Báo cáo Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

1. Mục đích 1

2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án 2

3. Tổ chức thực hiện 2

3. Phương pháp thực hiện 3

CHƯƠNG I 5

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 5

1.1. Điều kiện tự nhiên 5

1.1.1. Vị trí địa lý 5

1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 5

1.1.3. Khí hậu 6

1.1.4. Thuỷ văn 7

1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 8

1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Hà Giang 12

1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 12

1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế 13

1.3. Dân số, đời sống xã hội 16

1.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 16

1.3.2. Văn hoá dân tộc và lễ hội truyền thống 18

CHƯƠNG II 20

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ GIANG 20

2.1. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên 20

2.2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường Hà Giang 21

2.3. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hà Giang 22

2.4. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Giang 24

CHƯƠNG III 26

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 26

3.1. Hiện trạng quản lý môi trường 26

3.2. Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh 28

 Khu vực I gồm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang 31

3.2.1. Thị xã Hà Giang 31

3.2.2. Huyện Bắc Quang 33

3.2.3. Huyện Vị Xuyên 34

 Khu vực 2: Gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình 35

3.2.4. Huyện Hoàng Su Phì 35

3.2.5. Huyện Xín Mần 37

3.2.6. Huyện Quang Bình 38

 Khu vực 3: gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ 39

3.2.7. Huyện Bắc Mê 39

3.2.8. Huyện Yên Minh 40

3.2.9. Huyện Quản Bạ 41

 Khu vực 4: bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc 42

3.2.10. Huyện Đồng Văn 42

3.2.11. Huyện Mèo Vạc 44

3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang 45

3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ 45

3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng 50

3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp 52

3.4. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt 55

3.4.1. Thị xã Hà Giang 55

3.4.2. Các huyện thị còn lại 56

3.5. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn nguy hại 58

CHƯƠNG IV 60

HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 60

4.1. Nước thải sinh hoạt 61

4.1.1 Nước thải thị xã Hà Giang 61

4.1.2. Nước thải sinh hoạt huyện Vị Xuyên 65

4.1.3.Nước thải sinh hoạt thị trấn Việt Quang 67

4.2. Nước thải bãi chôn lấp rác 68

4.3. Nước thải bệnh viện 70

4.4. Nước thải nhà hàng 72

CHƯƠNG V 74

DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 74

5.1. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 75

5.2. Dự báo chất thải rắn khác 82

5.2.1. Chất thải rắn nông nghiệp 82

5.2.2. Chất thải rắn y tế 83

CHƯƠNG VI 86

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 86

6.1. Đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn 86

61.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt 86

6.1.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại 92

6.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Giang đối với CTR 94

6.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư thiết bị thu gom 94

6.2.2. Giảm thiểu nồng độ bụi 96

6.2.3. Hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung tại thị xã Hà Giang 97

6.2.4. Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện 98

6.3. Định hướng bảo vệ môi trường tỉnh Hà Giang trong quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt 100

6.3.1. Một số nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thu gom nước thải 100

6.3.2. Định hướng quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 101

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 105

1. Kết luận 105

2. Kiến nghị 106

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4779 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n suất thu gom 2 ngày/tuần vào sáng và tối. Sau đó, rác được tập kết tại điểm tập kết chờ xe chuyên chở tới vận chuyển tới bãi xử lý. Phí vệ sinh hàng tháng trên các tuyến thu gom được thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh, đối với hộ dân là 5.000 đồng/người, với các hộ kinh doanh thu theo từng đối tượng. Theo điều tra, phân tích tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.11a như sau: Bảng 3.2.11a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Mèo Vạc ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Niêm Sơn 127 37,4 Xã Xín Cái 123 38 TT Mèo Vạc 107 39 Tổng 357 114,4 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3204 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Kết quả trên cho thấy lượng phát thải trung bình tại huyện Mèo Vạc là 0,32 kg/người/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Mèo Vạc hiện tại như sau: Bảng 3.2.11b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Mèo Vạc Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 64.500 20,640 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng trên cho thấy, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Mèo Vạc là 20,640 tấn/ngày.đêm hay 7.563,6 tấn/năm. Theo báo cáo của Đội thu gom tại huyện Mèo Vạc, tổng lượng chất thải rắn thu gom được trên địa bàn thu gom là 3,5 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý ước tính khoảng 17 tấn/ngày.đêm. Hình 3.2.1 sau cho thấy cái nhìn tổng thể về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các địa bàn: Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Bản đồ thể hiện hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể hiện tại phụ lục 1 của báo cáo. 3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang 3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ Chương trình điều tra Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có tổng cộng 11 chợ trung tâm, trong đó có 1 chợ thị xã Hà Giang và 10 chợ trung tâm thị trấn. Các chợ trung tâm thuộc đối tượng điều tra của dự án đều là chợ nhật nên số lượng gian hàng cũng như lượng chất thải rắn phát sinh là tương đối ổn định và mang tính đặc trưng cao. Chương trình điều tra của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành tại các chợ trung tâm trên địa bàn các huyện, thị xã. Quá trình tiến hành điều tra của cán bộ điều tra nhận được sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình phỏng vấn tại gian hàng của các cán bộ trong ban quản lý chợ. Khối lượng công việc Lựa chọn 12 chợ (chợ phiên, chợ nhật) Mỗi chợ lựa chọn điều tra 20 gian, đại diện cho các chủng loại hàng. Tổng số gian hàng sẽ điều tra là 240 gian hàng. Nội dung công việc Điều tra qui mô của các chợ (các mặt hàng, số gian hàng của từng mặt hàng..) Khối lượng và thành phần rác thải từ các gian hàng. Phương thức điều tra - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn. Phát phiếu điều tra cho các chủ gian hàng (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục của báo cáo). Tiến hành phỏng vấn các chủ gian hàng theo các thông tin trong phiếu. Tiến hành cân lượng chất thải rắn thải ra tại các thùng đựng rác tạm tại các gian hàng. Ghi khối lượng cân được vào phiếu điều tra. Lấy chữ ký xác nhận của chủ gian hàng vừa tiến hành phỏng vấn. Đồng thời, tiến hành thu thập thông tin của các chợ từ các nguồn cung cấp thông tin như: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã và các huyện, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường, ban quản lý chợ Kết quả điều tra Tại các chợ, toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh từ các gian hàng được thu gom và tập kết tại điểm tập kết cuối chợ vào các xe gom rác. Sau đó, Đội dịch vụ công cộng và vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý của địa phương. Xe gom rác của công ty môi trường thường thu gom rác tại các chợ với tần suất 1 lần/ngày. Hàng ngày, đều có công nhân vệ sinh môi trường thực hiện việc quét gom rác tại các khu vực trong khuôn viên chợ. Nhìn chung, việc thu gom của công nhân vệ sinh được thực hiện khá tốt, hầu hết các chủ hàng được hỏi đều hài lòng với thái độ và công việc của họ. Nhìn chung, các hộ trong chợ đã có ý thức trong việc thu gom rác vào các thùng rác tại mỗi gian hàng, sau đó mang ra điểm tập kết. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi tại chợ, đặc biệt là tại các khu kinh doanh rau quả tươi, hiện tượng này diễn ra phổ biến, cọng rau, vỏ quả…bừa bãi quanh khu vực. Khi chưa có công nhân môi trường vào quét gom, rác thải gây mất vệ sinh và mỹ quan đối với toàn khu vực chợ. Tại các chợ, hầu hết các chủ gian hàng được hỏi đều có nhận thức chưa thật đầy đủ về môi trường, phân loại và thu gom chất thải rắn tại chợ. Chưa có bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuyên truyền về phân loại rác cũng như các vấn đề khác về chất thải rắn và bảo vệ môi trường sống tới các chủ gian hàng thường xuyên kinh doanh tại chợ. Do đó, hầu như các chủ gian hàng không nhận thức được khái niệm cũng như ý nghĩa của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đây cũng là một vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới đối với các chợ trên địa bàn. (Một số hình ảnh về quá trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các chợ được thể hiện trong phụ lục 14 của báo cáo) Theo điều tra của Trung tâm ứng dụng Công nghệ tài nguyên và Môi trường tại 20 gian hàng mỗi chợ, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các gian hàng trong chợ được thể hiện trong bảng 3.3.1a dưới đây. Bảng 3.3.1a. Tổng hợp điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng TT Đơn vị Lượng phát thải (kg/ngày.đêm) Tỷ lệ thu gom (%) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 120 95 2 Chợ Ngọc Hà 90 90 3 Chợ TT Vị Xuyên 100 90 4 Chợ TT Bắc Quang 100 90 5 Chợ TT Quang Bình 80 85 6 Chợ TT Bắc Mê 90 85 7 Chợ TT Xín Mần 85 85 8 Chợ TT Quản Bạ 80 85 9 Chợ TT Yên Minh 90 85 10 Chợ TT Đồng Văn 85 75 11 Chợ TT Mèo Vạc 70 70 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 75 70 Tổng 975 Nguồn: TT ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (CATNRE, 9/2008) Biểu đồ tương quan về lượng phát sinh chất thải tại hình 3.3.1. sau đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải tại các gian hàng trong chợ : Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, qua kết quả điều tra, khảo sát tại 20 gian hàng, chỉ tính riêng đối với các chợ trung tâm của các huyện thị, mỗi ngày, lượng chất thải rắn phát sinh là gần 1 tấn/ngày.đêm. Lượng rác thải nói trên mới chỉ phản ánh lượng rác thải thải ra hàng ngày tại các gian hàng (tính toán theo phương pháp tổng hợp thống kê từ các mẫu điều tra mang tính đại diện). Trên thực tế, lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu vực chợ được thu gom, vận chuyển đi hàng ngày lớn hơn rất nhiều (bao gồm chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng; chất thải rắn công nhân quét gom trong và quanh khu vực chợ; lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu mua bán, thương mại ngoài tường rào chợ... Căn cứ vào số liệu điều tra tại các gian hàng cùng với số liệu báo cáo do Công ty dịch vụ Công cộng và môi trường Hà Giang, các Đội thu gom các huyện cung cấp, lượng chất thải rắn thu gom thực tế tại các chợ trên được tổng hợp trong bảng 3.1.1b dưới đây: TT Đơn vị Lượng phát thải (kg/ngày.đêm) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 2.500 2 Chợ Ngọc Hà 700 3 Chợ TT Vị Xuyên 1200 4 Chợ TT Bắc Quang 1500 5 Chợ TT Quang Bình 560 6 Chợ TT Bắc Mê 700 7 Chợ TT Xín Mần 550 8 Chợ TT Quản Bạ 500 9 Chợ TT Yên Minh 700 10 Chợ TT Đồng Văn 600 11 Chợ TT Mèo Vạc 450 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 500 Tổng 10.460 Nguồn: Công ty DVCC và MT Hà Giang Ngoài các chợ chính, tại mỗi địa phương còn có các chợ cóc, chợ phiên nhỏ lẻ khác. Có thể thấy, nguồn chất thải rắn từ các chợ là một trong những nguồn phát sinh lớn, cần được thu hồi và xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, mặc dù việc thu gom chất thải rắn phát sinh tại các chợ để vận chuyển, xử lý chưa thật triệt để nhưng tỷ lệ thu gom tương đối cao. Đối với các chợ trung tâm thị xã và các chợ tại thị trấn lớn, một phần do ý thức của các hộ kinh doanh, một phần do điều kiện làm việc của công nhân thu gom nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tương đối lớn, khoảng 90-95% lượng rác phát sinh tại các gian hàng. Đối với các chợ thị trấn còn lại, nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ nên vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi trong và ngoài khu vực chợ, khó khăn cho việc thu gom của công nhân vệ sinh môi trường. Việc thu phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Trước tháng 8/2007, việc thu phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định cũ về việc thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh của UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định mới số 2111/2007/QĐ-UBND ngày 01/08/2007 của UBND tỉnh Hà Giang, mức thu phí vệ sinh mới đối với các hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ được điều chỉnh tăng. Tuỳ thuộc vào đối tượng kinh doanh cũng như loại hình chợ, mức thu phí được quy định từ 20.000 đồng - 35.000 đồng/tháng/hộ. Theo điều tra thực tế của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, với mức thu mới này, việc thu phí đối với các hộ kinh doanh chợ hầu như không được thực hiện. Lý do các hộ kinh doanh không chấp hành quy định vì họ cho rằng mức thu đó quá cao, không hợp lý. Một số chợ khắc phục bằng cách Ban quản lý chợ tiếp tục thu phí theo mức thu cũ. Một số chợ khác thì hầu như bỏ qua việc thu phí vệ sinh đối với các gian hàng trong chợ để chờ quyết định mới của UBND. Việc này gây thất thoát cho ngân sách nhà nước cũng như thiếu hụt đối với các khoản chi phục vụ công tác thu phí và vệ sinh môi trường. UBND tỉnh Hà Giang cần nhanh chóng có những biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề tận thu phí vệ sinh nói trên. 3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng Chương trình điều tra Chương trình điều tra tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng được Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường tiến hành tại thị xã Hà Giang và các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Quá trình thực hiện điều tra, các cán bộ điều tra của Trung tâm đã nhận đươc sự phối hợp và giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý các cấp bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có liên quan; Nội dung chương trình điều tra bao gồm: Khối lượng công việc bao gồm: Thị xã Hà Giang: 20 cơ sở Các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên : mỗi huyện 15 cơ sở Các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình: mỗi huyện 5 cơ sở Các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ: mỗi huyện 5 cơ sở Các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc: mỗi huyện 3 cơ sở Tổng cộng: 86 cơ sở - Nước thải nhà hàng, khách sạn: 7 điểm tập trung tại những khu vực đông dân cư của thị xã Hà Giang và hai huyện Bắc Quang, Vị Xuyên Nội dung công việc bao gồm Điều tra khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt từ các cơ sở trên. Phân tích chất lượng nước thải tại một số điểm. Phương thức tiến hành Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn, cân khối lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày tại các nhà hàng. Quan trắc và phân tích chất lượng nước ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra Qua số liệu điều tra tại các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng mang tính đại diện của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (tháng 9/2008) trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xác định các giá trị về tỷ lệ phát thải trung bình và lượng khách trung bình của các khách sạn trên toàn địa bàn như sau: Bảng 3.3.2a. Lượng phát thải trung bình của khách sạn, nhà hàng TT Mặt hàng kinh doanh Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) Lượng khách trung bình 1 Khách sạn, nhà nghỉ 0,44 33 2 Nhà hàng 0,53 56 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 9/2008 Như vậy, với Tỷ lệ phát thải trung bình tại các khách sạn, nhà hàng như trên, hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bởi các khách sạn, nhà nghỉ và các nhà hàng qua một số năm được thể hiện trong bảng 3.3.2c sau: Bảng 3.3.2b. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà hàng TT Đơn vị Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) Lượng khách TB (người) 2007 2008 SL Tổng lượng rác phát sinh (kg/ngày) SL Tổng lượng rác phát sinh (kg/ngày) 1 Khách sạn, nhà nghỉ 0,44 33 58 842,16 49 771,48 2 Nhà hàng 0,53 56 953 28.285 998 29.621 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 9/2008 Rác thải phát sinh do hoạt động của các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ có thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ. Loại rác thải này có thời gian phân huỷ nhanh và dễ sinh ra mùi khó chịu, chính vì thế, cần phải được thu gom kịp thời và xử lý triệt để. Hiện tại các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng đều hầu hết nằm trên các khu vực mà địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom rác thải, vì thế lượng rác thải này đã được thu gom và xử lý tập trung, góp phần hạn chế ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư. 3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp Chương trình điều tra Đối với chương trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Trung tâm Ứng dụng công nghệ tài nguyên và Môi trường đã nhận được sự phối hợp của các cơ quan quản lý các cấp. Cụ thể, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Nội dung chương trình điều tra Khối lượng công việc Điều tra những bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; một số cơ sở y tế tuyến xã; một số nhà máy, khu công nghiệp và cơ sở sản xuất. Số lượng các cơ sở y tế, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp là 55 cơ sở. Nước thải bệnh viện: 3 điểm của thị xã Hà Giang và hai huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Nội dung công việc Điều tra khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt từ các cơ sở trên. Phân tích chất lượng nước thải tại một số điểm. Phương thức điều tra - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn. - Thu thập tài liệu, thông tin của các cơ sở y tế, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Kết quả quá trình điều tra */ Chất thải rắn tại các cơ sở y tế Chất thải rắn bệnh viện bao gồm chất thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện và chất thải y tế nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế (vỏ trái cây, túi nilon, vỏ hộp, chai, lọ, đồ ăn thừa,... ). Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế phát sinh tại các phòng khám và cơ sở y tế tuyến xã không đáng kể và nhỏ hơn rất nhiều so với lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế lớn (các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh…). Do đó, để thống kê lượng chất thải rắn y tế phát sinh, thường chỉ tính toán đối với các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Hiện tại, Hà Giang có 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với 350 giường bệnh và 10 bệnh viện huyện với 600 giường bệnh. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang theo số liệu điều tra thực tế cho thấy, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn nguy hại tương ứng là 1,49 kg/giường bệnh/ngày và 0,63 kg/giường bệnh/ngày. Đối với các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các phòng khám khu vực, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn nguy hại tương ứng là 1,30 kg/giường bệnh/ngày và 0,52 kg/giường bệnh/ngày. Như vậy, đối với các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Hà Giang và các huyện còn lại thì tổng lượng chất thải rắn bệnh viện và chất thải y tế nguy hại phát sinh được thể hiện trong bảng 3.3.3a sau. Bảng 3.3.3a. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện Tuyến bệnh viện Tổng số giường bệnh Tổng lượng chất thải bệnh viện (kg/ngày.đêm) Chất thải y tế nguy hại (kg/ngày.đêm) Chất thải sinh hoạt (kg/ngày.đêm) Bệnh viện tỉnh 350 520 220 300 Bệnh viện huyện 600 760 310 450 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Đối với các trạm y tế xã, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn y tế nguy hại tương ứng là 0,6 kg/giường bệnh/ngày và 0,24 kg/giường bệnh/ngày. Như vậy, lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh từ các cơ sở y tế tuyến xã hiện nay tại tỉnh Hà Giang được thể hiện trong bảng 3.3.3b. Bảng 3.3.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế tuyến xã Cơ sở y tế Tổng số giường bệnh Tổng lượng chất thải bệnh viện (kg/ngày.đêm) Chất thải y tế nguy hại (kg/ngày.đêm) Chất thải sinh hoạt (kg/ngày.đêm) Trạm y tế xã (175 trạm) 516 309,6 123,84 185,76 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế và bệnh viện trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay như sau: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh: 1.589,6 kg/ngày đêm. Trong đó Tổng lượng chất thải rắn nguy hại: 653,84 kg/ngày.đêm Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt: 935,76 kg/ngày.đêm. Có thể thấy lượng chất thải rắn y tế Hà Giang hiện nay là tương đối lớn, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý triệt để đối với tất cả lượng chất thải rắn phát sinh, đặc biệt là đối với chất thải rắn y tế nguy hại nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm và nguy hại cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. */ Chất thải rắn công nghiệp Nhìn chung ngành công nghiệp ở Hà Giang hiện nay chưa phát triển, bao gồm chủ yếu các loại hình sản xuất công nghiệp như: sản xuất gạch nung, vôi, xi măng, khai thác đá, khai thác quặng, sản xuất bột giấy, sản xuất chè, chế biến gỗ, chế biến lương thực, nước giải khát và sản xuất điện. Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp của Hà Giang được thể hiện trong bảng 3.3.3c. Bảng 3.3.3c. Tải lượng chất thải rắn công nghiệp Hà Giang Tên ngành Sản lượng Tỷ lệ phát thải Chất thải rắn (tấn/năm) Sản xuất gạch nung 32 triệu viên 100 tấn/triệu viên 3.200 Sản xuất vôi cục 3.233 tấn 0,1 tấn/1 tấn vôi 323,3 Sản xuất xi măng 33.464 tấn 0,01tấn/tấn xi măng 334,64 Khai thác quặng 31.043 tấn 3 tấn đất đá/tấn quặng 93.129 Sản xuất giấy 1.894 tấn 0,2 tấn/tấn giấy 378 Chế biến chè 4.886 tấn 0,03 tấn/tấn chè 146,58 Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường Như vậy lượng chất thải rắn công nghiệp của Hà Giang chủ yếu là đất đá thải do khai thác quặng (93.129 tấn/năm), chất thải rắn của các ngành còn lại khoảng 1.500 tấn/năm. 3.4. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt 3.4.1. Thị xã Hà Giang Bãi xử lý rác thải được khởi công xây dựng năm 1999, với diện tích gần 2 ha tại tổ 2 phường Minh Khai, cách trung tâm thị xã 3km. Bãi rác được xây dựng theo công nghệ của Nhật Bản. Công suất xử lý rác theo thiết kế ban đầu là 70m3/ngày, tuổi thọ được dự kiến đến năm 2010. Thực tế, mỗi ngày bãi rác đã tiếp nhận và xử lý rác một lượng rác cao hơn khả năng tiếp nhận theo thiết kế rất nhiều, khoảng 85-90 m3/ngày. Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư gần nhất trên 1km. Rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ bán hiếu khí, sau đó được công nhân phân loại sàng làm phân hữu cơ. Nhựa và nilon rửa sạch, phơi khô và tái chế thành các đồ gia dụng khác. Công nghệ tái chế được sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc, ưu điểm là giá thành rẻ, đơn giản, dễ áp dụng và ít gây ô nhiễm môi trường. Sau 4 tháng sản xuất thử nghiệm đã giải quyết được 21 tấn nhựa, nilon khô, sản xuất được khoảng 4 nghìn chiếc xô, chậu nhựa. Xưởng tái chế này có ý nghĩa nhất định trong việc bảo vệ môi trường, giảm thể tích bãi chôn lấp, làm tăng khả năng phân huỷ của rác thải hữu cơ, tận dụng rác thải tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, do nhiều lý do, xưởng tái chế đã không thể đi vào sản xuất thực tế sau thời gian thử nghiệm. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, lượng rác thải ngày một nhiều, bãi rác bị quá tải, giảm tuổi thọ. Toàn bộ rác thải được chuyển tới xử lý đều chưa được phân loại tại nguồn. Hiện tượng rác không được xử lý triệt để, mặc dù có phun thuốc diệt muỗi và côn trùng nhưng hiệu quả không đáng kể, tại bãi rác vẫn có rất nhiều ruồi muỗi và côn trùng, gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Khối lượng rác thải khu vực thị xã đã vượt 2 lần so với dự báo tăng khối lượng. Nếu không nhanh chóng có biện pháp khắc phục tình trạng này thì đây sẽ trở thành điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không còn đủ khả năng chứa và xử lý rác và phải đóng cửa bãi rác. Nước rỉ rác không được xử lý triệt để đang gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh. Hiện tại, bãi xử lý rác mới với diện tích 4 ha đã được quy hoạch tại xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên với công suất xử lý rác đạt 100 tấn/ngày. Tuy nhiên, việc xây dựng một bãi rác đòi hỏi sự đầu tư đáng kể nên cần sự giúp đỡ của nhà nước và các cấp, ngành địa phương. 3.4.2. Các huyện thị còn lại Nhìn chung, các bãi rác tại các huyện thị đều là những bãi rác tạm, không đủ tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh. Tại các bãi rác này, đơn giản chỉ đáp ứng được yêu cầu chứa rác và chôn lấp tạm thời, rất ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đối với các bãi rác không hợp vệ sinh, ngoài việc gây ô nhiễm môi trường sống, làm mất mỹ quan khu vực, nước rỉ rác cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiêm môi trường sống. Nước rỉ rác là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp. Sự có mặt của nước trong bãi chôn lấp có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực cho hoạt động của bãi rác. Nước rất cần cho một số quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong bãi chôn lấp để phân huỷ rác. Mặt khác, nước có thể tạo ra xói mòn trong tầng đất nén và những vấn đề lắng đọng trong dòng nước mặt chảy qua. Nước rác có thể chảy vào các tầng nước ngầm và các dòng nước sạch và từ đó gây ô nhiễm đến nguồn nước uống. Vì vậy, đối với các bãi rác không hợp vệ sinh, vấn đề kiểm soát nước rác không được thực hiện có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đất, nước và không khí. Theo điều tra của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (CATNRE, 2008), hiện trạng các bãi xử lý rác thải tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau: Huyện Bắc Quang: Bãi xử lý rác thải với diện tích 0,5 ha. Hình thức xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Vị Xuyên: Bãi xử lý rác nằm tại thôn Đông Cáp 2, thị trấn Vị Xuyên. Bãi xử lý rác thải với diện tích gần 1 ha. Hình thức xử lý bằng công nghệ chôn lấp nhưng không đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Bắc Mê: Bãi đổ rác thải với diện tích 2 ha. Hình thức xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Xín Mần: Chưa có bãi xử lý rác hợp vệ sinh. Hiện tại, rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện được đổ tại khu chứa rác tạm thời tại khu vực đầu cầu Bản Ngò, lộ thiên, rất ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sống. Huyện Quản Bạ: Chưa có bãi xử lý rác hợp vệ sinh. Bãi rác được đặt tại thôn Nà Lù, thị trấn Tam Sơn. Hiện tại rác thải trên địa bàn huyện được đổ tại khu chứa rác tạm thời, rất ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường sống. Huyện Yên Minh: Bãi đổ rác thải với diện tích 0,5 ha. Hình thức xử lý bằng chôn lấp. Tuy nhiên, bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Đồng Văn: Bãi đổ rác thải với diện tích 4 ha. Hình thức xử lý bằng chôn lấp đơn thuần mà chưa có biện pháp chống thấm hay xử lý nước rỉ rác và rác thải. Bãi rác cũng không có các biện pháp phòng chống dịch bệnh hay phòng chống cháy nổ. Bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Mèo Vạc: Bãi đổ rác thải với diện tích 0,5 ha. Hình thức xử lý bằng chôn lấp. Bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Hoàng Su Phì: Bãi đổ rác thải với diện tích 1 ha tại thôn Tụ Nhân, xã Tụ Nhân. Bãi rác chỉ cách nguồn nước gần nhất 200m nên nước rỉ rác ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước này. Mặc dù bãi rác đã có bản cam kết bảo vệ môi trường và hình thức xử lý bằng chôn lấp. Tuy nhiên, bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Huyện Quang Bình: Đội vệ sinh môi trường mới được thành lập và hiện tại, huyện chưa có bãi chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt. 3.5. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn nguy hại Với hiện tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdieu_tra_phan_tich_danh_gia_tinh_hinh_chat_thai_sinh_hoat.doc