MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ DẦU 3
1.1. Giới thiệu chung 3
1.2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu 4
1.2.1. Đối tượng 4
1.2.2. Mục đích 4
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 5
1.2.4. Chọn mẫu 6
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
III.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA SỐ LIỆU VÀ PRA 6
3.1. Đặc điểm chung của vùng 6
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
3.1.2 Kinh tế - xã hội 9
3.2 Đặc điểm các xã điều tra 14
3.1.1. Xã Giao Thiện 14
3.1.2. Xã Giao An 14
3.1.3. Xã Giao Lạc 15
3.1.4. Xã Giao Xuân 15
3.1.5. Xã Giao Hải 15
III.2 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG 18
3.2. Hiện trạng sinh kế hộ gia đình 18
3.2.1 Vốn con người 19
3.2.2 Vốn vật chất 24
3.2.3 Vốn tự nhiên 26
3.2.4 Vốn tài chính 27
3.2.5 Vốn xã hội 29
3.3. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở khu vực vùng đệm 31
3.3.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản 31
3.3.2. Hiện trạng đánh bắt thuỷ sản 36
3.3.3 Khó khăn về thị trường 43
3.4. Tác động qua lại của phát triển sinh kế của người dân và vấn đề bảo tồn đất ngập nước 44
3.5. Lựa chọn sinh kế của hộ 49
3.6. Những ưu tiên và ý thức của người dân nếu có các dự án phát triển 51
3.6.1. Các đối tượng cần được quan tâm 51
3.6.2. Nhận thức của người dân với các dự án gần đây 53
3.7. Các chính sách đất ngập nước 54
IV. KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Vấn đề cần quan tâm 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Phụ lục 61
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan sát thấy nguồn thu tốt nhất của hộ thấy có 56,87 % số người đồng ý là nghề trồng lúa và có 7 % đồng ý đi làm ăn ở xa là nguồn thu tốt nhất, một số hộ khác lại đồng ý như; Chăn nuôi có 5% và có 7% là làm thợ… Tuy nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn do tác động của thời tiết, nhưng đây vẫn là nguồn thu tốt nhất cho các hộ gia đình thuần nông và hộ lấy nông nghiệp trồng lúa là nghề chính của mình.
Những nhận xét chung về vốn con người
Yếu tố tác động tích cực
Phần lớn các chủ hộ là nam giới nên có khả năng quyết định các vấn đề phát triển sinh kế của hộ gia đình
Tuổi trung bình của chủ hộ là 49 đây là độ tuổi có đủ cả kinh nghiệm sống và các mối quan hệ xã hội
Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là cấp 2 và cấp 3 với trình độ này có thể tiếp thu được những kỹ thuật sản xuất mới
Hộ có nhiều nguồn thu nhập số nhân khẩu và số lao động thuận lợi bên cạnh đó số người phụ thuộc của một hộ gia đình ít
Yếu tố làm hạn chế
Nghề nghiệp chính của hộ gia đình phần lớn trên 90% là sản xuất nông nghiệp (trồng lúa). Người dân đã quen với tập quán lao động, nên sẽ gặp khó khăn khi muốn phát triển một loại sinh kế thay thế khác.
Nguồn thu tốt nhất vẫn chủ yếu là từ trồng lúa nhưng nguồn thu này thì lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khí hậu, nhất là trong thời gian gần đây do các hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra.
3.2.2 Vốn vật chất
Trong ngũ giác sinh kế, vốn vật chất cũng rất đa dạng và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của cộng đồng hay của hộ gia đình. Vốn vật chất của một hộ gia đình bao gồm: nhà cửa, các vật dụng sinh hoạt, các vật dụng sản xuất, máy móc, gia súc... Nó có thể là công cụ phát triển kinh tế, hay là công cụ bổ trợ trong phát triển kinh tế.
Điều kiện nhà ở và tiện nghi sinh hoạt
Với hộ gia đình đặc biệt là ở vùng nông thôn thì nhà ở rất quan trọng và là tài sản lớn nhất trong gia đình. Hiện trạng nhà ở thể hiện thực trạng kinh tế và phương thức phát triển sinh kế của hộ gia đình, và là yếu tố đầu tiên khi đánh giá vốn vật chất của hộ gia định. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình khu vực 5 xã vùng đệm cho thấy có trên 50% có nhà cấp 4 và đã được sửa mới, khoảng 30% số hộ có nhà cấp 4 nhưng đã cũ và nền gạch, xi măng; và chỉ có 13% số hộ có nhà mái bằng có cơ sở vật chất tốt.
Tất nhiên, khi mà nhà ở của người dân chưa được xây dựng thì người ta sẽ không quan tâm nhiều tới công trình phụ khác như nhà vệ sinh, nhà tắm… Kết quả điều tra cho thấy chỉ có hơn một nửa số hộ vẫn sử dụng nhà vệ sinh tạm bợ (60%).
Ngoài các cơ sở vật chất lớn như nhà cửa thì các vật dụng trong gia đình cũng thể hiện hiện trạng vốn vật chất của hộ. Tiện nghi cho sinh hoạt hàng ngày cho các hộ dân nông thôn cũng đã được cải thiện với các trang thiết bị điện tử như tivi màu (hơn 80%), đầu đĩa, điện thoại và xe máy (60-65%), và bàn ghế xa-lông tủ tường (trên 60%). Tuy nhiên các tiện nghi cao cấp khác như tủ lạnh, máy vi tính hay máy giặt thì vẫn còn rất hạn chế.
Công cụ sản xuất
Hiện trạng các vật dụng sử dụng cho sản xuất theo điều tra cho thấy chỉ có 8,1% số hộ có máy thủ công là các máy móc như máy cưa, máy đập lúa, thuyền thủ nhỏ…, gần 40% hộ có máy bơm nước nhưng chỉ có 2,37% có máy phát điện và 0,47% có ô tô vận chuyển hàng hoá.
Những nhận xét chung về vốn vật chất
Yếu tổ tác động tích cực
- Khoảng 70% số hộ gia đình có mái bằng 2 tầng trở lên hay là nhà cấp 4 nhưng đã được sửa sang xây mới. Điều này chứng tỏ rằng các hộ gia đình đã ở đây rất quan tâm tới việc sửa mới và xây nhà kiên cố đây cũng là yếu tố quan trọng để các hộ yên tâm phát triển sinh kế.
- Các hộ đều có TV phương tiện để nắm bắt các thông tin, khoa học kỹ thuật mới. Trên 60% có điện thoại và có xe máy để đi lại, một số hộ đã có ô tô để vận chuyển hàng hoá ra bên ngoài bán.
Yếu tố làm hạn chế
- Vẫn còn nhiều hộ sống trong những căn nhà cấp 4 cũ (chiếm trên 30%). Các vật dụng trong gia đình tương đối đầy đủ, tuy nhiên vật dụng và các máy móc công cụ phục vụ cho sản xuất thì còn rất hạn chế.
- Các máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất như ô tô, máy phát điện, các thuyền hiện đại rất ít hộ có.
3.2.3 Vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên là tư liệu sản xuất rất quan trọng đặc biệt là với hộ nông dân, nếu thiếu nguồn vốn này sẽ khó khăn trong phát triển kinh tế kinh tế hộ. Vốn tự nhiên nếu xét trên phương diện một cộng đồng bao gồm các loại tài nguyên như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu....Tuy nhiên, với một hộ gia đình ở vùng ven biển và Vườn Quốc gia vốn tự nhiên chỉ bao gồm đất đai, tài nguyên rừng được khoanh nuôi bảo vệ, hay diện tích các ao hồ tự nhiên, bãi triều và biển được phép khai thác.
Đất nông nghiệp
Đất đai là tư liệu sản xuất chính của các hộ gia đình ở các xã vùng đệm VQG với một số loại đất sản xuất chính như đất sản xuất lúa gạo, hoa màu. Trung bình mỗi hộ gia đình có 4,12 sào bắc bộ, hộ nhiều nhất có 16 sào, và hộ ít nhất có khoảng gần một sào.
Diện tích nuôi trồng thủy hải sản
Ngoài ra do là vùng ven biển nên một số hộ có diện tích nuôi thuỷ sản là các vây, các đầm. Tuy nhiên, các hộ nuôi trồng thủy sản lại rất ít. Chỉ có khoảng hơn 4% hộ nuôi thủy sản, mà trong đó chỉ có khoảng 1% hộ nuôi thủy sản là nghề chính của gia đình. Trung bình diện tích của hộ có nuôi trồng thủy sản có 7.08 ha đầm và 2,08 ha các loại vây nuôi ngao. Các loại thuỷ sản được người dân nuôi chủ yếu như tôm, ngao giống, ngao thịt và một số loại cá... Các ao nuôi cá trung bình có khoảng gần 1ha/hộ.
Những nhận xét chung về Vốn tự nhiên
Yếu tố tác động tích cực
Đất đai của các hộ gia đình đa dạng,là vùng ven biển vùng đệm của VQG nên tài nguyên đất mặt nước phong phú về loại hình và thuận lợi cho phát triển chăn nuôi các loại thuỷ sản.
Yếu tố làm hạn chế
Phần lớn diện tích đất mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản chỉ tập trung vào một số hộ khả giả. Còn các hộ nghèo thì không có diện tích nuôi thuỷ sản, thì chủ yếu tham gia khai thác tự do ngoài bãi hay làm thuê cho các chủ đầm. Trong khi diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ít không đủ để sản xuất.
3.2.4 Vốn tài chính
Vốn tài chính của một cộng đồng là các nguồn tiền mà người dân đóng góp, các quỹ phát triển của địa phương, hay tiền của các dự án phát triển. Còn trong một hộ gia đình, vốn tài chính bao gồm: các nguồn tiền thu được từ các hoạt động sinh kế, các nguồn tiền dự trữ trong gia đình, và các chi phí của hộ gia đình hay các nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn tài chính của hộ gia đình trong nhiều trường hợp có khả năng điều chỉnh các nguồn vốn khác của hộ gia đình đồng thời có thể tạo ra các nguồn vốn khác.
Các hộ gia đình ở đây có rất nhiều nguồn thu nhập, các nguồn thu này đang tạo ra nguồn vốn tài chính cho hộ gia đình.
Hình 2: Hiện trạng các nguồn thu nhập
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Tuy từng loại nguồn thu nhập hay nghề nghiệp khác nhau mà đem lại các mức thu nhập khác nhau cho một hộ trong khu vực, nhưng nhìn chung nguồn thu/năm của các hộ gia đình còn thấp. Ví dụ như 2 nguồn thu thường xuyên của hộ là trồng lúa và chăn nuôi trong 1 năm chỉ thu được hơn 6 triệu đồng ; các nghề có nguồn thu nhập lớn (hơn 20 triệu/năm) như đánh cá biển, nuôi thuỷ hải sản, buôn bán, hay công chức nhà nước lại không phải là nguồn thu nhập phổ biến với các hộ trong khu vực.
Với hiện trạng nguồn thu nhập như trên, nếu một hộ gia đình có 1-2 nguồn thu nhập (dưới 20 triệu/năm) sẽ không đủ cho cuộc sống hàng ngày vì mức chi phí cho sinh hoạt gia đình cao hơn nhiều lần. Trung bình trong một tháng một hộ gia đình phải chi cho rất nhiều các khoản như: quần áo, thực phẩm, y tế, điện, nước, học phí,... Và nếu tính trung bình khoảng 4,8 triệu đồng/tháng/hộ như vậy một năm một hộ gia đình phải chi khoảng 50 triệu. Điều này giải thích tại sao vẫn có gần 20% số hộ phải vay tiền để mua lương thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Trong đó 2 xã Giao Xuân và Giao An là hai xã có tỷ lệ người phải vay tiền để mua lương thực nhiều nhất, chiếm lần lượt 34,58% và 28,57%. Các tháng mà hộ phải vay rơi vào tất cả các tháng trong năm từ tháng 1 tới tháng 12, và thời gian vay trung bình khoảng 2 tháng trong một năm.
Những nhận xét chung về Vốn tài chính
Yếu tố tác động tích cực
Các nguồn thu đang góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Tài nguyên vùng đất ngập nước và biển tạo ra một số nguồn thu nhập tương đối cao như nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh cá biển và buôn bán.
Yếu tố làm hạn chế
Nguồn thu chính từ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, chăn nuôi rất thấp so với các nguồn thu nhập khác, các nguồn thu nhập cao chỉ tập chung vào một nhóm hộ. Vẫn còn nhiều hộ phải vay tiền để mua lương thực (trung bình 2 tháng/năm).
3.2.5 Vốn xã hội
Vốn xã hội của một cộng đồng thể hiện ở các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau của người dân. Trong quy mô hộ gia đình vốn xã hội thể hiện ở mức độ hiểu biết của các thành viên trong gia đình về các phương thức làm ăn, kinh nghiệm sản xuất, hay các mối quan hệ với người khác trong và ngoài cộng đồng mà hộ sinh sống. Với những hộ gia đình có các thành viên có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có trình độ hay có mối quan hệ xã hội tốt sẽ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất. Nhất là khi muốn vay tiền phát triển sinh kế hay cần sự giúp đỡ khi hộ gia đình gặp khó khăn. Ngoài ra, vốn xã hội còn thể hiện ở mức độ tham gia vào các tổ chức xã hội, các nhóm hội địa phương; những hộ tích cực tham gia vào các tổ chức địa phương là những hộ có nguồn vốn xã hội tốt.
Khi được hỏi về mức độ tham gia của hộ gia đình vào các tổ chức, các dịch vụ xã hội, kết quả cho thấy gần 70% số hộ tham gia vào các hội/phường chung vốn làm ăn, khoảng 8% tham gia vào hội nghề nghiệp giúp đỡ nhau trong sản xuất, và tham gia vào các hội địa phương như hội phụ nữ, hộ nông dân, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc... Ngoài ra, đa số người dân trong khu vực đã được sử dụng và tiếp cận đến các dịch vụ và công trình phúc lợi xã hội. Trên 30% các hộ thường xuyên sử dụng các dịch vụ y tế; xấp xỉ 60% các hộ có sử dụng hệ thống dịch vụ giáo dục, và 100% số hộ sử dụng điện. Tuy nhiên, hạn chế trong khu vực đó là hệ thống nước sạch chưa được hoặc là rất hạn chế xây dựng; do đó chỉ có dưới 10% hộ sử dụng dịch vụ nước sạch (tập trung nhiều nhất ở xã Giao An).
Nhìn chung các hộ gia đình có mối quan hệ khá tốt trong xã hội, thể hiện ở tỷ lệ cao (40%) số hộ có khả năng vay vốn từ các cá nhân khác mà không phải trả lãi. Ngoài ra, có khoảng 50% số hộ có thể vay các cá nhân khác nhưng trả lãi thấp, và số hộ có khả năng vay các tổ chức địa phương là 7,35%.
Những nhận xét chung về Vốn xã hội
Yếu tố tác động tích cực
Phần lớn các hộ tham gia vào các tổ chức xã hội, các hộ có khả năng vay vốn từ các tổ chức cá nhân quen biết, thể hiện khả năng huy động tài chính của các hộ gia đình rất đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau.
Yếu tố làm hạn chế
Để phát triển sinh kế cần một nguồn vốn lớn, nhưng các tổ chức cá nhân, các nhóm tổ chức xã hội chỉ có thể cho vay ở mức hạn chế. Các hộ gia đình điều tra rất ít hộ tham gia vay vốn từ các ngân hàng, một trong số lý do khiến họ không vay tiền là do lãi xuất ngân hàng quá cao và các thủ tục phức tạp
3.3. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở khu vực vùng đệm
Bản đồ: Hiện trạng khu vực khai thác và nuôi trồng thủy sản
3.3.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản
Loài thủy sản và địa điểm nuôi trồng
Vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nhất là các đầm phá và các bãi triều. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy chỉ có 6,6% hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản. Trong số các hộ nuôi thủy sản tập trung chủ yếu là nuôi tôm chiếm 51%, các hộ nuôi cá và nuôi ngao đều chiếm 15%, còn lại là nuôi các loại thủy sản khác.
Hình 3: Hiện trạng nuôi thủy sản của các hộ gia đình
Nguồn: Số liệu điều tra 12/2008
Hình 4: Khu vực nuôi thủy sản của người dân
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân cũng rất đa dạng, nhưng nuôi nhiều nhất là Bãi trong (chiếm 31,94% số hộ nuôi trồng thủy sản), các hộ nuôi ở Cồn Lu chiếm 26,39%, và một số nơi khác như các ao kênh, ruộng đồng chiếm 11,11%, Cồn Ngạn chiếm 13,89%. Ngoài ra có những hộ nuôi thủy sản trong các khu vực RNM Cồn Ngạn (rừng trồng) chiếm 8,33%, và nuôi trong RNM tự nhiên chiếm 5%.
Phần lớn các điểm nuôi trồng đều là các đầm trắng – không có rừng ngập mặn (52,05%), chỉ có khoảng 30,14% có cây ngập mặn và một số vùng nuôi thủy sản là các bãi đê trống. Thời gian nuôi các loại thuỷ sản khác nhau, trung bình một vụ tôm thả nuôi khoảng 7 tháng và nếu tôm thả tự nhiên khoảng 9 tháng. Thời gian nuôi ngao giống là 1,6 tháng và nuôi ngao thịt là 3,6 tháng.Các loại cá và cua biển trung bình nuôi mất khoảng 7 tháng.
Đầu tư nuôi trồng thủy hải sản
Các khoản đầu tư cho nuôi trồng các loại thuỷ sản rất lớn, nhất là việc cải tạo nuôi tôm trong các đầm. Trung bình các hộ đầu tư khoảng 100 triệu cho các khoản chi phí để nuôi thuỷ sản tuỳ thuộc vào diện tích của các vây, các đầm.
Hình 5: Các khoản đầu tư cho nuôi tôm trung bình của các hộ nuôi thuỷ sản
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Trong các khoản đầu tư cho nuôi các loại thuỷ sản như tôm, ngao, cua, cá... khoản đầu tư lớn nhất là con giống, tiếp đến là cải tạo vùng nuôi, đấu thầu và thuê nhân công. Vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi các loại thủy hải sản dài nên dễ gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Và cũng vì các khoản đầu tư lớn mà các hộ gia đình nghèo không thể có tiền đầu tư cho nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng
Bảng 4: Sản lượng nuôi các loại thuỷ sản trong vụ vừa qua
Sản lượng (Kg)
%
Bán
%
Sử dụng
%
Trao đổi biếu
Tôm thả
191,92
87,36
9,64
3,00
Tôm tự nhiên
674,82
89,46
7,86
2,68
Ngao giống
2906,84
92,63
7,11
0,26
Ngao thịt
15370,00
98,50
0,50
1,00
Cá
230,59
64,82
30,41
4,77
Cua biển
42,91
100,00
0
0
Rau câu
4410,00
100,00
0
0
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Bảng trên đã cho thấy sự khác biệt lớn về sản lượng của tôm thả và tôm tự nhiên. Sản lượng tôm thả trung bình 191,9kg, thấp hơn 3 lần so với sản lượng tôm tự nhiên (674,9 kg). Trong đầm tôm, chủ hộ có thể kết hợp nuôi cua, cá, và trồng rau câu. Hiện nay, sản lượng rau câu thu được là rất lớn (khoảng 4,4 tạ) và đang trở thành nguồn thu chính từ đầm tôm cho các chủ hộ.
Sản lượng ngao giống trung bình là 2,9 tạ; ngao thịt 1,5 tạ. Các loại thủy sản (tôm, cua, ngao và rau câu) chủ yếu dành để bán (80% đến 100%), chỉ có cá là loại thủy sản được sử dụng làm thực phẩm nhiều hơn cả (30%); điều này cho thấy cá là loại thực phẩm (thủy sản) phổ biến nhất cho người dân khu vực ven biển này.
Xu hướng thay đổi của sản lượng thủy sản nuôi trồng
Mặt khác sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ sản so với 5 năm trước đây đều giảm đi nhiều. Kết quả điều tra đã cho thấy cua biển giảm tới 60%, một số loại khác như tôm, ngao cũng giảm trên 50%.
Hình 6: Suy giảm sản lượng một số thủy sản nuôi trồng
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Nguyên nhân suy giảm sản lượng do nhiều yếu tố có cả yếu tố do thiên nhiên, thay đổi thời tiết, dịch bệnh làm cho thủy sinh chết, chất lượng nước ở các vùng đang bị ô nhiễm (theo kinh nghiệm và ý kiến của người địa phương).
3.3.2. Hiện trạng đánh bắt thuỷ sản
Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình có 15,2% tham gia khai thác thuỷ sản tự nhiên. Trong số các hộ tham gia khai thác thủy sản tập trung nhiều ở các xã như: Giao Thiện 16%, Giao Xuân 19%, Giao Hải 28%. (% của tổng dân số xã hay của tổng số người đi khai thác)
Phương tiện đánh bắt thủy sản
Phương tiện đánh bắt mà người dân sử dụng chủ yếu là các công cụ thô sơ như các bẫy tự làm bằng tay chiếm tới 65%; gần 3% số hộ sử dụng thuyền thô sơ để đánh bắt gần bờ và ở các bãi; các phương tiện hiện đại như thuyền máy chỉ có gần 25% số hộ sử dụng chủ yếu để khai thác ở ngoài biển quy mô lớn.
Những hộ sử dụng bằng công cụ thô sơ để đánh bắt thủy sản tập trung ở các xã như: Giao Thiện (74,29%), Giao An (88,24%), Giao Xuân (86,36%), Giao Lạc (62,50%). Còn số hộ sử dụng thuyền máy tập chung chủ yếu ở xã Giao Hải (51,52%) điều này chứng tỏ những hộ tham gia đánh bắt thủy sản ở xã Giao Hải có điều kiện kinh tế hơn các xã khác.
Bảng 5: Loại hình khai thác thủy sản của người dân
%
Giao Thiện
Giao An
Giao Xuân
Giao Hải
Giao Lạc
Trung bình
Khai thác thủ công tự do ngoài bãi
86,11
76,47
90,70
50,00
75,00
72,84
Đánh cá biển
2,86
5,88
6,98
66,67
0
26,88
khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên trong Vườn Quốc gia
16,43
8,13
19,72
27,27
3,96
15,20
Đăng đáy
5,71
5,88
0
0
25,00
3,13
Khác
2,86
0
0
0
0
0,63
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Loại hình khai thác
Người khai thác thủy sản có thể có các hình thức hoạt động khai thác khác nhau như: khai thác thủ công bằng tay, tàu đánh cá biển, hay đăng đáy. Qua bảng trên thấy trong số các hộ tham gia khai thác thủy sản có 72,84% số hộ khai thác thủ công và tự đo ngoài bãi, số hộ tham gia đánh bắt cá biển chiếm 26,88% tập chung chủ yếu ở xã Giao Hải chiếm 66,67%. Các hộ đánh bắt bằng hình thức dăng đáy chiếm 3,13% tập chung nhiều xã Giao Lạc chiếm 25%.
Hình thức tổ chức đánh bắt chủ yếu là theo cá nhân (hơn 70%), khai thác theo nhóm hay hợp tác với người khác cùng đi khai thác chiếm dưới 20%, và khoảng 10% số còn lại đi khai thác theo hình thức gia đình.
Địa điểm và phương tiện đi lại đến địa điểm khai thác
Bảng 6: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân
%
Giao Thiện
Giao An
Giao Xuân
Giao Hải
Giao Lạc
Chung
Ao kênh và rừng nuôi trồng
2,7
0
0
1,28
0
1,08
Bãi trong cồn ngạn
2,7
15,79
0
0
25
3,24
RNM cồn ngạn
5,41
63,16
0
3,85
0
9,19
Bãi bồi
29,73
10,53
0
1,28
0
7,57
Rừng ngập mặn tự nhiên
21,62
10,53
34,88
17,95
0
21,08
Bãi bồi cồn lu
16,22
0
46,51
25,64
75
28,11
Rừng phi lao
0
0
2,33
0
0
0,54
Sông rạch trong RNM
16,22
0
9,3
0
0
5,41
Biển
2,7
0
6,98
47,44
0
22,16
Cồn xanh và các cồn cát
2,7
0
0
2,56
0
1,62
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Địa điểm mà người dân đánh bắt rất đa dạng nhưng tập trung ở Rừng ngập mặn tự nhiên, khu vực bãi bồi Cồn Lu và vùng biển (đều chiếm trên 20%). Và tùy vào vị trí địa lý của các xã mà khu vực khai thác cho các hộ dân của các xã khác nhau. Bảng trên chỉ ra rằng địa điểm khai thác của người dân xã Giao thiện và Giao Hải là đa dạng nhất. Trong khi đó người dân các xã khác chỉ khai thác được ở một số nơi. Ví dụ, xã Giao Lạc người dân ở đây chỉ có thể khai thác ở các bãi bồi Cồn Ngạn và Cồn Lu.
Mặt khác do khu dân cư cách xa khu vực khai thác trung bình khoảng 10 km, một số xã cách xa 12-16 km. Vì thế phương tiện mà người dân sử dụng để đi tới nơi đánh bắt rất đa dạng. Trong đó có 40% đi xe đạp tới nơi đánh bắt, chủ yếu là những đối tượng khai thác thủ công; khoảng 40% khác sử dụng thuyền của nhà và 23,90% đi đò, 22,64% đi bộ tới nơi đánh bắt, chỉ có 3,14% số người sử dụng xe máy để đi tới nơi đánh bắt có đường đi lại thuận lợi.
Thời gian khai thác
Người dân tham gia đánh bắt ở tất cả các tháng trong năm và chủ yếu vào những lúc nông nhàn. Một số hộ tham gia khai thác quanh năm, nhiều nhất vào các tháng 3, 4 và từ tháng 9 đến tháng 11. Vào các tháng mùa lạnh người dân khai thác ít hơn. Bình quân một tháng các hộ khai thác 14,53 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian (30ngày/tháng).
Đối với người đi tàu đánh cá biển, mỗi chuyến đi đánh bắt trung bình mất khoảng 19 ngày. Đối với người khai thác thủ công trên bãi bồi và ven biển, thời gian đánh bắt trung bình là 7,6 giờ/ngày.
Về thời điểm đánh bắt thủy sản, người dân hoạt động vào tất cả các thời gian trong ngày, và nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 14h-18h. Một số hộ đánh bắt vào ban đêm (từ 19h-5h sáng), đây là những hộ đánh bắt các loại thủy sinh gần bờ.
Loại thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên
Bảng 7: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra
%
Giao Thiện
Giao An
Giao Xuân
Giao Hải
Giao Lạc
Trung bình
Tôm thả
0
5,88
0
0
0
0,63
Tôm tự nhiên
22,86
29,41
0
12,28
50
15,00
Ngao giống
8,57
0
2,33
14,04
0
7,50
Ngao thịt
5,71
11,76
67,44
24,56
25
30,63
Nhuyễn thể khác
17,14
11,76
33,33
45,61
0
30,19
Cá
45,71
41,18
9,52
64,91
50
42,77
Cua biển
37,14
76,47
0
8,77
0
19,50
Thuỷ sinh khác
57,14
11,76
0
42,11
37,50
30,82
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXCác loại thuỷ sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, nhiều nhất là cá chiếm 42,77%, tiếp đến là ngao và các loại nhuyễn thể khác (đều hơn 30%). Bảng trên cũng cho thấy mỗi xã có một thế mạnh khai thác các loại nhuyễn thể riêng. Giao Hải có bến cá và nhiều hộ dân đi tàu đánh cá biển, nên cá là loại được khai thác nhiều nhất (xấp xỉ 65%) là điều rất dễ hiểu. Trong khi đó, Giao Xuân nổi bật lên với khả năng khai thác ngao và các loại nhuyễn thể khác (lần lượt là 67,44% và 33,33%). Tuy nhiên, sản lượng ngao giống trong vụ vừa qua (năm 2008) rất thấp (7,5%), điều này phản ánh sự bấp bênh trong nguồn lợi ngao giống. Lý do cho việc Giao Xuân tập trung mạnh vào ngao và nhuyễn thể là Giao Xuân có diện tích lớn đất bãi bồi (cát) thuộc Cồn Lu có khả năng nuôi ngao rất tốt; hơn nữa người dân Giao Xuân trên thực tế là người đi tiên phong (hơn 80% số dân nuôi ngao là người Giao Xuân) và họ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và khai thác nguồn lợi ngao. Giao Thiện và Giao An lại là hai xã có diện tích rừng ngập mặn rộng, chính vì thế mà họ có thể phát triển mạnh hơn xã khác các hoạt động khai thác thủ công và đăng đáy; vì vậy các loại thủy sản thu được rất đa dạng như cá, cua, và rất nhiều loại thủy sinh khác.
Bảng 8: Sản lượng khai thác trung bình của một số loại thủy sản
Loại thủy sản
N
kg/ngày
Minimum
Maximum
Tôm
25
9,6
0,3
50
Ngao giống
13
5,51
0,1
50
Ngao thịt
49
5,34
0,5
18
Nhuyễn thể
47
10,67
0,4
100
Cá
65
17,32
0,2
150
Cua biển
29
1,03
0,1
6
Thủy sinh khác
44
315,26
0,2
2000
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Qua bảng sản lượng các loại thủy sản mà người dân khai thác cho thấy sản lượng của các loại như tôm, cua biển sản lượng ít nhất.
Xu hướng thay đổi của thủy sinh khai thác tự nhiên
Cũng theo người dân thì hầu hết các loại thủy sản mà họ thường xuyên khai thác sản lượng đều giảm so với 5 năm trước đây
Hình 6: Sản lượng một số thủy sản suy giảm
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
So với 5 năm trước theo đánh giá của những người thường xuyên khai thác sản lượng thuỷ sản so với 5 năm trước đây đã giảm đi từ 50% đến 70%. Điều này chứng tỏ sản lượng thuỷ sản đang giảm do việc người dân khai thác quá mức. Sản lượng khai thác thay đổi nhưng các yếu tố khác liên quan tới đánh bắt không thay đổi so với trước kia, hiện tượng khai thác không quy hoạch tự do, cùng với hiện tượng ô nhiễm môi trường trong thời gian gần đây. Căn cứ vào số liệu điều tra, có từ 80% tới hơn 90% hộ khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên số thành viên tham gia, địa điểm đánh bắt, thời gian đánh bắt, số giờ đánh bắt/ngày, và các công cụ để đánh bắt. Thực tế này đã cho thấy người dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong khu vực VQG Xuân Thủy sẽ phải chịu áp lực gấp đôi trong việc khai thác và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mặt khác, bản thân các loại thủy sinh vật của vùng ĐNN và biển VQG Xuân Thủy cũng phải đối đầu với nguy cơ bị khác thác quá mức và dễ dẫn đến cạn kiệt.
Nhận thức về khai thác thủy sản
Đánh giá nhận thức của người dân khi khai thác thuỷ sản ở các khu vực VQG cho thấy người dân ở người dân ở khu vực nghiên cứu đã có ý thức trong việc khai thác các loại thủy sản như: Không nên khai thác thủy sản nhỏ, thủy sản đang mang trứng, hay các loại thủy sản quý và các loại chết không rõ nguyên nhân.
Hình 8: Nhận thức của người dân khi khai thác thủy sản
Nguồn: Điều tra thực địa 12/2008
Tuy nhiên người dân vẫn chưa nhận thức được các phương pháp khai thác có tác động tới hệ sinh thái có 98% số hộ vẫn cho rằng có thể sử dụng điện và hoá chất để đánh bắt thuỷ sản và 91% vẫn muốn sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong nuôi trồng thuỷ sản. Các hộ nuôi trông thủy sản có 58 % cho rằng nên nuôi tôm theo chu trình công nghiệp không cần rừng ngập mặn, chỉ có 17% số hộ cho rằng nên nuôi tôm theo kiểu quảng canh kết hợp với phát triển rừng ngập mặn.
3.3.3 Khó khăn về thị trường
Các sản phẩm thủy sản mà người dân nuôi, đánh bắt chủ được tiêu thụ tại 3 thị trường: chợ địa phương, lái buôn tại xã, và các chợ bên ngoài. Với thủy sản nuôi hiện nay trên 85% thủy hải sản được bán thông qua các đại lý trung gian (lái buôn tại xã) để vận chuyển lên các thành phố lớn và/hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, thủy sản của địa phương chủ yếu được bán dưới dạng tươi sống (80%), chỉ có 20% thuỷ sản được người dân chế biến trước khi bán.
Với thủy sản tự nhiên 90% thủy sản mà người dân khai thác được sử dụng để bán tại các chợ có 86,16% bán cho lái buôn tại xã, có 13% bán ra các chợ bên ngoài và có 2,6% bán tại cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Điều tra đánh giá thực trạng phát triển sinh kế hộ của người dân 5 xã vùng đệm vườn quốc gia xuân thuỷ.doc