần. Trấn Nam dinh phó đô tương dương võ công Quang chiếu Vương Kiêm tri lưỡng lộ thành hoàng Đại vương tôn thần. Vị thần này theo Đại Nam nhất thống chí cho biết là thành hoàng chung cho Quảng Nam – Quảng Ngãi. Cũng theo sách này cho biết ông thành này hiện vẫn còn mộ ở Quảng Ngãi. Đình làng Đình Bảo An, được xây dựng lần thứ nhất vào năm Nhâm Ngọ (1702) xoay mặt về hướng bắc gió ra sông Thu Bồn, gần bên nhà thờ họ Bùi, cạnh nhà ông Sáu Tình (dạy học), lần thứ hai được xây sau đó. Đình mới được xây dựng rất công phu vào năm Bính Ngọ (1846) đến năm Mậu Thân (1848) thì hoàn thành, nhìn về phía nam trên trục đường công hương liên xã, đình gồm 5 gian 2 chái, cột to người dân ôm không xuể, kèo tránh đều chạm rồng ngậm ngọc gần như cung điện nhà vua. Nội điện chính giữa thờ thần, phía trước bái đường chia làm 5 gian, gian giữa nhìn thẳng vào trong nội điện, có một bán án sơn son thiếp vàng, cao khoảng 1,6m chạm trổ công phu, có cặp hạc cao quá đầu cầu hai bên, bộ tam sự đồng to lớn sáng loáng. Hai gian phía tây của đình thuộc làng Tây, hai gian phía đông thuộc làng Đông. Mỗi bên có hai bàn thờ tả ban, hữu ban thờ vọng các ngài tiền hiền, hậu hiền, có công với làng. Phía trước là tiền đường, mỗi làng có một căn ván bằng gỗ mù u, gồm 2 tấm ván với kích thước 4m x 1,3m để cho hai vị tiên chỉ làng Đông và làng Tây ngồi, còn quan viên chức sắc cấp thấp thì ngồi trên chiếu bông trải dưới sàn đình, lý trưởng, hương chức, lão nhiêu được ngồi hai bên bệ vôi gần tường đình. Phía trước đình có bình phong lớn, trụ biểu, tường hoa bao bọc xung quanh. Trên trụ biểu có cặp câu đối sau đây: Bảo ngã lê dân, tam xã phồn xương Diên Phước chỉ An như bàn thạch, song giang hoàn nhiễu hộ thần cư. Tạm dịch: Hãy giúp dân ta, ba xã giàu sang Diên Phước ở Vững như tảng đá, đôi sông ôm kín giữ gìn nơi. Việc điều hành các nghi lễ trong đình làng, miếu làng cũng như viết văn tế đều do tư lễ, có nơi gọi là hương lễ. Giúp việc nghi lễ cho tư lễ có mười học trò lễ, hai người xướng (người điều hành chương trình lễ), hai người đọc văn, một người đánh đại đồng chung, một người đánh trống lớn, một người đánh tiểu cổ, một người đánh vạc bằng gỗ như cái mõ, mười học trò thay nhau hát, dâng bông, dâng rượu, dâng trà và ban nhạc. Khi tế lễ người xướng nội (trong đình) xướng trước tiên: các hiệu lệnh như “ban liệt chỉnh tề”, “chấp nhật sự giã các tư kỳ sự”... “Khởi chinh cổ”, “Khởi nhạc”,... chánh “tế dữ phân hiến tựu vị”... rồi xứng ngoại từ ngoài sân đình xướng to lặp lại cho mọi người đang hành lễ nghe rõ. 2.1.3. Lễ tế Âm linh Lễ tế Âm linh là một trong những lễ hội có vị trí trong đời sống xã hội, nhất là đời sống tâm linh của mỗi con người. Cứ tới ngày 25 tháng Chạp hằng năm, lễ tế âm linh được tổ chức nhằm mục đích tạ ơn quỷ thần, và vong linh cô hồn thập loại, các chiến sĩ vô danh đã phò trì cho dân làng bình an. Ngày xưa, việc tế lễ do lí trưởng – người đứng đầu làng của chế độ xã hội phong kiến tổ chức. Cùng với lí trưởng có ban tư lễ của làng giúp đỡ và chịu trách nhiệm mua sắm cũng như mọi hoạt động tổ chức trong buổi lễ đó. Ví dụ, nấu các món ăn như xôi, thịt,... phải có chén muối, gạo, rượu, nước để cúng cho các vong hồn vất vưởng, không nơi cúng bái. Sau này, khi chế độ xã hội chủ nghĩa, chức lí trưởng không còn nữa thì được thay vào đó là thôn trưởng. Thôn trưởng giao lại cho hội người cao tuổi và hội người cao tuổi lại thông qua hội đồng chư tộc (hội đồng nhiều tộc họ) để lãnh đạo, tổ chức buổi lễ. Kinh phí của buổi lễ là do nhân dân tự nguyện đóng góp. Họ rất vui lòng đóng góp tiền bạc cho lễ này, vì họ cũng mong muốn thần thánh sẽ phù trì phù hộ cho họ cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Nhưng ngày xưa, khoản chi phí này không cần dân đóng góp mà do mỗi làng đều có ruộng đất công, cho nên cứ hàng năm, diện tích đất công ấy được đấu thầu. Người ta lấy tiền đó, trích ra khoảng 5 – 10% để làm kinh phí cho buổi lễ. Đặc biệt, ở thôn Bảo An, lễ tế âm linh được tổ chú rất đầy đủ nghi lễ. Ba năm mới tổ chức lớn một lần, có rước một đoàn hát bội về hát cho nhân dân xem, không bán vé, nên số người đến xem tụ họp rất đông đảo. Lễ được tổ chức ở cồn Cây Da, xung quanh rạp có nhiều hàng quán ăn nhậu và có các sòng bạc do dân chơi trong vùng tổ chức. Chi phí cho lễ này là do hai làng Đông và Tây góp lại. Tuồng tích hát trong 3 đêm 2 ngày cũng do hai làng chọn lựa. Trong thời gian tế lễ, quang cảnh cồn cây Da, vốn là nơi hoang vắng ngày thường trở nên vô cùng tấp nập. Người đi xem hát cũng có, người đi ăn chơi cũng có. Rạp thường bằng tre, rộng rãi, thoáng mát trên nền xã tắc gần cồn cây Da. Bên trong, ở một đầu rạp có bài tri các bàn thờ, hương đèn, hoa quả, trầu nước. Vọng bái ngày đêm, cầu mong thổ võ chứng giám lễ hát. Ở đầu kia của rạp là phần sân khấu và buồng trang điểm, mặc quần áo cho ban hát. Trống chầu đặt hai bên trược khán đài, cao hơn mặt đất độ một thước tây. Đêm hát đầu tiên gọi là hát lễ, làng và ban hát chọn một vở tuồng thật trung hậu như đoạn “Đào viên kết nghĩa” trong Tam quốc chí. Ông cầm chầu là người có địa vị ở trong làng, sành về hát bội và đầy đủ sức khỏe để có thể cầm roi chầu cả buổi. Cầm chầu rất khó, nếu đánh không đúng thì bị thức giả chê cười, nên ca dao có câu: Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, cắm cu, cầm chầu Đêm hát lễ khai mạc khoảng 8 giờ tối và vãn trễ lắm vào khoảng 12 giờ khuya. Trước khi hát làng tổ chức lễ quan trọng, văn tế âm linh có đoạn như sau: Hỡi ơi! Cỏ ái trăng tà, quê người đất khách, mấy dặn ba cù liễu mạch, cuộc dâu bể ai thấy cũng đau lòng, một thời mộ võ hàm phong, mồ vô chủ biết ai thăm viếng. Nhớ âm linh xưa! Trăng gió một bầu, Gươm đàn nữa gánh, Thẳng non nước dạo chơi bèo cánh, đất đông tây, nam bắc cũng là nhà; Đem tài tình trả nợ yên ba, người nông, sĩ, công, thương đủ việc. Cũng có kẻ anh hùng hào kiệt, công danh trăm trận nổi trên trần; Cũng có người tài tử giai nhân, phong cảnh năm hồ theo ngọn nước; Cũng có kẻ ra tài thao lược, kết lòng trung mà tá guốc an bang; Cũng có người gánh vác giang san, ra sức dõng khai cương tịch nhưỡng; Cũng có kẻ danh vị Thượng tướng, đầu đội trời, chân đạp đất, chưa phỉ nguyền hồ thỉ bốn phương; Cũng có người xuất thân tự nho lưu, cắp sách ôm đàn chưa phỉ chí tang bồng ngàn dặm; Cũng có kẻ rừng sau vực thẳm, thấp thoáng cánh buồm lá gió, lội dòng sông mà theo vực ngư dao; Cũng có người núi thẳm non cao, bơ vơ kẻ lạp người tiều, lỡ lạc bước sa vào hang hổ, báo... đời đời chẳng quên cô hồn thập loại. Thương thay xin hưởng!” Tuồng tích hát đêm hôm sau do làng và ban hát cùng chọn, nhưng thông thường ban hát đưa ra những tuồng mà họ hay hát, chủ yếu để được thưởng nhiều. Đêm hát sau cùng kết thúc với lời từ tạ thổ võ và hồi trống dứt chầu. Ở Bảo An, mỗi xóm có xây miểu, tổ chức cúng tế, và làm vệ sinh giếng hàng năm. Xóm phân công cho từng người tham gia vét giếng. Giếng ở mỗi xóm, nằm ở vị trí thuận lợi cho người trong xóm đi lấy nước. Giếng sâu hơn 8m phần nhiều do bằng đá miếng, đẽo tròn theo lòng giếng có khứa nhỏ, cho khớp liền từ dưới đáy giếng lên. Trước giếng thường có bia đá, biểu dương công đức của những người đóng góp xây giếng. Giếng nước cũng là nơi hẹn hò, trò chuyện của nam thanh, nữ tú trong những đêm trăng, do đó có câu thơ để lại: Em ra giếng gánh nước trong Còn anh ra giếng để... không làm gì. Ngày xưa người ta thường cử đào giếng, ở Bảo An lại có đến 18 cái giếng từ làng Đông đến làng Tây, mỗi giếng thường là tên của người ở gần giếng nhất như giếng ông Vuông (Duân), Biện Thừa, Bà Hộ, Phó Mười (họ Phạm), Thập Rớ, Tri Hậu, Trường học (làng Đông), Hương Thìn, Trưởng Quế, Dốc Lân hay Cửu Bốn, Thủ Bạ Hoàng (họ Ngô), Thủ Sum, Trưởng Ất, Ông Lễ, Bà Tú Tý (Bà họ Ngô vợ ông Tú Khuất họ Phạm Phú ổ Đông Bàn), giếng chùa Cửu Bảy (trong vườn), Bà Lân (làng Tây), Giếng ông Án (ông Thị). Tóm lại, lễ Âm linh là một lễ làm cho con người cảm thấy an tâm, có niềm tin vào cuộc sống hơn và đời sống tâm linh là một trong những mặt quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Lễ tế Âm linh có ý nghĩa quan trọng với mỗi người nhất là thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa con người càng hướng về đời sống tâm linh. 2.1.4. Lễ tế cầu tằm Ngoài các lễ hội lớn như lễ hội Thanh Minh, lễ hội Kỳ Yên, lễ Âm linh, là lễ hội chung của mọi người, mọi nhà trong xã, thì còn có những lễ chỉ dành riêng cho một đơn vị nhỏ ít người. Tiêu biểu ở xã Điện Quang, gắn liền với nghề nuôi tằm, có lễ cầu tằm. Mỗi nghề đều có mỗi lễ riêng. Chẳng hạn như lễ cầu ngư của các ngư dân nhằm mục đích cầu cho trời yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền, thì lễ tế cầu tằm được tổ chức từ tháng Giêng đến tháng Ba, đó là vì vậy yếu tố thời tiết là yếu tố cơ bản, mùa lễ hội, tháng Giêng là tháng ăn chơi. Lễ tế cầu tằm do các bô lão trong làng nuôi tằm đứng ra tổ chức. Trong một làng nuôi tằm, hộ họp nhóm lại thành một hội làm tằm, người xưa bảo “buôn có bạn, bán có phường” là vậy. Đứng đầu hội làm tằm có phường trưởng. Phường trưởng là người có uy thế, có năng lực và tài năng lãnh đạo hội làm tằm. Phường trưởng lo việc tổ chức cúng bái, lễ tế. Lễ vật trong lễ tế thường có xôi trắng, chè, thịt luộc (từng khúc, có găm nhọn hai đầu ở miếng thịt), có gạo, muối hạt, rượu, nước để tế thần. Lễ tế cầu tằm nhằm cầu thần nông giúp đỡ nghề nuôi tằm được mùa. Nhằm thể hiện mong muốn trời thuận, gió hòa giúp cây dâu phát triển, bởi đó là nguyên liệu, là thức ăn duy nhất cho tằm. Nếu được mùa dâu là một yếu tố góp phần cho vụ nuôi tằm thành công. Hơn nữa, tằm là một loại có hiệu quả kinh tế cao nhưng có yêu câu khắt khe về vệ sinh, về nhiệt độ, nhiệt độ quá cao, lên đến 28oC hay xuống quá thấp dưới 15oC là tằm có thể chết. Vì vậy mà yếu tố thời tiết, khí hậu là yếu tố cơ bản quan trọng quyết định đến sự phát triển của tằm. Nhân dân quan niện có thần dân là thần bảo vệ mùa màng, bảo vệ tằm. Cho nên, cúng bái, lễ tế hàng năm cho thân Nông để các thân thuận lòng ủng hộ thêm nữa công việc hô mưa gọi gió, giệt trừ các loại vi khuẩn, sây hại, tạo điêu kiện tốt nhất cho tằm phát triển. Như vậy, lễ tế cầu tằm cũng là một trong những lễ hội mang yếu tố tâm linh, cầu cúng. Nó vừa thể hiện được quan niện về tín ngưỡng thần thánh (thần Nông) vừa thể hiện được mong muốn trời đất hòa hợp để tạo ra sự tương thông hài hòa giữa các yếu tố thiên, địa, nhân, hòa. Và qua tế lễ cầu tằm, nhân dân các phường nuôi tằm như Bảo An, Lệ Trạch, Phú Tây,... họ càng có niền tin, lạc quan hơn cho vụ nuôi tằm tiếp theo. Do đó, nó tạo ra đông lực thúc đẩy các phường nuôi tằm có tinh thần tốt nhất để sản xuất, mang lại hiệu quả, năng suất lao động. Cho nên, lễ tế cầu tằm còn mang yếu tố tinh thần rất rõ trong đời sống của con người. 2.2. Phong tục tập quán Phong tục tập quán là một trong những thói quen ăn sâu vào đời sống từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió, tục: thói quen, phong tục: thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi mặt đời sống, ở mọi lúc mọi nơi, và nó đi vào từng nếp sống, lối nghĩ của mỗi con người. Phong tục tập quán thể hiện ở nhiều mặt mà chủ yếu xem xét trên 3 nhóm sau: phong tục hôn nhân, tang ma và lễ Tết. 2.2.1. Phong tục hôn nhân Hôn nhân là việc liên quan đến hạnh phúc cả đời của mỗi con người. Cho nên phong tục hôn nhân được xem là một trong những phong tục quan trọng nhất. Xuất phát từ một nền nông nghiệp trồng lúa nước, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Vì thế, việc của cá nhân đồng thời cũng liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyên thống không phải là việc của hai người lấy nhau mà là việc của “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể. Trước hết là quyền lợi của gia tộc: việc hôn nhân là việc của hai người nhưng lại kéo theo cả việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà lựa chọn một dòng họ, một gia đình, xem cửa nhà hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không. Điều đó có nghĩa là sự hạnh phúc của một đôi vợ chồng cũng đòi hỏi sự cân bằng vị thế của hai gia đình trong xã hội đó như thế nào, và điều kiện kinh tế của hai gia đình có tương xứng với nhau không. Sự chênh lệch giàu nghèo của hai bên là điều không thể hoặc rất khó để chấp nhận việc hai bên kết thông gia. Đặc biệt là thời kì phong kiến, những đòi hỏi về môn đăng hộ đối càng khắt khe. Hôn nhân đối với cộng đồng gia tộc, đó là một cộng đồng duy nhất và thiêng liêng để duy trì nòi giống và phát triển nguồn nhân lực. Với những mục đích, ý nghĩa của hôn nhân như thế nên họ đưa ra những cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn dâu hiền, rể thảo như: chọn con dâu tốt nhất là chọn người thắt đáy lưng ong. Theo quan niệm xưa, người phụ nữ có vai trò quan trọng và thiêng liêng nhất là duy trì nòi giống, không chỉ duy trì nòi giống, người con tương lai còn trách nhiện làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi về cho nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang nguồn lợi tinh thần) cho gia đình nhà vợ: Chồng sang vợ được đi giày Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông Trai không kén vợ chợ đông Gái khôn chọn chồng giữa chốn ba quân. Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi làng xã. Nằm trong vùng kinh tế nông nghiệp, tính hướng nội là nét cơ bản trong tư duy của con người Việt Nam, họ thích sự ổn định của làng xã. Vì thế, việc dựng vợ gả chồng cho con cái, họ thường chọn người trong làng: Ruộng giữa đồng Chồng giữa làng Điều đó đã kéo theo tục nộp cheo, nghĩa là khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái một khoản “lệ phí” gọi là cheo đám cưới thì mới được công nhận là hợp pháp. Ca dao tục ngữ có câu: Nuôi lợn thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng Lấy vợ mười heo, không cheo cũng mất Lấy vợ không cheo, tiền gieo xuống suối Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (chỉ mang tính tượng trưng), gọi là cheo nội, lấy ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại. Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích cộng đồng, tập thể: từ những cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như công chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân,... gắn liền với lịch sử vùng Ô Châu, Ô Lý. Rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia, tất cả đều là làm theo ý nguyện của tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước. Khi các quyền lợi tập thể của cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của một đôi trai gái xết một cách trừu tượng bằng hỏi tuổi (lễ vấn danh, mà ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời hùng vương có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai, làng xóm, gói muối là lời chúc cho hai người mặn mà chung thủy (Gừng cay muối mặn xin đừng xa nhau). Sau này, thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một loại bánh đặc biệt, bánh su sê (tên đọc chệch của bánh phu thê): bánh Phu thê (vợ chồng) hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông úp khít vào nhau. Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, sắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ) biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp – hòa hợp của đất trời và con người. Khi làm lễ hợp cẩn, có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu: ý nghĩa của tục này cũng là chúc cho hai vợ chồng gắn bó với nhau, dính nhau như cơm nếp và say nhau như rượu. ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, phong tục hôn nhân bên cạnh mang những đặc tính chung của một hôn lễ dân tộc thì ở đây, nó còn có một số nét đặc trưng riêng của địa bàn này. Phong tục do những thói quen, lề lối tạo thành. Nhưng mỗi vùng miền, mỗi làng lại có những phong tục mang nét riêng đặc sắc phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi địa phương. Điện Quang như đã nói ở trên là một xã có nền lịch sử lập làng lâu đời, từ thời Nguyễn Hoàng đưa dân vào khai khẩn. Dân cư ở đây có nguồn gốc từ phía Bắc( vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh) đi vào đây lập nghiệp. Nằm gần sát sông Thu Bồn, Điện Quang thuận lợi giao thông đi lại cũng như giao lưu buôn bán. Xã có nhiều người đỗ đạt, làm quan và là một trong những đất hiếu học. Với những thuận lợi đó phong tục hôn nhân ở xã Điện Quang cũng mang màu sắc riêng, độc đáo. Theo ông Phan Hữu Nguyên ở thôn Bảo An Tây – là người làm ở hợp tác xã nông nghiệp, qua cuộc trò chuyện và tìm hiểu chúng tôi được biết phong tục đám cưới ở đây diễn ra như sau: Từ lúc quen nhau cho đến lúc cưới trải qua 6 giai đoạn: Lễ vấn danh Lễ dạm nhà Lễ hỏi (đính hôn) Nói giá (định sính) Thỉnh kỳ Lễ cưới Các bước diễn ra rất phức tạp và tốn kém cho cả hai bên, tuy nhiên đã là phong tục tâp quán thì ai (dù giàu hay nghèo) cũng phải tuân theo các bước đó. Lễ vấn danh là việc hỏi tuổi tác xem đôi trai gái có hợp tuổi không, được xem như một buổi ra mắt hai bên trai, gái biết nhau, hay ba má biết mặt con dâu, con rể tương lai. Và để xin ngày đi dạm nhà. Lễ dạm nhà, cũng như lễ vấn danh là nhà trai đưa trầu cau và rượu đến nhà cô gái, vừa để thăm nhà, vừa để tạo quan hệ gần gũi giữa hai bên và đồng thời xin ngày để đi hỏi. Lễ hỏi (đính hôn), theo ngày đã định, họ nhà trai mang lễ vật gồm: một quả trái cây, một cặp rượu, trà thuốc, vàng (nếu có). Số lượng người có thể là 14, 18, hoặc 22 người tùy theo số người hai bên đã định ở lễ dạm nhà. Có những con số trên (số người đi) là do quan niện “sinh – lão – bệnh – tử” của Nho giáo. Trước đây, họ nhà trai thường có lễ vật gồm cả heo, để sau khi làm lễ xong, thủ heo ấy dùng trả công cho bà mai, ông mối. Lễ hỏi được tổ chức linh đình, có mâm cỗ, tiệc mặn đãi khách nhà gái, họ nhà trai. Mọi chi phí của lễ hỏi thường là họ nhà gái chịu hết. Đây là lễ ra mắt, trình bày giữa hai họ, đặc biệt là họ nhà gái. Nó dược xem như là một giao kèo, xem cô gái đã có nơi chốn, công bố nhằm mục đích giữ cô gái, khỏi có ai tới tán tỉnh và cô gái được xem chính thức như con dâu trong nhà. Vì thế, các cô gái sau khi hỏi phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với chàng trai, đặc biệt là đối với gia đình chàng trai. Các đám giỗ, tiệc hay bất cứ một việc gì liên quan đến dòng họ của nhà trai, cô gái phải đến giúp đỡ, nấu nướng, dọn dẹp. Chàng trai cũng phải có trách nhiệm nghĩa vụ đối với nhà gái. Các lễ tết, nếu hỏi (đính hôn) rồi mà vẫn chưa cưới được vì bất kì lí do gì, có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272i7879n Quang dng ch7843y v259n ha sua.doc
Tài liệu liên quan